1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

31 778 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 519 KB

Nội dung

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, công tác này cũngcòn một số tồn tại như: cơ chế thực hiện XHHGD chưa thỏa đáng; sự đầu tư từ ngânsách Nhà nước cho bậc học mầm non còn eo hẹp; n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-ccc -PHẠM BÍCH THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 62.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Đào Lan Hương

2 PGS.TS Nguyễn Công Giáp

Vào hồi…….giờ… ngày… tháng ….năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Khoa Quản lý Giáo dục

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1 Phạm Bích Thủy (Kỳ 1 - 5/2011), “Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục

mầm non ở quận Kiến An - thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Giáo dục (Số 261) Trang 13.

2 Phạm Bích Thủy (5/2011), “Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

của Hiệu trưởng trường mầm non thành phó Hải Phòng”, Tạp chí Giáo dục (Số 24).

Trang 42

3 Phạm Bích Thủy (Kỳ 1 - 7/2011), “Biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục

của hiệu trưởng các trường mầm non quận Kiến An - thành phố Hải Phòng”, Tạp chí

Giáo dục (Số 265) Trang 58

4 Phạm Bích Thủy (Kỳ 1 - 9/2012), “Một số vấn đề về xã hội hóa giáo dục

mầm non”, Tạp chí Giáo dục (Số 293) Trang 12.

5 Phạm Bích Thủy (9/2013), “Hiệu trưởng với công tác quản lý hoạt động xã

hội hóa giáo dục mầm non”, Tạp chí Khoa học Giáo chức (Số 96) Trang 35.

6 Phạm Bích Thủy (9/2013), “Trách nhiệm của hiệu trưởng trường mầm non trong

việc thực hiện xã hội hóa giáo dục”, Tạp chí Quản lý Giáo dục (Số 52) Trang 48.

7 Phạm Bích Thủy (7/2014), “Thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục ở

các trường mầm non thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Quản lý Giáo dục (Số 62),

Trang 56

8 Phạm Bích Thủy (8/2014), “Thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo

dục của các trường mầm non thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (Số

107), Trang 44

9 Phạm Bích Thủy (Kỳ 2 - 9/2014), “Nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa

giáo dục mầm non ở thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Giáo dục (Số 342) Trang 12.

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải bắt đầu từ việc chăm sóc, giáo dục trẻmầm non Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân vàmang tính xã hội cao, thực hiện XHHGD là một nhu cầu, một quy luật tất yếu để tồntại và phát triển

Với quan điểm và định hướng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện GD&ĐT, Đại hội

XI của Đảng xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản,

toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế ”

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CPcủa Chính phủ, Nhà nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương

xã hội hóa giáo dục Xã hội hóa GDMN nhằm khai thác tối ưu tiềm năng của xã hội,huy động các nguồn lực và đa dạng hoá các nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động củaGDMN, góp phần nâng cao chất lượng GDMN

Trong những năm qua, công tác XHHGD được tiến hành ở các trường mầm nontrên địa bàn thành phố Hải Phòng, đã đóng vai trò tích cực trong việc huy động cộngđồng quan tâm đến giáo dục, chất lượng CSNDGD được nâng lên, sửa chữa và xâymới một số trường lớp Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, công tác này cũngcòn một số tồn tại như: cơ chế thực hiện XHHGD chưa thỏa đáng; sự đầu tư từ ngânsách Nhà nước cho bậc học mầm non còn eo hẹp; nhận thức của một bộ phận nhân dân

và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của công tác XHHGDMN còn hạn chế, chưathường xuyên phối hợp chặt chẽ với trường mầm non để thống nhất trong việc nângcao chất lượng CSNDGD trẻ; biện pháp quản lý hoạt động XHHGD của hiệu trưởngtrường mầm non thành phố Hải Phòng còn có những bất cập, chưa phát huy được sức

mạnh tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho giáo dục Với những lý do trên, đề tài “Quản

lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được lựa chọn nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý XHHGD tại các trườngmầm non, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động XHHGD ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường

mầm non

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

Có nhiều cấp cùng tham gia quản lý XHHGDMN, đề tài tập trungnghiên cứu quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động xã hội hóa giáo

