Ví dụ như vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với đồi núi chập chùng đã hình thành nên nếp sống, văn hóa riêng biệt gắn với rừng, với núi, với các thổ nhưỡng nơi đây, còn vùng Đồng bằng sôn
Trang 1MỤC LỤC
I CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VÙNG VÀ PHÂN VÙNG VĂN HÓA
Để tiếp cận một nền văn hóa, các nhà nghiên cứu đã nhìn văn hóa như một thực thể phát triển theo tiến trình lịch sử, đó là một tiến trình văn hóa Ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm trước, từ khi con người đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay, nền văn hóa Việt Nam đã trải qua năm thời kì,
đó là: văn hóa Việt Nam thời tiền sử, văn hóa Việt Nam thời thiên niên kỉ đầu công nguyên, văn hóa Việt Nam thời kì tự chủ, văn hóa Việt Nam 1858 – 1945, từ năm 1945 cho đến nay Tuy nhiên ở mỗi vùng, khu vực trên đất nước ta lại có những nét khác biệt về đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành Ví dụ như vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với đồi núi chập chùng
đã hình thành nên nếp sống, văn hóa riêng biệt gắn với rừng, với núi, với các thổ nhưỡng nơi đây, còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với một hệ thống sông ngòi dày đặ, phù sa màu mỡ nên đã tạo cho người dân vùng này lối sống sông nước, thật thà, chất phác và phóng khoáng Từ đó đã dần dần hình thành nên các không gian văn hóa và vùng văn hóa khác nhau Văn hóa ở những vùng đất khác nhau sẽ có những cái chung cơ bản và những nét riêng đặc trưng
Từ lâu, sự phân biệt về cái chung và nét riêng giữa các vùng miền ở Việt Nam có một vị thế quan trọng Cái chung hoặc nét riêng này, thường được gắn với các địa danh, một giới hạn lãnh thổ Chẳng hạn, chủ đề làng tôi trong ca dao của châu thổ Bắc Bộ thường hướng tới khẳng định sản vật của một làng, nghề nghiệp của một làng, nét tiêu biểu của một vùng như: Dưa
Trang 2La, hung Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét…Ngoài ra cũng trong lịch sử, Việt Nam đã từng phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ thành các xứ, mà nguồn gốc của tên gọi này vẫn chưa xác định PGS, TS Ngô Đức Thịnh cũng đã từng băn khoăn về khái niệm “xứ”:
“Cho tới nay, chúng tôi chưa rõ tên “xứ” trong vốn từ điển Việt Nam có từ khi nào, và nó dùng để chỉ đơn vị hành chính như thế nào” Có khi xứ dung
để chỉ một không gian hẹp như xứ đồng, hoặc lớn hơn một tí như môt làng, một xóm “12 xứ láng, 18 xứ neo” Hoặc có khi xứ dùng để chỉ một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh lúc bấy giờ như xứ Thanh, xứ Nghệ Có thể nói, xứ có thể là một danh từ để chỉ một vùng văn hóa lúc bấy giờ vì từ lâu, người dân đã có ý thức phân biệt văn hóa giữa các xứ với nhau Ví dụ như ăn Bắc, mặc kinh; cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài,…
Trong nghiên cứu văn hóa, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận thuật ngữ
và sự tồn tại của vùng văn hóa với những người tiên phong như L Moocgan,
E Taylo,… Còn ở Việt Nam, từ xưa các nhà nho đã ghi chép lại các mặt địa hình, khí hậu, không gian, cư dân, chính trị, phong tục tập quán,… của một tỉnh, một nước hoặc có khi là một vùng, một huyện, một làng hoặc một xã
mà đặc trưng về văn hóa đã được chú trọng
