Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương:Chương 1: Nội dung chương này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh
Trang 1KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT HÀN
NGUYỄN THỊ THẢO
Khóa học: 2012 -2016
Trang 2KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT HÀN
Sinh viên thực hiên: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Thảo ThS: Nguyễn Quốc Tú Lớp: K46B - KTDN
Niên khóa: 2012-2016
Huế, 05/2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu, thu thập số liệu đề tài “ Hoàn thiện kế toán
doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên kỹ thuậtxây dựng Việt Hàn ” đã hoàn thành Để có kết quả như vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến quý Thầy, Cô Giáo Trường Đại Học Kinh Tế, đặc biệt là sự hướng dẫn củaTh.S Nguyễn Quốc Tú cùng các Anh, Chị trong công ty TNHH một thành viên kỹthuật xây dựng Việt Hàn đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡtôi trong quá trình thực tập tại công ty
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thực tập có hạn, kiến thức chuyên môncùng kinh nghiệm còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định Vìvậy kính mong quý Thầy, Cô Giáo, Ban Giám Đốc, Phòng Kế Toán góp ý nhằm bổsung những kiến thức còn thiếu sót để hoàn thiện và phục vụ tốt hơn trong học tập vàcông tác sau này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Giáo, các anh chị trongcông ty TNHH một thành viên kỹ thuật xây dựng Việt Hàn đã giúp tôi hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin thành cảm ơn!!!
Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2016 Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
1.5 Kết cấu đề tài 3
1.6 Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trong phạm vi sinh viên 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5
1.1 Các vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6
1.1.3 Ý nghĩa của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 6
1.2 Kế toán doanh thu tại Doanh nghiệp thương mại 7
1.2.1 Khái niệm 7
Trang 51.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 8
1.2.3 Phương pháp hạch toán doanh thu theo các phương thức bán hàng 9
1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 10
1.3.3 Trình tự hạch toán 11
1.4 Kế toán giá vốn hàng bán 11
1.4.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 12
1.4.3 Trình tự hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên 12
1.5 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 13
1.5.1 Khái niệm 13
1.5.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng 13
1.5.3 Trình tự hạch toán 13
1.6 Kế toán chi phí tài chính 14
1.6.1 Khái niệm 14
1.6.2 Tài khoản sử dụng 14
1.6.3 Trình tự hạch toán 14
1.7 Kế toán doanh thu tài chính 15
1.7.1 Khái niệm: 15
1.7.2 Tài khoản sử dụng 15
1.7.3 Trình tự hạch toán 15
1.8 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 16
1.8.1 Kế toán chi phí khác 16
1.8.2 Kế toán doanh thu khác 17
Trang 61.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 18
1.9.1 Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 18
1.9.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 18
1.10 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 20
CHƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT HÀN 21
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 21
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn 22 2.1.3 Đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 23
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 25
2.1.5 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2013-2015) 29
2.1.6 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2013 – 2015) 30
2.1.7 Tình hình nguồn vốn công ty qua 3 năm (2013-2015) 32
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2013-2015) 34
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn 36
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty Việt Hàn 36
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty Việt Hàn 45
2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 51
2.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 51
2.2.5 Kế toán doanh thu tài chính 59
Trang 72.2.6 Kế toán chi phí tài chính 61
2.2.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 61
2.2.8 Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp 62
2.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT HÀN 68
3.1 Đánh giá chung công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 68
3.1.1 Ưu điểm 68
3.1.2 Nhược điểm 69
3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2013-2015) 33
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 35
Biểu 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng 38
Biểu 2.2: Phiếu chi 39
Biểu 2.3: Phiếu nhập kho 40
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho 41
Biểu 2.5: Sổ nhật ký chung 42
Biểu 2.6: Sổ chi tiết hàng hóa 43
Biểu 2.7: Sổ cái TK 632 44
Biểu 2.8: Hóa đơn giá trị gia tăng 47
Biểu 2.9: Sổ chi tiết TK 511 48
Biểu 2.10: Sổ cái TK 511 49
Biểu 2.11: Sổ chi tiết thanh toán với người mua 50
Biểu 2.12: Bảng thanh toán tiền lương 53
Biểu 2.13: Bảng tính và phân bổ khấu hao 54
Biểu 2.14: Sổ nhật ký chung 55
Biểu 2.15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh 6421 57
Biểu số 2.16: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh 6422 58
Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 515 60
Biểu 2.18: Sổ nhật ký chung 65
Biểu 2.19: Sổ cái TK 911 66
Biểu 2.20: Sổ cái TK 421 67DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự hạch toán doanh thu 10
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 11
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên 12
