1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2009

25 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 172 KB

Nội dung

- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc: Theo quy định tại Điều 2–Nghị đinh số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLDDTBXH ngày 30/1/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đượ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người laođộng nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động,qua đời

Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua, chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động

Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì hoạt động BHXH nói chung Do đó, triển khai công tác thu được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành

Với vai trò là một sinh viên khoa Bảo hiểm, trường Đai học Lao động

xã hội, với những kiến thức đã được thầy cô giáo truyền thụ, em cũng muốn nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề đang rất được quan tâm trong BHXH hiện nay, vấn đề quản lý thu BHXH Do đó, em đã chọn đề tài " Thực trạng côngtác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2009" cho bài viết tiểu luận Quản trị BHXH của mình

Bài tiểu luận của em gồm 3 phần lớn:

Chương I: Một số vấn đề quản lý đối tượng tham gia BHXH

Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa

Trang 2

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa

Do kiến thức còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú cũng như thời gian làm bài chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong thầy cô giáo nhận xét góp ý để bài làm của emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Một số từ viết tắt trong bài:

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ: Người lao động

NSDLĐ: Người sử dụng lao động

Trang 4

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH

1.1 Đối tượng quản lý.

1.1.1 Đối tượng tham gia bảo BHXH.

a NLĐ tham gia BHXH

NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình BHXH do chính phủ quyđịnh áp dụng trong từng thời kì

- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:

Theo quy định tại Điều 2–Nghị đinh số 152/2006/NĐ-CP ngày

22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLDDTBXH ngày 30/1/2007, đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:

NLĐ tham gia bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán

bộ, công chức;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 thángtrở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định củapháp luật về lao động;

+ NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền côngtheo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợptác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong cácdoanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang

+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong

và ngoài nước mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước ;

Trang 5

+ NLĐ đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận BHXHmột lần trước khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của phápluật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- NLĐ tham gia BHXH tự nguyện:

Theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đối

tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 đến đủ 60

tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc đốitượng áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm:

+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;+ Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;

+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ NLĐ tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt độnglao động để có thu nhập cho bản thân

+ Người tham gia khác

b NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nướcđang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặcCông ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức

xã hội khác;

+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

Trang 6

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục-đàotạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường xãhội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác.

+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập ,hoạt động theo LuậtHợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác,tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn,sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luậtlao động:

+ Cơ quan,tổ chức,cá nân nước ngoài,tổ chức quốc tế hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợpđiều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam ký kết hoặctham gia có quy định khác

1.1.2 Đối tượng tham gia BHYT

Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định Theo quyđịnh tại Luật BHYT (Luật số 25/2008/QH 12)

1.1.3 Đối tượng tham gia BHTN

- NLĐ tham gia BHTN : Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp

đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN:

Trang 7

Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao độnghàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thờihạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạnvới người sử dụng lao động tham gia BHTN thì không thuộc đối tượng thamgia BHTN

- NSDLĐ tham gia BHTN:

+ Là người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên tại các

cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị lựclượng vũ trang nhân dân

+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chứcchính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho người lao động

- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHTN, BHYT, củanhững NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT và tổng quỹ tiền

Trang 8

lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của các đơn vị sửdụng lao động tham gia BHXN, BHTN, BHYT;

- Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của ngườitham gia BHXH tự nguyện; mức đóng BHYT của người tự nguyện tham giaBHYT

1.3 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH baogồm:

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắtbuộc, BHTN trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh laođộng và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN ( trườnghợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXN, BHTN, BHYT )

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tựnguyện

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứđóng BHXH, BHTN, BHYT của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT,BHTN Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đốitượng tham gia lập theo mẫu của quỹ BHXH Việt Nam

- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị và từngngười tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN củatừng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhậplàm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị sử dụng lao động, đơn vịquản lý đối tượng tham gia BHYT

- Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH,BHYT, BHTN và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức

Trang 9

ghi trong sổ ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ vàtheo quy định của pháp luật về BHXH

- Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN Đây là nội dung chính củacông tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

1.4 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH

Việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm một cách khoa học, chặtchẽ sẽ thực hiện những vai trò cơ bản sau:

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHTN, BHYTđúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH,BHTN, BHYT và đúng thời gian quy định;

- Là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia BHXH, BHTN,BHYT cña người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dântheo quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT;

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHTN,BHYT nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH,tiến tới thực hiện BHXH, BHTN, BHYT cho mọi người vì sự an sinh vàcông bằng của xã hội theo chủ trương của nhà nước

1.5 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lýđối tượng tham gia BHXH bao gồm: Pháp luật về lao động, pháp luật vềBHXH, BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật khác lien quan như: LuậtDoanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Công an nhândân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân…

Trang 10

1.6 Hồ sơ tham gia BHXH, BHTN, BHYT và thủ tục thực hiện 1.6.1 Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN

- Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc

+ Tờ khai cá nhân của người lao động;

+ Danh sách NLĐ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc do NSDLĐ lập;+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH lần đầu;

