Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN-XÃ HỘI
BÀI TIỂU LUẬN
Nhóm: 6 1.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 02 năm 2012
Trang 2Mục lục
Ph l c ụ lục ụ lục
A.MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài: 3
2 Mục tiêu nghiên cứu: 4
3 Phương pháp nghiên cứu: 4
4 Kết cấu của đề tài: 5
B NỘI DUNG 5
Chương 1 Cơ sở lý luận: 5
1.1 Khái niệm văn hóa 5
1.2 Khái niệm chính trị 7
1.3 Khái niệm văn hóa chính trị 8
Chương 2 Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị ở Việt Nam 10
2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị Việt Nam 10
2.2 Đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam 18
2.3 Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 22
2.4 Một số vấn đề phương hướng giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay 26
C.KẾT LUẬN 28
Danh mục tài liệu tham khảo 28
Trang 3A.MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Văn hóachính trị giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh cáchành vi và quan hệ xã hội Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân,giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trịcủa mỗi quốc gia, dân tộc
Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng càng phổ biến sâurộng hơn Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách thứcmới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổnđịnh nền chính trị Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển, ổn định của nướcta
Văn hóa chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắnliền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Hiện nay, văn hóa chính trị Việt Namđang được kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” Điều đó cho phép đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa tínhcách mạng và tính khoa học, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế Cũng chính từ
đó đã tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa chính trị ở nước ta
Thông qua đề tài: “Văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay”, chúng tôi muốn làm rõ
hơn những nét tiêu biểu, đặc thù trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay Từ đó có cáinhìn tổng quan về văn hóa chính trị cũng như nền chính trị nước ta hiện nay
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, tác giả đưa ra những nét tiêu biểucủa văn hóa chính trị Việt Nam trong thời đại hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu này
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu: sách báo,trên internet,…đưa ranhững nội dung tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay
Từ đó tổng hợp đánh giá đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời
kì hiện nay
4 Kết cấu của đề tài:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, đề tài có 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam
B NỘI DUNG
Ch ương 1 Cơ sở lý luận ng 1 C s lý lu n ơng 1 Cơ sở lý luận ở lý luận ận :
1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa chính trị là một bộ phận hữu cơ của văn hóa nói chung Vì vậy, để hiểuđược văn hóa chính trị trước hết cần có một quan niệm thống nhất về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống xãhội loài người Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa
Văn hóa theo từ gốc Latinh “culture” lúc đầu chủ yếu nói về quan hệ giữa conngười với tự nhiên, có nghĩa là gieo trồng, canh tác, khai hoang Sau này thuật ngữ trênđược mở rộng sang lĩnh vực xã hội, nói về quan hệ giữa con người với con người, cónghĩa là giáo dục, nuôi dưỡng, giáo hóa, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách
Trang 5Theo E.B Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm
tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệthuật, đạo đức, pháp luật…
Theo F Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa
có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi
trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người
Hiện nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã
vận dụng khái niệm văn hóa của UNESSCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,
có lí tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới
mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Hồ Chí Minh cho rằng
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao
gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra
Trang 6Theo Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với
thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức
đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng Mỗi định nghĩa đề cậpđến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa Để thuận tiện choviệc nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đưa ra một định nghĩa chung nhất dựa trên cơ sở những
định nghĩa trên: Văn hóa là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo
ra trong quá trình lao động nhằm phục vụ mục đích cuộc sống con người.
1.2 Khái niệm chính trị
Chính trị là một phạm trù phức tạp Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau vềchính trị Trong đó, nổi bật lên có các quan niệm như sau:
Với các quan điểm trước Mác như quan điểm của Hê-rô-đốt: chính trị tốt nhất là
thể chế hỗn hợp của các chỉnh thể quân chủ, quý tộc và dân chủ Theo Platon thì:chính trị là nghệ thuật cung đình liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái.
