Mục đích của khuôn khổ chi tiêu trung hạn là xác định quy mô các nguồn lực tài chính cần để thực hiện chính sách hiện hành trong trung hạn.. Trên cơ sở đó, xây dựng một ngân sách của ngà
Trang 1CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN
1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của khuôn khổ chi tiêu trung hạn
1.1.1 Khái niệm về khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Trước đây, việc lập ngân sách theo từng năm một là cách làm phổ biến ở các nước Ngân sách được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các cơ quan quản lý chứ không phải để bảo đảm thực thi chính sách một cách hiệu quả, và mối quan tâm chủ yếu tập trung vào sự tuân thủ quy trình, thủ tục mà không chú ý đến các mục tiêu, đầu ra, kết quả ngân sách Cách làm này không khuyến khích chính phủ xác lập ưu tiên chi tiêu một cách chiến lược cho một giai đoạn, khiến cho các Bộ khó dự liệu các nguồn thu cho các khoản chi Các xu hướng chính sách mới có ít cơ hội được đưa vào thực hiện
vì ngân sách hàng năm đã lập sẵn cho các chương trình hiện hành, không phản ứng kịp với những thay đổi khách quan
Nhận thấy những nhược điểm nói trên, nhiều nước đã chuyển sang lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF là viết tắt của Medium Expenditure Framework) Mục đích của khuôn khổ chi tiêu trung hạn là xác định quy mô các nguồn lực tài chính cần để thực hiện chính sách hiện hành trong trung hạn Khuôn khổ
đó bao gồm việc cân đối các nhu cầu của các lĩnh vực với tổng nguồn lực hiện có, trên
cơ sở các ưu tiên tổng thể của Quốc gia và của từng Bộ Khuôn khổ này đòi hỏi phải lập các chiến lược ngành trong trung hạn và xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, kết quả hoạt động Trên cơ sở đó, xây dựng một ngân sách của ngành, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư nhằm phản ánh những chi phí cần thiết của các chính sách
ngành.Tổng nhu cầu chi tiêu được xác định trên cơ sở xác định chi phí cho các hoạt động đã được quyết định, được lựa chọn ưu tiên nhằm đạt các sản phẩm đầu ra trong mỗi lĩnh vực
MTEF là sự thay đổi phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trunghạn nhằm kết nối chặt chẽ giữa tài chính (lập dự toán ngân sách) với chính sách pháttriển KTXH, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành phù hợp với mục tiêu điều kiện
Trang 2của quốc gia, ngành hoặc lãnh thổ (địa phương) Đó là một phương thức soạn lập ngânsách được xác định trong một giai đoạn dài hơn một năm.Trong đó tổng chi tiêunguồn lực được giới hạn từ trên xuống, việc tính toán chi phí dự toán cho việc thựchiện các hoạt động cụ thể được tính toán và đệ trình từ dưới lên (trong khuôn khổ giớihạn trần đã được thông báo) Chúng hợp thành dự toán chi tiêu trung hạn phù hợp chặtchẽ với chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành, lãnh thổ cũng như ưutiên đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một kế hoạch “cuốn chiếu” về thu, chi cho 3năm Số liệu năm thứ nhất được dùng làm dự toán ngân sách năm, 2 năm tiếp theo làm
cơ sở lập kế hoạch ngân sách tiếp theo Quy trình này được lặp lại hằng năm để hỗ trợlập ngân sách thường niên MTEF còn gắn kết chính sách tài khóa với việc lập ngânsách trung hạn bằng cách kết nối giữa lập tài khóa tổng thể với một quy trình dự báongân sách trung hạn của các sở, qua đó phản ánh chính sách hiện hành của Chính phủ
Bảng 1.1 Mối liên hệ giữa MTEF và mục tiêu của quản lý chi tiêu công
Mục tiêu của Quản lý chi
tiêu công
MTEF
1.Kỷ luật tài khóa tổng thể Xác định gói ngân quỹ Xác lập trần ngân sách
cứng nhưng có thể dự báo được
2.Hiệu quả phân bổ Tái phân bổ cho những cách sử dụng ưu tiên
trong từng giai đoạn Có thời gian dài hơn đểcân nhắc các quyết định, chính sách Khơithông và tập trung vào việc dự thảo ngân sách,vào các chính sách, chương trình mới
3.Hiệu quả hoạt động Dựa trên những sản phẩm đầu ra và kết quả đầu
ra rõ ràng Hỗ trợ cho các Ngành, địa phươngxác định mục tiêu kinh tế- xã hội nào là chính
sẽ giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất
Trang 3Một khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm hai phần là kế hoạch tài chínhtrung hạn (MTFF) và kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEFs) Kế hoạch tài chính trunghạn là một phần của phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trunghạn, nhằm xây dựng chính sách tài chính trên cơ sở dự báo kinh tế vĩ mô, xác địnhnguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn lực (theo quy trình từ trên xuống) Kế hoạch chitiêu trung hạn (KHCTTH) là một phần của phương thức soạn lập ngân sách theokhuôn khổ chi tiêu trung hạn (theo quy trình từ dưới lên)
Phạm vi nghiên cứu chỉ xem xét đến việc xây dựng Kế hoạch chi tiêu trunghạn mà cụ thể là cho ngành Giáo dục Đây là kế hoạch chi ngân sách của từng ngành,từng đơn vị trong thời gian trung hạn (từ 3-5 năm), kể từ năm dự toán ngân sách tiếptheo, được lập hàng năm theo phương thức “cuốn chiếu” Trong đó KHCHTH trìnhbày mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cơ bản, chủ yếu của từngngành, từng cơ quan đơn vị sẽ thực hiện trong trung hạn và dự báo các nguồn lực tàichính, trong đó dự báo cụ thể nguồn lực tài chính công để thực hiện Mặt khác,KHCTTH thể hiện cách thức xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ,hoạt động, chế độ, chính sách và dự kiến cụ thể kinh phí trong tổng mức trần chi tiêuđược xác định trước Đồng thời trình bày một số giải pháp chủ yếu để cân đối giữanhu cầu chi và khả năng nguồn lực tài chính công, đưa ra các cảnh báo về nợ dựphòng
1.1.2 Đặc trưng của khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
1.1.2.1 Đặc trưng của MTEF.
