THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Vai trò việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1.1. Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa gồm nhiều thành phần tham gia kinh tế, đồng thời có nhiều loại hình sở hữu tham gia. Các thành phần kinh tế cùng nhau vận động và phát triển một cách ổn định và bình đẳng. Từ định nghĩa trên, ta có thể suy ra định nghĩa của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động và phát triển theo cơ chế thị trường. Trong đó, có sự tham gia và quản lý của nhà nước với mục tiêu dài hạn – xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện và phát triển hơn.
Kinh tế hàng hóa là một loại hình tổ chức kinh tế - xã hội với các sản phẩm được sản xuất và bán ra nhằm phục vụ mục đích trao đổi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hay để hiểu rõ hơn thì những mặt hàng được sản xuất ra không chỉ để thỏa mãn sức sáng tạo, nhu cầu của người sản xuất ra mà chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Nền kinh tế thị trường là dạng nâng cao hơn của nền kinh tế hàng hóa khi mà các yếu tố nhập và xuất ra đều phải một bước trung gian. Đó là bằng cách thông qua thị trường. Các công ty, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần thiết thay đổi, sáng tạo, cách thức quản lý để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
1.2. Cơ sở khách quan để lựa chọn nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa, thay vì mất đi chứng vẫn tồn tại thậm chí còn được phát triển cả chiều sâu. Việc phân nguồn lực lao động theo từng khu vực, địa phương càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua chất lượng, tính đa dạng mà sản phẩm được xuất ra, có mặt trên thị trường.
Hiện tại, nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Gồm có sở hữu tập thể, sở hữ tư nhân, sở hữu toàn dân. Vì trong một chủ thể kinh tế tồn tại nhiều dạng mang tính độc lập, lợi ích riêng cho nên quan hệ kinh tế giữa họ có thể thực hiện thông qua quan hệ hóa tiền tệ.
Quan hệ hóa tiền tệ không chỉ quan trọng đối với đối nội mà còn liên quan đến đối ngoại. Đặc biệt là điều kiện phân công lao động phát triển đang càng ngày được chú trọng phát triển tiềm năng. Vì mỗi quốc gia riêng biệt chủ sở hữu đối với các mặt hàng đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Việc trao đổi cần tuân theo nguyên tắc ngang giá.
Như vậy, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan, đồng thời không thể lấy ý chí chủ quan mà xóa bỏ. Đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước ta – bỏ qua giai đoạn tư bản tiến lên xã hội chủ nghĩa.
1.3. Thành tựu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại cho nước ta: nghĩa mang lại cho nước ta:
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Vì thế mà nền kinh tế còn mang tính chất tự cung, tự cấp. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển sẽ giúp phá bỏ đi kinh tế tự nhiên, thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa với xã hội hóa sản xuất.
Việc phát triển sản xuất sẽ giúp cho tăng tính cạnh tranh cho người sản xuất. Lúc này, người sản xuất buộc phải tìm cách giảm bớt đi thời gian lao động cần thiết. Để có thể thực hiện điều này thì người sản xuất phải tìm hiểu, áp dụng các máy móc, ứng dụng kĩ thuật khoa học tiến tân vào trong quá trình sản xuất, từ đó cho ra những sản phẩm chất lượng mà vẫn có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất sẽ góp phần nâng cao được hiệu suất lao động.