1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TỔNG QUAN VÙNG văn hóa VIỆT bắc

6 696 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đất gắn bó với một thời gian khổ và oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân và dân toa như bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mô tả. Nói tới Việt Bắc là nới tới địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Tuy nhiên ranh giới vùng văn hoá Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này. Nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh. .... Về đặc điểm kinh tế: kinh tế nông nghiệp lúa nước của người Tày – Nùng, kinh tế nương rẫy của người H’Mông – Dao. Các dân tộc ở đây sinh sống bằng nghề nông, nương rẫy, du canh du cư. Người Tày – Nùng có truyền thống trồng cấy hoặc khai thác các cây có giá trị kinh tế cao như quế, hồi, sở, trầm hương,… Về đời sống xã hội: Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng; Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô,Sán chay, 1 phần người kinh sinh sống lâu đời với các DTTS nơi đây. Trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc và chủ yếu là cư dân Tày Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi trong thời kỳ đánh giặc cứu nước. Dù hiện tại là 2 dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng có nhữngnét gần gũi tương đối. Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chịu ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá Việt nhiều hơn. Về phương diện tổ chức xã hội: cư dân Tày Nùng chủ yếu sống ở các bản ven đường, cạnh sông suối, thung lũng. Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất. Trên bản thì có những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu, huyện, nhưng những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị nhưng bản thì không bao giờ thay đổi. Thành tố cấu thành nên các bản là các gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau. Thiết chế dòng họ đóng vai trò là vận hành và phát triển xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo nhưng quan hệ giữa những người trong dòng họ vẫn đậm nét. Trong khi đó, quan hệ cộng đồng lại có vai trò quan trọng. Tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ trong các bản của người tày hay người Nùng là phường đám ma mà họ gọi là phe. Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày – Nùng là gia đình phụ quyền. Những đặc trưng văn hóa: Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của vùng Việt Bắc sẽ tác động đến văn hoá của vùng này. Trước tiên, là về văn hoá vật chất: ............

Trang 1

TỔNG QUAN VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

Hiện nay, việc phân vùng văn hoá trong lãnh thổ Việt Nam được nhiều học giả bàn đến với nhiều cách phân chia Tuy nhiên, hợp lý và khách quan hơn cả là cách phân chia thành 6 vùng văn hoá của giáo sư Trần Quốc Vượng Vùng văn hoá Việt Bắc là một trong số 6 vùng văn hoá nói trên

Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đất gắn bó với một thời gian khổ và oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân và dân toa như bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mô tả Nói tới Việt Bắc là nới tới địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang Tuy nhiên ranh giới vùng văn hoá Việt Bắc sẽ rộng hơn địa bàn này Nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh

Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều Núi cao ở độ cao trung bình và trung bình thấp Núi cao nhất là Tây Côn Lĩnh

Toàn vùng có 5 hệ thông sông chính: Sông Thao, sông Lô, hệ thống sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hệ thống các sông này chảy ra biển Đông là trục giao thông giữa miền núi và miền xuôi Sông Bằng giang, dông

Kì Cùng chảy theo hướng nam – bắc là thủy lộ giữa VN & TQ Nét đặc trưng của hệ thống sông ở đây là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất Mặt khác, trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen v.v

Về đặc điểm kinh tế: kinh tế nông nghiệp lúa nước của người Tày – Nùng, kinh tế nương rẫy của người H’Mông – Dao Các dân tộc ở đây sinh sống bằng nghề nông, nương rẫy, du canh du cư Người Tày – Nùng có truyền

Trang 2

thống trồng cấy hoặc khai thác các cây có giá trị kinh tế cao như quế, hồi, sở, trầm hương,…

Về đời sống xã hội:

Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng; Ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô,Sán chay, 1 phần người kinh sinh sống lâu đời với các DTTS nơi đây

Trong diễn trình lịch sử, cư dân Việt Bắc và chủ yếu là cư dân Tày- Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng xuôi trong thời kỳ đánh giặc cứu nước Dù hiện tại là 2 dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng có nhữngnét gần gũi tương đối Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chịu ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá Việt nhiều hơn

Về phương diện tổ chức xã hội: cư dân Tày- Nùng chủ yếu sống ở các bản ven đường, cạnh sông suối, thung lũng Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất Trên bản thì có những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu, huyện, nhưng những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị nhưng bản thì không bao giờ thay đổi Thành tố cấu thành nên các bản là các gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau Thiết chế dòng họ đóng vai trò là vận hành và phát triển xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo nhưng quan hệ giữa những người trong dòng họ vẫn đậm nét Trong khi đó, quan hệ cộng đồng lại

có vai trò quan trọng Tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ trong các bản của người tày hay người Nùng là phường đám ma mà họ gọi là phe

Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày – Nùng là gia đình phụ quyền

*Những đặc trưng văn hóa:

Tất cả những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của vùng Việt Bắc sẽ tác động đến văn hoá của vùng này

Trước tiên, là về văn hoá vật chất:

Trang 3

Người Tày- Nùng có 2 loại nhà chính đó là nhà sàn và nhà đất Nhà sàn là dạng nhà phổ biến, gồm có 2 loại nhà sàn là nhà sàn 2 mái và nhà sàn 4 mái Nếu là nhà sàn 4 mái thì 2 mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn 2 mái chính Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre,

gỗ, số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn

Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng cũng có nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về qui mô, kết cấu, bố cục bên trong

ở 1 số vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là 1 loại nhà đặc biệt, vừa có tính chất đất lại vừa mang tính chất nhà sàn

Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương

Y phục của nam giới Tày theo một kiểu gồm có Áo cánh 4 thân, áo dài

5 thân, khăn đội đầu và giày vải Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ ngực, cổ áo tròn, cao, không có cầu vai, tà áo xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực và hai túi Quần của nam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quân lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm Về đồ trang sức, họ ít dùng