Chi tiêu gắn với nguồn lực hiện có, gắn chi tiêu với chính sách và kết quả.
Việc áp dụng lập ngân sách gắn với kết quả đầu ra là việc quản lý chi tiêu dựa vào cơ
sở tiếp cận những thông tin đầu ra giúp cho các cơ quan nhà nước và chính phủ có thểphân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược một cách hiệusuất và hiệu quả Trong đó việc lập ngân sách truyền thống thì không rõ ràng, việctính toán dựa vào các yếu tố đầu vào là chủ yếu nên thiếu tính minh bạch
Trong khuôn khổ tài chính (luôn có giới hạn trần) Việc đề ra một giới hạn
trần giúp cho việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu một cách hợp lý tránh lãng phí Vì
Trang 4khai, yêu cầu người làm ngân sách phải cân nhắc lựa chọn các chiến lược mục tiêuphù hợp không những vừa đáp ứng cho phát triển KTXH mà việc sử dụng các nguồnlực này một cách có hiệu quả và hiệu suất cao nhất, so với ngân sách truyền thống vớitình trạng cho bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
Trung hạn, cuốn chiếu (điều chỉnh nối tiếp nhau): MTEF được xác định
trong thời kỳ 3 năm và theo nguyên tắc cuốn chiếu không phải là bản dự toán chi tiếttừng năm
Theo nguyên tắc cuốn chiếu là nguồn tài chính dải đều cho 3 năm giai đoạn nàygối đầu cho những năm tiếp theo Việc có thêm năm N+2, N+3 để mở rộng thông tin
về tầm nhìn ngân sách dự báo trung hạn cho các chương trình của năm sau, dự toánthêm những khoản chi mới cho những dự án mới giúp cho chính phủ có thể giành
nhiều thời gian cho những chương trình quan trọng.nâng cao trách nhiệm người duyệt
ngân sách và tránh tách rời chi đầu tư và chi thường xuyên
Sơ đồ 1.1 Nguyên tắc cuốn chiếu (ví dụ)
Dự toán NS
2008
Dự toán trung hạn 2009
Dự toán trung hạn 2010
Số liệu năm (n+2),(n+3) được sử dụng để phân bổ ngân sách cho chu kỳ KHCTTH tiếp theo có điều chỉnh theo ưu tiên chính
sách mới và tình hình vĩ mô.
Dự toán trung hạn 2010
Dự toán NS 2009
Dự toán trung hạn 2011
KẾ HOẠCH CHI TIÊU TRUNG HẠN 2008-2010
KẾ HOẠCH CHI TIÊU TRUNG HẠN 2009-2011
Trang 5Ưu tiên rõ ràng (lựa chọn vấn đề ưu tiên): Thực tế tổng chi phí dự toán cho
tất cả các hoạt động có nhiều khả năng lớn hơn mức trần ngân sách được thông báo dovậy việc sắp xếp các danh mục, lựa chọn và quyết định ưu tiên là rất quan trọng
Trần nguồn lực giao từ trên xuống kết hợp dự toán ngân sách từ dưới lên
về chi phí hiện tại và trung hạn cho chính sách hiện có.
MTEF là sự kết hợp cả hai quy trình là trần nguồn lực giao từ trên xuốngkết hợp việc lập ngân sách từ dưới lên Đầu tiên các Bộ tổng hợp (Bộ Kế hoạch Đầu
tư và Bộ Tài chính) đưa ra dự báo kinh tế vĩ mô, khuôn khổ tài khóa và các mức trầnchi tiêu cho các ngành tiếp đó các bộ chủ quản, các tỉnh, các đơn vị chi tiêu lập dựtoán trung hạn gồm mức chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới mới dựa trên mứctrần, xu hướng, ưu tiên, chiến lược, các nguồn vốn của ngành
Theo KKCTTH dự toán ngân sách được lập gồm 2 phần:
Chi tiêu cơ sở: được xác định là chi cho các khoản chi (thường xuyên và đầu
tư) nhằm đảm bảo cho các chính sách và hoạt động hiện hành Các khoản chi này gồm
2 loại chi tiêu:
+ Dự kiến chi trong 3 năm để duy trì chính sách hiện hành với cáctiêu chí và tiêu chuẩn hiện hành
+ Dự kiến chi nhằm triển khai các chính sách và hoạt động của Chínhphủ khi nguồn vốn được xác định và nhất trí công khai bằng luật hay thẩm quyềnkhác
Chi tiêu sáng kiến mới là các khoản chi để thực hiện:
+ Các nhiệm vụ hoạt động, chế độ, chính sách mới
+ Mở rộng các hoạt động, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đã được triểnkhai từ trước
+ Các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ chính sách chưa được cam kết về tàichính hoặc bị đình hoãn do thiếu nguồn lực nhưng cần tiếp tục thực hiện trong trunghạn
1.1.2.2 Những nội dung cơ bản của khuôn khổ chi tiêu trung hạn ngành tại địa phương.
Trang 6- Xác định bối cảnh, xu hướng phát triển KTXH, tài chính, ngân sách liên quanđến ngành, địa phương.