Trang 5

dục tại trường mầm non

4.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có cả trường mầm non cônglập và ngoài công lập, đề tài nghiên cứu hoạt động XHHGD tại cáctrường mầm non công lập

4.3 Giới hạn về đối tượng khảo sát và thực nghiệm tác động

Khảo sát trên 522 đối tượng, trong đó:

- Đối tượng khảo sát thực trạng: 462 người, gồm cán bộ quản lý giáo dục, giáoviên, lãnh đạo, cán bộ ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh

- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 60 người, gồm cán bộ quản lý giáo dục,giáo viên, cha mẹ học sinh trường Mầm non Hướng Dương (trường thực nghiệm)

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động XHHGD tại các trường mầm non thành phố Hải Phòng

đã đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn tồn tại nhữnghạn chế Các lực lượng xã hội chưa thật tích cực tham gia XHHGDMN

do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng thuộc vềquản lý Nếu hiệu trưởng các trường mầm non phối hợp tốt với các cơquan lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh để huy độngđược các nguồn lực xã hội cho giáo dục đồng thời sử dụng hiệu quảcác nguồn lực đó để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, pháthuy được ảnh hưởng tích cực của trường mầm non đối với xã hội trongbối cảnh đổi mới giáo dục thì sẽ phát triển được hoạt động XHHGD ởcác trường mầm non thành phố Hải Phòng

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non;Đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động xã hội hóa giáo dục ởtrường mầm non thành phố Hải Phòng; Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động

xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng trường mầm non thành phố Hải Phòng; Khảonghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động xã hộihoá giáo dục tại trường mầm non thành phố Hải Phòng

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận của đề tài:

Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận theo chức năng quản lý; Tiếpcận theo các nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non

7.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành với 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phươngpháp nghiên cứu lý luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Nhóm phươngpháp xử lý thông tin

8 Những luận điểm bảo vệ

1 XHHGD nói chung và XHHGDMN nói riêng là một quan điểm

Trang 6

mang tính chiến lược, một giải pháp hiệu quả cho phát triển GDMNđáp ứng yêu cầu xã hội Quản lý của hiệu trưởng trường mầm non làyếu tố có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện, triển khaicác hoạt động XHHGD ở trường mầm non.

2 Tính hai chiều của XHHGD và hoạt động XHHGD tại trườngmầm non - toàn xã hội tham gia, đóng góp cho GDMN và GDMNphục vụ xã hội - là đặc điểm quan trọng, là chìa khóa thành côngcủa hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD ở trường mầmnon

3 Trường mầm non với nội lực mạnh, thể hiện tập trung ở chấtlượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu xã hội sẽ có khả năng thu hút,chủ động đón nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội hóagiáo dục

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Trên cơ sở hệ thống hóa các tài liệu khoa học và các vănbản có tính pháp lý về XHHGDMN và quản lý hoạt động XHHGDMN,

đã xác định được nội hàm của khái niệm quản lý hoạt động XHHGDtại trường mầm non, làm rõ được tính hai chiều của các nội dungquản lý XHHGD tại tường mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đếnquản lý XHHGD tại trường mầm non

9.2 Qua việc phát hiện thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo

dục tại các trường mầm non và quản lý của hiệu trưởng đối với hoạtđộng XHHGD tại trường mầm non thành phố Hải Phòng, luận án đãgóp làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của quản lý XHHGD tại trường mầmnon

9.3 Đề xuất năm biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt

động XHHGD tại các trường mầm non thành phố Hải Phòng Góp phần

giải quyết một vấn đề khá nghiêm trọng xuất phát từ quan niệm mộtchiều về XHHGD rất phổ biến trong thực tiễn quản lý giáo dục hiệnnay Đó là, XHHGD chỉ nhằm thu hút sự đóng góp các nguồn lực của

xã hội cho giáo dục

10 Cấu trúc luận án

Luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục, luận án được cấu trúc thành :

Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục mầm non

trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục của hiệu trưởng

trường mầm non thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục của hiệu trưởng

trường mầm non thành phố Hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM

NON TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về quản lý XHHGD và quản lý XHHGDGDMN ở nước ngoài

Vấn đề QLXHHGD và QLXHHGDMN đã thu hút được nhiều sự quan tâm củagiới nghiên cứu, các công trình nghiên cứu đa dạng, tập trung vào các hướng sau: (1)Huy động cộng đồng cùng tham gia giáo dục; (2) Dân chủ hóa giáo dục; (3) Phân cấpquản lý giáo dục; (4) Công bằng xã hội trong giáo dục

Các công trình nghiên cứu ở tầm vi mô ít được các tác giả đề cập đến trong đó

có phần lý luận, giải pháp quản lý và vấn đề QLXHHGD trong trường mầm non theohướng dân chủ hóa giáo dục

1.1.2 Nghiên cứu quản lý XHHGD và quản lý XHHGDMN trong nước

Các công trình nghiên cứu về QLXHHGD và QLXHHGDMN chủyếu theo các hướng sau: (1) Về vai trò của QLXHHGD và QLXHHGDMN;(2) Về nội dung QLXHHGD và QLXHHGDMN; (3) Về giải pháp QLXHHGD vàQLXHHGDMN

Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước cũng như ở trong nước cóliên quan đến đề tài luận án cho thấy: Các công trình nghiên cứu tập trung vào quản

lý ở tầm vĩ mô - quản lý nhà nước về XHHGD và XHHGDMN Rất ít công trìnhnghiên cứu về hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động này tại các trường học nóichung và trường mầm non nói riêng Đặc biệt, ở nước ta chưa có đề tài nào nghiêncứu độc lập về biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở các trường mầm non thànhphố Hải Phòng

Do đó, những công trình trên là tài liệu tham khảo rất tốt để nghiên cứu vận dụng,trong các công trình đó không có công trình nào trùng lặp với đề tài của luận án

1.2 Xã hội hoá giáo dục mầm non

1.2.1 Khái niệm xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng

và phát triển giáo dục dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đồng thời phát huytác dụng của giáo dục với xã hội

Xã hội hoá giáo dục mầm non là huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia

xây dựng và phát triển giáo dục mầm non để mọi trẻ em trong độ tuổi đều được chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục, đồng thời phát huy tác dụng của giáo dục mầm non với

xã hội

Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non là hoạt động huy động các

lực lượng xã hội tham đóng góp nhằm nâng cao chất lượng của trường mầm non,

Trang 8

đồng thời phát huy tác dụng của trường mầm non với xã hội

1.2.2 Vai trò xã hội hoá giáo dục mầm non

(1) Xã hội hoá giáo dục mầm non góp phần tạo nền tảng vững chắc cho trẻ emvào lớp một; (2) Xã hội hoá giáo dục mầm non góp phần làm cho giáo dục phục vụphát triển kinh tế xã hội ở địa phương; (3) Xã hội hoá giáo dục mầm non tạo ra sựcông bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng giáo dục mầm non; (4)XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

1.2.3 Nội dung xã hội hoá giáo dục mầm non

(1) Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuậnlợi cho giáo dục mầm non; (2) Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quátrình giáo dục ở trường mầm non; (3) Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáodục ở các trường mầm non; (4) Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình

đa dạng hoá các hình thức học tập và phát huy tác dụng của trường mầm non với các

cơ sở GDMN ngoài công lập

1.3 Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

1.3.1 Các khái niệm

Dưới góc độ chức năng: Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản

lý đến đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạtđược mục tiêu quản lý trong điều kiện môi trường luôn biến động

Trên cơ sở khái niệm quản lý theo chức năng và nội dung XHHGD thì: Quản lý

xã hội hoá giáo dục là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý để thực hiện các nội dung xã hội hóa giáo dục thông qua các chức năng quản lý

nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong điều kiện môi trường luôn biến động