Trang 10Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 13
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán chi phí tài chính 14
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán doanh thu tài chính 15
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán chi phí khác 16
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán thu nhập khác 17
Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp 18
Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh 19
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Việt Hàn 24
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 25
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 28
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài: “ Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty TNHH một thành viên kỹ thuật Việt Hàn, gồm 3 phần:
Phần I: Là phần mở đầu chủ yếu giới thiệu về lý do chọn đề tài, phạm vi tìm hiểu và cách thức nghiên cứu đề tài
Trang 11Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Nội dung chương này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác
kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại để làm
cở sở để thực hiện các mục tiêu tiếp theo của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Chương này giới thiệu tổng quan về công ty, đặc điểm sản xuất kinhdoanh, chức năng, nhiệm vụ, tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty TNHH MTV
kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong tháng 11 năm 2015 bằng việc tìm hiểu qua hệ thống tài khoản, chứng từ sử dụng, sổ sách sử dụng, quy trình lưu chuyển hóa đơn, chứng từ,cách ghi nhận doanh thu, chi phí thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến xác định doanh thu và kết quả kinh doanh tại công ty
Chương 3: Nội dung chương này là nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu và xác định kếtquả kinh doanh nói riêng.Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện những hạn chế mà công ty đang gặp phải
Phần III: Phần này đánh giá tổng quát về những mặt đạt được và chưa đạt được của đề tài nghiên cứu
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời điểm nền kinh tế ngày càng phát triển và tính cạnh tranh gay gắtgiữa các thành phần kinh tế Doanh nghiệp khi thành lập đều hoạt động vì mục tiêu lợinhuận, làm cách nào để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí là bài toán củamỗi doanh nghiệp và kế toán đóng một vài trò quan trọng đối với các quyết định củacác nhà quản trị doanh nghiệp Để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp thìnhiệm vụ của kế toán là phải xác đinh được doanh thu, chi phí hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ, công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanhtheo kế hoạch và giá cả được ấn định trước
Đứng trước những khó khăn và thách thức trong nền kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự mình giải quyết các vấn đề là làmsao tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa đảm bảo thu hồi vốn
và bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh Ngược lại,doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa và xác định không chính xác kết quả bánhàng sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát tài chính và có nguy cơ phá sản, đặc biệttrong nền kinh tế cạnh trạnh ngày càng gay gắt như hiện nay, là vấn đề sống còn củabất kỳ doanh nghiệp nào
Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật xây dựng Việt Hàn là công ty chuyênkinh doanh các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật và xây dựng, do đặc thù ngành nghềkinh doanh nên công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh luônđược công ty chú trọng, là khâu quan trọng để xác định doanh nghiệp làm ăn lãi hay
lỗ Vì vậy để hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác,khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là rất cần thiết và đòi hỏi kếtoán phải có kinh nghiệm, hiểu biết và luôn cập nhật các thông tư mới của Bộ tài chính
để áp dụng vào công ty của mình một cách hợp lý Chính vì vậy, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán hoạt động hiệu
Trang 13quả Kế toán với chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính đãthực sự trở thành một công cụ sắc bén và hữu hiệu trong công tác quản lý.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên và nâng cao nghiệp vụ của
bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên kỹ thuật xây dựng Việt Hàn”
Nghiên cứu đề tài này cũng là kinh nghiệm thực tiễn giúp tôi nâng cao năng lựcbản thân, áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công tác kế toán tại công
ty như thế nào và phục vụ tốt cho công tác học tập và làm việc sau này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
+ Hệ thống hóa cở sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty thương mại
+ Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kếtquả kinh tại công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
+ Đề xuất một số giải pháp cải thiện, khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác
kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kế toán doanh thu và xác định kết
quả kinh tại công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
1.4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 14Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập từ các chứng từ, sổ sách, các thông tintrên báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan để tìm hiểu tổng quan về công ty vàthực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các sách giáo trình chuyên ngành,các thông tư, quyết định của Bộ tài chính, báo chí, các website chuyên ngành, chuyên