Theo Aristotle thì chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên – là hình thức
giao tiếp cao nhất của con người; con người là động vật chính trị; quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ở phương Đông cổ đại thì ta thấy nổi bật có các quan điểm của Khổng Tử với quanniệm: chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo chính danh; với HànPhi Tử thì ông quan niệm để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết phải xây dựng và banhành pháp luật;…
Trang 7Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin: Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là
đấu tranh giai cấp trước hết vì lời ích giai cấp Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chưc quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung nhiệm vụ của nhà nước Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh
tế Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chính trị đó là:
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân và công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
1.3 Khái niệm văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu Ngay từ thời cổ đại, các nhà
tư tưởng Hy Lạp, La Mã như Platon, Aristotle, , ở Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử,
… đã chú ý tới mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa Sau này các công trình nghiên cứucủa các nhà tư tưởng thời kì khai sáng, cận đại và hiện đại cũng đã đề cập đến văn hóachính trị ở các khía cạnh và mức độ khác nhau
Platon (428-347 TCN) và Aristôt (384-322 TCN) khi đưa ra quan niệm coi chínhtrị là khoa học và nghệ thuật, mặc dù triết lí chính trị - xã hội của các ông còn nhiều hạnchế lịch sử nhưng vẫn chứa đựng hạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT
Khổng Tử (551-479 TCN) là một đại diện tiêu biểu cho những tư tưởng gia phươngĐông cổ đại Tư tưởng chính trị về “nhân và lễ”, “chính danh định phận”, tôn trọng ngườihiền, tư tưởng về giáo dục… hàm chứa nhiều giá trị văn hoá sâu sắc, vẫn mang ý nghĩathời đại đối với văn hóa chính trị phương Đông nói chung và văn hóa chính trị Việt Namnói riêng
Môngtexkiơ (1689-1755), trong các học thuyết về nguồn gốc nhà nước, về sự phânquyền, lý luận về chính phủ và Rútxô (1712 -1778) với tư tưởng cách mạng dân chủ tư
Trang 8sản, tư tưởng về chủ quyền tối thượng của nhân dân cũng đưa ra nhiều tư tưởng lớn vềvăn hóa chính trị cùng với những giá trị trí tuệ, tài năng, quyền lực, nghĩa vụ…của cácchủ thể chính trị.
Tuy nhiên, văn hóa chính trị chỉ xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứuđộc lập từ những năm 1950, gắn với công trình nghiên cứu của những nhà chính trị học
Mỹ Trong bài “Các hệ thống chính trị so sánh” đăng trên tạp trí chính trị học số 8-1956,
Almond đã đề xuất thuật ngữ “văn hóa chính trị” dùng để phân tích, so sánh các chế độchính trị Ông đưa ra hai giải thích về khái niệm vă hóa chính trị Đó là 1.Văn hóa chínhtrị không hoàn toàn thống nhất với một hệ thống chính trị, hoặc một xã hội đã cho, là loạihình nhận thức định hướng chính trị có thể, hoặc nói chung thường vượt ra ngoài giới hạncủa hệ thống chính trị; 2 Văn hóa chính trị cũng khác với văn hóa nói chung, tuy chúng
luôn có mối quan hệ với nhau Theo ông: “Văn hóa chính trị gồm các yếu tố nhận thức,
tình cảm, giá trị Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm giá trị và tình cảm đối với chính trị”.
Trong cuốn “Bách khoa toàn thư khoa học xã hội quốc tế” (1961), Pye-nhà chính
trị học Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “ Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ, niềm tin và
tình cảm; nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị; nó đưa ra tiền đề cơ bản
và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị; nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể Bởi vậy, văn hóa chính trị là biểu hiện hình thức tập hợp tâm lý xã hội và góc độ chủ quan; một loại văn hóa chính trị vừa là lịch sử tập thể của một hệ thống chính trị, lại vừa là sản phẩm của lịch sử đời sống của các cá thể trong
hệ thống đó; do đó, nó bắt rễ sâu xa trong lịch sử các sự kiện chung và lịch sử cá nhân”.