Quản lý xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non là một quá trình tác động có

chủ đích của hiệu trưởng trường mầm non tới các bộ phận và các cá nhân trong vàngoài nhà trường, để thực hiện các nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non thông quacác chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non trong điều kiệnmôi trường luôn biến động

1.3.2 Vai trò, chức năng của hiệu trưởng trường mầm non

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởngtrường mầm non tại Điều 16 (chương II) Điều lệ trường mầm non(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) qui định:Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức,quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ phối kết hợp với các đoàn thểtrong trường và các lực lượng xã hội trong quản lý và thực hiện cáchoạt động xã hội hóa giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của GDMN, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng

Trang 9

1.3.3 Các nội dung quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non bao gồm:

Quản lý hoạt động huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho giáo dục mầm non

(1) Xây dựng kế hoạch huy động các LLXH tham gia xây dựngmôi trường giáo dục thuận lợi cho GDMN; (2) Tổ chức huy động cácLLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho GDMN;(3) Chỉ đạo hoạt động huy động các LLXH tham gia xây dựng môitrường giáo dục thuận lợi cho GDMN; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động huyđộng các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi choGDMN

Quản lý hoạt động huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ở trường mầm non

(1) Xây dựng kế hoạch huy động LLXH tham gia vào quá trìnhgiáo dục ở trường mầm non; (2) Tổ chức huy động các LLXH tham giavào quá trình giáo dục ở trường mầm non; (3) Chỉ đạo hoạt động huy độngcác LLXH tham gia vào quá trình giáo dục ở trường mầm non; (4) Kiểm tra,đánh giá hoạt động huy động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục ởtrường mầm non

Quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ở các trường mầm non

(1) Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ởcác trường mầm non; (2) Tổ chức hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư phát triểngiáo dục ở các trường mầm non; (3) Chỉ đạo thực hiện hoạt động huy động cácnguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ở các trường mầm non; (4) Kiểm tra, đánh giáhoạt động huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ở các trường mầm non

Quản lý hoạt động huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình

đa dạng hoá các hình thức học tập và phát huy tác dụng của trường mầm non với các cơ sở GDMN ngoài công lập

(1) Xây dựng kế hoạch huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạnghoá các hình thức học tập và phát huy tác dụng của trường mầm non với các cơ sởGDMN ngoài công lập; (2) Tổ chức hoạt động huy động các LLXH tham gia vào quátrình đa dạng hoá các hình thức học tập và phát huy tác dụng của trường mầm nonvới các cơ sở GDMN ngoài công lập; (3) Chỉ đạo hoạt động huy động các LLXHtham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và phát huy tác dụng củatrường mầm non với các cơ sở GDMN ngoài công lập; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạtđộng huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập

và phát huy tác dụng của trường mầm non với các cơ sở GDMN ngoài công lập

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội hoá giáo dục ở

Trang 10

các trường mầm non

1.4.1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý: (1) Năng lực quản lý của hiệu trưởng; (2)

Sự nhận thức về công tác XHHGDMN; (3) Năng lực tham mưu, phối hợp với lãnh đạođịa phương và các ban ngành đoàn thể; (4) Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

1.4.2 Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý: (1) Sự nhận thức về công tác xã hội

hóa giáo dục mầm non; (2) Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

1.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý: (2) Xu thế hội nhập Quốc tế;

(3) Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền; (4) Tình hình pháttriển của giáo dục, KT-XH của địa phương; Trình độ dân trí, truyềnthống phong tục

1.5 Bối cảnh đổi mới giáo dục:

(1) Bối cảnh thế giới hiện nay

(2) Bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam

XHHGD và quản lý GD theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW “Đổi mới từ

sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ

sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT… Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT”.