- Dự kiến thay đổi về chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến ngành, địaphương
- Xác định phạm vi của bản dự toán ngành
- Làm rõ các ưu tiên, các chiến lược và hoạt động của ngành, địa phương
- Phân bổ ngân sách gắn với thực hiện mục tiêu, chiến lược và kế hoạch
- Ước tổng chi năm hiện hành, năm dự toán và 2 năm kế tiếp Chi cho chính sáchhiện hành và chi cho chính sách mới
- Xử lý giữa trần ngân sách và nhu cầu chi, kiến nghị biện pháp xử lý
- Tóm tắt các hoạt động tài chính trong chu kỳ của MTEF
Về nội dung của MTEF có một số khác biệt với việc lập ngân sách theo khuôn khổthường niên Theo khuôn khổ thường niên thì ngân sách được lập hàng năm, việcphân bổ ngân sách dựa trên các khoản mục chi đề xuất, chú trọng vào việc tuân thủ, và
có sự tách biệt giữa chi đầu tư và chi thường xuyên Ngược lại, lập ngân sách theokhuôn khổ chi tiêu trung hạn lập trong khoảng thời gian từ 3-5 năm, trong đó năm đầutiên là năm ngân sách, đồng thời lên kế hoạch cho các năm ngân sách tiếp theo quátrình này được lặp đi lặp lại từng năm để hỗ trợ việc lập ngân sách sát với thực tế(cuốn chiếu), trong đó ngân sách được phân bổ theo từng gói cho các năm trong giaiđoạn trung hạn, việc lập ngân sách này chủ yếu là tập trung vào kết quả hoạt động và
có sự gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư
Việc áp dụng lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ khắc phục đượcmột số nhược điểm của ngân sách truyền thống
Thứ nhất: Việc áp dụng ngân sách truyền thống chưa phát triển được đầy đủ hệ
thống thông tin nhằm cân đối nguồn lực với các ưu tiên của chính phủ Hiện tại, cácmục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH không được liên kết rõ ràng với nguồn lực,
vì vậy có thể sẽ không có nguồn lực để đáp ứng các chính sách này
Thứ hai: Khuôn khổ ngân sách hiện tại cũng không gắn việc đạt mục tiêu và đáp
ứng các chỉ tiêu với số ngân sách cần có, việc kiểm soát đầu vào được coi trọng hơn
Trang 7trong khi ít quan tâm đến việc cải thiện kết quả đầu ra thông qua việc đáp ứng các mụctiêu và chỉ tiêu của ngành Theo quy trình ngân sách trước đây, thì ngân sách hàngnăm được lập trên cơ sở tăng thêm (cộng thêm x% so với số dự toán của năm trướcđó) mà không xét tới việc có nên tiếp tục tiến hành các hoạt động đang được cung cấptài chính hay không Các hoạt động này diễn ra từ năm này sang năm khác trong khinguồn lực không hẳn đã tăng lên tương ứng Dẫn đến việc bỏ qua nhiều chương trình,hoạt động mới hiệu quả hơn.
Thứ ba: Lập ngân sách truyền thống không đảm bảo tính kế thừa giữa kế hoạch và
lập ngân sách các năm Ngân sách soạn lập theo chu kỳ hàng năm, do đó nó khôngđược đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình pháttriển kinh tế xã hội dài hạn Nguồn lực của NS phân bổ mang tính dàn trải, thiếu sựxác định thứ tự ưu tiên chi tiêu Cách phân bổ ngân sách hiện nay không dựa trên nềntảng lý luận tài chính Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thiếu chiến lược rõ ràng,không cho phép đạt được các mục tiêu mong muốn của Chính phủ
Thứ tư: Việc đàm phán ngân sách giữa các bộ ngành và địa phương với Bộ Tài
chính thiếu một cơ sở minh bạch, dẫn đến quá trình này chịu sự chi phối rất lớn củanhững Bộ, ngành, địa phương có nhiều ảnh hưởng hoặc sự tùy tiện trong việc điềuchỉnh ngân sách của các cơ quan chức năng Trung ương Cũng chính vì thế mà khuônkhổ ngân sách hàng năm đã hạn chế rất nhiều tính tiên liệu
Thứ năm: Ngân sách truyền thống tách rời chi thường xuyên và chi đầu tư Hầu
hết các công trình hạ tầng công cộng đều đòi hỏi ngoài những chương trình đầu tưmang tính trung hạn còn phải có những khoản chi để vận hành bảo dưỡng các côngtrình sau này khi chúng được xây dựng xong Tuy nhiên, với cách lập ngân sáchtruyền thống, hai loại chi tiêu này được xây dựng độc lập với nhau Chẳng hạn, ở cấpTrung ương, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và phân bổcác chương trình chi đầu tư công cộng thì chi thường xuyên lại do Bộ Tài chính đảmnhiệm Kết quả là, trong các khoản chi thường xuyên hàng năm thiếu hẳn phần dựtoán chi vận hành bảo dưỡng cho các công trình công cộng đã và đang được đưa vàohoạt động Đây là một sự lãng phí nguồn lực vốn eo hẹp của đất nước, vì các công
Trang 8trình công cộng không thể phát huy tối đa công suất của mình, thậm chí còn xuốngcấp rất nhanh chóng ngay sau khi được xây dựng xong.
1.2 Kỹ thuật và những yêu cầu xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
1.2.1 Kỹ thuật chủ yếu xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Khi xây dựng MTEF cần triển khai rất nhiều công đoạn Việc lập MTEF trảiqua 8 bước
Sơ đồ 1.2: Các bước trong kỹ thuật lập MTEF
Bước 1: Xác định giới hạn trần chi tiêu và các chiến lược tài trợ.
Để đạt được kết quả cao hơn từ nguồn lực hiện có, MTEF đòi hỏi phải thiết lập cáccông cụ để phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên Do vậy cần xác định trước mức giới hạn nguồn lực để chủ động phân bổ chúng cho các ưu tiên, trình tự này thực hiện như sau:
3 Xây dựng các
đầu ra và các hoạt
động
5 Phân tích chi phí cam kết và dự kiến chi tiêu
8 Đánh giá tính khả thi của các đề xuất.
7 Xác định trách nhiệm và liên kết hoạt động
6 Lựa chọn và quyết định ưu tiên
Trang 9- Xác định giới hạn trần cho quốc gia (khung tài chính) Trên cơ sở đó, xác định giới hạn trần cho các địa phương, ngành, các đơn vị.
