1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đê cương ôn tập môn thể chế chính trị việt nam

24 587 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 56,51 KB

Nội dung

Câu 1: phân tích cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống việt nam. Câu 2: phân tích cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị việt nam. Câu 3: quan niệm của anh chị về tư tưởng dân là gốc? vai trò và ý nghĩa của dân qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. Dân là gốc trong các truyền thuyết lịch sử?

Trang 1

Đê cương ôn tập môn thể chế chính trị Việt Nam

Câu 1: phân tích cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống việt nam.

Khái niêm văn hóa :

Văn hóa chính trị là 1 bộ phận hữu cơ của văn hóa nói chug Vì vậy để hiểu được văn hóa chính trị trước hết cần có 1 quan niệm thống nhất về văn hóa

Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống

Xh loài người từ lâu vh đã trở thành lĩnh vực n/c của nhiều ngành khoa học Hiện nay đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa

Hiện nay nhiều nhà n/c của VN và tg sử dụng khái niệm văn hóa of unessco: Theo

nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những

hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…

còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”

 tóm lại văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất lẫn tinh thân do con người tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh.

 Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương diện trong XH có giai cấp Văn hóa chính trị là sự thẩm thấu, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa văn hóa với chính trị, giữa chính trị với văn hóa

Cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống việt nam.

Địa lí tự nhiên:

- việt nam có vị trí địa lí quan trọng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

(văn minh trung hoa, văn minh ấn hằng…)

Có khi hậu nhiệt đới gió mùa, là xứ nóng có nhiều hệ thống sông ngòi dày đặc, mưa nhiều đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nền văn minh lúa nước.Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước )

đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam

- Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư

Trang 2

là một lối tư duy lưỡng hợp , một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước (vì nước mất nhà tan, lụt thì lút cả làng) Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử.Tuy nhiên điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân tộc Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v Cùng cội nguồn văn hoá Đông Nam á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hoá Đông Á.

- Nhân sinh quan, vũ trụ quan:

Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng Tuy nhiên, xuất phát từ gốc văn hóa nông nghiệp, khác với gốc văn hoá du mục ở chỗ trọng tĩnh hơnđộng, lại có liên quan nhiều với các hiện tượng tự nhiên, tư tưởng triết học Việt Nam đặc biệt chú tâm đến các mối quan hệ mà sản phẩm điển hình là thuyết âm dương ngũ hành và biểu hiện cụ thể rõ nhất là lối sống quân bình hướng tới sự hài hoà

Nền văn hóa rất riêng biệt:

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm:

Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái conngười Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sựsống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâudài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờsinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam ácũng ít có dân tộc thờ việc này) Dấu tích trên còn để lại ở nhiều di vật tượng vàchân cột đá, trong trang trí các nhà mồ Tây Nguyên, trong một số phong tục vàđiệu múa, rõ nhất là ở hình dáng và hoa văn các trống đồng cổ

Trang 3

Tôn giáo: phật giáo được du nhập từ ấn độ qua đường biển(tiểu thừa), nho giáo dunhập từ trung quốc từ thời bắc thuộc đạo giáo Đạo giáo thâm nhập vào Việt Namkhoảng cuối thế kỉ 2 Do thuyết vô vi mang tư tưởng phản kháng bọn thống trị, nóđược người dân dùng làm vũ khí chống phong kiến phương Bắc Ki-tô giáo đếnViệt Nam vào thế kỉ 17.

Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định Ví dụ Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ nữ, việc thờ Mẫu

ở Việt Nam rất thịnh hành Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thấn linh có mà người thật cũng có Và có lẽ chỉ

ở Việt Nam mới có chuyện con cóc kiện cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích Đây chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam

sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn

Cũng vì lịch sử đấu tranh bảo vệ giữ nước từ cổ chí kim đã hình thành nên chủ nghĩa yêu nước_một truyền thống quý báo của dân tộc việt nam

Con người:

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng Ngoài văn hoá Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khơme, H’Mông - Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên

Trang 4

Những văn hóa chính trị truyền thống việt nam.

Chủ nghĩa yêu nước:

Khái niệm: Tinh thần yêu nước được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ

của mỗi người dân Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định

Yêu nước là hành vi tích cực của con người đối với quê hương đất nước , đốivới nơi chôn rau cắt rốn có lòng căm thù giặc sâu sắc, BV chủ quyền quốc gia, yêuque hương đất nước, tham gia hội nhập kt quốc tế 1 cách công bằng

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử từ chính đau thương của dân tộc Việt Nam Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại

và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược trên 12 thế kỷ Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời kì giúp cho dân tộc đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu

Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầmcủa lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta

Lấy dân làm gốc.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã khẳng định ở bất kỳ thời kỳ nào nếu tranh thủ được sự đồng thuận từ dân, dân ấm no thì nước mới bền vững Và bài học "Lấy dân làm gốc" tiếp tục được minh chứng trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là cơ sở, niềm tin để giành mọi thắng lợi

Lòng khoan dung độ lượng.

