Sơn La là tỉnh nằm ở phía Tây bắc nước ta tiếp giáp với các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá (Việt Nam) và tiếp giáp với hai tỉnh Hùa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hoà DCND Lào. Sơn La có đường biên giới dài 250km
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ --------------- BÁO CÁO THỰC TẬP VÙNG VĂN HOÁ NGƯỜI H’MÔNG - SƠN LA Đề tài: Nêu những nét đặc trưng văn hoá của dân tộc H’mông ở Sơn La BÀI LÀM Sơn La là tỉnh nằm ở phía Tây bắc nước ta tiếp giáp với các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá (Việt Nam) và tiếp giáp với hai tỉnh Hùa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hoà DCND Lào. Sơn La có đường biên giới dài 250km (thuộc địa phận 20 xã của 4 huyện) với 24 mốc quốc giới, 8 đồn biên phòng, 2 cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập (Mộc Châu) và Chiềm Khương (Sông Mã). Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.055 km 2 với hơn 70% diện tích đất rừng và rừng bao phủ. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thị xã, 201 xã phường và thị trấn. Dân số tính đến năm 2003 là 9594 ngàn người, gồm 12 dân tộc anh em chung sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, dân tộc Kinh 18%, H’mông 12%, dân tộc Mường 8%, còn lại là các dân tộc khác. Là tỉnh có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, khí hậu đặc trưng cận nhiệt đới, chia làm 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Địa hình chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ Sông Đa, và vùng cao biên giới. Sơn La có 2 cao nguyên: Mộc Châu (cao 1050m) và Nà Sản (cao 800 m). Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi, thuận lợi cho việc phát triển nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Sơn La có nhiều di tích lịch sử và điểm tham quan du lịch hết sức có giá trị như: nhà ngục Sơn La, hang Văn Bia Lê Thánh Tông, hồ Tiên Phong, cảng Tà Hộc trên sông Đà, hang nước thẳm Tát Tòng, mỏ nước nóng Bảng Mòng… Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội như vậy cho ta thấy việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống ở Sơn La và vấn đề hết sức quan trọng đối với đường lối phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Với 12 dân tộc anh em sinh sống, với mỗi dân tộc đều có những nét truyền thống văn hoá độc đáo riêng, trong đó cùng với dân tộc Thái, H’mông là một trong những dân tộc có những nét truyền thống văn hoá nổi bật độc đáo nhất. Đặc trưng thứ nhất: người Hmông quản lí làng bản bằng cơ chế được kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính của chính quyền với tập quán pháp và hương ước của làng. Chức Seo (trưởng làng) phải do dân bầu nhưng phải được thống lí chứng nhận. Trưởng làng muốn quyết định những điều hệ trọng của làng thì phải tham khảo ý kiến của các già làng. Rõ ràng cơ chế vận hành của làng, quyền lực của chính quyền, tính tự trị của làng và của dòng họ chính là nét đặc trưng cơ bản của người Hmông khác với các dân tộc khác. Vì thế mà sự ràng buộc của người dân trong làng đều phải thông qua “ Luật” và “Lệ”. Tuy nhiên tuỳ theo từng lĩnh vực, người dân phải thiên về “Luật” hoặc “Lệ”. Khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch, kiện cáo … thì người dân phải dựa vào “Luật”; nhưng khi đi lao động công ích, ứng xử giao tiếp hàng ngày… thì người dân lại phải dựa vào các chuẩn mực của tập quán