- Đối với một đơn vị, bộ ngành, địa phương, trần ngân sách có thể có hai phần: trần ngân sách cho chi tiêu cơ sở và trần ngân sách cho chi tiêu sáng kiến mới
- Đánh giá các nguồn lực sẵn có, ước tính chi phí thực tế của việc thực hiện chính sách
- Tập trung phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược
- Phân bổ nguồn lực theo các mục tiêu chiến lược của chính sách một cách minh bạch
Việc xây dựng tổng thể các nguồn lực có thể được khai thác cho bộ ngành, địa phương trong năm cơ sở và trong giai đoạn trung hạn là điều cần thiết Những nguồn tài chính chủ yếu có thể khai thác: NSNN, đóng góp từ phí và lệ phí, đóng góp của cộng đồng, trái phiếu vay nợ, nguồn viện trợ nước ngoài…
Khi bắt đầu lập MTEF, Bộ TC, Bộ KHĐT thông báo cho các bộ tỉnh, các đơn vị các mức trần sơ bộ ban đầu, bao gồm tất cả nguồn lực mà TW kiểm soát Trên cơ sở giới hạn đó, các bộ, tỉnh, đơn vị sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động và cho các đầu ra
Khi tổng mức nguồn lực đã được xác định, các yếu tố được xem xét khi quyết định các mức phân bổ giữa các ngành sẽ bao gồm:
- Những ưu tiên của các ngành theo ưu tiên của Chính phủ
- Những ưu tiên của các ngành theo mục tiêu của Tỉnh
- Vai trò của Chính phủ trong phạm vi ngành
Bước 2 Xây dựng các mục tiêu chiến lược.
Xác định mục tiêu chiến lược của ngành, tỉnh, đơn vị là những mục tiêu cần đạt được trong một thời gian nhất định Bao gồm 2 phần: mục tiêu tổng quát và mục tiêu
cụ thể
Bước 3 Xác định đầu ra và các hoạt động.
Các đầu ra và hoạt động là cơ sở để xây dựng ngân sách thống nhất 3 năm
- Thống nhất các đầu ra đạt được và hoạt động để tạo ra các đầu ra đó
- Lập kế hoạch số lượng đầu ra cần được tạo ra trong một giai đoạn 3 năm
Trang 10- Xác định chi phí thực hiện các hoạt động.
- So sánh chi phí với nguồn lực sẵn có
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên và giảm các khả năng để phù hợp với nguồn lực sẵn có
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố cần thiết để xác định đầu ra.
Giải thích các yếu tố của sơ đồ:
Đầu ra là hàng loạt hàng hóa công do cơ quan Nhà nước tạo ra và cung cấp cho xã
hội
Kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra một đầu ra
hoặc nhóm các đầu ra Kết quả kế hoạch là mục tiêu của Chính phủ cố gắng đạt đượcthông qua các đầu ra
Đầu vào là những nguồn lực được các cơ quan, đơn vị công sử dụng để thực hiện
các hoạt động và từ đó tạo nên kết quả đầu ra
Chi phí là số tiền (nguồn lực tài chính) được chi ra (phân phối và sử dụng) để trang
trải cho đầu vào
Đầu ra Kết quả
Chi phí Đầu vào Hoạt động
(1) So sánh kinh tế (2) So sánh hiệu suất (3) Mức độ thành công(4) Hiệu quả sử dụng nguồn lực
Trang 11Tính hiệu quả: Liên quan đến đầu ra và nguồn lực đầu vào cần thiết Chỉ số hiệu
quả được tính toán thông qua các chỉ tiêu: chi phí trên một đơn vị đầu ra; chi phí trungbình của xã hội để sản xuất một đơn vị đầu ra
Tính hiệu suất: Một hoạt động có tính hiệu suất là đầu ra với một đầu vào tối thiểu,
hoặc với một đầu vào tạo ra nhiều đầu ra nhất, thường thì rất ít các hoạt động thỏamãn đồng thời cả hiệu quả và hiệu suất
Tính thích hợp: thể hiện mối quan hệ kết hợp giữa kết quả thực tế và mục tiêu
chiến lược
Bước 4: Tính toán chi phí cho các hoạt động và các đầu ra.
Ước tính chi phí thực hiện cho các hoạt động hiện tại (chi cơ sở) và mối liên hệ vớicác mục tiêu
- Xác định và lượng hóa các đầu vào và các yếu tố chi phí
- Xem xét tính hiệu quả chi phí của từng hoạt động, tiên liệu xem để đạt được cùng một đầu ra với đầu vào ít hơn hay kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhưng ít tốn kém hơn
Xác định đánh giá các khoản chi tiêu mới, xác định đánh giá mối quan hệ giữa các khoản chi tiêu cho những sáng kiến mới với các mục tiêu
Từ chi phí mỗi hoạt động và số lượng hoạt động, xác định tổng dự toán chi phí (tính theo giá cố định)
Bước 5: Phân tích chi phí và dự kiến chi tiêu.
Phân tích chi phí và dự kiến chi tiêu gồm:
- Cập nhật dòng cơ bản về chi tiêu hiện nay, có tính đến thay đổi đơn giản có thể xảy ra do giữ vững các chính sách hiện nay và “giữ một hệ thống” ở dạng hiện hành của nó
- Chi phí cho tác động của việc thay đổi chính sách hay chiến lược mới Xác định những thay đổi gây ra về mặt chi phí
- Tiết kiệm tăng lên do việc thay đổi các dịch vụ
Tất cả chi phí ở dạng số lượng (theo giá hiện hành) và bởi vậy phải tính đầy đủ đếnlạm phát Cập nhật các dòng cơ bản cho:
- Lạm phát
Trang 12- Chi phí thường xuyên cho các dự án đầu tư và các dự án của các nhà tài trợ.
