Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì họa động BHXH nói chung.Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
UBND ……….Ủy ban nhân dân
BHTN ……… Bảo hiểm thất nhiệp
CN-VC……….Công nhân viên chức
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Suốt một chiều dài lịch sử , từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, nền kinh tế nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ văn minh, mọi
người mọi nhà đều ấm nó hạnh phúc Để thực hiện được mục tiêu trên và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của người lao động trong sự nghiệp phát triển ngày từ khi thống nhất Đảng và nhà nước đã đang ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đến người lao động trong đó có chính sách Bảo hiểm xã hội.
Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh chịu những tổn thất - hậu quả do rủi ro, trong sự tác động của các nguy cơ đưa tới Dù luôn chú ý ngăn ngừa và để ý phòng ngừa nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra, bằng cách này hay cách khác có người có thể vượt qua , có người không thể vượt qua chính vì vậy bảo hiểm ra đời.Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách Bảo hiểm xã hội đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh BHXH hiện nay là một trong những chính sách
xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước ta từ lâu đã được cụ thể hóa thực hiện theo luật BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ giúp người lao động đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình khi có rủi ro xảy ra.
Kể từ khi ra đời đến nay, BHXH như một phần máu dự trữ quan trọng của người lao động (NLĐ) ,người ta ví “cuộc sống không có BHXH như cầu thang không có tay vịn” Nhận thức được tầm quan trọng của BHXH trong hệ thống
an sinh xã hội (ASXH) ,BHXH cũng được điều chỉnh , thay đổi để phối hợp với nền kinh tế có quan hệ lao động đa dạng và phong phú như ở Việt Nam.Với mục tiêu chính là ổn định đời sống cho người lao động gặp phải rủi ro và ổn định chính trị-xã hội của đất nước,hoạt động và chính sách của BHXH góp
Trang 3mặt quan trọng trong việc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới NLĐ.
Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò hết sức quan trọng để duy trì họa động BHXH nói chung.Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho các
cơ quan thực hiện BHXH trong công tác quản lý.Thực hiện tốt hoạt động ở cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cấp tỉnh nói riêng và của
cả hệ thống nói chung, bởi đây là cơ quan quản lý hầu hết các đối tượng tham gia từ cấp huyện.Chính vì lý do này nên trong quá trình nghiên cứu về
quản trị BHXH tôi đã lựa chọn tìm hiểu đề tài : “ Thực trạng công tác quản
lý đối tượng tham gia BHXH ở huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014 ” nhằm hiểu rõ hơn về công tác quản lý của huyện
Quảng Xương nói riêng và của các BHXH cấp huyện nói chung trong hệ thống BHXH Việt Nam Qua đó đóng góp một vài ý kiến và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
Nội dung gồm 3 phần chính
Chương I : Lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH
Chương II : Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2014 Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia tại BHXH bắt buộc tại huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm bài tiểu luận,em khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Em xin chân thành cảm
ơn cô Mai Thị Dung đã giúp đỡ em trong quá trình học tập để em có thể hoàn thành đề tài của mình Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót,
Trang 4em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn các đề tài tiếp theo của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1.1.Khái quát chung về BHXH
1.1.1.Khái niệm về BHXH
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, BHXH hiện nay đã trở thành một chính sách lớn của mỗi quốc gia trên thế giới Đối với Việt Nam, chính sách BHXH cũng đã được thể chế hóa và thực hiện theo quy định của Luật BHXH Cũng như các khía cạnh xã hội khác, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như pháp luật,tài chính, Do đó mà BHXH cũng có nhiều điịnh nghĩa khác nhau.Một định nghĩa đơn giản nhất là “BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo về người lao động khi họ không còn khả năng làm việc”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO, BHXH có thể khái quát là “sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đông thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Còn theo nghĩa hẹp, nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu “BHXH là sự đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết .trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH” ( Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2001).
Trang 5Từ các góc độ khác nhau thì có những khái niệm khác nhau về BHXH, nhưng đều được xem xét trước hết là một hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.
