6.Nét đặc sắc về trang phục và phương tiện di chuyển vùng văn hóa Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa tây nguyên (Trang 35)

Ngoài ra, còn một số mặt tiêu cực khác như:Tôn giáo truyền vào Tây Nguyên phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống, bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở trên, thì điều này cũng gây nên những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Chẳng hạn, xung đột giữa cộng đồng mới với cộng đồng cũ, tức là cộng đồng truyền thống với cộng đồng theo Công giáo hay Tin Lành. Mặt khác, tạo nên những mâu thuẫn giữa cộng đồng của tôn giáo này với cộng đồng của tôn giáo khác. Ban đầu, những mâu thuẫn xung đột xuất hiện dưới dạng mâu thuẫn về giá trị, về văn hóa,... nhưng sau đó sẽ biến thành những mâu thuẫn, xung đột về mặt xã hội.

An ninh - chính trị:Tây Nguyên đã xảy ra nhiều vụ việc có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, mà một trong những nguyên nhân của nó có liên quan đến tôn giáo, nhất là Đạo Tin lành. Nhưng bản chất của vấn đề thì không phải do Đạo Tin Lành, hay đạo nào khác, cũng không phải do các tín đồ, mà do những phần tử xấu lợi dụng niềm tin tôn giáo, lợi dụng trình độ dân trí thấp của đồng bào dân tộc, lợi dụng những bất cập, lỏng lẻo trong công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo, cũng như sự hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên; đồng thời câu kết với những người đứng đầu các tổ chức, nhóm tôn giáo để gây ra những vụ việc phức tạp.

6.Nét đặc sắc về trang phục và phương tiện di chuyển vùng văn hóa Tây Nguyên Nguyên

Bước qua từ những ký ức đau thương của lịch sử, Tây Nguyên vẫn giữ trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí đến lạ thường và đặc biệt là một nền văn hoá văn minh đậm đà, mang những đặc sắc độc đáo gắn liền với mảnh đất và tình người nơi đây. Chỉ riêng cách ăn mặc và phương tiên di chuyển của người dân cũng là một nét độc đáo trong nền văn hoá

6.1 Trang phục đặc trưng

Khu vực Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc sinh sống vì thế mỗi dân tộc với một nét riêng trong từng kiểu trang phục trên nền những điểm chung vốn có cũng thể hiện một phương diện văn hoá nơi đây. Ngoài người Kinh, ở Tây Nguyên còn có rất nhiều các dân tộc thiểu số như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Nùng, Xơ Đăng, Mnông, Brâu, Thái, Mạ, Mường, Dao, Giẻ Chiêng, Chu ru...

Dân tộc Gia Rai

• Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc.

Ngày lễ họ mang khố màu chàm, khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép kh ố, đặc biệt hai đầu v ới các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (cộc tay và dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay th ường có đ ường vi ền ch ỉ màu trắng bên sườn.

• Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền". Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm.

Váy là loại váy hở quấn vào thân Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu.

Trang sức là khuyên tai,vòng cổ,vòng tay bằng bạc,dây chuyền bằng đồng hoặc hạt cườm

Dân tộc Ê Đê

• Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản:

Loại áo dài trùm mông: Có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tà và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng.

Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá g ối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông ...

Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

• Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo.

Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai,

myêng piêk. Loại bình th ường mặc đi làm rẫy là bong.

Dân tộc Ba Na

• Nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.

• Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ.

Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó.

Dân tộc Nùng

• Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn.

• Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm.

Dân tộc Tày

• Trang phục nam

Quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây

• Trang phục nữ

Nữ mặc áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Trong những ngày lễ tết, họ mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống

kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Dân tộc M’nông

• Nam đóng khố và chiếc áo dài che quá mông. Đặc điểm chung trên những chiếc áo của nam giới M’nông là cổ tròn, thân bằng vai và m ở xuống một đoạn của ngực áo nhưng được đính khuy và khuy ết. Áo h ở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút. Áo mặc hơi chùng, đôi ống tay vừa sát. Các dải hoa văn trang trí cũng nằm trên đường biên áo. • Phụ nữ M'Nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố, váy, áo của người M'Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt.Nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc

Dân tộc Giẻ Chiêng

• Nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu. Thân ở trần hoặc mặc tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Họ mang khố khổ hẹp, dài không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Nam cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố mang chuỗi hạt vòng. Trong các dịp tết lễ, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm, có các sắc màu trang trí phủ kín • Phụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài, quấn sau gáy. Họ không mặc áo mà mang loại váy dài, cao sát nách. Đây là loại váy ống tương đối dài rộng. Đầu váy, giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này là một đặc điểm rất khác biệt của phụ nữ Gié Triêng, ít gặp ở các dân tộc khác từ Bắc vào Nam. Phụ nữ còn mang vòng tay vòng cổ.