- Phần cung cấp của đối tác cho các chương trình và các dự án của các nhà tài trợ
- Sức ép đối với dòng ngân sách chính- chi phí vượt trội, quỹ của các nhà tài trợ mà đã được lên ngân sách trước kia nhưng chưa được thực hiện, giảm đóng góp của cộng đồng (đã có kế hoạch)
Bước 6: Lựa chọn và quyết định ưu tiên.
Do tổng dự toán của tất cả các hoạt động có thể lớn hơn mức trần chi tiêu đã thông báo do vậy cần phải sắp xếp các danh mục và lựa chọn ưu tiên Việc sắp xếp này phải theo những tiêu chí nhất định Các hoạt động, quyết định cần sắp xếp theo các yếu tố sau:
- Tác động trực tiếp: Đầu ra và hoạt động đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của Bộ ngành, đơn vị, hoạt động nào giải quyết được vấn đề hoặc cải thiện được tình hình phải được ưu tiên nhiều hơn
- Khung thời gian: Các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết vấn đề mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn
- Hiệu suất chi phí: Vì các nguồn lực là có hạn nên viêc lựa chọn các đầu ra và hoạt động với chi tiêu thấp nhất sẽ được ưu tiên nhiều hơn
- Năng lực thực hiện: Năng lực thực hiện của các Bộ, ngành ,đơn vị được coi là nhân tố quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra, những trung tâm chi phí có năng lực thực thi cao hơn hoặc các đầu ra hay hoạt động có nhu cầu vốn thấp hơn cần phải được ưu tiên hơn
- Nhu cầu về vốn: một số hoạt động có nhu cầu về vốn cao ngay khi cả chúng ít được ưu tiên hơn
Sau khi đã sắp xếp các thứ tự ưu tiên ta sẽ giảm dự toán trên cơ sở ưu tiên Những hoạt động có mức độ ưu tiên cao sẽ được duy trì mức dự toán trong khi nhữnghoạt động có mức ưu tiên thấp cần phải giảm bớt hoặc ngừng thực hiện
Bước 7: Xác định trách nhiệm và liên kết hoạt động.
Trang 13Xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm vụ trong việc cung cấp đầu ra và thực hiện các mục tiêu đề ra Việc xác định trách nhiệm của các đơn vị, đối tác chủ yếu là cần thiết không nên bỏ qua.
Có nhiều hoạt động sẽ được tài trợ 1 hoặc nhiều dự án đang triển khai hay sắp triển khai Ngược lại, một dự án, chương trình chứa đựng nhiều mục tiêu liên quan đến nhiều bộ, ngành, đơn vị Do vậy, xác định nhiệm vụ từng đơn vị và liên kết họ lại trong quá trình lập ngân sách theo MTEF là rất quan trọng
Bước 8: Đánh giá tính khả thi của các đề xuất.
- Đánh giá, kiểm tra xem các hoạt động hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất để đạt được mục tiêu đề ra hay không? Các hoạt động có thực sự đem lại những đầu
ra mong muốn hay không? Liệu có cách khác kết hợp các hoạt động để tạo ra các đầu ra đó hay không?
- Ai là người cung cấp các đầu ra đó? Đơn vị công lập hay tư nhân? Chính phủ
có nên cung cấp dịch vụ này hay để cho tư nhân, các tổ chức phi chính phủ haycộng đồng cung cấp?
- Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các hoạt động và đầu ra
- Đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của các hoạt động
- Xem xét chi phí thường xuyên phát sinh sau khi các hoạt động đầu tư mới hoànthành
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản để triển khai khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Có chính sách kinh tế vĩ mô tốt, kỹ năng và phương pháp phân tích và dự báo kinh
tế vĩ mô tốt để làm cơ sở xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Có chính sách và công cụ tài chính thích ứng MTEF dựa trên mối liên kết chặtchẽ giữa chính sách và kế hoạch kinh tế vĩ mô với chính sách tài khóa Các kế hoạchphát triển kinh tế xã hội trong tương lai cần được dựa trên các dự đoán hợp lý vềnguồn lực trong tương lai
Xác lập rõ ràng trong tư duy ưu tiên nguồn lực MTEF tạo ra một cơ chế tốt hơncho việc sắp xếp hợp lý các khoản ngân sách phù hợp với chính sách Lập kế hoạch
Trang 14ngân sách, về thực chất là cách bố trí ngân sách cho tương lai theo kiểu dàn trải, dànđều hay có lựa chọn cho ưu tiên MTEF chính là công cụ giúp làm công việc bố tríngân sách từ ưu tiên thấp sang ưu tiên cao hơn, từ tầm nhìn ngắn hạn (từng năm một),phân tán rời rạc sang tầm nhìn trung hạn (3 năm), có liên kết giữa chi đầu tư và chithường xuyên và liên kết giữa các ngành gắn kết tốt với mục tiêu.
Chấp hành kỷ luật ngân sách Các khoản phân bổ ngân sách cần phải dựa trên giớihạn về tổng mức ngân sách thỏa dụng, các bộ chuyên ngành phải bằng lòng với khoảnngân sách được thông báo và tiến hành phân bổ trong giới hạn đó
Thể chế tốt, phù hợp và không thiên lệch Một khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòihỏi phải có một cơ sở thể chế có khả năng làm chỗ dựa cho đối tượng khác nhau sửdụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn như là một khuôn khổ, nền tảng cho việc đề ra cácquyết định và chi tiêu Các nhà quyết định chính trị phải chấp nhận khuôn khổ chi tiêutrung hạn như một phương tiện phân bổ nguồn lực
Có các thông số thích hợp Thiết kế một khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phảixác định được các thông số kỹ thuật như xác định tổng mức chi tiêu, mối quan hệ giữaphân chia theo lĩnh vực và cơ cấu tổ chức của Chính phủ, nội dung gói chi tiêu, cơ sởgiá cả hợp lý cho việc dự toán các khoản chi tiêu trong tương lai, cơ chế điều phối vớiquy trình ngân sách từng năm, mức độ linh hoạt theo bối cảnh khác nhau
Đảm bảo tính minh bạch Minh bạch về tài chính và chính sách sẽ nâng cao tráchnhiệm giải trình của các đối tượng tham gia quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn.Minh bạch tài chính là việc công khai cơ cấu và chức năng của Chính phủ, các ý địnhchính sách tài chính, các khoản thu, chi của khu vực công và những dự báo tài chính.Minh bạch về chính sách là việc công khai những ý định của Chính phủ trong mộtchính sách cụ thể, những kết quả sẽ phải đạt được và chi phí để đạt được kết quả đó.Minh bạch cần gắn liền với trách nhiệm giải trình, là việc báo cáo kết quả thực hiệncác chính sách, kế hoạch, chiến lược với những con số cụ thể về số lượng và chấtlượng của các đầu ra và kết quả đạt được Không đơn thuần là đã thu được bao nhiêu,
đã chi bao nhiêu tiền mà quan trọng hơn là việc thu, chi ngân sách đã giải quyết đượcvấn đề gì, với những kết quả như thế nào, phải được đo đếm bằng số liệu cụ thể
Trang 151.3 Nội dung lập kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành giáo dục tại địa phương.