Trên cơ sở quan điểm mang tính định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhànghiên cứu lý luận Việt Nam đã đưa ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm vănhóa chính trị
PGS.TS Hoàng Chí Bảo quan niệm: “Văn hoá chính trị là chất lượng tổng hoà
của tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị công dân, thúc đẩy họ tới những hành động chính trị tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị của xã hội, là thói quen và nhu cầu tham gia một cách tự giác chủ động vào các quan hệ chính trị xã hội
Trang 9của công dân, góp phần hướng dẫn họ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung của xã hội
vì tiến bộ và phát triển”.
GS.TS Phạm Ngọc Quang đưa ra khái niệm: “Văn hoá chính trị là một phương
diện của văn hoá trong xã hội có giai cấp, nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến bộ đựơc lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử Văn hoá chính trị nói lên phẩm chất
và hình thức hoạt động chính trị của con người cùng những thiết chế chính trị mà họ lập
ra để thực hiện những lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng”.
Theo tập bài giảng Chính trị học đại cương của 2 tác giả Lê Văn Cảnh và Bùi
Trọng Tài: “Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệt của văn hóa loài
người trong xã hội có giai cấp, văn hóa chính trị được hiểu là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức hệ thống tổ chức quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến
bộ xã hội” Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sẽ lụa chọn khái niệm này làm
khái niệm chính được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này
Chương 2 Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị ở Việt Nam
2.1 Cấu trúc của văn hóa chính trị Việt Nam
Văn hóa chính trị Việt Nam có một cấu trúc rất phức tạp, bao gồm những thành tố
cơ bản có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất trong một chỉnh thể Có thể có những cách tiếpcận khác nhau khi xem xét cấu trúc của văn hóa chính trị Việt Nam
2.1.1 Văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị - cá nhân và tổ chức
Trang 10Với tư cách là chủ thể, phản ánh trình độ của con người về chính trị, văn hóa chínhtrị được tạo thành bởi kết quả của sự thống nhất và tác động qua lại của văn hóa chính trị
cá nhân và văn hóa chính trị tổ chức (cộng đồng)
a Văn hóa chính trị cá nhân
Cá nhân là phạm trù chỉ một con người, một cá thể người, một nhân cách Sự pháttriển đầy đủ và toàn diện văn hóa chính trị cá nhân phản ánh trình độ chín muồi của chế
độ dân chủ Văn hóa chính trị cá nhân được thể hiện trên ba mặt:
- Trình độ hiểu biết về chính trị
- Khả năng, năng lực của cá nhân tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện hệthống tổ chức quyền lực chính trị
- Mức độ hoàn thiện nhân cách
Văn hóa chính trị cá nhân chịu sự chi phối bởi các tư tưởng xã hội, động cơ chínhtrị và lợi ích giai cấp; phụ thuộc vào trình độ dân chủ xã hội và truyền thống của dân tộc,đồng thời nó cũng phụ thuộc vào toàn bộ kinh nghiệm sống, kết quả đào tạo, tự đào tạo,
sự phát triển trong hoạt động thực tiễn, sự tự ý thức, tự phát triển Văn hóa chính trị cánhân thường được bộc lộ qua văn hóa ứng xử, giao tiếp, tranh luận, bởi vì giao tiếp, ứng