1.6 Cơ sở pháp lý về quản lý xã hội hoá giáo dục mầm non

* Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục

Đảng ta đã xác định: Sự nghiệp GD là sự nghiệp của Đảng, của

Nhà nước và của toàn dân “Xã hội hoá giáo dục” là chủ trương nhất

quán của Đảng để đẩy mạnh phát triển giáo dục ở nước ta và đểthực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng, đó là gắn nhà trường, gắngiáo dục với XH, giáo dục luôn đáp ứng nhu cầu XH

* Quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước về XHHGDMN

Trên tinh thần XHHGDMN là bộ phận trong hoạt động XHHGD nóichung, Đảng và Nhà nước ta luôn xem đây là một giải pháp quan trọng

để thực hiện XHHGD

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG

BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Trang 11

2.1 Vài nét về tình hình phát hình phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng

Giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng phát triển mạnh Đến nay, tỷ

lệ trẻ ra lớp tăng bình quân 2-3% Tỷ lệ trẻ mẫu giáo huy động ralớp đạt 90,5%, nhà trẻ đạt 31%

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng

2.2.1 Mục đích

2.2.2 Nội dung và cách thức tiến hành

2.2.3 Mẫu khảo sát

2.2.4 Địa bàn khảo sát: Đại diện một số trường mầm non công

lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.3 Thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non thành phố Hải phòng

2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non

Hiện nay, đa số các LLXH đã nhận thức được lợi ích của XHHGD mang lại choGDMN, đó là: tăng cường CSVC, đa dạng trang thiết bị, đồ dùng, xây dựng môi trường

xã hội lành mạnh; tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng GDMN thoả mãn nhucầu của nhân dân về GD; đời sống giáo viên được cải thiện, tạo sự công bằng trong

GD để mọi tầng lớp nhân dân tự nguyện chia sẻ cùng nhà trường, tham gia XHHGDMNmột cách tích cực, đồng thuận Song, tại một số xã lãnh đạo và hiệu trưởng trườngmầm non chưa hiểu sâu sắc về XHHGDMN nên ở đó chất lượng GDMN chưa cao vàquản lý hoạt động XHHGD ở trường mầm non còn hạn chế

Trang 12

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát các lực lượng xã hội đánh giá lợi

ích của XHHGD mầm non

viên CBĐT CMHS SL(%) SL(%) SL(%) SL(%) SL(%)

1 Khắc phục khó khăn về

CSVC cho GDMN

96 (88,89)

108 (87,80)

92 (87,61)

103 (81,75)

399 (86,36) 12

Tạo điều kiện thuận lợi nâng cao

chất lượng giáo dục mầm non,

thỏa mãn nhu cầu của nhân dân

về giáo dục

95 (87,96)

105 (85,36)

91 (86,67)

99 (78,57)

390 (84,41) 2

3 Đời sống giáo viên mầmnon được cải thiện (85,18)92 (78,05)96 (82,86)87 (72,22)91 (79,22)366 3

Qua khảo sát thực tế, các LLXH đánh giá lợi ích của XHHGD manglại về cơ sở vật chất cho trường mầm non khá cao (86,36% - xếpthứ 1), điều đó chứng tỏ rằng lực lượng xã hội đã xác định được tầm

quan trọng XHHGD nên tạo thuận lợi cho việc tăng cường CSVC cho

trường mầm non XHHGD mang lại lợi ích cho GDMN, góp phầnnâng cao chất lượng GDMN, trong số đó CBQL nhận thức về điềunày tốt hơn (87,73%) Lợi ích của XHHGD mang lại cho đời sống giáoviên mầm non, giảm bớt khó khăn để giáo viên tâm huyết với nghề,song được đánh giá ở mức thấp hơn (79,22%)

2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng

Bảng 2.2 Mức độ thực hiện các nội dung XHHGD ở các trường mầm

non

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Rất

tích cực

Tích cực

K.