Đối với dân tộc Việt Nam, tinh thần và thái độ khoan dung đã hình thành từ rất sớm và thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng, trong cách ứng xử, trong quan hệ bang giao với các nước, trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác

Ở phương diện đạo đức hay sinh hoạt tôn giáo, quần chúng nhân dân đôi khi chủ động đón nhận cái mới (chứ không chỉ thụ động chờ đợi tín hiệu từ nhà cầm

quyền), sàng lọc và cải biến cho phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục tập quán

Trang 5

của mình; đồng thời, sẵn sàng, bằng cách này hay cách khác, phản ứng các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chí chính trị có tính áp đặt, cứng nhắc của ngoại bang.

Có thể tìm thấy bằng chứng sinh động của thái độ khoan dung này trong quá trình người Việt tiếp cận Nho giáo và Phật giáo

Trong thời trung đại, tinh thần đó thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và về sau, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinhthần ấy được thể hiện, phát huy và nâng lên một chất lượng mới ở tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Ngày nay, Đảng ta đã tiếp tục phát huy truyền thống khoan dung Việt Nam mà đỉnh cao là tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Kết luận:

Văn hóa chính trị truyền thống việt nam được hình thành bởi nhiều yếu tố có cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố xã hội điệu kiện địa lí tự nhiên, khí hậu đã tạo nên ở việtnam có nền văn minh lúa nước, giao thoa tiếp xúc với các nền văn hóa Tạo nên nên văn hóa riêng biệt mà đặc sắc của dân tộc việt nam văn hóa của những cư dân trồng lúa nước

Xã hội nông nghiệp mang tính cộng đồng, tình nghĩa đồng bào, và nó mang tínhdân chủ khác với xh tây phương chú trọng chủ nghĩa cá nhân

Là đất nước với 54 dân tộc cùng chug sống trên lãnh thổ việt nam mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng những lại thống nhất trong đa dạng

Điều kiện lịch sử xuyên suốt từ thời lập quốc cho đến xây đất nước nhân dân ta luôn phải đối đầu với sự khắc nghiệt của tự nhiên và mỗi đe dọa ngoại xâm Trong xuốt quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nên chủ nghĩa yêu nước, lấy dân làm gốc và lòng khoan dung và độ lượng trở thành những truyền thống quý báu của dân tộc ta Đó cũng chính là cơ sở để hình thành văn hóa chính truyền thống việt nam

Câu 2: phân tích cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị việt nam.

- Hệ thống chính trị là gì?

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội,

Trang 6

kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp,nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân

và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý

xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam

và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt dộng trên cơ

sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và dội ngũ trí thức,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và bảo đảm quyền làmchủ đầy đủ của nhân dân

- Hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào?

Mang tính nhất nguyên chính trị; tính thống nhất; Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,

Chính vì những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam mang tính đặc điểm của 1 hệ thống chính trị chuyên chính vô sản nên cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất chuyên chính vô sản

Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính Các

doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối

Trang 7

với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là

chủ yếu Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa

sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:

+ Bao cấp qua giá:

+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật

+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn

Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này

có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh Khi nền kinh tế thế giới chuyển

sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng

những ngành công nghiệp nặng như sản xuất máy móc, thiết bị, sản xuất năng lượng hoặc vận tải hàng không, vận tải hàng hải loại vừa và lớn, xây dựng kết

Trang 8

cấu hạ tầng cho đến lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm đều do kinh tế nhà nước sở hữu và độc quyền kinh doanh

Ngày nay, với tư duy đổi mới và xu hướng toàn cầu hóa đang diên ra Đại hội

IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý, sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nghĩa là chịu sự tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa, thông qua sự biến động của giá cả thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa, tiền tệ làm cơ sở, là nền kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hết yếu tố đầu vào hay đầu ra của nền sản xuất đều phải thông qua thị trường

Đại hội Đảng lần thứ X xác định nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế cụ thể là:

- Kinh tế nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tưliệu sản xuất, bao gồm ác doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc

sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nướcđịnh hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thànhphần kinh tế khác cùng phát triển Các doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật

- Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất Bao gồm các cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng

Trang 9

kinh doanh, quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và cớ hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô và địa bàn, phân phối theo lao động, theo vốngóp và mức độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước có vai trò ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

- Kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nó bao gồm kinh tế cá thể, tiểu thủ và tư bản tư nhân

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ: là hình thức dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình người sở hữu, tồn tại chủ yếu dưới hình thức hộ sản xuất kinh doanh Nó đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động

+ Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê, hình thức tồn tại chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân Hiện nay nó có vai trò đáng kể trong phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập

Kinh tế tư bản nhà nước: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp

về tư liệu sản xuất, do kinh tế nhà nước góp vốn với tư nhân tư bản trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của người và tổ chức nước ngoài được pháp hoạt động tại Việt Nam Nó bao gồm những doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở vốn đầu tư nước ngoài và phần vốn đầu tư nước ngoài vào các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta thông qua

Trang 10

các hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh chuyển giao, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế, địnhhướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất”

