1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài Tìm hiểu về vùng văn hóa Việt Bắc

67 813 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 26,81 MB

Nội dung

• Mặt bằng nhà sàn của người Tày, Nùng thường có bề ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 đến 9 hàng cột.Ngôi nhà dân tộc Tày tràn ngập ánh sáng tự nhiên... Với môi trường sống ở

Trang 1

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ

CÁC BẠN

ĐẾN VỚI BÀI THỰC HÀNH

NHÓM 4

Trang 2

8 Giáp Ninh Trang

9 Nguyễn Huyền Trang

Trang 3

BÀI THỰC HÀNH

TÌM HIỂU VỀ VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

Trang 4

Các vùng văn hóa Việt Nam

Vùng văn hóaViệt Bắc

Vùng văn hóaChâu thổ Bắc Bộ

Vùng văn hóaChâu thổ Bắc Bộ

Vùng văn hóaTrung Bộ

Vùng văn hóaTrung Bộ

Vùng văn hóa Tây

Nguyên

Vùng văn hóa Nam Bộ

Trang 5

VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Đặc điểm tự nhiên và xã hội Đặc điểm văn hóa

Địa hình, khí hậu

Đặc điểm dân cư

Đặc điểm dân cư

Khái quát

Vật chất (Ăn, mặc, ở, )

Vật chất (Ăn, mặc, ở, )

Tinh thần (Lễ tết, Tang

ma, cưới hỏi, giáo dục, ngôn ngữ )

Tinh thần (Lễ tết, Tang

ma, cưới hỏi, giáo dục, ngôn ngữ )

Trang 7

VĂN HÓA VẬT CHẤT

Trang 8

1 Văn hóa kiến trúc nhà ở

Trang 9

a Nhà sàn

• Nhà sàn của người Nùng ở Việt Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng) thường được làm tựa lưng vào đồi núi, mặt

hướng ra phía ruộng đồng và cảnh trí thiên nhiên

thoáng đãng, rộng rãi, tránh núi non, sông ngòi, bụi cây có hình thù kỳ bí

Trang 10

• Ðiều này xuất phát từ quan niệm của người Tày, Nùng cho rằng:

mỏm núi hình mũi tên hướng vào nhà thì mọi người trong nhà sẽ hay gặp phải tai nạn, thương vong; bụi cây có hình thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi hay bị chết,

bị bắt; còn một dòng suối chảy qua nhà sẽ làm gia đình bị mất của

Trang 11

Nhà sàn ở vùng Việt Bắc có 2 loại: Nhà 2 mái và nhà 4 mái.

Nhà sàn hai mái

Trang 12

• Mặt bằng nhà sàn của người Tày, Nùng thường có bề ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 đến 9 hàng cột.

Ngôi nhà dân tộc Tày tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

Trang 13

• Các ngôi nhà trong bản thường được dựng song song với nhau và chạy theo triền đồi.

Trang 14

b Nhà đất

Bên cạnh nhà sàn, nhà đất cũng là một kiểu nhà chính ở Việt Bắc.

Nhà trình tường (nhà đất) ở Hà Giang

Trang 15

Với môi trường sống ở trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh khắc nghiệt, môi trường đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc của ngôi nhà trình tường bằng đất, thường được lợp ngói hoặc tranh, phù hợp với ưu điểm chống được kẻ gian, thú dữ

Trang 16

• Tường trình bằng đất dày tới nửa mét, mái lợp bằng

cỏ, nhà dựa lưng vào núi quay mặt hứng gió, dù mùa

hè nắng nóng khắc nghiệt nhưng chỉ cần bước chân vào, sẽ có cảm giác mát dịu dù cả nhà chắng có một cái quạt hay chiếc điều hòa

Trang 17

2 Văn hóa trong sản xuất – buôn bán.

 Hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi)

Hoạt động sản xuất: chủ yếu là cây lương thực ( lúa nước, ngô, khoai, ) và một số loại cây ăn quả

Trang 18

Do địa hình của Việt Bắc chủ yếu là đồi núi nên tất cả được trồng trên ruộng bậc thang (đây được coi là nét đẹp riêng biệt của hoạt động sản xuất miền núi)

Trang 19

 Hoạt động chăn nuôi:

Gia súc lớn (trâu, bò lợn): gia cầm (gà)

Trang 20

Việt Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư thưa thớt nên kinh tế ở vùng chủ yếu là tự cung

tự cấp, cuộc sông con người nơi đây găn liền với thiên nhiên.