đề, khóa luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu: Dựa vào số liệu tổng hợpthu thập được để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơ bản của công ty trên cơ
sở đó so sánh để rút ra các nhận xét
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhân viên kế toán công ty về các phươngdiện kế toán tài chính, quản trị, tiêu thụ để thu thập các thông tin cần thiết Tìm hiểutrình tự luân chuyển chứng từ, ghi sổ khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phương pháp chứng từ kế toán: Được dùng để đối chiếu với các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh làm cơ sở cho việc ghi chép, tổng hợp số liệu
1.5 Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài này gồm có các phần sau:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhtại công ty thương mại
Chương 2: Kết quả nghiên cứu về công tác kế toán doanh thu và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
Chương 3: Giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu vàxác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 151.6 Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trong phạm vi sinh viên
Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quantrọng, là khâu cuối cùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Vì vậy đề tài này được rất nhiều sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng thực hiệnnghiên cứu và có một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xácđịnh kết quả kinh doanh Nghiên cứu về đề tài này của sinh viên làm chuyên đề vàkhóa luận tốt nghiệp, nhìn chung thì các nghiên cứu đều thực hiện được mục tiêunghiên cứu cơ bản khi đưa ra ở đầu bài khóa luận như sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty thương mại
+ Tìm hiểu và phân tích được thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác địnhkết quả kinh tại công ty thực tập
+ Cuối cùng, đưa ra một số giải pháp cải thiện, khắc phục và nâng cao hiệu quảcông tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về đề tài này của sinh viên vẫn còn một số hạn chếnhất định như điều kiện thời gian và sự nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ của đơn vị mìnhthực tập nên đề tài còn nghiên cứu chung chung và chưa thực sự đi sâu nghiên cứu đềtài này Tôi hy vọng có thể đi sâu nghiên cứu đề tài, tìm ra những điểm mới, có khoahọc nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty mình thực tập tốt nghiệp đạt kết hiệu quả cao
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI 1.1 Các vấn đề chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14) – Doanh thu
và thu nhập khác, trình bày một số khái niệm cơ bản sau:
“ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu ”
* Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanhthu bán hàng và CCDV với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặchàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu (nếu có), thuế GTGT(đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp)
* Chi phí: Là các khoản hao hụt về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được mộttrong những mục tiêu cụ thể đặt ra, hay nói cách khác chi phí chính là số tiền phải trả
để phục vụ các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch…nhằm đáp ứng các loạihàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh
* Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh đãđược thực hiện trong một thời kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quảcủa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh đượcxác định trong kỳ kế toán, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí củahoạt động sản xuất kinh doanh Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng đề đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 17Để xác định kết quả kinh doanh ta có công thức sau:
- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp + Doanh thu hoạt động tài chính– Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh+ Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Để thực hiện tốt công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thì
kế toán phải đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng từng loại sản phẩm, hàng hóa theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại
1.1.3 Ý nghĩa của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có vaitrò, ý nghĩa rất quan trọng thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 18Đối với doanh nghiệp: Việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm đượcthực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định, địnhhướng phát triển, chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Đối với nhà đầu tư: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên BCTC, dựa vào BCTC các nhà đầu tư sẽđưa ra các quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không
Đối với nhà cung cấp: Kết quả kinh doanh, các khoản thanh toán là căn cứ cầnthiết giúp nhà cung cấp có quyết định bán hàng hay không bán hàng cho doanh nghiệphoặc sử dụng phương pháp thanh toán hợp lý để tránh rủi ro cao nhất
Đối với các tài chính trung gian: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí
và kết quả hoạt động kinh doanh để đưa ra các quyết định cho vay vốn đầu tư
Đối với nhà nước: Trên cở sở các số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp để cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu,đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
1.2 Kế toán doanh thu tại Doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làmtăng vốn chủ sở hữu
