1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tìm hiểu về kinh tế giữa Việt Nam với các nước bạn

6 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 26,15 KB

Nội dung

bài tìm hiểu trên nói về mối quan hệ giữa kinh tế Việt Nam với Cuba, Đức Lào ,ASEAN, Nhật Bản , Liên minh Châu Âu Sau 19 năm tham gia ASEAN, quan hệ kinh tếthương mại của Việt NamASEAN đã có sự phát triển vượt bậc, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN hiện đạt 22 tỷ USDnăm, chiếm khoảng 15 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và gấp gần 2 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với bên ngoài ở thời điểm trước năm 1995. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt trung bình 1516% năm trong suốt 15 năm qua. Nhiều mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại nhiều nước ASEAN

Trang 1

BÀI TÌM HIỂU VỀ SỰ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VỚI

CÁC NƯỚC BẠN

1, Về hợp tác kinh tế của Việt Nam với ASEAN

Sau 19 năm tham gia ASEAN, quan hệ kinh tế-thương mại của Việt Nam-ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc, cả về bề rộng lẫn chiều sâu Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN hiện đạt 22 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và gấp gần 2 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với bên ngoài ở thời điểm trước năm 1995 Tốc

độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt trung bình 15-16%/ năm trong suốt 15 năm qua Nhiều mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại nhiều nước ASEAN Về đầu tư, ASEAN liên tục nằm trong số các nhà đầu tư lớn nước ngoài tại Việt Nam Tính đến hết năm 6/2010, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho 1449

dự án của các nước ASEAN với vốn đăng ký xấp xỉ 44 nghìn tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện đạt trên 12 nghìn tỷ USD Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN, tuy còn khiêm tốn, song đang có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia

và Myanmar

Mặc dù là một nước thành viên mới, tham gia sau với trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch lớn so với các nước bạn trong Hiệp hội, song với quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao, Việt Nam

đã tham gia tích cực vào hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính-tiền tệ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải

và bưu điện viễn thông, năng lượng, du lịch, hải quan v.v…

Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, đến 1/1/2010, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5%, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, đó có 5488 dòng thuế ở mức thuế suất 0% Trong điều kiện sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với hầu hết các nước thành viên ASEAN còn lớn như hiện nay, những nỗ lực thực hiện các cam kết trong AFTA của Việt Nam như vậy được các bạn rất hoan nghênh Song song với

chương trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam còn phối hợp với các nước ASEAN triển khai các

Trang 2

chương trình công tác nhằm xác định, phân loại và tiến tới dỡ bỏ các hàng rào phí thuế quan Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN hòan tất 8 Gói cam kết dịch vụ Các cam kết hiện nay được tiến hành chủ yếu trong 7 ngành ưu tiên là: tài chính, viễn thông, vận tải hàng hải, hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng

*Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam được thiết lập lần đầu tiên vào tháng

10 năm 1990 và kể từ đây, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới thương mại và phát triển Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam- được thành lập tại Hà Nội vào năm 1996

Trong mối quan hệ với Việt Nam, Liên minh châu Âu hướng tới:

 hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống của người nghèo;

 khuyến khích Việt Nam hội nhập kinh tế và hệ thống thương mại thế giới, hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế xã hội;

 hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới một xã hội mở dựa trên quản lý công lành mạnh, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền;

 nâng cao hình ảnh của Liên minh châu Âu tại Việt Nam

Một trong những dấu mốc quan trọng đầu tiên của mối quan hệ song phương là việc ký kết Hiệp định Hợp tác Khung (FCA) vào năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1996 Hiệp định FCA thiết lập và mở rộng các điều khoản hợp tác vượt ra khỏi định hướng nhân đạo được xác đinh trong thời kỳ đầu trước đó Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: i) đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương, ii) hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, iii) tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường, và iv) hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần không thể thiếu của mối quan hệ gắn bó EU-Việt Nam là lĩnh vực hợp tác phát triển Thực tế Liên minh châu Âu cùng các nước thành viên của mình hiện đang là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam EU mới đây đã công bố gói viện trợ trị giá 400 triệu euro trong giai đoạn

Trang 3

2014-2020 với trọng tâm hướng tới quản trị công hiệu quả và lĩnh vực năng lượng – có bao gồm vấn

đề biến đổi khí hậu

2, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã

có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990 Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương

Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD Năm 1996, Việt Nam và ỌC thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:

- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;

- Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;

Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả

Hiệp định Hợp tác Việt Nam -EU ký 7/1995, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên Đây là Hiệp định khung dài hạn, nhằm 4 mục tiêu:

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc;

