1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế lao động PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO 33

109 980 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAAV Cục Hàng không dân dụng Việt nam CBCNV Cán bộ công nhân viên. CNTT Công nghệ thông tin DOCWISE Tiếng anh kỹ thuật dùng trong bảo dưỡng máy bay FAA Cục hàng không liên bang Mỹ FAR Quy chế hàng không liên bang Mỹ HĐQT Hội đồng quản trị TGĐ Tổng giám đốc TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên VAECO Vietnam Airlines Engineering Company. VAR Quy chế hàng không Việt nam. WTO Tổ chức thương mại quốc tế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Máy bay Error: Reference source not found BẢNG Bảng 3.1. Bảng doanh thu của Công ty những năm gần đây Error: Reference source not found Bảng 3.2. Kế hoạch đội bay của Vietnamairlines những năm tới Error: Reference source not found Bảng 3.3. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ tại VAECO năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 3.5. Bảng lương chức danh, công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bayError: Reference source not found Bảng 3.6. Bảng mức lương đánh giá của cán bộ quản lý trong công ty 47 Bảng 3.7. Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lýError: Reference source not found Bảng 3.8. Mức tiền lương bình quân nhận được của một cán bộ quản lý trong công ty và các doanh nghiệp bên ngoài Error: Reference source not found Bảng 3.9. Các mức phụ cấp cho cán bộ quản lý tại VAECO Error: Reference source not found BIỂU Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa thu nhập với việc đảm bảo cuộc sống Error: Reference source not found Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tiền lương bình quân trả cho lao động quản lý tại các doanh nghiệp Error: Reference source not found Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tương quan giữa mức thu nhập nhận được với sức lao động bỏ ra Error: Reference source not found Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của cán bộ quản lý trong công ty về tiền thưởng nhận được Error: Reference source not found Biểu đồ 3.5. Biểu đồ biểu hiện mối tương quan giữa mức thưởng và kết quả thực hiện công việc Error: Reference source not found Biểu đồ 3.6. Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng về chế độ làm việc, nghỉ ngơi Error: Reference source not found Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của các chương trình đào tạo Error: Reference source not found Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thăng tiến của lao động quản lý tại VAECO Error: Reference source not found HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU Trong mỗi doanh nghiệp nhân lực là đầu vào quan trọng nhất, quyết định quá trình kết hợp các nguồn lực khác một cách có hiệu quả để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng, trong đó lao động quản lý quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi vai trò quan trọng trong lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu. Là một hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong những năm vừa qua Vietnamairlines đã có những đóng góp không nhỏ vào GDP, vươn lên trở thành một trong những tổng công ty phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam, góp một phần xây dựng hình ảnh một Hãng hàng không quốc gia năng động, sáng tạo, tiên tiến và hiện đại. Trong hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, chất lượng kỹ thuật máy bay có ảnh hưởng rất lớn đến lộ trình thực hiện chuyến bay cũng như hiệu quả doanh thu của toàn Hãng. Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay (VAECO) trực thuộc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam hiện là doanh nghiệp tiên phong hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bảo dưỡng, đại tu, kiểm tra định kỳ máy bay và các trang thiết bị máy bay. Để hoạt động kinh doanh hiệu quả, nâng cao uy tín và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong điều kiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, đòi hỏi Công ty VAECO phải được cơ cấu và tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, duy trì sự đồng bộ về hoạt động của các phòng ban, bộ phận. Trong đó, vai trò của lao động quản lý trong công ty là đặc biệt quan trọng, để vận hành tốt bộ máy doanh nghiệp, đòi hỏi các lao động quản lý phải có những quyết sách, chiến lược quản trị chặt chẽ và phù hợp trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, để phát huy khả năng làm việc của bộ phận lao động quản lý, chính sách đãi ngộ tương xứng với bộ phận lao động này cũng là yếu tố cần được xem xét và nghiên cứu. Thêm vào đó, do là một công ty TNHH 100% vốn nhà nước, nên công tác tạo động lực cho đội ngũ lao động quản lý tại công ty vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng, các đòn bẩy để thúc đẩy lao động quản lý làm việc chưa có chế tài phù hợp với tính chất công việc. Vì vậy, nó làm giảm động lực và nhiệt huyết làm việc của đội ngũ lao động này trong công ty, từ đó dẫn tới năng suất lao động giảm sút, hiệu quả công việc còn chưa cao. Do vậy, VAECO cần xây dựng một chế độ đãi ngộ hợp lý, chính sách lương thưởng tương xứng và các phương án tạo động lực thích đáng và kích thích năng suất hiệu quả làm việc cho đội ngũ lao động quản lý tại doanh nghiệp mình. i Xuất phát từ vai trò quan trọng của lao động quản lý cũng như nhu cầu nâng cao động lực làm việc cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn được thực hiện với mong muốn một mặt giới thiệu những lý thuyết tổng quan về tạo động lực cho lao động quản lý, mặt khác, luận văn giới thiệu những nét chung về Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay, thực trạng và giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý tại công ty, qua đó có những kiến nghị phù hợp về một số giải pháp tạo động lực cho người lao động trong bối cảnh hiện nay. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Tạo động lực cho người lao động là một trong những vấn đề mấu chốt của doanh nghiệp, nó không chỉ là một cách thức nhằm giữ chân những người có năng lực, có trình độ mà nó còn gắn liền với sự tồn tại phát triển cũng như sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, đã có nhiều tài liệu, đề án trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho người lao động điển hình như các học thuyết về nội dung (của Maslow, Alderfer, McClelland, Herzberg) chỉ ra cách tiếp cận với các nhu cầu của người lao động; và nhóm học thuyết về quá trình (của Adams, Vroom, Skinner, E.A.Locker) tìm hiểu lý do mà mỗi người thể hiện hành động khác nhau trong công việc. Vận dụng các học thuyết trên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố tạo động lực và cách thực hiện. Zimmer (1996) nhấn mạnh cần tuyển đúng và đối xử công bằng, coi trọng đào tạo. Gracia (2005) nhấn mạnh cần giúp nhân viên thấy rõ xu hướng, kỹ thật mới nhất trong ngành, tạo điều kiện để họ phát huy sáng kiến và ứng dụng trong công việc. Apostolou (2000) nhấn mạnh quan hệ giữa tạo động lực với sự lôi cuốn cấp dưới. Kovach (1987) chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực, trong đó công việc thích thú càng quan trọng khi thu nhập tăng, còn lương cao quan trọng hơn trong nhóm có thu nhập thấp. Trong khi đó, tại việt nam cũng có không ít những nghiên cứu hướng tới nội dung tạo động lực này, điển hình như: ii Đề án tạo động lực làm việc của Tiến sĩ Phan Quốc Việt thuộc Tâm Việt Group. Trong đề án của mình, Tiến sĩ Phan Quốc Việt đề cập tới các biện pháp tăng động lực làm việc của người lao động, xem xét các động lực làm việc trong một tập thể trên quan điểm người lãnh đạo và quản lý. Trong khi đó Luận án “Giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội và ở Việt Nam đến năm 2020” của Vũ Thị Uyên lại tập trung nghiên cứu về lao động quản lý, đây là nhóm đối tượng chủ chốt của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với luận án này thì tác giả cũng đã tiếp cận, hệ thống và đề xuất quan điểm về động lực lao động, lựa chọn mô hình tổng thể để chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực cho lao động và lao động quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luận án trên chú trọng đến tầm vĩ mô, tính bao quát trong nhóm các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội nói riêng và không đưa ra một doanh nghiệp cụ thể nào để phân tích. Khác với hai đề án và luận án trên, luận văn “Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam” của Trần Thị Thùy Linh – Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra được đối tượng nghiên cứu cụ thể trong luận văn của mình, đó là toàn bộ nhân viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Luận văn cũng đã đề cập tới các biện pháp tạo động lực cho nhân viên Công ty nhằm giữ chân những người có năng lực, có trình độ, thu hút thêm nhiều người tài gia nhập ngành Hàng không Việt Nam. Qua một số nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động ở trên, có thể thấy, các đề án và luận văn đã đưa ra những lý luận chung nhất về đề tài nghiên cứu cũng như đi sâu tìm hiểu về một nguồn nhân lực trong một Công ty cụ thể. Tuy nhiên, trong số các đề tài trên, ngoài đề tài của Vũ Thị Uyên nghiên cứu về giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý tại các Doanh nghiệp nhà nước ra, các đề tài khác đi sâu vào các vấn đề tạo động lực cho lao động nói chung và nguồn lao động chất lượng cao. Chứ chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho lao động quản lý của một doanh nghiệp cụ thể nào iii CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Trong chương này tác giả đã đề cập đến những cơ sở lý luận về tạo động lực cho động quản lý trong doanh nghiệp các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của lao động quản lý trong doanh nghiệp và các học thuyết tạo động lực ứng dụng trong tạo động lực cho lao động quản lý. Trước hết lao động quản lý là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý. Các loại lao động quản lý khác nhau có những nhiệm vụ lao động khác nhau và do đó có những nội dung lao động khác nhau. Sự khác nhau đó là do sự khác nhau về chất của các chức năng quản lý quy định. Song các lao động quản lý này thường mang những đặc điểm sau:  Thứ nhất, Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc và mang nhiều tính sáng tạo.  