Dân tộc Mạ

• Nam đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, về mùa đông thì nhiều người ở trần. Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai • Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là họ mặc váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà. Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân

Người mạ ,đeo nhiều vòng trang sức như vòng,bông tai bằng đồng ,kền,ngà voi

Bên cạnh nét đẹp văn hoá qua những bộ trang phục nói trên thì cưỡi voi trên Tây Nguyên cũng là một điều lý thú và khác biệt trên mảnh đất này.

Dân tộc Cơ Ho

Người Cơ Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn.

vòng quanh bụng.

Phụ nữ thường mặc váy hở quấn quanh người một vòng và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen, bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm vải. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ui) ra ngoài.

Trong các buổi lễ cúng bái người Cơ Ho thường diện trang sức là chuỗi cườm đeo ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay, cổ chân đến 25 chiếc đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra.

Dân tộc Xơ Đăng:

Trang phục của nam gồm có: khăn, khố. Những bộ áo quần bằng vỏ cây được người Xơ Đăng(Kon Tum) xem như báu vật cổ truyền biểu tượng linh thiêng, họ ra sức gìn giữ và bảo vệ.

Trang phục phụ nữ: áo (goh), váy(ktắc), tấm choàng(khăn vai). Váy ( ktắc) của phụ nữ Xơ Đăng được dệt thẳng thành một tấm vải dài, chỉ cần nối hai đầu với nhau là thành chiếc váy kín hình ống. Trên váy dệt xen kẽ chỉ các màu với nhau. Trong đó màu đỏ là chủ yếu. Ở phần gấu váy có hai đường chỉ đỏ chạy song song giữa hai đường này là một đường chỉ trắng.

Dân tộc Thái

Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Thái gồm: áo ngắn( xửa cỏm), áo dài( xửa chái và xửa luổng), váy( xỉn), thắt lưng( xải cỏm), khăn( piêu), nón( úp), xà cạp( pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

Trang phục nam giới đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và củng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.

Áo nam giới có hai loại: áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc tay ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải.

Dân tộc Churu

Các cô gái Churu nổi bật giữa cao nguyên với chiếc khăn màu trắng quấn từ trước ra sau, rồi vòng qua vai tạo thành chiếc áo với những đường chỉ thướt tha.

Nam giới Churu choàng một tấm khăn chéo qua người hoặc mặc áo dài màu đen, váy trắng, đầu quấn khăn trắng. Nếu bạn đã thấy chiếc khăn trắng với hai dải tua rua rủ xuống hai bên tai của người Chăm theo đạo Bà la môn thành chiếc khăn của người Chăm cũng y hệt như thế.

Dân tộc Brâu

Đàn ônh Brâu thường ở trần đóng khố,. Họ bây giớ thích mặc những chiếc váy sặc sở hoa văn, áo thun thể thao và nói tiếng người Kinh.

Trong khi đó, phụ nữ dân tộc Brâu thường để tóc dài hoặc cắt ngắn. Thời xưa họ thường mặc váy buông xuống ngang bắp chân và có màu đen hay màu nâu xám. Đó là loại váy hở quấn quanh thân. Thân váy, đầu váy với lối đắp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chay ngang thân váy

Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vai, gấu áo, phía lưng áo được xử lí màu sánh có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo. Ngoài ra, phụ nữ Brâu rất ưa thích đồ trang sức như: vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bằng vàng hay bằng nhôm.

Dân tộc Mường

Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai hay túi dưới( thêm túi trên ngực trái). Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần là tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo choàng đen dài tới gối, cái cúc nách và sừng phải. Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy.

6.2 Phương tiện đặc trưng

Voi là phương tiện di chuyển đặc trưng, riêng của vùng đất Tây Nguyên. Du khách đến đây thường không bỏ lỡ cơ hội ngồi trên lưng voi lang thang khắp buôn làng hay vượt sông Sêrêpốk huyền thoại. Những chú voi Tây Nguyên luôn tỏ ra thân thiện và dễ gần. Du lịch trên lưng voi sẽ mang đến cho bạn cảm giác thú vị không thể pha lẫn khi lắc lư theo nhịp bước đủng đỉnh của chúng.

Du khách đã từng đặt chân đến Đắk Lắk mà chưa ghé Bản Đôn để cưỡi voi là một thiếu sót. Đây là địa danh nổi tiếng của du khách trong nước cũng như quốc tế về việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm cưỡi voi vượt sông Sêrepok, băng rừng quốc gia Yok Do nhay cưỡi voi tham quan cuộc sống của người dân trong các buôn làng. Làm bạn với voi qua sự hướng dẫn của những cô bé M’Nông tí hon cũng là một cảm xúc khó tả.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Văn hóa tây nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w