1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 2015

18 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 50,6 KB

Nội dung

Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận thì phần nội dung bao gồm ba nội dung chính Chương I : Lý thuyết chung về Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội. Chương II: Tình hình quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20122014 Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia tỉnh Tuyên Quang 1.1 Đối tượng và phạm vi quản lý 1.1.1 Đối tượng quản lý 1.1.1.1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỈNH TUYÊN QUANG

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động, qua đời

Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội của đất nước Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của ngành Bảo hiểm xã hội nên các chế độ Bảo hiểm xã hội được thực hiện ngày càng tốt hơn, công tác thu - chi, quản lý quỹ và giải quyết chính sách Bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội theo Luật định ngày càng ổn định phát triển, đem lại lợi ích cho người lao động và niềm tin cho những người tham gia Bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội

Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì hoạt động BHXH nói chung Do đó, triển khai công tác thu được các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong ngành

Với vai trò là một sinh viên khoa Bảo hiểm, trường Đai học Lao động xã hội, với những kiến thức đã được thầy cô giáo truyền thụ, em cũng muốn nghiên cứu và tìm hiểu

về vấn đề đang rất được quan tâm trong BHXH hiện nay, vấn đề quản lý thu BHXH Do

đó, em đã chọn đề tài " Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20012- 20015" cho bài viết tiểu luận Quản trị BHXH của mình Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận thì phần nội dung bao gồm ba nội dung chính

Chương I : Lý thuyết chung về Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

Chương II: Tình hình quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2014

Trang 2

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia tỉnh Tuyên Quang

Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh những kiến thức đã được học, em còn

nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thị Lệ Hằng cũng như các

thầy cô khác trong khoa Bảo hiểm Qua bài tiểu luận này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Lệ Hằng cũng như toàn bộ các thầy cô trong khoa Bảo hiểm

Thực chất bài tiểu luận này là sự trau dồi kiến thức cho bản thân em Do kiến thức còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa phong phú cũng như thời gian làm bài chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong thầy cô giáo nhận xét góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên:

Hà Mạnh Hải

Một số từ viết tắt trong bài:

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ: Người lao động

NSDLĐ: Người sử dụng lao động

ASXH: An sinh xã hội

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG

THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1 Đối tượng và phạm vi quản lý

1.1.1 Đối tượng quản lý

1.1.1.1 Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và

Thông tư số 03/2007/TT- Bộ Lao động Thương binh & xã hội ngày 30/1/2007, đối tượng

tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang

+ Người lao động theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong

và ngoài nước mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;

+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1.1.1.2 Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

Trang 4

+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác

+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

1.1.1.3 Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.2 Phạm vi quản lý

- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân bố của cấp quản lý

- Quản lý người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị

sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý

- Quản lý mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của các đơn

vị sử dụng lao động tham gia BHXH

1.2 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm:

Trang 5

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt buộc

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của quỹ BHXH Việt Nam

- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào

sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH

- Tổ chức thu BHXH Đây là nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

1.3 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH

Việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm một cách khoa học, chặt chẽ sẽ thực hiện những vai trò cơ bản sau:

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định;

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hiện mục tiêu

mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH , tiến tới thục hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng của xã hội theo chủ trương của nhà nước;

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH;

- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH

Trang 6

1.4 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm: Pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân…

1.5 Hồ sơ tham gia BHXH và thủ tục thực hiện

1.5.1 Hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc:

- Tờ khai cá nhân của người lao động: bao gồm thông tin về người lao động, thông tin về nhân thân của người lao động, xác nhận của người sử dụng lao động, xác nhận của cơ quan BHXH

- Danh sách người lao động tham gia BHXH BB do người sử dụng lao động lập

- Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động đối với người sử dụng lao động tham gia BHXH lần đầu

- Hợp động lao động đối với người sử dụng lao động là cá nhân có thuê mướn và

sử dụng lao động

1.5.2 Sổ BHXH

Sổ BHXH cấp cho người tham gia BHXH là để theo dõi mức đóng, hưởng các chế

độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm

xã hội

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM

GIA BHXH TỈNH TUYÊN QUANG

2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Tuyên Quang.

2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi

Tuyên Quang có 6 huyện (Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, Lâm Bình), 1 thành phố Tuyên Quang, 7 phường và 5 thị trấn , 129 xã Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ

Tuyên Quang có 727.505 người Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống Tuyên Quang là trung tâm của các tỉnh miền núi phía bắc có địa hình tương đối đa dạng phức tạp, khí hậu khắc nghiệt Đời sống của người dân nhìn chung thấp, thu nhập bình quân chỉ đạt 750USD/người/ năm

2.1.2 Cơ cấu BHXH tỉnh Tuyên Quang.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp tổng giám đốc tổ chức thực hiện chính sách, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bảo hiểm xã hội có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có con dấu và tài khoản riêng

Trang 8

P GIÁM ĐỐC

Phòng

chế

độ

BHXH

Phòng giám định BHYT

Phòng thu

Phòng

kế hoạch- tài chính

Phòng

tổ chức-hành chính

Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định só 93/QĐ-TC ngày 04/08/1995 Đến nay BHXH tỉnh Tuyên Quang đã có thời gian hoạt động được 20 năm, đưa chính sách BHXH đến với nhiều người lao động, góp phần to lớn ổn định ASXH trong toàn tỉnh

* Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH tỉnh Tuyên Quang.