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần có thể được cụ thể hoá trên một số mặt chủ yếu sau:

o Một là, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các

thành phần kinh tế khác

o Hai là, kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng tronh kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển

o Ba là, vai trò chủ dạo của kinh tế nhà nước còn đước thể hiện ở vai tròhợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển

o Bốn là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh

tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nan Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế

với tư duy đổi mới, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả đầu tư nước ngoài đều có thể tham gia sản xuất kinh doanh và có thể sở hữu một phần hoặc toàn bộ tùy theo tính chất và quy mô tư liệu sản xuất mà trước đây hoàn toàn thuộc về nhà nước Đảng và Nhà nước bằng luật pháp và chính sách khuyến khích việc làm này, coi đó là thể hiện phương châm dân chủ trong hoạt động kinh tế, là phương hướng quan trọng huy động các nguồn lực trong xã hội, của mọi thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, vì "dân giàu nước mạnh" Ngày nay, các thành phần kinh tế đã được thừa nhận là những bộ phận quan trọng của

Trang 11

nền kinh tế quốc dân Sự tham gia của các thành phần kinh tế được thực hiện bằng nhiều con đường, song hình thức phổ biến là cổ phần hóa.

Đường lỗi xd nền kinh tế thị trường định hướng xhcn của Đảng ta đã:

- Chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Chế độ sở hữu đối với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành

- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới

- Gắn với việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực

Ý nghĩa: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành và từng bước hoàn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp; tạo ra những tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàsớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

(Quan hệ sản xuất: Sự hình thành PTSXXHCN là một quá trình lịch sử quá độ từ

xã hội tư bản chủ nghĩa (hay xã hội thuộc địa nửa phong kiến) lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, bên cạnh hình thức sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa, còn tồn tại xen

kẽ những hình thức sở hữu tư nhân Nhưng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với các hình thức sở hữu đa dạng chiếm địa vị chủ đạo, xoá bỏ dần dần những trở ngại

và bảo đảm sự phát triển nhanh lực lượng sản xuất Sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa bảo đảm phúc lợi và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội Sự phân phối cho tiêu dùng cá nhân tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp vào nền sản xuất xã hội Sự phát triển của sản xuất được thực hiện một cách có kế hoạch trên cơ sở dự đoán khoa học Trong PTSXXHCN còn sản xuất hàng hoá, còn thị trường và nền kinh tế còn bị chi phối bởi cơ chế thị trường, nhưng thị trường mất dần tính tự phát mù quáng như dưới chủ nghĩa tư bản, mà nó vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch)

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là:

1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

Trang 12

2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước);

3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế

 Kinh tế có vài trò quan trọng đến hình thái, tính chất nội dung của chính trị

- Tiềm năng kinh tế của một quốc gia làm tiền đề cho uy tín trong nước và

quan hệ quốc tế của một chính quyền, một đảng và các tổ chức xh Thật vậy,nếu có tiêm năng kinh tế thì sẽ là “một miếng đất màu mỡ” cho các nhà kinh

tế trong nước và các nhà đầu tư nươc ngoài vào đầu tư phát triển, cùng với

đó là tầm quốc gia đó trong quan hệ quốc tế được nâng lên đáng kể

- Chính trị là tiền đề cho kinh tế vận động và phát triển , chính trị có thể tiên

đoán kinh tế, vạch đường phát triển kinh tế điều này được thể hiện thông qua các quyết định của đảng chính trị, của nhà nước chính trị có thể điều chỉnh cơ cấu các thành phần kinh tế trong 1 phạm vi 1 quốc gia Ngoài ra chính trị có thể tiên đoán kinh tế vì các nhà lãnh đạo quốc gia thì phải có tầmnhìn xa trông rộng, mà ta gọi là tầm nhìn chiến lược để đưa ra những giải pháp hiện tại và tương lai để phát triển kinh tế xã hội

- Sự ổn định về chính trị là tiền đề, là điều kiện để phát triển kinh tế Một nền

kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ và ổn định đòi hỏi phải có sự ổn định về chính trị Ngược lại kinh tế mà phát triển mạng sẽ tác động tích cực đến chính trị

Câu 3: quan niệm của anh chị về tư tưởng "dân là gốc"? vai trò và ý nghĩa của "dân" qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta.

Dân là gốc trong các truyền thuyết lịch sử?

- Quan niệm về tư tưởng “dân là gốc”

Tư tưởng coi trọng vị trí, vai trò của dân, coi dân là gốc và lấy dân làm gốc là một trong những tinh hoa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam vàtruyền thống văn hoá nhân loại Là một quốc gia nhỏ bé, dân thưa, qua hàng nghìn năm lịch sử luôn luôn phải chống chịu với thiên tai bão lũ và nhất là dã tâm thôn tính, đồng hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc hùng mạnh, Việt Nam muốn đứng vững và phát triển được thì nhất thiết phải khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước, thương nòi, tình cảm cố kết của mỗi người dân, tạo thành sức mạnh tổng lực Nói cách khác, thực tiễn lịch sử đã quy định, muốn duy trì sự

Ngày đăng: 01/11/2017, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w