Thứ hai, hoạt động lao động quản lý là hoạt động mang tính tâm lý – xã hội cao.  Thứ ba, Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, kết quả lao động, vừa là phương tiện lao động của cán bộ quản lý.  Thứ tư, Nhìn chung hoạt động lao động quản lý có nội dung đa dạng, khó xác định và kết quả lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp.  Thứ năm, hoạt động lao động quản lý là các thông tin các tư liệu thực hiện cho việc hình thành và thực hiện các quyết định quản lý. Với 5 đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm hết sức đặc thù của lao động quản lý do vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của lao động quản lý để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp với lao động quản lý trong doanh nghiệp. Những yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của lao động quản lý trong doanh nghiệp mà chúng ta cần nghiên cứu đó là: Các yếu tố thuộc bản thân người lao động như các hệ thống nhu cầu cá nhân, khả năng và kinh nghiệm làm việc của bản thân, đặc điểm nhân cách cũng như là độ tuổi của lao động quản lý. Không iv những vậy, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới động lực lao động của người quản lý, từ những chính sách, chế độ lương thưởng, công việc đảm nhận, điều kiện lao động cho đến phong cách lãnh đạo của những lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp đó là những yếu tố chính ảnh hưởng tới động lực làm việc của lao động quản lý tại mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như: Luật pháp của chính phủ, phúc lợi xã hội, văn hóa vùng miền…cũng tác động đôi chút đến động lực lao động của lao động quản lý trong doanh nghiệp. Tạo động lực lao động cho lao động quản lý là vấn đề rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và từ đó tác động tới sự thành bại của Công ty. Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng một số học thuyết tạo động lực nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc xác định các nhu cầu của lao động quản lý để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để tạo động lực lao động cho lao động quản lý trong doanh nghiệp. Và một số học thuyết tạo động lực lao động cho lao động quản lý tác giả nghiên cứu ở đây là: Thứ nhất, học thuyết nhu cầu của Maslow với năm thứ bậc nhu cầu là: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu phát triển. Với năm thứ bậc nhu cầu đó thì học thuyết nhu cầu của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong giới quản lý điều hành. Nó được chấp nhận do tính logics và tính dễ dàng mà nhờ đó người ta có thể dùng trực giác để hiểu lý thuyết này. Để tạo động lực cho nhân viên thì cần hiểu được họ đang ở đâu trong hệ thống nhu cầu trên và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó. Thứ hai, học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzbeg; qua nghiên cứu Herzberg đã chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công việc thành hai nhóm: Nhóm một bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc như: Sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, trách nhiệm lao động và sự thăng tiến. Đó là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trong công việc. Còn nhóm hai bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như: Các chính sách và các chế độ quản trị của Công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ con người và các điều kiện làm việc. Theo Herzberg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên nếu chỉ riêng sự hiện diện của chúng thì không đủ để tạo ra v động lực và sự thỏa mãn trong công việc. Thứ ba, học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom; Thuyết kỳ vọng cho rằng một cá nhân có xu hướng hành động theo một cách nhất định dựa trên những kỳ vọng rằng hành động đó sẽ dẫn đến một kết quả cho trước và dựa trên mức độ hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân này. Thuyết này gồm ba biến số đó là quan hệ nỗ lực - thành tích, quan hệ thành tích - phần thưởng và sự hấp dẫn của phần thưởng. Lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong tạo động lực cho người lao động. Thứ nhất, lý thuyết hành vi nhấn mạnh đến sự trả công, đến các phần thưởng. Bởi lẽ đó, cần phải chú ý rằng những phần thưởng mà tổ chức đưa ra có mối liên quan đến những gì các nhân viên muốn. Vì vậy các nhà quản lý phải quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng; Các nhà quản lý cần thưởng cho các cá nhân những thứ mà họ đánh giá một cách tích cực. Thứ hai, lý thuyết kỳ vọng nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng. Các nhà quản lý cần phải để cho người lao động biết được tổ chức kỳ vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao. Cuối cùng, lý thuyết này quan tâm đến những kỳ vọng cá nhân của người lao động. Những kỳ vọng của bản thân người lao động như kết quả làm việc, phần thưởng và các kết quả đầu tư thỏa mãn mục tiêu của họ. Thứ tư, học thuyết công bằng của J.Stacy Adam; Học thuyết này đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Học thuyết cũng thừa nhận rằng các cá nhân không chỉ quan tâm tới khối lượng phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho sự nỗ lực của bản thân mình, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng đó với những gì người khác nhận được. Đó là bốn học thuyết mà tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng vào trong việc xác định các nhu cầu của lao động quản lý để từ đó đi tìm hiểu những thực trạng hiện hữu về tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công ty VAECO và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại những hạn chế trong việc tạo động lực cho cán bộ quản lý để từ đó đưa ra được những kiến nghị và giải pháp hợp lý phù hợp với bối cảnh hiện tại của công ty VAECO. vi [...]