GIÁM ĐỐC

Phòng

kiểm tra

Phòng công nghệ thông tin

Phòng tiếp nhận-quản lý

hồ sơ

Phòng cấp sổ, thẻ

BHXH khối huyện

Trang 9

( Nguồn: phòng thu BHXH tỉnh Tuyên Quang)

2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2014

2.2.1 Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH.

BHXH tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện được phân về BHXH cấp huyện, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của BHXH tỉnh

*Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc:

Bảng 2.1: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2014:

4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 314 382 461

(Báo cáo thu hang năm 2012-2014 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

Các đối tượng sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua tang giảm không đồng đều, tốc độ liên hoàn qua các năm không cao năm 2013 chỉ tang 9% so với năm 2010 và đến năm 2014 thì giảm xuống còn 6,08%, có thể thấy qua cá năm số đơn vị tham gia khối hộ kinh doanh, daonh nghiệp quốc doanh tăng mạnh dần theo từng năm trong khi khối doanh nghiệp nhà nước, HCSN,

Trang 10

Đảng đoàn thể và khối ngoài cồn lập là đều giảm qua từng năm do việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính của Đảng và nhà nước trên địa bàn tỉnh khiến cá bộ máy hành chính giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước đang dần được cổ phần hóa nhằm khơi dậy sự năng động của các doanh nghiệp trong việc nắm bắt thời cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh do đố khối đơn vị này giảm để chuyển thành công ty cổ phần hóa, có 4 đơn vị mới được cổ phần hóa là Công ty xi măng Tân Quang, Công ty cấp thoát nước Tuyên Quang, Công ty Xây dựng tổng hợp Tuyên Quang, Công ty Tư vấn giám sát xay dựng Tuyên Quang

*Quản lý người lao động tham gia BHXH bắt buộc:

Bảng 2.2: Số lao đọng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2014:

1 HCSN, Đảng doàn thể 18.556 19.158 21.415

2 Doanh nghiệp nhà nước 5.907 4.763 3.512

4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6.279 7.825 9.606

(Báo cáo thu hang năm 2012-2014 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

Nhìn chung số lao động tham gia BHXH bắt buộc ở tất cả các đơn vị có sự gia tăng qua các năm từ đó giup cho tổng lao động tham gia cũng ngày càng tăng số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2013 tăng 1429 người so với nắm 2012

Lao động tham gia BHXH bắt buộc tập trung nhiều ở khối hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể chiếm tới hơn 51% tổng số lao động tham gia Tính đến hết năm 2014 thì

số lao động ở khối Đảng đoàn thể là 2145 người tăng 2859 người so với nắm 2012 số lương hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn rất nhiều nhưng chỉ có 2399 lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khi các Doanh nghiệp nhà nước ít hơn lại chiếm tới 3512 số lao

Trang 11

động tham gia do quy mô của hộ kinh doanh đoàn thể còn nhỏ lẻ chưa mở rộng, chưa tạo được thu nhập thường xuyên và ổn định chủ yếu là lao động thời vụ tiềm năng khai thác hạn chế rất nhiều

Từ bảng 2,2 ta có thể thấy tốc độ tăng của lao động tham gia BHXH bị giảm đi từ 3,6% xuống còn 2,5% trong đó khối hành chính sự nghiệp đoàn thể tăng mạnh nhất còn khối ngoài công lập là khối giảm duy nhất qua các năm

2.2.2 Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH

Bảng 2.3: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2014:

STT Tổng quỹ lương

Quỹ lương TLTB

1 HCSN, Đảng doàn thể 405.174 458.464 547.190 2,13

2 Doanh nghiệp nhà nước 118.782 114.862 97.183 2,31

4 DN ngoài quốc doanh 89.632 120.139 172.442 1,5

5 Xã, phường, thị trấn 36.881 42.394 49.572 1,61

7 Hộ kinh doanh cá thể 11.103 16.230 21.707 0.75

-(Báo cáo thu hang năm 2012-2014 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)

Từ tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH tỉnh Tuyên Quang có thể dễ dàng quản

lý được mức dóng của từng lao động trong từng thành phần kinh tế trong toàn tỉnh Như vậy tổng quỹ lương, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của các đối tượng tham gia ở từng khối đơn vị được cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Qang kiểm soát chặt chẽ đầy đủ, theo bảng số liệu 2.3 tổng quỹ lương cũng như mức lương bình quân ở tất cả các khối đơn vị

đa số đều tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng lương tối thiểu

Chỉ riêng khối doanh nghiệp nhà nước cùng với sự giảm số lượng lao động trong khối kinh tế này kéo theo việc làm giảm tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH Tổng quỹ lương và mức lương bình quan làm căn cứ đóng BHXH cao nhất nằm ở khối hành chính sự nghiệp năm 2014 tổng quỹ lương ở khối này là 547.190 triệu đồng với mức

Ngày đăng: 16/12/2016, 02:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w