Trang 21

• Nghề dệt vải chàm, thổ cẩm nổi tiếng với các hoa văn phong phú, với các sắc màu sặc sỡ.

Mô tả hoạt động Dệt vải của người Tày - BTVHCDTVN

Làng nghề dệt vải chàm ở Bắc Kạn

Trang 22

Hoạt động buôn bán :

Cũng từ đặc điểm điểm địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn nên các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các tỉnh các huyện không thuận lợi, nhiều nơi một tháng mới có một - hai phiên chợ

Nói đến sinh hoạt văn hoá của

cư dân vùng Việt Bắc không thể

không nói đến sinh hoạt hội chợ

ở đây- là nơi để trao đổi hàng

hoá, nhưng cũng là nơi để nam

nữ thanh niên trao duyên, tỏ

tình.

Trang 23

Phiên chợ vùng cao – Bảo tàng VHDTVN

Trang 24

Các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, lao động và được phân bố theo từng mùa

Đặc biệt, ở các phiên chợ vùng cao luôn rực rỡ sắc màu của trang phục người đi bán đi mua và của vải vóc, quần áo bày bán.

Chợ phiên Quyết Tiến (Hà Giang)

Trang 25

• Em là Lục Thị Lan Anh, thành viên của nhóm 4, xin thuyết trình về văn hóa Việt Bắc thể hiện qua trang phục.

• Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn Đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc

riêng Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò

chơi dân gian, ngôn ngữ, đồng bào Tày đã có

một kho tàng văn hóa truyền thống Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp miền phía Bắc

Trang 26

3 Văn hóa trong trang phục

Mỗi dân tộc có một trang phục truyền thống khác nhau

Đó chính là nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

Ở vùng Việt Bắc, phần đông dân cư là người Tày và

người Nùng Vùng núi cao có người Hmông, người Hà Nhì, người Lô Lô, người Dao,… ngoài ra còn có người Mường, dân tộc Mán ( Sán Chay, Sán Dìu )

Trang 27

• Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương

Trang 28

-Trang phục nam dân tộc Tày:

Áo cánh 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, cao,

không có cầu vai, tà áo xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực và hai túi.

Quần của nam giới được may theo kiểu

đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới

Tày được may bằng vải chàm.

Có khăn đội đầu và giày vải.

Ít dùng đồ trang sức Vì vậy, trang phục của đàn ông Tày khá giản dị.

Trang 29

Trang phục nam của Tày và Nùng chỉ khác nhau cơ bản về kích thước.

Áo nam dân tộc Nùng có hai loại: năm thân và bốn thân Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới Loại năm thân xẻ tà, may dài được trang trí những đường viền trên ống tay.

Trang 30

Quần có ống rất rộng so với trang phục của các dân tộc trong khu vực Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc

cổ, có khi không mang.

Trang 31

Trang phục nữ dân tộc Tày và Nùng lại đa dạng và phong phú hơn

Trang 32

Trang phục của phụ

nữ Tày và Nùng gồm

áo cánh, áo dài 4 hoặc

5 thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải và một số trang

sức bạc

Trang 33

• Trang phục của phụ nữ Tày:

Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu, yếm trên ngực cho đến vòng đeo cổ,

tà áo, váy.

Đội khăn vuông màu chàm (có nét giống khăn mỏ quạ người Kinh), yếm ngực hình quả trám cân đối tạo sự

kín đáo.

Đồ trang sức cũng khá đơn giản:

vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạc

Trang 34

Áo cánh bốn thân, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt

trước

Áo dài may dài với 5 thân, xẻ nách phải, cài cúc vải hoặc

đồng, cổ tròn, ống tay và thân hẹp, có eo

Điểm nhấn là thắt lưng màu sắc nổi bật trên nền chàm

Trang 35

• Trang phục phụ nữ Nùng:

Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân Hoa văn trên

cổ áo là những họa tiết hình vuông, hình quả trám liền kề nhau Các hạt bạc dọc nẹp áo làm khuy áo, nét trang trọng riêng biệt

Trang 36

Chiếc váy của phụ nữ dân tộc Nùng

trông tựa như hình chóp cụt Cạp váy được cắt ghép từ 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục Nhìn tổng thể, bộ trang phục của phụ nữ Nùng rất hài hòa.