Trang 4

- Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng kớp nhân dân nghèo;

- Trợ giúp các nổ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;

- Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững

Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên

minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000) Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 300 triệu USD năm 1990 lên trên 2 tỷ USD năm 1995, trên 4,1

tỷ USD năm 2000, xấp xỉ 5 tỷ USD năm 2002 và hơn 6,3 tỷ USD năm 2003

Về xuất khẩu, năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt hơn 3,8 tỷ USD,

tăng 25 lần so với năm 1990 Có 5 mặt hàng chủ lực là giầy dép 1,6 tỷ USD, dệt may 537 triệu USD, cà phê và chè gần 268 triệu USD, thủ công mỹ nghệ 172 triệu USD và hải sản hơn 153 triệu USD

Về nhập khẩu, Từ năm 1999, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị công nghệ trực tiếp

từ các nước thành viên EU Năm 2003 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 2,5

tỷ USD, tăng 15 lần so với năm 1990 Các mặt hàng nhập khẩu chính đạt hơn 1,538 tỷ USD Trong đó máy móc thiết bị gần 1,3 tỷ USD, tân dược hơn 110 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may da 76,3 triệu USD, sắt thép 71,4 triệu USD và phân bón 9,3 triệu USD

Ngoài quan hệ thương mại trực tiếp nói trên, các doanh nghiệp EU còn tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam thông qua nước thứ ba như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản Hiện nay có gần 1000 chi nhánh thương nhân, văn phòng đại diện thương mại thường trú của các doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, phân phối, xúc tiến thương mại và đầu tư

Đầu tư trực tiếp: Nếu tính EU là một thể thống nhất thì EU đứng đầu danh sách những nước và

vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, song nếu tính từng thành viên thì các thành viên thuộc EU vẫn chưa phải là những nước đi đầu trong lĩnh vực này

Trang 5

Tính đến 31/12/2003, các doanh nghiệp EU đã đầu tư gần 2,3 tỷ USD trên tổng vốn đăng ký hơn 5,8 tỷ USD vào 369 dự án Trong đó, đứng đầu là các doanh nghiệp Pháp với 134 dự án, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, thứ 2 là các doanh nghiệp Hà Lan với 51 dự án, trị giá hơn 2 tỷ USD

Về lĩnh vực đầu tư: Dầu khí là lĩnh vực có số dự án ít nhưng vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn,

10 dự án với 1,4 tỷ USD vốn đầu tư; chiếm 3,2% tổng số dự án và 23,7% tổng vốn đầu tư Phần lớn số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 176 dự án có số vốn 2,3 tỷ USD, chiếm 55,8% tổng số dự án và 39% tổng số vốn đầu tư 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp với số vốn là 835,7 triệu USD 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với số vốn 282,1 triệu USD

Về hình thức đầu tư: EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hai hình thức là liên doanh và

100% vốn nước ngoài Trong đó, liên doanh có 115 dự án với số vốn là 1,6 tỷ USD có 171 dự án100% vốn nước ngoài với số vốn là 818,7 triệu USD

3,

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

*Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Về mậu dịch

Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999 Nhật Bản là bạn hàng số một của Việt Nam Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD, nhanh chóng tăng lên đến 8,5 tỷ USD vào năm 2005, 10 tỷ USD năm 2006, 12 tỷ năm 2007, và 17 tỷ năm 2008 Tuy nhiên trong năm

2009, vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng thương mại giảm xuống 12,2 tỷ trong năm 2009, nhưng nhanh chóng phục hồi lại đến 16 tỷ USD trong năm 2010

Đầu tư trực tiếp

Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $ Trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $) 11 tháng đầu năm

2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002 Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003 Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam

Trang 6

Về ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002

Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu Tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Shinzo Abe công bố khoản ODA trị giá khoảng 100 tỷ yên (tương đương 1 tỷ USD) cho 5 dự án thuộc đợt 2 tài khóa 2013.[1]

4,

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Cu - ba

Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba, được thiết lập ngày 2/12/1960 giữa Chính phủ Cộng hòa Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Kinh tế

Việt Nam và Cuba đang hợp tác kinh tế song phương trong nhiều lĩnh vực dựa vào thế mạnh của mỗi nước Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, viễn thông, giáo dục và y tếPetro Việt Nam đang có các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Cuba Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam - Cuba đạt mức 250 triệu USD vào năm 2010] Trong quá trình thành lập khu chế xuất thương mại tự do ZEDM tại cảng biển Mariel, Cuba ưu tiên chọn Việt Nam là điểm đầu tiên để tham khảo kinh nghiệm thu hút các loại vốn đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 15/12/2016, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w