xử, tranh luận không chỉ thuần túy là thái độ, là biểu hiện của lòng trung thành, mà còn làtrình độ giác ngộ chính trị, là năng lực trí tuệ, là đạo đức và tác phong, là động cơ chínhtrị hướng về một lợi ích chính trị, một mục tiêu lý tưởng nhất quán cơ bản và lâu dài.Văn hóa chính trị cá nhân không chỉ thể hiện qua quan hệ giao tiếp, ứng xử, mà cònbộc lộ đầy đủ ở năng lực, khả năng hoạt động sáng tạo, đặc biệt trong việc tham gia vàoquá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực chính trị Con đường đi tớihoạt động sáng tạo bắt đầu từ tri thức, sự hiểu biết chính trị, cơ sở để có hành động đúng;tiếp đến là tình cảm, động lực cho hoạt động, yếu tố tạo cho tri thức trở nên sống động; từhiểu biết khoa học và tình cảm trong sáng, dẫn đến niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng, conđường, mục tiêu đã chọn Toàn bộ tri thức, tình cảm, niềm tin là cội nguồn cho hoạt độngsáng tạo, đồng thời thông qua hoạt động sáng tạo mà tri thức được bổ sung, kiểm chứng
và nâng cao, tình cảm thêm sâu sắc, niềm tin được củng cố và hành động trở nên tự giáchơn, mãnh liệt hơn, văn hóa hơn
Trang 11Ở Việt Nam, văn hóa chính trị ở mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những nhà lãnhđạo, chính trị là sự thực hành văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với phương châm: thườngxuyên trau dồi kiến thức, tư duy khoa học, thực hành đạo đức cách mạng, chống chủnghĩa cá nhân, nghiêm khắc với mình, khoan dung, độ lượng đối với mọi người…
b Văn hóa chính trị của tổ chức
Văn hóa chính trị cá nhân chỉ thực sự thể hiện và phát huy trong quan hệ với vănhóa giá trị của một tổ chức xác định, bởi con người bất cứ ở đâu và bất cứ bao giờ cũngkhông tồn tại ở một bình diện, một chiều mà ở nhiều bình diện, nhiều chiều, và luôn đượcđặt vào những quan hệ khác nhau, vào vị trí khác nhau Con người, theo quan niệm của
Hồ Chí Minh, “nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào
cả nước Rộng nữa là cả loài người” Vậy là, thông qua một cộng đồng, một tổ chức vàtrong cộng đồng, tổ chức, cái cá nhân được thể hiện, cái nhân cách được hình thành, cũng
có nghĩa là văn hóa chính trị cá nhân và tổ chức được hình thành, được thực hiện
Văn hóa chính trị của một tổ chức phụ thuộc vào văn hóa của từng cá nhân, vàovăn hóa người thủ lĩnh (người đứng đầu), vào trình độ dân trí nói chung, vào trình độ tổchức của tổ chức và suy đến cùng còn tùy thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, trình
độ chín muồi của chế độ dân chủ
Đối với người thủ lĩnh, văn hóa chính trị của họ lại tùy thuộc vào trình độ trí tuệ(tài), tâm trong sáng (đạo đức), sự giác ngộ mục tiêu lý tưởng, khả năng thu phục, tậphợp, tổ chức mọi người vào công việc chung, tùy thuộc vào kinh nghiệm thực tiễn, sựnếm trải trong cuộc sống và sự công tâm…của họ
Trình độ tổ chức của tổ chức thể hiện nguyên tắc tổ chức, ở cơ cấu tổ chức, đặc biệt
ở hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
Bản chất của chế độ xã hội quy định trình độ văn hóa dân chủ của tổ chức, cộngđồng Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất chủ yếu, lấy việc bóc lột giá trị thặng dư làm phương thức tồn tại, dân chủ chỉ làhình thức Điều đó quy định trình độ hạn chế của văn hóa chính trị cộng đồng Trái lại,trong chủ nghĩa xã hội, xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
xã hội lấy việc thủ tiêu bóc lột, bất công, bất bình đẳng làm cơ sở tồn tại, dân chủ xã hội
Trang 12chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế Do đó, văn hóa của mỗi tổ chức xã hội có môitrường nảy nở, phát huy Sự tác động qua lại thuận chiều giữa văn hóa chính trị cá nhân
và văn hóa chính trị tổ chức là nét đặc sắc của văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Văn hóa chính trị với tư cách là hệ giá trị
Cấu trúc văn hóa chính trị với tư cách là một hệ thống các giá trị, gồm các thành tốsau đây:
Thứ nhất, trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường quan điểm của giai cấp.