Nội dung kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành gồm hai phần:
Phần một: Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành
- Phạm vi dự toán
- Xu hướng và các vấn đề của ngành giai đoạn KHCTTH
- Nguồn vốn cho ngành giáo dục
- Kế hoạch chi tiêu cho ngành trong giai đoạn chi tiêu trung hạn
- Xu hướng và vấn đề trong ngành liên quan đến sở trong giai đoạn KHCTTH
- Ưu tiên chiến lược và hoạt động của Sở
- Nguồn thu chi tiêu cơ sở
- Chi tiêu mới cho giai đoạn kế hoạch chi tiêu trung hạn
- Nghĩa vụ nợ
- Tài liệu bổ trợ
- Tổng hợp
- Các giả định khi đưa ra lập KHCTTH
1.4 Kinh nghiệm lập kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành ở các địa phương thí điểm ở Việt Nam.
Thực hiện theo quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 của thủ tướng chínhphủ phê duyệt báo cáo khả thi Dự án “cải cách quản lý tài chính công” và thông tư số55/2008/TT/BTC về hướng dẫn thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kếhoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009-2011 đã tiến hành thí điểm việc lập kế hoạchchi tiêu trung hạn cho 4 ngành ( Giáo dục và đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, Giao thông vận tải) ở 3 địa phương (Hà nội, Bình dương, Vĩnh long)
Trang 16Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Cơquan phát triển Vương quốc Anh và các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước,
Bộ Tài chính cùng các Bộ, địa phương tham gia thí điểm đã xây dựng được mô hình
Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn cho Việt Nam và đã đưa ra được báo cáo thíđiểm cho giai đoạn trung hạn 3 năm: 2006-2008, 2007-2009 và 2008-2010 Qua quátrình thí điểm cho ngành Giáo dục ở một số Tỉnh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệmtrong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành, bao gồm các vần đề như:
Đầu tiên là yêu cầu về thông tin: Cần có một luồng thông tin toàn diện, đầy
đủ để hỗ trợ chính xác cho MTEFs Đây là thách thức lớn nhất trong việcthực hiện MTEF, việc thu thập thông tin ở cấp sở cũng như dữ liệu tổnghợp từ các đơn vị cấp dưới phải cho cùng một loại thông tin Các đơn vịtrường học, phòng quản lý quận huyện phải cập nhật thông tin một cáchchính xác như số trường, lớp, học sinh, giáo viên ở từng cấp học Bên cạnh
đó việc cập nhật thông tin từ Trung ương cũng như các chính sách củaTỉnh, Thành phố liên quan tới các cơ chế có thể tác động đến nhiệm vụ, chỉtiêu ngành
Về dự kiến nguồn lực của ngành Khi có giới hạn trần ngân sách do Bộ
giao xuống thì Sở giáo dục phải dự kiến nguồn lực của ngành bao gồmnhững nguồn nào, nguồn Ngân sách nhà nước (trần ngân sách) và nguồnngoài ngân sách ( trái phiếu chính phủ, học phí, xã hội hóa giáo dục )
Về dự kiến các thông số liên quan đến chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới.
Các thông số liên quan đến chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới rấtquan trọng có tác động đến việc xây dựng kế hoạch cho giai đoạn trunghạn ngành một cách chính xác Đối với ngành Giáo dục thì việc đầu tiên làxét đến việc thay đổi các tham số (tham số chung, thay đổi về chính sáchcũng như thay đổi số cụ thể ngành Giáo dục) gây ảnh hưởng trực tiếp vàgián tiếp đến chi tiêu cơ sở và chi tiêu sáng kiến mới
Xử lý chênh lệch giữa chi tiêu và giới hạn trần Khi đã xây dựng được dự
toán ngân sách cho ngành từ dưới lên ta so sánh với giới hạn trần ngân sách
Trang 17của ngành Giáo dục, nếu có xảy ra chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lựcthì đơn vị lập ngân sách phải có biện pháp xử lý (xem xét việc xin bổ sungngân sách, cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết…) tuy nhiên các biệnpháp này mang tính thụ động tùy thuộc vào nguồn lực của Nhà nước.
Trang 18CHƯƠNG II : KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN CHO NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1 Những ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội của Thành phố đến sự nghiệp giáo dục.