Với các nhà khoa học, từ thập kỉ 70 trở lại đây, “việc sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các công trình văn hóa đã bắt đầu thể hiện rõ khuynh hướng nhìn nhận văn hóa theo vùng, tức là không gian tồn tại của các nền văn hóa hay các yếu tố của văn hóa Hơn thế nữa, đây không còn là cảm nhận hay ý niệm mà từng bước nâng lên thành các khái niệm, các thuật ngữ
và lí thuyết khoa học
Dựa trên nền tảng đó, các nhà nghiên cứu văn hóa bắt đầu nghiên cứu
và phân chia các vùng văn hóa ở Viêt Nam Tuy nhiên, để phân chia như thế nào là phù hợp và hợp lí nhất, chia nền văn hóa Việt Nam thành mấy vùng lại không được thống nhất Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phân chia vùng văn hóa theo những cảm nhận và lí giải riêng của mình
Theo PGS Hoàng Tiến Hựu, phương án phân chia văn học dân gian thành ba miền từ đó hình thành ba vùng văn hóa theo ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam Ở mỗi miền lại chia ra nhiều khu vực Đối với
Trang 3vùng văn hóa: Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, Gia Định – Nam Bộ Còn theo
GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận, lại chia nước ta thành chin vùng văn hóa: đồng bằng miền Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc, Nghệ - Tĩnh, Thuận Hóa – Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội Còn theo PGS, TS Trần Ngọc Thêm, văn hóa Việt Nam chia thành sáu vùng văn hóa đó là vùng văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, Nam Bộ
Với mỗi cách chia trên đều có những cách nhìn nhận riêng, những cơ
sở khoa học và những lí giải riêng của các nhà nghiên cứu, có những tác dụng nhất định đối việc tiếp nhận vùng văn hóa Tuy nhiên, để tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về những đặc trưng của vùng văn hóa trong sự tương tác với văn hóa hành chính, thì quan điển chia nước ta thành sáu vùng văn hóa của PGS.TS Trần Ngọc Thêm được ưu tiên Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu những khái quát và đặc trưng văn hóa cơ bản của vùng văn hóa Việt Bắc theo phân chia của Trần Ngọc Thêm
II.KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
1 Chủ thể văn hóa:
Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng; Ngoài
ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán chay Người Tày và người Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –Thái thực ra xưa kia có chung nguồn gốc lịch sử,cùng thuộc khối Bách Việt,có mặt ở Việt Nam rất sớm,có thể từ nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên Họ có truyền thống làm ruộng nước,từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Một số độc giả Việt Nam còn cho rằng Lạc Việt là tổ tiên của người Kinh và người Mường, còn Tây Âu là tổ tiên của người Tày cổ Thời các vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt –tổ tiên của người Tày với những cư dân Lạc Việt, tổ tiên của người Việt là có thật Thời Âu Lạc, liên minh ấy càng bền chặt hơn Trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc và chủ yếu là cư dân Tày- Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi trong thời kỳ đánh giặc cứu nước Họ đã có những đóng góp quan trọng
Trang 4trong quá trình dựng nước và đấu tranh giữ nước Trong thời kì Bắc thuộc.họ cũng đã có những tham gia tích cực Chẳng hạn như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), khởi nghĩa Lý Bôn (Thế kỉ XI), cuộc kháng chiến chống quân Minh, quân Thanh… xâm lược Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, dân tộc Tày – Nùng và các dân tộc khác giữ một vai trò rất quan trọng.
