2. Quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập
2.1.1. Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng
Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố, thường có khuynh hướng và có tính chất trái ngược với nhau. Tuy nhiên chúng lại là điều kiện để cho nhau tồn tại. Mâu thuẫn biện chứng thể hiện mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập. thông qua sự tác động theo khuynh hướng bài nhau. Tuy nhiên thay vì tương khắc nhau, giữa chúng tồn tại thống nhất trong một mâu thuẫn. Việc đấu tranh để chuyển hóa về chất từ đó sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn. Lênin cũng cho rằng: “sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Như trong đời sống hằng ngày, giữa bạn bè sẽ có đôi lúc cãi nhau vì mâu thuẫn quan điểm. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn như thế lại giúp hai người bản hiểu nhau hơn và nhìn nhận thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.
Việc thống nhất giữa các mặt đối lập vai trò vô cùng to lớn. Đầu tiên, các mặt đối lập có thể nương tựa lẫn nhau và còn làm tiền đề cho nhau cùng tồn tại. Thứ hai, các mặt đối lập không có cái nào tác động mạnh hơn hay yếu hơn. Thay vì đó chúng có tác động ngang nhau, cân bằng nhau. Từ đó thể hiện được sự đấu tranh cái mới đang được hình thành và cái cũ vẫn còn tàn dư chưa xóa hết hẳn. Thứ ba, giữa các mặt đối lập với nhau đều tồn tại các mặt tương đồng. Ví dụ như trong sản xuất và tiêu dùng vốn phát triển theo xu hướng trái ngược vơi snhau. Tuy nhiên, sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tức là sản xuất ra một mặt hàng nào đó thì nó tạo ra nhu cầu nào đó cho người tiêu dùng.