1.1.2.Vai trò của BHXH đối với đời sống, kinh tế - xã hội
a.Đối với người lao động
Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống lamg giảm hoặc mất thu nhập Vì vậy, BHXH có vai trò to lớn đối với NLĐ Trước hết,đó là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn Đông thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác.
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi dùng các nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn đẻ có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, gips phần
ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những người tàn tật, góa bụa, cũng được đảm bảo an toàn Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ về mặt vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp NLĐ ổn định về tâm
lý, yên tâm lao động sản xuất.
b.Đối với người sử dụng lao động
BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, nói chung, hay các doanh nghiệp, nói riêng, ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý Qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH góp phần làm cho lực lượng lao đọng trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên của quan
hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn.
Trang 6Ngoài ra, BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, từ khi tham gia lao động đến khi hết tuổi lao động, qua đời Như vậy, BHXH làm co quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc.
c.Đối với Nhà nước
BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ được phát triển an toàn hơn Khi NLĐ hoặc NSDLĐ gặp tai nạn rủi ro sẽ làm qua trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, năng suất lao động giảm xuống (cung hàng hóa nhỏ hơn cầu) làm tăng giá cả thị trường và rất có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, khi đó buộc Chính phủ phải can thiệp điều tiết giá cả để ổn định đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, BHXH còn có vai trò quan trọng trong việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, BHXH làm tăng thu cho Ngân sách nhà nước , BHXH góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân nói riêng, đồng thời góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội nói chung từ đó sản phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.
d.Đối với xã hội
Trước tiên,vai trò BHXH đối với xã hội là tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội Thông qua BHXH, rủi ro trong đời sống của NLĐ được dàn trải thành nhiều chiều, tạo khả năng giải quyết hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
Trang 7Ngày nay, BHXH đã trở thành phần cơ bản nhất trong hệ thống ASXH, là
cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác Mức độ phát triển của hệ thống BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro và mức độ ASXH đạt được trong mỗi quốc gia.BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia Thông qua hệ thóng BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi
ro xã hội của các Nhà nước cũng ngày càng được nâng cao.
1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
1.2.1 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lí Quản lí là những hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí vào một đối tượng quản lí nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đối tượng Quản lý còn là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất.
Qua đó cho ta thấy rõ khái niệm quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia.
Quản lí đối tượng tham gia BHXH: Đây là việc đầu tiên mà mỗi tổ chức BHXH khi thực hiện quan tâm đến, thường các đối tượng này được quy định
rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Hơn thế nữa BHXH cũng hoạt động trên nguyên tắc san sẻ rủi ro và tuân theo quy luật số đông
bù số ít nên việc tham gia đầy đủ của các đối tượng tham gia BHXH là việc rất quan trọng Quản lí đối tượng tham gia cần thực hiện các công việc sau:
Trang 8+ Quản lí số lượng đăng kí tham gia BHXH.
+ Quản lí đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định.
+ Quản lí công tác cấp sổ BHXH: Vì đây là căn cứ xác định quá trình đóng góp, ngành nghề lao động, thời gian lao động, tên người lao động và một số thông tin khác.
1.2.2 Đối tượng quản lý
a Người lao động tham gia BHXH
Người lao động tham gia BHXH tuỳ theo loại hình BHXH do Chính phủ quy định áp dụng trong từng thời kỳ.
- Người lao động tham gia hình thức BHXH bắt buộc: Theo quy định tại Điều
2 - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/ TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau: Người LĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về LĐ;
+ Người LĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc LLVT;
Trang 9+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
+ Người LĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Bao gồm: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài; Hợp đồng cá nhân.
* Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tại Nghị định
số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 như sau:
+ Người lao động thuộc diện hưởng lương, bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
+ Người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm:Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân;Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.