+ Hợp đồng lao động đối với NSDLĐ là cá nhân có thuê mướn, sửdụng lao động

- Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện

Tờ khai cá nhân của NLĐ

- Hồ sơ tham gia BHYT

+ Văn bản đăng ký tham gia BHYT của cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT;

+ Danh sách người tham gia BHYT

+ Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia BHYT

- Hồ sơ tham gia BHTN

+ Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định;

-+ Danh sách người lao động tham gia BHXHTN do người sử dụng laođộng lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

1.6.2 Sổ BHXH, thẻ BHYT

- Cấp và quản lý sổ BHXH

+ Tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho từng người laođộng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối vớingười tham gia BHXH bắt buộc và BHTN; trong thời hạn 20 ngày, kể từ

Trang 11

ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia BHXH tự nguyện.Trường hợp không cấp sổ BHXH cho người lao động thì tổ chức BHXHphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Việc quản lý sổ BHXH có liên quan đến NLĐ, NSDLĐ và cơ quanBHXH

NLĐ chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việcnày sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồnglàm việc

NSDLĐ có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho NLĐ thuộcphạm vi quản lý trong suốt quá trình NLĐ làm việc tại đơn vị

Cơ quan BHXH các cấp, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công

an và Ban Cơ yếu Chính phủ phải mở sổ theo dõi trong quá trình tiếp nhận,cấp sổ BHXH cho NLĐ

1.7 Quản lý thu bảo BHXH, BHYT, BHTN

1.7.1 Khái niệm:

Thu BHXH, BHTN, BHYT là việc Nhà nước dùng quyền lực củamình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH, BHTN, BHYTtheo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham giađược lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập củamình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung cho mục đích đảmbảo cho việc chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động của tổchức BHXH

1.7.2 Vai trò quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT

- Nắm chắc được nguồn thu BHXH, BHTN, BHYT

- Tăng thu, đảm bảo cân đối quỹ BHXH, BHTN, BHYT

- Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH, BHTN, BHYT

- Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển

Trang 12

1.7.3 Nội dung quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT

Nội dung chính của công tác quản lý thu bao gồm:

- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH,BHTN, BHYT

- Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị tham gia BHXH,BHTN, BHYT

- Quản lý mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng hoặc mức trợ cấpcủa từng người tham gia BHXH, BHTN, BHYT

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công của số người tham giaBHXH, BHTN, BHYT

- Quản lý mức đóng BHXH, BHTN, BHYT

- Cấp sổ thẻ BHXH, BHYT cho người tham gia BHXH, BHTN,BHYT

- Lập dự toán thu BHXH, BHTN, BHYT cho năm sau

- Tổ chức thu BHXH, BHTN, BHYT Đây là nội dung chính của côngtác thu BHXH, BHTN, BHYT

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG

THAM GIA BHXH TỈNH THANH HÓA

2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam Đây là một trong những tỉnh lớn của nước

ta, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương

Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện,với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệungười trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động

đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%

2.1.2 Cơ cấu BHXH tỉnh Thanh Hóa

BHXH tỉnh Thanh Hoá được thành lập theo QĐ số 137/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995 và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ thực hiện chế độ BHXH, BHYT theo QĐ 1620/QĐ – TCCB; Quyết định 195/QĐ – TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam Hệ thống tổ chức,

bộ máy của BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay, bao gồm 36 đơn vị trực thuộc,

ở văn phòng tỉnh gồm 9 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố

Trang 14

Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa bao gồm:- Phòng bảo hiểm tự nguyện- Phòng công nghệ thông tin- Phòng chế độchính sách- Phòng giám định chi- Phòng kiểm tra- Phòng kế hoạch tài chính-Phòng quản lý hồ sơ- Phòng tổ chức hành chính & Phòng thu.

2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa

2.2.1 Quản lý danh sách đối tượng tham gia

Quản lý danh sách đối tượng tham gia là một trong những vấn đề mấutrong quản lý đối tượng tham gia BHXH Xác định được điều này, trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp như: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo

cơ chế mới Nhờ đó đã thu được những kết quả khả quan

Về danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN

Danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN do đơn vị sử dụng lập Cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm quản lý danh sách này Dựa trên danh sách đối tượng tham gia có thể thống kê được số đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động đang tham gia BHXH, BHYT bắt buộc Theo báo cáo hàng năm của BHXH tỉnh Thanh Hóa, dựa trên danh sách đối tượng tham gia thì năm 1995 mới có 711 đơn vị

sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH là 83.723 Đến năm 2005,

số lượng đơn vị sử dụng lao động cũng như số lao động tham gia BHXH đã

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.1.1 : Tình hình lao động tham gia BHXH tại Thanh Hóa (05-09) - Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2009
Bảng 2.2.1.1 Tình hình lao động tham gia BHXH tại Thanh Hóa (05-09) (Trang 15)
Bảng 2.2.2.1 : Tổng quỹ lương đóng BHXH của người lao động và  người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ( 2005 – 2009) - Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005- 2009
Bảng 2.2.2.1 Tổng quỹ lương đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ( 2005 – 2009) (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w