2.1.1 Tổng quan về ngành giáo dục thành phố.
Ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh với trên 70 ngàn giáo viên
và gần 1,5 triệu học sinh các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên có quy mô lớn, với những điều kiện thuận lợi và khó khăn đặc thù của một thành phố năng động, đa dạng; tuy đạt được những thành tựu khả quan nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực về chất lượng cao trước xu thế đổi mới và hội nhập
Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non,
467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III Ngoài
ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ,
139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt Tổng cộng 1.308 cơ sởgiáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dânlập, tư thục Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thànhphố Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vàobốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, đồng hành với các lĩnh vực của xã hội, ngànhgiáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tích cực thực hiện Nghị quyết Trungương 2 khóa VIII về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, đã có những bướcphát triển về quy mô, chất lượng và đổi mới về cơ chế hoạt động Chất lượng đào tạocủa các nhà trường tương đối tốt; giáo dục đạo đức, luật pháp và giáo dục thể chất đềuđược quan tâm thực hiện, luôn giữ thứ hạng cao so với cả nước Tỷ lệ tốt nghiệp phổthông hằng năm được giữ vững, ổn định trên 90%
Trang 19Trải qua 25 năm đổi mới, ngành giáo dục vẫn còn đối mặt với không ít khó khănnhư cơ sở vật chất trường lớp còn chật hẹp, sĩ số lớp đông (40-50 học sinh/lớp), hầuhết học sinh phải học tập 1 buổi/ngày Dù hàng năm, ngành giáo dục TPHCM đã được
sự quan tâm của lãnh đạo TP, quận huyện, nỗ lực đáp ứng hơn 1.000 phòng học mỗinăm nhưng với tốc độ tăng dân số cơ học ngày một cao, trường lớp không thể theokịp Giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề cũng còn nhiều bất cập, quản lý đứt khúc theohình thức quản lý khác nhau của 2 Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội); đầu tư tản mạn, thiếu tập trung và chưa đúng mức để đápứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là
“quốc sách hàng đầu” là nhân tố cho sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn chi ngân sách cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên và tăng dần qua các năm, 2008 chiếm 37.22% /tổng dự toán chi thường xuyên, năm 2009 chiếm 43,48% ,Dự toán năm 2010 chiếm 44,31%
Bảng 2.1: Dự toán chi tiêu theo lĩnh vực kinh tế của TP HCM.
Trang 201/1/2008 1/1/2009 1/1/2010 000
ổn định cho phép khả năng tăng chi cho giáo dục trên 30%/ tổng chi ngân sách toànThành phố
Các ngành công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng nhanh, góp phần nâng cao đờisống nhân dân Khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất là 6,56%, tiếp theo làcông nghiệp và xây dựng 5,15 %, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là0,07% (số liệu năm 2011) giúp các đơn vị giáo dục có khả năng nhận được nhiều đầu tưhơn từ ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển biến tích cựctheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (đến năm
2010 khu vực nông lâm thủy sản chiếm 1,1%GDP, khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 45,3%GDP, khu vực dịch vụ là 53,6%GDP) Cơ cấu kinh tế dự kiến đến năm
Trang 212015 (% trong GDP) là dịch vụ 57%, công nghiệp 42%, nông nghiệp 1%, tạo cơ hộitiếp cận giáo dục với tốc độ cao
Với lợi thế là Thành phố trọng điểm kinh tế của cả nước nên TP HCM có triển vọngtiếp nhận được nguồn đầu tư của nước ngoài cho giáo dục như có cơ hộ tiếp cận với cácnền giáo dục tiên tiến trên Thế giới, được tăng cường trang thiết bị, đổi mới nội dung,chương trình học nâng cao được chất lượng giáo dục
Thu nhập bình quân đầu người tăng GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt
2800 USD bằng 1,68 lần năm 2005, và phấn đấu đến 2015 là 4.800 USD gấp 1,7 lần
so với năm 2010 tạo điều kiện tăng chi phí đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục theo
ưu tiên chiến lược của ngành
Bên cạnh những ảnh hưởng nền kinh tế thì những tác động về xã hội cũng ảnhhưởng không nhỏ đến ngành giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản tăng lên do tỷ
lệ hộ nghèo ngày càng giảm
Với tình trạng nhập cư hiện nay cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên thì giáo dục
TP HCM đang trở nên quá tải, số học sinh tăng nhanh ở tất cả các cấp học nhất làmầm non, và các cấp học khác trong những năm tiếp theo nên cơ sở vật chất, trườnglớp cũng như giáo viên có thể không đáp ứng đủ trong tương lai
Năm 2010 là năm cuối cùng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2006-2010 đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 trong đó có những định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu cho ngành Giáodục như sau:
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo Tạo bướcchuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng cung cấpdịch vụ công
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành GDĐT như triển khai chương trìnhgiáo dục mầm non, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, ứngdụng thêm công nghệ thông tin
để tham gia quá trình đổi mới công tác qua các hoạt động
Trang 22công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức Đặc biệt, chútrọng đào tạo nhân lực có trình độ cao.
2.2 Những vấn đề cần xác định trong lập kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1 Các mục tiêu, ưu tiên chiến lược và chính sách ngành giáo dục trên
địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.
Căn cứ vào chính sách trong ngành và đặc điểm KT-XH của địa phương, Sở giáo dục sẽ đưa ra các mục tiêu kế hoạch cho trung hạn Dựa vào tình hình thực tế, sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 ngành Giáo dục TP HCM đã đạt được một số thành quả nhất định Trong năm 2010 thực hiện theo chỉ thị số 5555/BGDĐT-KHTC
về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2010-2015 ngành Giáo dục TP HCM đã xây dựng chiến lược và hoạt động trong
những năm tới, tập trung vào các mục tiêu tiếp cận, chất lượng và hiệu quả quản lý.Các thứ tự ưu tiên cũng căn cứ vào tình hình thực tế của ngành, của địa phương mà
Sở giáo dục từ những định hướng, chiến lược, mục tiêu của Bộ GDĐT sẽ đưa ra
những chiến lược ưu tiên cho ngành của địa phương Các thứ tự ưu tiên này có thể khác so với thứ tự ưu tiên của Bộ GDĐT
Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học Thực hiện chương trình học
2 buổi/ ngày ở các bậc học cơ bản (giảm sĩ số để 100% học sinh tiểu học, 50% học sinh THCS và 30% học sinh THPT được học 2 buổi/ ngày)
Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cơ bản và giáo dục bậc cao Tiếp tục giữ vững
các thành tựu về phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập THCS
Giáo dục ngoài công lập sẽ được khuyến khích phát triển mạnh ở các bậc mẫugiáo, trung học phổ thông, THCN, dạy nghề và đại học
Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đào tạo lại cán bộ quản lý giáo dục, cải cách
chương trình quản lý giáo dục
Các mục tiêu chương trình hoạt động chính được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.2: Các ưu tiên chiến lược và hoạt động.