Tích cực ∑ X Thứ bậc

Cao

Trun g bình

222 (48,0 5)

50 (10.82 )

106

6 2,30 3

224 (48,48 )

197 (42,6 4)

41 (8,87)1107 2,40 2

3 Huy động các nguồn 217 209 36 110 2,39 1 228 192 42 1110 2,40 2

Trang 13

lực đầu tư phát triển

giáo dục ở các trường

mầm non

(46,90 )

(45,18 ) (7,92) 5

(49,23 )

(41,6 5) (9,12)

220 (47,6 2

63 (13,64 )

104

0 2,25 4

192 (41,56

217 (46,9 7)

53 (11,4 7)

1063 2,30 3

Hoạt động XHHGD thực hiện ở các trường mầm non thành phốHải Phòng mới được thực hiện ở mức trung bình (X = 2,33) và hiệuquả cũng chỉ ở mức trung bình (X = 2,39) Mức độ này được biểuhiện khá đồng đều ở các nội dung

Việc huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD thuận lợi choGDMN cũng đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là môi trườngnhà trường an toàn, thân thiện nhất là đối với các trường mầm noncông lập, song mức độ hiệu quả chưa vượt qua mức trung bình X =2,44 Các trường mầm non đã huy động được các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục,song sự phối hợp giữa nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức chính trị,kinh tế - xã hội còn hạn chế Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ởmức trung bình Sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương và các tổ chức xã hội đến đời sốnggiáo viên và trẻ em nghèo chưa kịp thời; công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị đồdùng ở trường mầm non hiệu quả chưa cao Một số trường mầm non chưa tích cực huyđộng các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và chưaphát huy được tác dụng của trường mầm non với các cơ sở GDMNngoài công lập nên hiệu quả còn thấp X = 2,30 (xếp thứ 3)

2.4 Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng

2.4.1 Thùc tr¹ng quản lý hoạt động huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng

Bảng 2.3 Mức độ huy động các lực lượng xã hội tham gia

Trang 14

g bình

1

Xây dựng kế hoạch huy động các LLXH

tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho

GDMN

240 191 31 2,45 3

2 Tổ chức huy động các LLXH tham gia xây

dựng MTGD thuận lợi cho GDMN 245 187 30 2,46 23

Chỉ đạo việc huy động các LLXH tham gia

xây dựng MTGD thuận lợi cho giáo dục

mầm non

246 190 26 2,48 1

4

Kiếm tra, đánh giá việc huy động các LLXH

tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho

2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ở trường mầm non thành phố Hải Phòng

Bảng 2.4 Mức độ thực hiện hoạt động huy động các lực lượng

xã hội tham gia vào quá trình giáo dục ở trường mầm non

Mức độ thực hiện

bậc Tốt

Trun g bình

Yếu

1

Xây dựng kế hoạch huy động và sử

dụng các LLXH tham gia vào quá trình

giáo dục ở trường mầm non

239 190 33 2,44 2

2

Tổ chức huy động và phân công LLXH

tham gia vào quá trình giáo dục ở

trường mầm non.

245 189 28 2,47 1

3

Chỉ đạo việc huy động các lực lượng xã

hội tham gia vào quá trình giáo dục ở

trường mầm non

219 197 46 2,38 4

Trang 15

4 Kiểm tra, đánh giá việc huy động LLXH

tham gia vào quá trình giáo dục ở

2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng

Ngày đăng: 19/05/2015, 14:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các lực lượng xã hội đánh giá lợi - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các lực lượng xã hội đánh giá lợi (Trang 12)
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung XHHGD ở các - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung XHHGD ở các (Trang 12)
Hình thức học tập - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Hình th ức học tập (Trang 13)
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện hoạt động huy động các lực lượng - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện hoạt động huy động các lực lượng (Trang 14)
Bảng 2.5. Mức độ quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 2.5. Mức độ quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư (Trang 16)
Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả đạt được từ các hoạt động XHHGDMN thành - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả đạt được từ các hoạt động XHHGDMN thành (Trang 17)
Bảng 3.3. Kết quả sử dụng cỏc nguồn lực đúng gúp cho trường mầm non - Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Bảng 3.3. Kết quả sử dụng cỏc nguồn lực đúng gúp cho trường mầm non (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w