+ Tri thức, sự hiểu biết, giác ngộ khoa học về chính trị:
Chính trị vốn là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi con người khi tham giavào đời sống chính trị, hoạt động chính trị phải có những hiểu biết toàn diện, đúng đắn vàsâu sắc về nó V.I.Lênin nói: “người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị” Chỉ
có trên cơ sở hiểu biết đúng đắn, sâu sắc về chính trị và về xã hội nói chung, các chủ thểchính trị mới có thể giác ngộ về lợi ích, mục tiêu chính trị, xác định được động cơ, thái
độ chính trị đúng đắn, từ đó mới tự giác, quyết tâm, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn,trong hành vi chính trị.V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Chừng nào người ta chưa biếtphân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ nhữngcâu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo,chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch, bị ngườikhác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”
Tri thức, sự hiểu biết về chính trị bao gồm tri thức kinh nghiệm chính trị và tri thức
lý luận chính trị là sản phẩm của một quá trình quan sát, trải nghiệm, đúc rút, tích lũy quahoạt động thực tiễn của các chủ thể chính trị, tạo thành vốn sống, thói quen, linh cảm, sựnhạy bén chính trị, là cơ sở thực tiễn cho bước phát triển thành tri thức lý luận Tri thức
lý luận chính trị là sự hệ thống hóa, khái quát hóa, chỉ ra cái bản chất, tất yếu, cái chung,phổ biên, nâng lên thành lý luận, thành quy tắc từ những kinh nghiệm chính trị thực tiễn.Như vậy, hai cấp độ, hai hệ thống tri thức có mỗi quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, đòihỏi trong hoạt động chính trị các chủ thể chính trị không được coi nhẹ hoặc tuyệt đối hóamột mặt nào Tuyệt đối hóa tri thức lý luận, chú trọng bằng cấp, coi nhẹ kinh nghiệmthực tiễn sẽ dẫn đến lý luận suông và chủ nghĩa giáo điều Ngược lại, tuyệt đối hóa kinh
Trang 13nghiệm, coi thường lý luận sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, hành động mù quáng, cảm
tính V.I Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào
cách mạng” Suy cho cùng lý luận phải bắt nguồn từ tổng kết thực tiễn, gắn với thực
tiễn Những kinh nghiệm thực tiễn phải được tổng kết, nâng lên thành lý luận, phải đượctri thức lý luận soi đường mới phát huy được hiệu quả tích cực trong thực tiễn chính trị.+ Nhu cầu, thói quen, trình độ nhận định và đánh giá những hiện tượng, những quátrình chính trị của các chủ thể chính trị:
Trên cơ sở những hiểu biết về chính trị, truyền thống mỗi dân tộc, trình độ hoànthiện và phát triển của các thể chế chính trị mà nhu cầu, thói quen chính trị của các chủthể chính trị hình thành ổn định, đồng thời khả năng nhận định, đánh giá các hiện tượng,các quá trình chính trị của họ cũng từng bước được xác lập làm cơ sở cho những hoạtđộng của những cá nhân phù hợp với những chuẩn mực và lợi ích cộng đồng; nâng caotinh thần và tính kiên quyết đấu tranh bảo vệ hoặc phê phán những hiện tượng, sự kiệntrong đời sống xã hội theo quan điểm, lập trường chính trị nhất định Theo V.I.Lênin thìmột lập trường chính trị đúng đắn có nghĩa là:
“Thứ nhất, nhân danh tổ chức mà nêu lên một nhận định hẳn hoi về tình hình hiệnthời và về sách lược, đưa ra được một loạt nghị quyết