Trang 23Ưu tiên Chương trình hoạt
1.2 Triển khai đại tràchương trình giáo dụcmầm non mới, trong đóchú trọng thực hiệnchương trình phổ cập mẫugiáo 5 tuổi nhằm chuẩn bị
kỹ năng cần thiết
1.2 Đào tạo, nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viênđại học, dạy nghề có chấtlượng cao
1.3 Triển khai thực hiệncác giải pháp nhằm giảm tỷ
lệ học sinh yếu kém, khắcphục tình trạng học sinh bỏhọc
1.4 Tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin để đổimới phương pháp dạy vàhọc Khuyến khích giáoviên, giảng viên soạn bàigiảng điện tử và tham giatrao đổi kinh nghiệm ứngdụng công nghệ thông tintrong giảng dạy
Đến năm 2015: Giáo dụchoà nhập được thực hiện
ở tất cả các cấp học vàtrình độ đào tạo để đếnnăm 2015 có 65% ngườikhuyết tật được học hoànhập; 75% thanh niênViệt Nam trong độ tuổiđạt trình độ học vấntrung học phổ thông vàtương đương; tỷ lệ hoànthành cấp học được duytrì ở mức 90% trở lên đốivới cả ba cấp học
- Phấn đấu đến năm 2015
có 99% trẻ em trong độtuổi tiểu học được đếntrường .Năm 2015 có20% số học sinh lớp 3được học ngoại ngữ theochương trình mới
Trang 241.5 Tạo điều kiện thuậnlợi, đáp ứng nhu cầu họctập cho con em nhân dân,nhất là nhu cầu học tập tinhọc, ngoại ngữ, xây dựng
xã hội học tập trên địa bànthành phố
1.6 Phát triển hợp tác quốc
tế trong giáo dục đại học,hợp tác đào tạo với cáctrường đại học quốc tế chấtlượng cao Xây dựngtrường cấp quốc tế
-Đến năm 2015 tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 97% Huy động được nhiều trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy vàtrong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học 65%
số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để
hỗ trợ cho công tác giảngdạy và bồi dưỡng chuyên môn
2 Mở rộng cơ hội tiếp
cận giáo dục cơ bản
và giáo dục bậc
cao
2.1 Hoàn thành phổ cậpgiáo dục tiểu học và trunghọc cơ sở trong phạm vitoàn quốc
2.3 Phát triển các trườngtrung học phổ thông ngoàicông lập
2.4 Thực hiện các chươngtrình dạy nghề bậc cao, thuhút học sinh sau THPT,THCN
2.5 Đa dạng hóa các loại
-Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, nâng tỷ
lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ từ 15% năm
2005 lên 20% năm 2010
và đạt 30% năm 2015; trẻ
từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 67% năm
2010 và đạt 75% năm 2015;
- Đến năm 2015 có
Trang 25hình đào tạo đại học.
khoảng 93% quận, huyện
có trung tâm giáo dục thường xuyên và 85% xã,phường có trung tâm học tập cộng đồng
- Xây dựng hoàn chỉnh 3 phân hiệu trường cao đẳng tại huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ
Đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong QLGD
- Về đội ngũ giáo viên,giảng viên: Đến năm
2015, đại học có 30%tiến sĩ, 50% thạc sĩ; caođẳng có 5% tiến sĩ, 35%thạc sĩ; trung cấp chuyênnghiệp có 25% thạc sĩ trởlên
-Đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao chất lượng độingũ giáo viên mầm non,phấn đấu để có 100%năm 2015, trong đó có15% đạt trình độ trênchuẩn năm 2015
(Nguồn từ chỉ thị nhiệm vụ giáo dục- đào tạo của UBND tpHCM và kế hoạch phát triển GDĐT 5 năm 2011-2015)
2.2.2 Phạm vi dự toán ngân sách ngành Giáo dục.
Trang 26Phạm vi dự toán bao gồm tất cả những khoản chi của Sở và đơn vị chi tiêu do Sởquản lý cũng như chi tiêu cho giáo dục của cấp quận huyện thuộc Thành phố
Cấp ngân sách Thành phố:
- Văn phòng Sở Giáo Dục và Đào Tạo
- Các trường Trung học phổ thông và trực thuộc, gồm:
+ 81 Trường Trung học phổ thông
- 24 Văn phòng giáo dục cấp Quận, Huyện
- 407 Trường mầm non + mẫu giáo
- 444 Trường tiểu học trong đó có 3 trường cấp 1, 2
- 250 Trường trung học cơ sở trong đó có 11 trường cấp 2, 3
- 49 Trung tâm giáo dục thường xuyên
- 24 Trường bồi dưỡng giáo dục
Phạm vi dự toán của sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh
- 81 Trường Trung học phổ thông
- 3 Trường mầm non
- 2 Trung tâm giáo dục thường xuyên (Chu Văn An và Lê Quý Đôn), TTkhuyết tật Nguyễn Đình chiểu, TT Tiếng Hoa
- TT hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm
- Trường cao đẳng kinh tế, CĐ kinh tế Phú Lâm, Thủ Đức
- 2 Trường ĐH (Nguyễn Hữu Cảnh và Nam Sài Gòn)
2.2.3 Các chế độ định mức chi tiêu hiện hành chung cho ngành Giáo dục 2.2.3.1Các nguyên tắc tính định mức.
Định mức chi hiện nay cho ngành giáo dục gồm 3 phần: chi cho con người, chi hoạt động và chi khác