đồ trang sức Vìu vậy, trang phục của đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn

Giữa nam giới Tày và Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục

Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú

Y phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú hơn Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tay mặc chiếc áo lót trong màu trắng Y phục của phụ nữ Tày- Nùng gồm áo cánh, áo dài 5 thân, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải Đồ trang sức cũng đơn giản: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạc Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông Phụ nữ Nùng có khác đôi chút là họ thường bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bạc như vòng chân, vòng tay, khuyên tai, hoa tai,…

Trang 4

Về ăn uống, tuỳ theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng

Việc chế biến món ăn của cư dân Tày Nùng một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kỹ thuật chế biến của tộc lân cận như Hoa, Việt.v.v…

Họ chế biến ngô 1 cách tinh tế Ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến món ăn từ gạo nếp được chú trọng hơn Trong ngày tết, các loại xôi màu là những món

ăn đặc biệt hấp dẫn ngoài ra còn có thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như lợn quay Lạng Sơn, Vịt quay Thất Khê

Bữa ăn của cư dân Việt Bắc mang tính bình đẳng, nhân ái Tất cả thành viên trong nhà ăn chung 1 mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng

Ngoài ra, điểm đáng chú ý trong văn hoá vùng Việt Bắc là tầng lớp tri thức Tày- Nùng hình thành từ rất sớm Ban đầu là các tri thức dân gian: Thầy

Mo, Then, Tào, Pụt

Các nho sĩ người tày – nùng xuất hiện từ thời nhà Mạc

Tầng lớp tri thức nho học cũng được hình thành và có 1 số đạt được trình độ học vấn cao như Bế Văn Phùng, Hoàng Đức Hậu

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản giống với các khu vực khác

Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày- Nùng hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời- đất, tổ tiên Các thần linh của họ rất đa dạng, có khi là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất Ngoài ra, lại có các vua, có Giàng Then, ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thống qua việc thờ phụng tổ tiên Mỗi gia đình có 1 ban thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp

Trang 5

Diện mạo tôn giáo VB cũng có những nét khác biệt các tôn giáo như Khổng giáo, PG, Đạo gíao đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người

dân ở VB Chùa thờ phật ít hơn ở đồng bằng, nhưng cũng có những ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Hang, chùa Úc Kì, Chùa Diên Khánh, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh Tam giáo này được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, ở mức độ thấp

Về chữ viết, chữ viết trải qua các giai đoạn: thời cổ đại không có chữ viết, thời cận đại xuất hiện chữ Nôm tày, giai đoạn hiện đại vừa có chữ Nôm vừa có chữ Latinh Ngoài ra, có những nhà văn viết bằng chữ viết dân tộc như: Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn,…

Trong khi đó, VHDG VB khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca Riêng biệt dân ca được viết trên nền giấy vải khá công phu Đặc biệt, lời ca dao duyên: lượn cọi và lượn slương được các thế hệ trẻ tày – nùng

ưa chuộng

Về lễ hội của cư dan tày – nùng rất phong phú Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (xuống đồng) diễn ra gồm 2 phần: Lễ và hội Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây Phần hội căn bản là các trò chơi như: đánh quay tung còn,… Như vậy, về bản chất, hội lồng tồng là 1 sinh hoạt văn hóa rất sâu sắc và lí thú

Ngoài ra, vùng VB còn có các lễ hội như: Lễ Lập tịch (vào họ), hội Quá tang (cấp sắc), hội Đạp ca (giẫm cỏ non mùa xuân) của người Dao ở Thái Nguyên, Bắc Cạn Lễ hội Gầu tào (chơi đồng), hội Sán sải (chơi núi) của người Mông ở Hà Giang, Tuyên Quang Lễ hội giao duyên mùa xuân của người Sán Dìu…

Trang 6

Về sinh hoạt nghệ thuật: Nổi tiếng là nghệ thuật múa lân, múa sư tử, hát Sli của người Tày, hát Lượn của người Nùng, hát Sình ca của người Sán Chay (Cao lan – Sán chí), hát gầu Plênh trữ tình của người Mông…

Về các trò chơi dân gian: Vùng Việt Bắc nổi tiếng với các sinh hoạt vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất thông qua các trò chơi dựng nêu, ném còn, ném pa páo, đua ngựa, bắn nỏ, đánh cờ người…

Khi nói đến sinh hoạt văn hóa của cư đan vùng VB, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ nơi đây - Là nơi để trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, đặc biệt cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình Có thể coi sinh hoạt văn hóa hội chợ là 1 sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng VB

Người Việt Bắc tự hào về sự sôi động của những chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, chợ Đồng Mỏ, chợ Thất Khê,… Nổi bật là chợ tình Khau Vai (Hà Giang), mỗi năm họp một lần

Về các di tích lịch sử và truyền thống cách mạng của chiến khu

Việt Bắc là mảnh đất lịch sử - cách mạng gắn liền với kháng chiến 9 năm chống Pháp Các địa danh: an toàn khu Việt Bắc (ATK), Thác bản Dốc, Hang Pác Pó, suối Lênin,…) đến khu Sơn Dương – Tuyên Quang với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào và cụm di tích Đèo De của Định Hóa – Thái Nguyên… như những địa chỉ hấp dẫn cho các thế hệ học sinh từ muôn nơi về tham quan, học tập

Các tiểu vùng văn hóa: TVVH xứ Lạng, TVVH Đông bắc, TVVH rẻo cao

Tóm lại VB là 1 vùng văn hóa có nhiều đặc thù Tộc người chủ thể: Tày – Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này Tuy nhiên, những nét đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa VB và văn hóa cả nước

Ngày đăng: 27/11/2017, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w