Thứ hai, đưa ra được một khẩu hiệu chiến đấu cho tình hình hiện nay
Thứ ba, đem hai điểm nói trên (nghị quyết, khẩu hiệu) gắn với hành động của quầnchúng vô sản và của đội tiền phong giác ngộ của họ”
+ Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị:
Chính trị là một lĩnh vực đầy khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và bất trắc vì nó liênquan đến lợi ích, quyền lực Vì vậy, trong hoạt động chính trị phải có niềm tin, phải đượcgiác ngộ, thuyết phục Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị có thể được hình thành mộtcách tự phát, cảm tính, hoặc là kết quả của một quá trình nhận thức đúng đắn, khoa học
về lý tưởng chính trị, con đường cách mạng đã chọn Niềm tin, sự thuyết phục về chínhtrị được hình thành một cách tự phát, cảm tính dễ dẫn đến dao động, bế tắc, đổ vỡ khihoàn cảnh thay đổi, thậm chí đưa con người đến chỗ cơ hội, phản bội khi gặp khó khăn,thất bạn tạm thời hoặc kết quả không như mong muốn Ngược lại, niềm tin và sự thuyết
Trang 14phục về chính trị nếu được thành lập bằng con đường tự giác, khoa học, dựa trên sự hiểubiết đúng đắn, sâu sắc về quy luật, xu hướng phát triển tất yếu của sự vật về lý tưởngchính trị, về con đường cách mạng đã lựa chọn sẽ tạo nên động lực chính trị ổn định,mạnh mẽ, giúp con người vững vàng trước mọi thử thách, phát huy tính chủ động, sángtạo trong hoạt động chính trị.
Vai trò ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chính trị của chủ thể tùy thuộc vào mức
độ và cơ sở của niềm tin, sự thuyết phục chính trị Nếu kết hợp được cả tình cảm và lý trí,
tự giác và khoa học, khi tạo dựng niềm tin thì niềm tin đó sẽ trở nên vững vàng, sắt đá,tạo nên sức mạnh to lớn giúp con người thành công trong hoạt động chính trị
Thứ hai, hệ thống các giá trị, chuẩn mực phù hợp với lợi ích của giai cấp được cụ
thể hóa dưới dạng các quy phạm pháp luật, có chức năng điều khiển hành vi của toàn xãhội
+ Các truyền thống chính trị: Theo quy luật kế thừa và phủ định biện chứng, vănhóa tổ chức ủa mỗi dân tộc, mỗi giai cấp không ra đời từ hư vô, tự nhiên xuất hiện, mà làkết quả của phủ định biện chứng, kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ, phùhợp trong truyền thống chính trị được tích lũy từ trước đó Các truyền thống chính trị inđậm dấu ấn lên hoạt động chính trị, tạo nên bản sắc riêng của văn hóa của mỗi dân tộc,mỗi giai cấp, mỗi chế độ chính trị, đồng thời góp phần làm phong phú và đa dạng thêmcho văn hóa đương đại Vì vậy, giáo dục và phát huy truyền thống chính trị cho các chủthể chính trị là một phương thức để duy trì và phát huy văn hóa chính trị trong hoạt độngchính trị
Việt Nam từ ngàn đời xưa, với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, nhân nghĩa
chính là nét đặc sắc trong văn hóa chính trị truyền thống Trong thời đại mới, văn hóachính trị nhân nghĩa không chỉ là yên dân, trừ bạo, mà hơn thế nữa là độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội Nhân nghĩa tức là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độclập, dân chủ, tiến bộ xã hội và góp phần vào sự nghiệp hòa bình trên thế giới
+ Những lý tưởng chính trị cao đẹp mà con người hướng tới:
Nói đến văn hóa chính trị là nói đến những giá trị “chân - thiện - mỹ” mà con ngườiphấn đấu, hướng tới trong hoạt động chính trị, trong đó có lý tưởng trong sáng cao đẹp Ở