(Theo Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán hoặc hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu (nếu có), thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp)
Trang 19+ Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấutrừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sửdụng “hóa đơn GTGT”.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thubán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “hóa đơn BH”
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện:
- Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng
1.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
a Chứng từ sử dụng gồm:
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, giấy báo có…
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và CCDV
c Nội dung và kết cấu Tài khoản 511
Nợ TK 511 Có
Số giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Tổng số doanh thu bán hàng Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ trong kỳ
Thuế phải nộp về hàng bán: Thuế TTĐB, thuế XK
Tài khoản 511: không có số dư cuối kỳ
Trang 201.2.3 Phương pháp hạch toán doanh thu theo các phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng
cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp Hàng hóa khi bàn giao cho kháchhàng được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh toán, số hàng hóa này chính thứccoi như đã tiêu thụ và doanh nghiệp bán hàng mất đi quyền sở hữu về số hàng hóa đó
Phương thức bán hàng trả góp (trả chậm)
Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: là phương thức bán hàngthu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền cònlại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.Doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 511 - Doanh thu bán hàng, phần doanh thu bánhàng thông thường (bán hàng thu tiền một lần) Phần lãi trả chậm được coi như mộtkhoản thu nhập hoạt động tài chính và hạch toán vào bên Có TK 515 - Thu nhập từhoạt động tài chính Theo phương thức bán này, về mặt kế toán khi giao hàng chokhách được xem là đã bán nhưng thực chất thì doanh nghiệp mới chỉ mất quyền sởhữu về số hàng đó
Phương thức bán hàng gửi đại lý
Kế toán bán hàng theo phương thức gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoahồng: là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhậnđại lý (bên đại lý) để bán Bên nhận đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đãquy định và được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng
Phương thức bán hàng hàng đổi hàng
Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: là phương thức bán hàng
mà DN đem sản phẩm vật tư, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá khác không tương
tự Giá trao đổi là giá hiện hành của vật tư, hàng hoá tương ứng trên thị trường
1.2.4 Trình tự hạch toán
Trang 21TK 911 TK 511 TK 111,112,131 Kết chuyển DT bán hàng
TK 3332,3333 TK 3331
Thuế XK, thuế TTĐB Thuế GTGT
Đầu ra
TK 521,531,532
Kết chuyển các khoản giảm trừ DT
Các khoản giảm trừ DT trong kỳ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ trình tự hạch toán doanh thu
1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu giao hàng
- Đối với hàng hóa bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý dotrả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại
Trang 22b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521: Chiết khấu thương mại
Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại
Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán
c Nội dung và kết cấu tài khoản:
SPS trong kỳ: SPS trong kỳ:
Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, Kết chuyển chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
1.3.3 Trình tự hạch toán
TK 111,112,131 TK 521,531,532 TK 511,512 Khi phát sinh các khoản Kết chuyển các khoản
Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế xuất kho hoặc giá thành thực tế lao vụ, dịch
vụ đã hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ và các khoản khác đã được tính vào GVHB
để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
1.4.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
a Chứng từ sử dụng:
Trang 23- Phiếu xuất kho, Phiếu tổng hợp xuất, nhập tồn.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
c Nội dung và kết cấu tài khoản
Hàng hóa xuất hàng gửi bán được TK 911
kho gửi đi bán xác định tiêu thụ Kết chuyển giá vốn hàng bán
Phân bổ chi phí mua hàng
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.5 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.5.1 Khái niệm
Chi phí quản lý kinh doanh là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, các chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinhdoanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp
Trang 241.5.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
a Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có…
b Tài khoản sử dụng: TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh
c Nội dung và kết cấu tài khoản:
Nợ TK 642 Có Tập hợp chi phí quản lý kinh doanh Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh trong thực tế phát sinh trong kỳ kỳ bên Nợ TK 911
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
1.5.3 Trình tự hạch toán
TK 153 TK 642 TK 911 Chi phí vật liệu, công cụ, Kết chuyển chi phí
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí quản lý kinh doanh
1.6 Kế toán chi phí tài chính
1.6.1 Khái niệm
Chi phí tài chính bao gồm:
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các khoản đầu tư tài chính
- Chi phí cho vay và đi vay vốn, Chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượngchứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…
Trang 25- Các khoản lỗ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ.