Trang 37

• Đồ trang sức bằng bạc cũng là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang phục truyền thống của phụ nữ

Nùng Khuyên tai và vòng cổ được cài những chùm tua xúc xích, đuôi có hình tam giác, hình con cá, con bướm, được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo

Trang 38

Dân tộc Lô Lô Dân tộc DaoDân tộc Hà Nhì

Trang 39

Dân tộc Sán Dìu Dân tộc H’Mông

Trang 40

4 Văn hóa ẩm thực

Mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có những nét

độc đáo khác nhau trong văn hóa ẩm thực.

Bữa ăn của cư dân Việt Bắc mang tính bình

đẳng, nhân ái Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái,

nể trọng.

Trang 41

• Lương thực chính của cư dân vùng Việt Bắc là gạo tẻ tuy nhiên các món ăn làm bằng gạo nếp cũng được chú trọng, ngô được chế biến tinh tế.

Tiêu biểu như cốm hay xôi ngũ sắc

Cốm là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân vùng cao mỗi khi thu về Xôi ngũ sắc- Món ăn đặc trưng cho văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao

Trang 42

Văn hóa ẩm thực Cao Bằng:

Bánh khẩu sli chế biến từ gạo nếp, lạc, đường

mật và được sản xuất theo phương pháp thủ

công với các công đoạn: đồ xôi, phơi, giã,

sấy, sàng, rang bánh có mùi vị rất đặc

trưng, thơm, ngon và bổ dưỡng.

Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến đen cùng lá non của cây vả Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo

và ngậy mùi trứng kiến

Trang 43

Nằm khâu là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở

Cao Bằng Nguyên liệu làm từ thịt ba chỉ rán và

khoai sọ, mang vị ngọt béo khó quên.

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng.

Trang 44

Văn hóa ẩm thực Bắc Kạn

Bánh dày là loại bánh truyền thống, đặc

sản của vùng quê Bắc Kạn. Cơm lam được làm từ gạo (thường là gạo

nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v và nướng chín trên lửa

Trang 45

Gạo bao thai Chợ Đồn- một loại đặc sản

mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng

đất chiến khu xưa.

Măng ớt – Đặc sản hương rừng Bắc Kạn

Trang 46

Văn hóa ẩm thực Lạng Sơn

Vịt quay Thất Khê

Lợn quay xứ Lạng

Rượu Mẫu Sơn

Trang 47

Văn hóa ẩm thực Thái Nguyên

Chè Tân Cương hội tụ tinh hoa đất trời - món quà thiên nhiên ưu ái ban tặng Thái Nguyên

Trang 48

Văn hóa ẩm thực Tuyên Quang

Thịt lợn, thịt trâu gác bếp của người Tày

Mắm cá ruộng Chiêm Hóa vừa là món ăn truyền thống, vừa là một vị thuốc hiệu nghiệm.

Cam sành Hàm Yên

Trang 49

Văn hóa ẩm thực Hà Giang

Thịt bò khô - Cao nguyên đá Đồng Văn Lạp xưởng gác bếp

Bánh tam giác mạch Thắng dền

Trang 50

VĂN HÓA TINH THẦN

Đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Việt Bắc

có những nét cơ bản giống với các khu vực khác.

Trang 51

1 Tín ngưỡng, tôn giáo

• Tín ngưỡng đa thần của cư dân Việt Bắc hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời- đất, tổ tiên Các thần linh rất đa dạng, có nhiều vị thần như thần núi, thần sông, thần đất Một số nơi thuộc vùng Việt Bắc còn thờ vua, thờ giàng then (Chúa tể thần linh)

Nghi lễ cúng thần bản mệnh

Trang 52

Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của

mường hay của bản ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thống qua việc thờ phụng tổ tiên Mỗi gia đình có 1 ban thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp.

Bàn thờ tổ tiên của người Tày ở làng Nà Mằn, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).

Trang 53

Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt các tôn giáo như Phật giáo, Đạo gíao đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc.