Từ năm 1929 – 1930 các cơ sở cách mạng của nước ta đã được xây dựng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, các cơ sở cách mạng đã sớm bắt rễ vào người Nùng và lan rộng ra các dân tộc miền núi khác Tiếp đến trong những năm
1931 – 1939 khu căn cứ quân sự Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái được thành lập Đến khi Hồ Chí Minh về Pac Pó thì vùng Tày - Nùng và các dân tộc anh
em dần trở thành căn cứ địa cho thắng lợi của Cách mạng tháng tám (1945)
Đến năm 1979 người Nùng cũng như nhân dân Việt Bắc và Tây Bắc
đã cùng nhau chiến đấu bảo vệ biên giới đất nước và kết quả họ đã vượt qua những khó khăn gian khổ, giành được những thắng lợi vẻ vang với nhiều tấm gương bám trụ kiên cương và hy sinh anh dũng
Qua đó cho ta thấy trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại, sự phát triển của tộc người Tày- Nùng đã ở nấc thang cao hơn nhiều so với trước đây trên nhiều phương diện Và ngay nay đồng bào Tày Nùng sống hòa đồng vào các đồng bào khác tạo nên một thể thống nhất cho dân tộc Việt Nam
Như vậy lịch sử tộc người của cư dân vùng Việt Bắc là quá trình phát triển lâu dài trong sự nghiệp xây dựng, và bảo vệ đất nước, mối quan hệ qua lại giữa họ luôn là mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ trong xã hội mới
Đồng bào Nùng thường gọi gia đình là “Tu rườn”, đã từ lâu gia đình phụ quyền là loại hình gia đình chủ yếu ở các vùng đồng bào Nùng Phổ biến nhất vẫn là gia đình hai thế hệ đó là bố mẹ và con cái chưa có gia đình Cũng có những gia đình có cả em trai chưa vợ, em gái chưa chồng, hoạc anh
em họ hàng
Đáng chú ý là trong các gia đình còn có con gái đã lấy chồng nhưng sau khi cưới vẫn ở lại sống chung với bố mẹ đẻ cho tới khi sắp sinh con đầu lòng mới về nhà chồng Hiện nay phổ biến là gia đình gồm 2, 3 anh em dã có
vợ, có con Khi bố mẹ còn sống, con cái vẫn sống chung với bố mẹ, tiến
Trang 5hành sản xuất, ăn, chi tiêu chung, còn khi bố mẹ qua đời các cặp vợ chồng tách ra ở riêng.
Trước và sau Cách mạng tháng 8.1945 ở nhiều người dân tộc Tày - Nùng đã từng tồn tại những gia đình lớn, thành viên của gia đình có thể lên đến hàng chục người, họ cùng chung sống với nhau, kể cả chi tiêu, làm ăn chung Đối với người Nùng, kiểu gia đình này gọi là người Nùng Lòi Thường con cái tách ra ở riêng khi cưới vợ cho con trai út Tuy ra ở riêng nhưng các anh em vẫn ở gần nhau dể quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt trong sinh hoạt đời sống Người cha hoặc con trai trưởng có quyền bao quát chung, còn quyền hành thực sự thuộc về chủ gia đình nhỏ
Mỗi tiểu gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản riêng, uy tín của chủ rườn tùy thuộc vào cách ứng xử của ông ta vói mọi người trong gia đình và xã hội Trong tổ chức sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày gia đình tuân thủ theo phân công lao động theo giới Đàn ông làm những công việc nặng nhọc, đàn bà làm những công việc nhẹ nhàng hơn Trong gia đình, tính chất gia trưởng phụ quyền rất cao, phản ánh rõ nét trong đời sống hàng ngày trên mọi lĩnh vực, điều này không chỉ biểu hiện qua vai trò người
bố, chồng, cha là người quyết định mà còn biểu hiện rõ rệt trong việc phân chia tài sản, chỉ có con trai, mới được quyền thừa kế Con trai trưởng được nhận phần nhiều hơn và ở chung với bố mẹ, có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ Khi bố mẹ đã khuất bóng thì lo tang ma, cúng giỗ Tuy nhiên một số khác thì tài sản của bố mệ để lại cho người con trai út, người con trai
út là người lập gia đình sau cùng, ở chung và phụng dưỡng bố mẹ Trường hợp gia đình không có con trai thì khi bố mẹ mất tài sản được phân lại cho chàng rễ, con rẽ phải đổi họ và có trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ khuất bóng
Người phụ nữ trong gia đình ở địa vị thấp hơn nam giới, trong gia đình người phụ nữ phải tuân thủ những quy tắc chặc chẽ như: không được đi ngang qua phía trước bàn thờ trong nhà, không ngồi vào chổ tiếp khách của nam giới ở gian ngoài, không ngồi cùng chiếu với bố, anh chồng, không được đến chổ ngủ dành riêng cho bố, chú, bác chồng …
2.Thời gian văn hóa
Trang 6Năm 1947,danh từ Việt Bắc xuất hiện để chỉ chung vùng căn cứ cách mạng Tháng 10 năm 1954 ,danh từ này lại được dùng để chỉ chung toàn căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Năm 1956,khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.Sau này, khu tự trị Việt Bắc giải thể, danh từ này vẫn tồn tại.