... III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO Với những cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 2 tác giả bước đầu đi tìm hiểu những thực trạng hiện tại về công tác tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật Máy bay VAECO mà điển hình là đi nghiên cứu các công cụ tạo động lực lao động cho. .. năng quản lý nhân viên gặp nhiều hạn chế do mở rộng vùng mù và làm giảm vùng chung của các nhà quản lý CHƯƠNG IV CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT MÁY BAY VAECO Từ cơ sở lý luận về tạo động lực lao động, từ những thực trạng về tạo động lực cho lao động quản lý tại VAECO Tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lý tại. .. việc cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình Luận văn được thực hiện với mong muốn một mặt giới thiệu những lý thuyết tổng quan về tạo động lực cho người lao động, đặc biệt là lao động quản lý, mặt khác, luận văn giới thiệu những nét chung về Công. .. đề xuất về động lực lao động, các yếu tố tạo động lực, các biện pháp tạo động lực cho người lao động và lao động quản lý trong doanh nghiệp 3 Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng động lực làm việc của lao động quản lý, các yếu tố tạo động lực, mức độ thỏa mãn nhu cầu của lao động quản lý thông qua các biện pháp tạo động lực được áp dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật máy bay, từ đó... lao động cho lao động quản lý trong Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay (VAECO) Luận văn chỉ ra những ưu nhuợc điểm của các biện pháp tạo động lực đang đuợc áp dụng tại công ty VAECO, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại ảnh huởng đến động lực làm việc của lao động quản lý Qua đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản lý tại công ty này 6 Kết cấu chung luận văn Ngoài phần... Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn chia thành 4 phần chính: Chương I: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Chương II: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Chương III: Phân tích thực trạng tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công ty TNHH một thành viên kỹ thuật máy bay VAECO Chương IV: Các giải pháp nhằm tạo động. .. lực lao động cho lao động quản lý tại công ty như: Tạo động lực lao động thông qua tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi dịch vụ, phụ cấp và thông qua đào tạo và thăng tiến Để từ đó đưa ra được những đánh giá chung về công tác tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công ty Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Máy bay VAECO là công ty với 100% vốn chủ sở hữu nhà nước Được hình thành dựa trên sự... tới nhà quản lý nhằm làm cho họ có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho doanh nghiệp Qua quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích về thực trạng động lực và tạo động lực cho lao động quản lý tại VAECO, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp cần thiết cho công tác tạo động lực cho lao động quản lý Luận văn được... nhu cầu của lao động quản lý tại Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật máy bay Trên cơ sở đó đánh giá mức độ thỏa mãn của lao động quản lý, cách kích thích các nhu cầu mới để tăng động lực làm việc Đối tượng khảo sát tập trung vào cán bộ cấp phòng trở lên đang làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật máy bay, ngoài ra luận văn còn nghiên cứu thêm đối tượng lao động quản lý trong một số doanh... thành viên Kỹ thuật máy bay 5 Những kết quả và điểm mới của luận văn Luận văn hệ thống hóa các lý luận căn bản về lao động quản lý, hệ thống và đề xuất quan điểm về động lực lao động, lựa chọn mô hình tổng thể để chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực cho lao động và lao động quản lý trong doanh nghiệp Luận văn phân tích về nhu cầu, sự thoả mãn, cách phát triển nhu cầu mới nhằm tăng động lực lao động cho . tác tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật Máy bay VAECO mà điển hình là đi nghiên cứu các công cụ tạo động lực lao động cho lao động quản lý tại công. làm việc cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay làm đề tài luận văn thạc. MÁY BAY VAECO Từ cơ sở lý luận về tạo động lực lao động, từ những thực trạng về tạo động lực cho lao động quản lý tại VAECO. Tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo động lực cho lao động quản

Ngày đăng: 22/05/2015, 17:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w