Chùa thờ phật ít hơn ở đồng bằng, nhưng cũng có những ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Hang, chùa Úc Kì, Chùa Diên Khánh, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh,

Chàu Hang- Đồng Hỷ, Thái Nguyên Chùa Tam Thanh- Lạng Sơn

Trang 54

• Nhiều nơi trong vùng Việt Bắc rất coi trọng tín ngưỡng, họ luôn tin vào thánh, thần Quan niệm rằng trong nhà có những con ma nên thường mời thầy về trừ tà, làm phép Đây là một nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên để lại nhiều hậu quả, cần hạn chế.

Thầy cúng làm lễ trừ tà- Hình ảnh mô phỏng ở BTVHCDTVN

Trang 55

2 Văn hóa dân gian

Văn hoá dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca

Trang 56

Hát lượn về nhu cầu giao duyên

hoặc bộc bạch niềm thương nhớ

nhuốm màu đau thương, diễn tả

tình yêu nặng sâu Ví dụ:

Gà gáy dạo chơi ta kết giao.

Trông lên trời thẳm sáng đầy sao

Trăng lên sáng trời trăng phải lặn.

Giờ này đôi ta biết làm sao?

Múa hát là sinh hoạt thường xuyên gắn liền với đời sống các dân tộc vùng cao Việt Bắc

Dân ca, đặc biệt, lời ca giao duyên: Lượn cọi và lượn slương là những thể loại tiêu biểu được đồng bào dân tộc Tày- Nùng ưa chuộng

Trang 57

Người Nùng có lối hát giao duyên rất độc đáo là sli Sli thường được hát theo lối có tổ chức hoặc không có tổ chức trong dịp mừng nhà mới, mừng sinh nhật, ngày Tết, ngày hội đầu xuân… Sli rất phong phú, thường mỗi nhánh Nùng có một loại sli

Trang 58

Dân tộc Tày- Nùng còn có “Then” là một diễn xướng nghi lễ mang tính tổng hợp của các bộ môn nghệ thuật dân gian Then chứa đựng trong mình những tôn giáo nguyên thuỷ nhất và thiết thân nhất với loài người như lễ cầu an, cầu mùa, nghi thức chữa bệnh Về mặt nghệ thuật dân gian, then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng hát, trang phục, điệu múa dân gian hết sức phong phú hấp dẫn.

Trang 60

Bên cạnh những điệu hát dân ca hết sức độc đáo, cư dân Việt Bắc còn

có một kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết và đặc biệt là những câu chuyện mang tính chất thần thoại nhằm giải thích các địa danh

Sự tích sông Công- núi Cốc

Trang 61

Tầng lớp tri thức Tày- Nùng hình thành từ rất sớm Ban đầu là các tri thức dân gian: Thầy Mo, Then, Tào, Pụt Sau này, giáo dục càng được chú trọng, phát triển, đẩy mạnh đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc.

• Các nho sĩ người tày – nùng xuất hiện từ thời nhà Mạc.

• Tầng lớp tri thức nho học cũng được hình thành và có một số đạt được trình độ học vấn cao như Bế Văn

Phùng, Hoàng Đức Hậu,

4 Giáo dục

Trang 62

4 Lễ hội và các trò chơi dân gian

Vùng văn hóa Việt Bắc có nhiều

trò chơi dân gian, lễ hội, phong

tục tập quán gắn liền với đời

sống sản xuất và đời sống tâm

linh

Trò chơi ném còn –BTVHCDTVN Tín ngưỡng Phồn thực

Trang 63

• Lễ hội của cư dân Việt Bắc rất phong phú.

Lễ hội cầu mùa của người TàyLễ hội chè Thái Nguyên Lễ hội rước Mẫu

Trang 64

• Ngày hội của toàn cộng đồng là Hội lồng tồng (hội xuống

đồng) diễn ra gồm 2 phần: Lễ và hội

• Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây

Trang 65

• Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn,

Trang 66

• Như vậy, hội xuống đồng là một sinh hoạt văn hoá xã hội, tín

ngưỡng, một lễ hội nông nghiệp, một nghi lễ cầu mùa có ý nghĩa phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh.

• Hội xuống đồng là một lễ hội trình nghề (cày cấy, nông nghiệp) với ước mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, con người khoẻ mạnh

• Tính cộng đồng được phát huy khiến con người chung sức cho mục đích chung Đây là một nghi lễ nông nghiệp đẹp cần được kế tục, phát huy

Trang 67

CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

BÀI THỰC HÀNH NHÓM 4

Ngày đăng: 03/06/2018, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w