pháp và hương ước cho nên nhiều khi “phép vua thua lệ làng” là ở chỗ đó (ngoại trừ các làng Hmông cư trú gần các trung tâm hành chính). Đặc trưng thứ hai: người Hmông ở Sơn La có sắc thái riêng, đó là tính khép kín và biệt lập. Tính khép kín là một trong những đặc tính chung của làng tiểu nông nhưng ở đây lại biểu hiện một cách rõ rệt (ngoại trừ thị xã và thị trấn Mộc Châu). Có như vậy là do trước hết về mặt vị trí địa lí: là một vùng cao, rộng lớn, địa hình đồi núi khá phức tạp, có nhiều sông, suối, rừng, thác, hang, động … vì thế mà người Hmông hầu hết cư trú rải rác trên các sườn núi, thậm chí ở rất cao (từ 900m đến 1.700m), giao thông đi lại khó khăn nên càng tăng thêm tính biệt lập của họ. Mặt khác các làng, bản về thành phần dân tộc chỉ có người của họ sinh sống nên tính khép kín lại càng đậm nét. Kinh tế tự cung tự cấp, họ có thể sản xuất ra tất cả các nhu yếu phẩm cổ truyền để sinh hoạt. Kinh tế không có sự trao đổi mà lại khép kín trong làng dẫn đến nhu cầu giao lưu kinh tế ít có điều kiện phát triển. Vì vậy mà quá trình hình thành và phát triển chợ là rất khó khăn ( hiện toàn tỉnh chỉ có hơn 100 chợ vừa và nhỏ nằm rải rác). Có nhiều sản phẩm thô chưa qua sơ chế hoặc đã sơ chế có giá trị nhưng cũng rất khó trao đổi buôn bán khi không có phiên chợ. Tuy vậy, dù ở bất cứ môi trường khó khăn nào thì họ vẫn luôn tạo ra khả năng thích nghi một cách linh hoạt trong thế ứng xử văn hoá với môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Đặc trưng thứ ba: Người H’mông là một dân tộc có quan hệ dòng họ, quan hệ huyết thống có sự ràng buộc chặt chẽ, nổi trội và nhiều khi còn chi phối quan hệ láng giềng. Sự phân bố dù tập chung hay rải rác đều dựa vào nguyên tắc dòng họ và quan hệ huyết thống. Người Hmông chỉ có vài ba dòng họ như họ Vừ, Mùa … Mỗi dòng họ cư trú một chòm xóm riêng. Hệ thống tín ngưỡng, quy ước của dòng họ cũng khá phong phú. Trong các lễ thức diễn ra ở làng, bản Hmông, lễ thức cộng đồng dòng họ, gia đình còn phát triển mạnh mẽ hơn lễ thức của cộng đồng làng. Mọi ứng xử trong làng bên cạnh vấn đề dựa theo chuẩn mực của cộng đồng làng có khi còn phải dựa theo chuẩn mực của dòng họ. Dư luận của làng nhiều khi không thống nhất bởi còn có nhiều luồng đại diện của các dòng họ khác nhau. Nhiều khi quan hệ dòng họ còn vượt lên trên cả phạm vi cộng đồng làng, tạo thành sợi dây vô hình cấu kết tộc người. Tuy vậy, về các quy ước chung của làng xã, mọi thành viên thuộc các dòng họ khác nhau trong làng cũng phải tôn trọng. Có như vậy quan hệ xóm làng mới tồn tại mà không bị phá vỡ. Nhưng về cơ bản người Hmông bên cạnh chấp hành luật pháp còn thiên mạnh về các quy ước của dòng họ và luật làng, đó là một sức mạnh mà không một thành viên nào dám không chấp hành. Đặc trưng thứ tư: Văn hoá của làng Hmông thiếu tính ổn định. Nếu như các làng cư dân ruộng nước Tày, Thái, Giáy rất ổn định thì trái lại, làng của người H’mông cổ truyền lại luôn gắn liền với vấn đề du canh du cư. Bình quân một làng H’mông chỉ tồn tại từ 25 đến 30 năm là xảy ra sự chuyển cư một bộ phận dân làng hoặc cả làng. Nguyên nhân chính là do đất canh tác gần làng cạn kiệt, nương rẫy lại rất chật hẹp nên không đủ nuôi sống điểm dân cư đông đúc. Do đó mà quy mô của làng vốn đã nhỏ nay lại trước sức ép dân số tăng tất yếu dẫn đến du canh, đã du canh tất yếu sẽ dẫn đến du cư. Tính chất du cư thể hiện đậm nét ở làng H’mơng, đó