3 Không gian văn hóa
Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng , Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang được gọi tắt là Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái với tổng diện tích 37206,7 km², dân số 4246,1 nghìn người (2013) Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hóa Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này Nghĩa là, nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh
Trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độ cao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ bắc, vì thế, đây là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang á nhiệt đới
Thực tế vùng Việt Bắc, do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về phía Đông Bắc nên Việt Bắc là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại
ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và đông Bắc và phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là các cánh cung : sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông Triều Các dãy núi đều thuộc loại có
độ cao trung bình và thấp Một số núi có độ cao là Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liên Ti (2403m) và Pu Ta Ca (2274m) Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cầu, sông Thương, Lục Nam;
hệ thống các sông này chảy vào Tây Giang và các sông ở miền duyên hải Nét đặc trưng của hệ thống sông ở đây là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất Mặt khác trong vùng còn có nhiều hồ như
hồ Ba Bể, hồ Thang Hen
Trang 7III.Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc
1.Trang phục
Trang phục của người Tày, Nùng và các dân tộc khác ở vùng Việt Bắc khá đa dạng và phong phú, nhìn chung vẫn có tính thống nhất Trong sự thống nhất đó tuy trang phục được phân biệt theo giới tính và theo độ tuổi, theo địa vị xã hội và theo nhóm địa phương Nam giới ít đeo đồ trang sức, có một số người đeo vòng bạc Đối với người Nùng y phục nam giới thường ngắn và hẹp, chiếc áo 4 thân của nam giới Nùng cắt may hơi khít người và ngắn, ống tay áo hẹp Áo dài 5 thân mà nam giới Nùng vẫn đang còn dùng phổ biến là hơi hẹp, ngang và chỉ buông chấm hông, đỉnh tà áo dài cánh 4 thân và áo dài 5 thân của nam giới Nùng thường viền chỉ đỏ
Nam giới Nùng ở số nhóm như Nùng Dín, Nùng An thường đeo ‘‘vì cùn’’ tấm đệm vai dung để lót vai trong khi mang vác, gánh nặng cho đỡ đau với đỡ hại quần áo Tạp dề dùng đeo trước bụng để bảo vệ quần áo khỏi bẩn, được làm bằng một vuông vải hình chữ nhật, dài ngắn tùy ý theo kích thước, tầm vóc của mỗi người Đầu trên có đính dây vải để buộc vào quanh bụng, đầu dưới dài đến ngang ống chân Tục xăm mình, bịt răng vàng, bạc, đeo vòng kim loại ở nam giới Nùng khá phổ biến
Trang phục nữ giới cũng khá phong phú và đa dạng hơn, tuy cách tạo hình của trang phục nữ giới Tày, Nùng có nhiều điểm giống nhau nhưng