- Người lao động tham gia hình thức BHXH tự nguyện: là những công dân Việt Nam, trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc.
b Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
Trang 10+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - XH, tổ chức chính trị XH - nghề nghiệp,
tổ chức XH - nghề nghiệp, tổ chức XH khác;
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
+ Hợp tác xã, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người LĐ theo quy định của pháp luật LĐ;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng LĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công
an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:Các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ;Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
1.2.3 Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý;
Trang 11- Quản lý người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn
vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý;
- Quản lý mức tiền lương hoặc tiền công đóng BHXH của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao động;
- Quản lý mức thu nhập đăng ký đóng BHXH tự nguyện của người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
1.2.4 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp).
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.
- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị
sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT và người tham gia lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu của BHXH Việt Nam.
Trang 12- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT lập.
- Cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo các tiêu thức ghi trong sổ và quy định của pháp luật về BHXH.
- Tổ chức thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
1.2.5 Vai trò quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định;
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của người lao động;
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi "che phủ" của BHXH theo chủ trương của nhà nước;
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho người lao động theo đúng quy định của Luật BHXH;
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi pháp pháp luật về BHXH.
1.2.6 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Cơ sở pháp lý:
Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH Bởi lẽ, đối tượng tham gia BHXH thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.
Trang 13- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ trung ương đến địa phương.
Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH được thiết kế khoa học, có sự phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, cùng với sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện:
Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản giấy tờ cần thiết
và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện Trong đó, quy định rõ hồ sơ tham gia đối với người lao động và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị sử dụng lao động Đây là một trong những công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào, cho dù BHXH ở các nước phát triển cũng vậy.
Trang 14CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA GIAI
ĐOẠN 2010-2014
2.1.Lịch sử ra đời và phát triển huyện Quảng Xương và cơ quan BHXH Huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa 8 km về phía Nam có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc tiếp giáp Thành phố Thanh Hóa Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Nông Cống Phía Tây giáp huyện Đông Sơn Phía Đông giáp Thị xã Sầm Sơn, biển Đông Phía Bắc huyện được bao bọc bởi dãy sông Mã, phía Tây sông nhà
Lê, phía Nam là sông Yên Hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua giữa huyện với chiều dài gần 20 km, phía Tây có Quốc lộ 45 nối huyện với Thành phố Thanh Hóa và huyện Nông Cống, phía Đông Bắc huyện có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh hóa đi Thị xã Sầm Sơn Tình hình dân số Tổng dân số huyện Quảng Xương tính đến năm 2009 có
285560 người, trong đó: dân số nông thôn là 281650 người; dân số đô thị là
3910 người Quảng Xương có 41 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn 6
Cơ cấu kinh tế Tổng giá trị thu nhập quốc dân: 2118.27 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế 13.8% Ngành nông, lâm ngư nghiệp: 44% Ngành tiểu thủ
Trang 15công nghiệp và xây dựng cơ bản: 24% Dịch vụ thương mại: 32% Bình quân thu nhập đầu người trên 10.22 triệu đồng/người/năm (2009).
Quảng Xương được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai Song, hiện nay, kinh tế của huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người có mức tăng khá (298,7 USD năm 2002), đời sống nhân dân ngày càng cải thiện Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại Sự đổi thay kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về thủy, hải sản Hơn nữa, đồng thời là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
2.1.2 BHXH huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa
Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, đã hoạt động hơn 10 năm, BHXH huyện Quảng Xương được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Phòng Tổ chức Lao động – Thương binh xã hội và Liên đoàn Lao động huyện Ngay từ khi thành lập về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất ngành rất khó khăn thiếu thốn Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nhiệm vụ về chính sách BHXH không đồng đều, nơi làm việc chật chội, trang bị thiếu thốn, công việc mới nên áp lực trong công tác rất lớn có lúc rất căng thẳng song ngành BHXH huyện Quảng Xương đã vượt lên khó khăn vất vả, đoàn kết cùng thống nhất, nhận thức là muốn thực hiện chính sách BHXH phải làm thật tốt công tác giải quyết Chính sách BHXH cho người làm việc trong các cơ quan đơn vị đã đủ điều kiện hưởng BHXH Chính từ làm tốt công tác này một mặt đảm bảo quyền lợi cho người lao động mặt khác tạo lập niềm tin cho người