là hệ thống nhà cửa khơng kiên cố. Nơi ở mật tập, ít chú ý đến cơng trình chung. Hầu hết các gia đình Hmơng khơng có vườn. Kinh tế vườn khơng phải là ngành kinh tế truyền thống của người Hmơng. Vì vậy mà địa điểm lập làng chủ yếu thiên về khả năng canh tác truyền thống (phát rừng làm nương rẫy), gần nơi canh tác chứ ít chú ý đến vấn đề giao thơng. Làng thiếu ổn định đương nhiên là tạo ra nếp sống giản đơn, tạm bợ. Kiến trúc ngơi nhà hầu hết là làm kiểu nhà ngỗm. Chuồng gia cầm, gia súc ở ngay sát nơi ở của ngươi Hmơng. Ngay đến nơi sinh hoạt tơn giáo, nơi thờ thần bản mệnh của người Tày, Việt là ngơi đình thì ở người Hmơng chỉ là tảng đá to, hốc cây trong khu rừng cấm. Ngày lễ “Nào xồng” của làng được diễn ra trên bãi cỏ trong rừng. Còn ngày hội “Gầu Tào” của làng được tổ chức ngay sườn đồi, một khu đất tương đối bằng phẳng. Nhìn chung làng chưa có những kiến trúc cơng cộng đẹp, có quy mơ, có chiến lược lâu dài. Về cơ bản những sinh hoạt văn hố của người Hmơng thường gắn liền với phiên chợ, ngày lễ, ngày tết, các cuộc sinh hoạt văn hố này thường mang tính giao hồ gặp gỡ, mừng đón xn về, ăn mừng, và các vụ mùa… Bên cạnh đó còn có các lễ hội khác nhằm để khuyến khích sức mạnh như tổ chức đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ. Điệu múa ơ theo tiếng khèn thường gặp nhất, các nhạc cụ từ đơn giản từ chiếc lá làm kèn đến phức tạp là chiếc sáo, chiếc khèn đầy khéo léo sáng tạo. Những nhạc cụ này phát ra những âm thanh độc đáo. Đến du lịch ở đây sẽ được chứng kiến những vật phẩm như con dao tự rèn đúc, khẩu súng kíp… tất cả được làm bẳng thủ cơng nhưng rất tinh xảo. Bên cạnh đó có thể xem những bộ váy áo rực rỡ của cơ gái Mơng mà chính họ phải làm trong một năm mới hồn thành. Rõ ràng, chợ vừa là trung tâm trao đổi, mua bán hàng hố, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hố, chính trị và xã hội. Do đó việc hình thành và phát triển chợ ở đây là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- chính trị, văn hoá- xã hội … của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với sự biến đổi về kinh tế, văn hoá vật thể của làng Hmông cũng dần dần biến đổi. Trước hết ở các làng đã xuất hiện nhiều công trình công cộng như lớp học, trạm truyền thanh, truyền hình (ở làng trung tâm) hệ thống dẫn nước công cộn, đường giao thông được mở rộng… Một số làng định canh định cư có quy hoạch các nhà cửa đến cư trú thành làng ít cư trú theo kiểu mật tập. Đặc biệt, ở các làng này hầu hết các hộ gia đình đều xuất hiện công trình mới đó là các hệ thống vườn, chuồng gia súc. Mốt số làng còn có trạm thuỷ điện chung quy mô nhỏ hoặc hệ thống thuỷ lợi riêng của làng (kênh mương tưới tiêu nước). Bên cạnh đó, văn hoá phi vật thể truyền thống có xu hướng suy giảm. Nhiều vùng ven thị trấn, gần trục đường giao thông, văn hoá truyền thống bị đứt đoạn vì những nguyên nhân khác nhau. Xã hội Hmông vẫn là một xã hội nông nghiệp. Các loại hình văn hoá truyền thông đang chi phối mạnh mẽ đời sống tinh thần của người Hmông. Trong đó lễ hội là “thời điểm mạnh”, thực sự là động lực của văn hoá. Suốt chu kì lao động sản xuất một năm đầy vất vả, nhịp sống của người dân vùng cao khấ đơn điệu vì những công việc lặp đi lặp lại. Họ luôn khao khát có cuộc sống sôi động, khác thường. Hội “Gầu Tào”, lễ “Nào xồng”,… là những hình thức đáp ứng nhu cầu này, giải phóng những xung cảm bị kìm hãm trong đời sống đơn điệu hàng ngày, đảm bảo sự cân bằng về tâm lí, tạo khả năng tái sáng tạo của con ngưòi. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài các ngày hội “Gầu Tào” lại bị cấm đoán vì những lí do mê tín, vì sợ những người về hội mâu thuẫn, xô xát . Ở một số nơi ngườ Hmông ăn tết truyền thống vào tháng Chạp kéo dài suốt một tháng. Cũng vì lí do tiết kiệm thời gian để sản xuất, vận động đồng bào ăn tết vài ba ngày… Vì vậy, ở nhiều nơi, lễ hội không được tổ chức. Suốt thập kỉ 60 đến thập kỉ 90, lễ hội “Gầu Tào” vắng mặt ở Mộc Châu. Hầu hết thanh niên trong vùng không được đi dự hội, hội chỉ còn trong kí ức của người già nên không biết các nghi thức của ngày hội, nữ thanh niên không biết cảnh hát hội “Chù Gầu Tào”. Một số lễ thức khác như lễ đuổi rủi ro “ Tu Su”, lễ ăn ước “Nào xồng”, lễ cúng “Lùng sàn” … hiện nay rất ít được tổ chức. Các lễ nghi tín ngưỡng của cộng đồng, gia đình dòng họ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc. Nhưng những năm gần đây ở vùng Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Sìn Hồ … người Hmông có xu hướng chối bỏ tín ngưỡng gia đình trưyền thống, cả bàn thờ tổ tiên, bỏ nghi lễ và niềm tin vào các thần bảo hộ ở nhà để đi tìm đức tin mới là “Vàng Chứ” (đức chúa trời) theo quan niệm của đạo Kitô và Tin lành. Năm 1990 có 3000 hộ người Hmông bỏ bàn thờ tổ tiên theo “Vàng chứ”, đến năm 1994 có 50000 hộ và 64736 người bỏ bàn thờ tổ tiên theo Tin lành. Một số người còn bỏ sản xuất vào rừng sâu tụ tập truyền nhau học các bài kinh theo đài Manila, tập bay lên trời hoặc làm hầm trú ẩn. Trong xã hội truyền thống cuộc đời người H’mông luôn gắn liền với âm nhạc. Tiêu chuẩn một chàng trai Hmông ngoài việc giỏi cày nương phải biết thổi sáo, múa khèn. Còn kèn lá, đàn môi lại là người bạn của cô gái. Nhưng hiện nay số thanh niên biết sử dụng nhạc cụ truyền thống dân tộc chiếm tỉ lệ thấp hơn số thanh niên không biết sử dụng nhac cụ. Khèn là loại nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Hmông. Trong tang lễ ngày hội “Gầu Tào”, người Hmông luôn sử dụng cây khèn để thổi. Những người thổi khèn giỏi là những người có uy tín trong làng bản. Họ được mọi thành viên trong cộng đồng quý trọng. Hiện nay người thổi và múa khèn giỏi của người Hmông ở Sơn La ngày càng ít. Nhiều xã không còn thợ khèn giỏi, nhiều thanh niên không còn ham thích, say mê luyện tập múa khèn. Ngay ở trường Lào Cai năm học 1993-1994 có tới 63% thanh niên Hmông không biết múa khèn. Vốn dân ca H’mông rất phong phú, trước đây hầu hết nam nữ thanh niên đều biết hát dân ca. Đó là dòng suối dân gian thấm đẫm vào tâm hồn của người H’mông. Nhưng hiện nay ngay cả ở vùng kinh tế phát triển Mộc Châu, nhiều thanh niên không thuộc các bài hát dân ca hoặc hát ê a không có bài bản. Các vùng giáp biên có cửa khẩu, số phụ nữ không biết hát giao duyên nhiều hơn ở các xã nội địa kinh tế chậm phát triển. Số phụ nữ trẻ không biết hát dân ca nhiều hơn người trung tuổi. Đặc biệt là những phụ nữ trẻ ít người có khả năng thuộc nhiều dân ca, hoặc tự sáng tác các bài dân ca phù hợp với khung cảnh cụ thể. Sinh hoạt văn hoá truyền thống theo cộng đồng nhóm có xu hướng suy giảm nhưng sinh hoạt văn hoá mới như nhảy tập thể, đi xem phim, văn nghệ tập thể phát triển mạnh. Cấu trúc kinh tế và văn hoá làng Hmông thay đổi dẫn đến việc thay đổi các thiết chế quản lí làng và cơ chế vận hành của nhiều làng Hmông (những yếu tố cơ bản của văn hoá xã hội). Như vậy văn hoá làng Hmông (văn hoá vật thể, phi vật thể, văn hoá xã hội…) đang trong quá trình biến đổi một cách rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết như: - Phát huy bản sắc văn hóa vốn có, xây dựng làng văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá nhằm đi đến sự phát triển. Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển do đó mà phát triển không đơn thuần chỉ là phát triển kinh tế mà còn phát triển cả về sự tiến bộ đời sống về vật chất, đời sống tinh thần và bảo vệ môi trường. - Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, chính nó làm nên văn hoá dân tộc. Nhưng trong khi kế thừa và phát huy văn hoá truyền thống cần chú ý đặc điểm hệ thống, tổng thể nguyên hợp các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực. Tích cực chính là dòng chảy quan trọng phản ánh những gía trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ của văn hoá dân tộc. - Trong văn hoá vật chất của làng Hmông, một yếu tố nổi bật của họ là rất hoà đồng, rất thích nghi vơí môi trường thiên nhiên khắc nghiệt. Do đó việc bảo vệ và phát triển rừng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng bởi nó chẳng những cung cấp nguồn nước trong sinh hoạt, nương rẫy canh tác mà còn bảo vệ môi trường môi trường sống thiêng liêng của họ. - Kế thừa cơ chế vận hành của các thiết chế xã hội làng xã là vấn đề quan trọng hành đầu trong xây dựng làng văn hoá như đã nói ở trên. Cơ chế quản lí làng, bản là dựa theo nguyên tắc tự quản của làng (thông qua quy ước, tính cộng đồng, luật tục, dư luận làng…) kết hợp với mệnh lệnh quản lí của bộ máy chính quyền. Quy chế quản lí này nên cần phải phát huy một cách mạnh mẽ. Tuy vậy cần phải khắc phục các mặt hạn chế của nó nhất là tính thống nhất trong việc thực hiện pháp luật, xử lí các vụ vi phạm đều mang “nặng về tình, nhẹ về lí”. Cần phải xoá bỏ các phong tục tập quán về tang ma tốn kém, tập tục nối dây theo nguyên tắc “anh chồng chết em trai phải lấy chị dâu”…, ngay trong nội dung quy ước một số điểm trái với pháp luật hoặc có tác dụng tiêu cực cũng cần phải thay bỏ như các điều khoản phạt vạ mang tính nhục hình, mê tín, tiếp thu những đạo tiêu cực … Việc xây dựng làng văn hoá vùng người Hmông nữa là kế thừa hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, xác định văn hoá dân gian là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng đời sống văn hoá tinh thần cho họ. Suốt hàng nghìn năm lịch sử đời sống văn hoá tinh thần người Hmông được đáp ứng chính là nhờ ở đó. Rõ ràng để xây dựng làng văn hoá ở vùng người Hmông có hiệu quả cần phải có hệ thống giải pháp một cách tổng thể cả về kinh tế chính trị và văn hoá xã hội. Từ những thực tiễn trên đây đã cho thấy bên cạnh những thành tựu văn hóa truyền thống đã đạt được thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc vốn có của dân tộc Hmông ở Sơn La nói riêng và ở cả nước nói chung. Đó chính là chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. . NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ -- -- - -- - -- - -- - - BÁO CÁO THỰC TẬP VÙNG VĂN HOÁ NGƯỜI H’MÔNG - SƠN LA Đề tài: Nêu những nét đặc trưng văn hoá của dân tộc H’mông. làng văn hoá vùng người Hmông nữa là kế thừa hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, xác định văn hoá dân gian là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng đời sống văn hoá