Trang 8màu sắc, kiểu cách hoa văn trang trí và kích thước khác nhau rất rõ Màu sắc chủ đạo trong trang phục của phụ nữ Nùng đó là màu xanh, đen, xanh tím than, xanh phớt nâu, xanh phớt hồng Về kỹ thuật tạo hình phụ nữ Nùng nói chung giống y phục của phụ nữ Tày, điểm khác nhau căn bản là ở chổ áo người Nùng cổ đứng, tà xẻ cao, thường rộng và ngắn Áo dài của tất cả nhóm Nùng thường chỉ dài quá thắt lưng hoặc nhiều lắm là che kín mông, thân ống tay rộng, chiếc quần dài của phụ nữ Nùng cũng thuộc loại quần ta ống và cạp rộng Duy chỉ có áo, váy của phụ nữ Nùng Dín là khác với kiểu
so với các nhóm Nùng khác nhau
Khăn đội đầu của phụ nữ Nùng gồm có khăn vấn, khăn vuông, khăn hoa trùm phía ngoài, khăn vấn rộng 20cm dài 80cm, ở đầu khăn có đính tua chỉ màu và các hạt bạc nhỏ Phụ nữ Nùng Dín có khăn chíp được dùng khi tham dự các sinh hoạt văn hóa cộng đồng đó là loại khăn vấn bằng vải chàm, có kích thước 0,2 x1m Phụ nữ Nùng An đầu đội bằng chiếc khăn dệt hao khổ 25x25cm quanh mép khăn có thêu chỉ, khăn này được đội trên khăn vấn, mối giắt lồng dưới rất khéo Phụ nữ Nùng Lòi vấn tóc đội khăn như phụ
nữ Nùng Cháo và người Việt ở vùng đồng bằng
Phụ nữ các nhóm Nùng thường bịt răng vàng và ưa thích dùng đồ trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, hoa tai, dây chuyền xà tích Dùng nhiều trang sức hơn cả là ở người Nùng Dín và ngược lại phụ nữ Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi sử dụng trang sức bằng bạc
ít hơn Trong các trang sức của họ có bộ trâm cài đầu khá độc đáo Trâm làm bằng bạc, gồm 4 chiếc (3 chiếc bán nguyệt, 1 chiếc hình bướm)
Phụ nữ các nhóm Nùng thắt dây lưng dệt bằng vải sợi bông hoặc tơ tằm dài khoảng 2m ở dây lưng cũng có những hoa văn trang trí khác nhau Ngoài sự khác nhau về trang phục theo giới tính, thì người Nùng có sự phân biệt về tuổi tác Quần áo trẻ em cũng được cắt may theo kiểu người lớn, nhưng ít hoa văn hơn Mũ trẻ em hình bán cầu thường được khân chắp bằng các mảnh vải khác nhau về màu sắc, hình tam giác Trang phục của người có tuổi thường đơn giản hơn, ít hoa văn hơn
Trong những ngày thường người Nùng thường không mang đủ trang phục trên người, phụ nữ Nùng Dín khi đi làm chỉ mặc áo cánh, váy cũ, ít dùng thắt lưng Với nam giới ít có sự khác biệt giữa quần áo mặc trong lao động, sinh hoạt hằng ngày với quần áo lễ hội Theo phong tục trong những ngày lễ, tết, những ngày sinh hoạt cộng đồng người Nùng thường mặc quần
áo mới nhất, đẹp nhất điều này biểu hiện nếp sống văn hóa của họ
Trang 9Ở cư dân Nùng người chết được mặc những bộ đồ quần áo mới và liệm vào quan tài trong một tấm vải trắng Con trai con gái người quá cố mặt tang phục màu trắng nhưng chỉ để mặt lộ ra ngoài, điều đó thể hiện tình cảm của người còn sống dành cho người đã chết.