1.6.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 635: Chi phí tài chính
Nội dung và kết cấu tài khoản
Nợ TK 635 CóCác khoản chi phí hoạt động tài chính Cuối kỳ Kết chuyển toàn bộ chi phí tài Các khoản lỗ do thanh lý các khoản chính để xác định kết quả kinh doanh
các khoản đầu tư doanh, liên kết
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán chi phí tài chính
1.7 Kế toán doanh thu tài chính
1.7.1 Khái niệm:
Doanh thu tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư tráiphiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ
- Thu nhập từ thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản…
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Trang 261.7.2 Tài khoản sử dụng
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nội dung và kết cấu tài khoản
TK 331 Chi phí thanh toán được hưởng
TK 3387
Kết chuyển doanh thu tiền lãi
Bán hàng trả chậm, trả góp
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán doanh thu tài chính
1.8 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác
Trang 27Tài khoản 811: chi phí khác
Nội dung và kết cấu tài khoản
Các chi phí khác phát sinh trong kỳ cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi
phí khác phát sinh vào TK 911Tài khoản 811: Không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán chi phí khác
1.8.2 Kế toán doanh thu khác
1.8.2.1 Khái niệm
Thu nhập khác bao gồm:
- Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Thu tiền phạt do khách vi phạm hợp đồng…
- Các khoản thuế được NSNN hoãn lại…
1.8.2.2 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711: Doanh thu khác
Nội dung và kết cấu tài khoản
Trang 28Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập Các khoản thu nhập khác phát sinh
khác trong kỳ vào TK 911 trong kỳ
Tài khoản 711: Không có số dư cuối kỳ
1.8.2.3 Trình tự hạch toán
TK 911 TK 711 TK 111,112,131 Kết chuyển doanh thu khác Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ
được chủ nợ
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán thu nhập khác
1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
1.9.1 Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
1.9.1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán số 17: “Thuế TNDN là chi phí thuế TNDN hiện hành
và thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
1.9.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Nội dung và kết cấu tài khoản
Chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ Chênh lệch số thuế TNDN phải nộp
Trang 29Kết chuyển vào TK 911
Tài khoản 821: Không có số dư cuối kỳ
1.9.1.3 Trình tự hạch toán
Số thuế TNDN phải nộp Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Số Chênh lệch giữa số thuế TNDN hiện hành
tạm nộp lớn hơn số phải nộp
Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.9.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.9.2.1 Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệptrong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu vàtổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện
1.9.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Nội dung và kết cấu tài khoản:
Nợ TK 911 Có Trị giá vốn hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ Doanh thu thuần về hàng hóa, dịch vụ đã Chi phí tài chính và chi phí khác tiêu thụ trong kỳ
Chi phí quản lý kinh doanh Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập Chi phí thuế TNDN kết chuyển khác
Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN Kết chuyển lỗ từ hoạt động kinh doanh.1.9.2.3 Trình tự hạch toán
Trang 30TK 632 TK 911
TK 511 Cuối kỳ kết chuyển GVHB Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển lãi phát sinh
Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh
1.10 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đếndoanh nghiệp Hệ thống sổ kế toán bán hàng ghi nhận doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý ở từng đơn vị, tuỳthuộc vào hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụngmột hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán, căn cứ vào chế độ, đặc điểm kinh doanhcủa mình để xây dựng hệ thống sổ sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả của công tác kếtoán
Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC:
Trang 31Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xâydựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giaodịch phải được phản ánh minh bạch, đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đốichiếu Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể ápdụng biểu mẫu sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT –BTC nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình Không bắtbuộc doanh nghiệp áp dụng 4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi
sổ và Nhật ký chứng từ Các doanh nghiệp áp dụng theo hình thức của phần mềm kếtoán mà doanh nghiệp đang sử dụng Trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh, phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT – BTC có hướng dẫn cách lập và đưa ramột số biểu mẫu sổ kế toán: Sổ Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký – sổ cái, sổĐăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái ( dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ), Sổ cái( dùngcho hình thức Nhật ký chung), Nhật ký – chứng từ, Sổ cái (dùng cho hình thức Nhật
ký – chứng từ ), sổ chi tiết bán hàng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIỆT HÀN
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
a Giới thiệu về công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn:
Tên công ty: công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
Địa chỉ: - Cở sở 1: Ấp An Viễn, xã Bình An, huyện Long Thành, Đồng Nai
- Cơ sở 2: KCN Formosa, xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh
Trang 32Điện thoại: 0963.400199 Fax: (+84)0613964525.
Email: viethanenc@gmail.com
Mã số thuế: 3603030874
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng
Giám đốc: Lê Xuân Lý
Kế toán trưởng: Lê Thị Thảo
Ngành nghề kinh doanh:
- Gia công, lắp đặt, tháo gỡ: Ống, kết cấu thép, thiết bị, máy móc, nhà xưởng…
- Kinh doanh, nhập khẩu: máy móc, vật liệu xây dựng
- Xây dựng cầu đường, giải phóng mặt bằng, Xây dựng các công trình
b Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn được thành lập vào ngày12/04/2012 theo quy định tại khoản 4 điều 67 Luật Doanh nghiệp, được Sở Kế hoạch
và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số3603030874 vàongày 12/04/2012
Công ty thành lập trong bối cảnh vừa thuận lợi cũng vừa có nhiều thách thức vềnhiều mặt Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong công ty cùng nhau tìmtòi, vượt qua khó khăn, tạo cho mình một hướng đi đúng đắn đưa công ty từng bước
ổn đinh và hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả
Ngày nay, công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn ngày càng phát triển, số lượng công trình thi công hàng năm tăng lên rõ rệt, quy mô kinh doanh cũng được mở rộng Đồng thời, công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị thi công hiệnđại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ
Công ty cũng hết sức quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹthuật, cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi ở tất cả các lĩnh vực Đến nay, Công ty TNHH
Trang 33MTV kỹ thuật và xây dựng Việt Hàn có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cótay nghề cao được tuyển chọn kỹ, luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng với sựnăng động, nhạy bén tiếp xúc với các thị trường mới, công ty ngày càng khẳng địnhđược vị trí của mình, không ngừng thay đổi và phát triển nhiều mặt.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn
2.1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn được thành lập với chứcnăng chủ yếu là kinh doanh về lĩnh vực kỹ thuật xây dựng như: gia công lắp đặt, tháogỡ: Ống, kết cấu thép, thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Kinh doanh, nhập khẩu: máymóc, vật liệu xây dựng Xây dựng cầu đường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các côngtrình điện, điện lạnh Thực hiện các hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồnlực nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, công tác quản lý và chăm sóc khách hàng luônđược quan tâm
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất
- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định về thuế, nộp ngân sách lợinhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật Nhà nước
- Kinh doanh đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà công ty đã đăng
ký với Nhà nước
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn được cung cấpcũng như vốn vay, nhằm thực hiện tốt các hoạt động SXKD sao cho ngày càng có hiệuquả, không ngừng lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu để đem lại lợi nhuận
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
a Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty
Trang 34Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty Việt Hàn
b Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng phòng ban:
Giám đốc công ty: Người điều hành chính của công ty, chịu trách nhiệm về tình
hình sản xuất và kinh doanh, chịu trách nhiệm pháp luật về các hợp đồng kinh tế.Mọi quyết định của giám đốc dựa trên sự bàn bạc, thống nhất ý kiến giữa các thànhviên góp vốn
Phòng kinh doanh: Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản
phẩm công ty đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý Chịu trách nhiệm
về doanh thu, lợi nhuận của công ty
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật đo đạc, lên bản vẽ thiết kế
sản xuất, bóc tách vật tư và chịu trách nhiệm giám sát
Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nhiêm về các giấy tờ, các thủ tục liên
quan đến pháp luật như tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo thuế tháng, năm, báo cáo tàichính, thuế môn bài… Phân công nhân sự tính toán, lưu giữ, nhập số liệu chi tiêu nội
bộ lên các kế hoạch chi tiêu tài chính của công ty
Trang 35Bộ phận bán hàng: Là nơi trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty tới khách
hàng, thu thập thông tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm và báo lên cấp trên
Bộ phận giao hàng và lắp đặt: Thực hiện việc giao hàng lắp đặt tại công trình
theo sự điều động và kế hoạch của công ty
Phòng quản lý thi công: Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và giám sát
thi công công trình
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
a Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH MTV kỹ thuật xây dựng Việt Hàn là đơn vị hạch toán độc lập,công việc hàng ngày được tập trung trên cùng một địa bàn do vậy việc tổ chức côngtác kế toán cũng được tập trung
b Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công tyViệt Hàn
c Chức năng của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho ban
lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp Kế toán
Kế toán
tổng hợp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền lương
Kế toánthanh toán vàcông nợ nnọenợnợ
Kế toán bán hàng
Thủ quỹ Kế toán
thuế
Kế toán các đội xây dựng
Trang 36trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kếtoán viên đã làm sao cho hợp lý nhất, lập báo cáo tài chính đúng kỳ hạn.
Kế toán tổng hợp: Phụ trách công tác kế toán tổng hợp số liệu báo cáo toàn
doanh nghiệp Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, các mẫu biểu kế toán do các bộphận kế toán thực hiện, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán, xác định tính đúngđắn, hợp lệ của chứng từ, số liệu, lập BCTC
Kế toán tiền lương: phản ánh chính xác thời gian và kết quả lao động của công
nhân viên, tính toán đầy đủ và thanh toán kịp thời lương và các khoản thu khác chonhân viên, phân bổ hợp lý lương và các khoản trích theo lương, cung cấp thông tinkinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan
Kế toán thanh toán và công nợ: có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ chi tiết công nợ,
thanh toán Lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán
Kế toán bán hàng: theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa
hàng ngày, giá hàng hóa trong quá trình kinh doanh
Thủ quỹ: giữ két ,quản lý vốn bằng tiền của công ty, chịu trách nhiệm về thu chi
tiền mặt, tồn quỹ, quản lý các giấy tờ có giá, phản ánh tình hình tăng, giảm tiền mặt,
Kế toán thuế: căn cứ vào các chứng từ hóa đơn GTGT, theo dõi và hạch toán các
hóa đơn mua hàng, HĐBH, lập bảng kê chi tiết và tờ khai thuế hàng tháng, quý
Kế toán các đội xây dựng: là người làm việc trực tiếp tại các công trình Họ có
nhiệm vụ tập hợp hóa đơn chứng từ, thông kê và kê khai thuế…
d Các chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty:
Hiện nay, chế độ kế toán mà công ty áp dụng theo quyết định số 48/2006 BTC ban hành ngày 14/ 09/ 2006, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quyđịnh về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài Chính Theo đó thì:
Trang 37- Niên độ kế toán năm: Năm tài chính tính theo năm dương lịch được bắt đầu từ
01/01 đến ngày 31/12 Kỳ kế toán theo năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi theo giá gốc
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: tính theo giá bình quân gia quyền
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
e Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, trướchết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên nhật
ký chung để vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Đồng thời với việc ghi nhật
ký chung thì kế toán phải vào sổ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phátsinh, sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợpchi tiết (được lập từ các sổ chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Việt Hàn
Trang 38Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu :
2.1.5 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2013-2015)
Chất lượng lao động trong 3 năm gần đây ở công ty có xu hướng tăng lên Nóđược phản ánh thông qua tỷ lệ số người trên đại học, đại học và cao đẳng đều tăng lên.Lượng công nhân có tay nghề đựơc đào tạo cũng tăng lên đáng kể Lượng công nhânđược đào tạo trung cấp năm 2013 là 30,4% đến năm 2014 là 62 người chiếm 28,8%,năm 2014 là 77 người chiếm 29,5% Bên cạnh đó lực lượng lao động sơ cấp có xuhướng giảm: năm 2013 là 24 người đến 2015 còn 15 người chiếm 5,7% (Bảng 2.1)
Sổ cái
Bảng cân đối sốphát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổnghợp chi tiết
Trang 39B ng 2.1: C c u theo trình đ nhân s c a công ty ảng 2.1: Cơ cấu theo trình độ nhân sự của công ty ơ cấu theo trình độ nhân sự của công ty ấu theo trình độ nhân sự của công ty ộ nhân sự của công ty ự của công ty ủa công ty
Trình độ
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Số
lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
2013/201 2 (%)
2014/2013 (%)
2.1.6 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm (2013 – 2015)
Hai chỉ tiêu đánh giá tình hình năng lực tài chính của công ty là tài sản vànguồn vốn Cơ cấu tài sản phản ảnh tình hình nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn tình hìnhhuy động vốn Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình tìnhhình tài chính và đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh hợp lý, đảm bảo hiệuquả và tránh rủi ro trong kinh doanh
Trang 40Về tài sản ngắn hạn: Qua 3 năm tình hình tài sản của công ty có sự biến độngnhẹ, năm 2013 so với năm 2012 tăng 437.775.875 đồng tương ứng tăng 6,49%,nguyên nhân do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 760.585.140 đồng tương ứng tăng24,65% Hàng tồn kho giảm 380.228.607 đồng tương ứng 12,17% Năm 2015 so vớinăm 2014, tài sản ngắn hạn cũng tăng 509.965.250 đồng tương ứng 7,10% do khoảnphải thu và hàng tồn kho tăng nhẹ do công ty áp dụng chính sách bán chịu để tăngdoanh thu và lượng hàng tồn kho cũng tăng lên Cụ thể khoản phải thu ngắn hạn tăng7,85%, hàng tồn kho tăng 2,94%.
Về tài sản dài hạn: Năm 2014 so với 2013 tương đối ổn định, có sự thay đổikhông đáng kể, cụ thể tăng 206.146.967 đồng, tương ứng 32,78% Có sự thay đổi này
là do tài sản cố định tăng 190.934.135 đồng tương ứng tăng 31,29% và chi phí xâydựng dở dang tăng 92.892.240 đồng tương ứng 36,16% do công ty nhận công trình lắpđặt xây dựng nên chi phí này tăng lên Tài sản dài hạn khác cũng tăng 15.212.832đồng tương ứng tăng 81,56% Năm 2015 so với năm 2014, tài sản dài hạn tăng lên252.086.565 đồng tương ứng tốc độ tăng 30,19% do tài sản cố định tăng 218.514.116đồng tương ứng tốc độ tăng 27,27% Tài sản dài hạn khác cũng tăng nhanh 33.547.449đồng tương ứng tốc độ tăng 99,14% Điều này cho thấy trong năm công ty có đầu tư,mua sắm một số tài sản phục vụ cho hoạt động bán hàng