Trước năm 1945 xã hội người Nùng có sự phân chia giai cấp trong xã hội có hai thành phần cơ bản đó là: giai cấp thống trị (quý tộc) và giai cấp bị trị (nhân dân lao động) Tầng lớp thống trị có đời sống khá, thường may mặc
đồ theo kiểu người Kinh Tầng lớp trung gian là một số những người hoạt động tôn giáo như thầy Mo, Tào, Pụt, khi hành lễ có thêm áo và mũ cứng,
mũ này có trang trí đặc biệt
Điều đó thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người với mối quan hệ văn hóa của người Nùng được thể hiện qua trang phục Tính thống nhất theo tộc người của trang phục Nùng được thể hiện ở sự giống nhau cơ bản trong tất
có thắt lưng, đeo vòng cổ tay, chân bằng bạc
Trang phục của người dân tộc Tày không có hoa văn trang trí Bố cục họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường viền gãy khúc Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau, bầu bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp phía Bắc của nước
ta, trong đó có người Tày
Ngoài ra còn nhiều học tiết khác nữa, như các chữ Hán-theo kiểu chữ triện, hồi văn phật giáo chữ Vạn,Hoa đào, Hoa cúc cách điệu, hình mặt trời, ngôi sao tám cánh
Ngày nay, trang phục thuyền thống Tày vẫn phổ biến nhất trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, ó sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường ,họ mặc trang phục gần như người kinh
2.Nhà ở
Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính đó là nhà sàn và nhà đất Ngoài ra còn có nhà sàn nữa đất nhưng không phổ biến
Nhà sàn:
Trang 10Là dạng truyền thống và phổ biến nhất của ngườiTày - Nùng ở vùng Việt Bắc Có hai kiểu, nhà sàn hai mái và nhà sàn bốn mái ( kết cấu phức tạp).Nếu là nhà sàn bốn mái thì hai mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính.
Để xây dựng nên một ngôi nhà,chọn nền nhà và chọn hướng nhà là một việc rất quan trọng, nên cần phải xem xét thận trọng, vì theo quan niệm của đồng bào việc đó có ảnh hưởng đến công việc lầm ăn, sinh sống sau này cả gia đình.Họ thường mời thầy mo, và thầy địa lý để làm việc này
Dụng cụ làm nhà của người Tày - Nùng khá đầy đủ như: cưa, đục, búa, dao, rìu quá trình dựng nhà ở của họ thường qua các bước : lắp vì kèo,
xả xà dọc, đặt hoành mái, đặt li tô, lợp mái, rải ván sàn, làm tường vách, làm bếp đến làm bàn thờ, quay buồng, làm cửa, làm sàn ngoài và cầu thang
Ngôi nhà sàn của họ của ra vào có thể mở ở mặt trước, hoặc hai đầu rồi, của chính thường đặt cầu thang lên xuống, còn của phụ là nơi bếp hay ra sàn, nhiều nơi nhà sàn không có của sổ và mái hiên Cầu thang lên xuống được làm bằng trụ gỗ, bằng đá, và bao giờ cũng là số bậc lẽ 3,5, 7, 9….vì họ quan niệm rằng bậc chẵn dành cho thế giới bên kia
Sàn nhà chính chia làm 2 phần bởi vách ngăn ,trừ một lối đi ở gian giữa:
+ Phần trong đặt bếp, Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét Trên bếp có gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết, là nơi sinh hoạt của phụ
Nhà đất:
Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều,nhưng cũng có rất nhiều thay đổi khác so với nhà sàn về kết cấu, quy mô và bố cục bên trong ngôi nhà Nhưng nhìn chung kỹ thuật làm mái dựng vì kèo hầu hết là đuc mộng ngoãm, nối và tạo lỗ khi làm tường Bộ sườn của nhữn ngôi nhà vách vắt đất, phên tre, nứa khác với những nhà xây gạch Về mặt kỹ thuật hệ thống
Trang 11con xỏ được sử dụng nhiều trong những vì kèo, tương tụ như kết cấu nhà của đồng bào Việt (dao giao lưu hoặc do các thợ người Việt làm).
Nhiều nơi ở Lạng Sơn, từng có nhà đất những người Nùng vẫn làm một ngôi nhà sàn nhỏ kế bên ngôi nhà chính, bàn thờ tổ tiên và nhà bếp vẫn được đạt ở ngôi nhà sàn phụ đó, điều này cho thấy yếu tố cổ truyền đã được bảo lưu gần như là nguyên vẹn ở ngôi nhà phụ
Thời gian gần đây vì có sự giao lưu giữa người Việt với người Tày - Nùng nên ngôi nhà của họ dường như có sự lai căn về kết cấu với kiểu nhà của người Kinh
Ở một số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất ,đây là một loại nhà đặc biệt,vừa có tính chất nhà đất lại vừa mang tính chất nhà sàn
Nói đến nhà Tày-Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ" Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng) Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40–60 cm)
để chống đạn Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai Có nhà còn có lô
- cốt chiến đấu Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp
3 Ẩm thực
Về mặt ẩm thực, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức
ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng
Việc chế biến món ăn của các dân tộc Việt Bắc một mặt có những sáng tạo, mặt khác tiếp thu tinh hoa từ cách chế biến của các dân tộc lân cận như Hoa, Việt,… Ở đây họ thường nấu cơm trộn chung với ngô Thức ăn chính ở đây chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp càng được chú trọng
Phổ biến ở đây là các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao,
…
Dân tộc Nùng là dân tộc có một truyền thống văn hóa từ rất lâu đời, cho đến nay nền văn hóa này vẫn được gìn giữ và phát huy Nền văn hóa của dân tộc Nùng phong phú, đậm đà bản sắc được thể hiện không thể thiếu đó chính là những món ăn đặc trưng ở đây, phải kể đến đó là món khâu nhục, bánh khoải, bánh khảo, thịt gà nướng đặc trưng của riêng
Trang 12Chuyện kể rằng, khi xưa có anh bếp Tàu, sáng ra đói bụng, đi lục đồ
ăn để lại từ hôm qua, tìm được vài lát thịt quay với mấy cọng cải cúc, môn ngọt… thôi thì hấp lại, nêm vô chút gia vị ăn tạm, ai dè thấy cũng ngon, thế
là thành món khâu nhục… Khâu nhục là món ăn của người dân tộc Nùng di
cư từ Trung Quốc mang sang nước ta Lâu ngày đã trở nên phổ biến và trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Tày- Nùng ở Bắc Kạn, Lạng Sơn… Đồng bào thường làm món khâu nhục trong những dịp gia đình có chuyện vui, dịp lễ tết, đám cưới hỏi…
Gà nướng là một trong những món ăn cổ truyền thống lâu đời của đồng bào người Nùng Nguyên liêu để chế biến món ăn rất sẵn trong cuộc sống của họ bởi vậy việc chế biến món ăn này được họ làm thường xuyên đặc biệt là trong những ngày lễ tết, đám cưới Đây là một món ăn dễ làm do vậy thao tác để chế biến rất đơn giản, mổ gà, làm lông và rửa sạch Là một món ăn dễ chế biến, dễ làm nên trong cộng đồng người Nùng ở Việt Bắc nên
có rất nhiều người biết làm món ăn ngon này Qua những ngày lễ tết, đám cưới cũng là dịp họ học hỏi và chỉ bảo cho nhau cách chế biến làm món gà nướng nói riêng và các món ăn đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của họ nói chung
Nét ăn uống của người Tày khá đơn giản, món ăn ưa thích của họ vẫn
là những sản vật của núi rừng: rau măng, cá suối, chim thú, rêu suối… và được chế biến hoàn toàn đơn giản chứ không cầu kỳ Trong số đó phải kể đến món măng nhường, rêu nướng,… hay món bánh coóc mò truyền thống
Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc Tày ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng… Theo kinh nghiệm của người Tày, khi đi tìm rêu nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món Khi vớt rêu, phải đứng ở dưới suối để vớt Nước cứ chảy từ trên xuống lấy tay quơ ngang, những cái nào non nhất thì lấy Rêu chỉ sống trong 7 ngày, tức là khi nó mọc lên 3-4 ngày là phải vớt ngay nếu để quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệnh không
ăn được nữa Rêu còn có thể được chế biến thành nhiều món khác như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ Đây là một