Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (LA tiến sĩ)
Trang 1
VIEN HAN LAM
KHOA HOC XA HOI VIET NAM HỌC VIEN KHOA HOC XA HOI
NGUYEN THE HUE
NANG LUC CANH TRANH CUA CAC DOANH NGHIEP BAN LE TREN DJA BAN THANH PHO HAI PHONG
TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Ma so : 62 34 04 10
LUẬN ÁN TIÊN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC:
1.TS Lê Anh Vũ
2.PGS.TS Nguyên Văn Thanh
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 3MUC LUC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
DANH MUC CAC BANG DANH MỤC CÁC HÌNH PHAN MG DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 3, Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7 Kết cấu luận án 1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 1.3 Khoảng trồng nghiên cứ 1.4 Thiết kế đánh giá các nhân tô năng lực cạnh tranh 1.4.1 Quy trình nghiên cứu 1.42 Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 1.4.3 Phát triển các thang đo cho đánh giá các nhân tô trong mô hình 1.4.4 Chọn mẫu và phương pháp điều tra 1.4.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong luận án
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ 2.1 Hoạt động bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ 2.1.1 Hoạt động bán lẻ 2.12 Doanh nghiệp bán lẻ và các loại hình bán lẻ 2.2 Năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ 2.2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3.22 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ
2.3 Các nhân tô bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của đoanh nghiệp bán lẻ 37
Trang 42.3.2 Các nhân tổ môi trường ngành
2.3.3 Các nhân tổ nội bộ doanh nghiệ) 43
2.4, Cac nhan t6 hinh thanh nang luc canh tranh doanh nghiép ban lé 2.4.1, Dac điểm của các nhân tô hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bản lẻ 2.4.2 Tiêu chí đánh giá các nhân tô hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.5 Mối quan hệ giữa nguồn lực, năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh
2.5.1 Mối quan hệ giữa nguôn lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
2.5.2 Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HAI PHONG
3.1 Thực trạng phát triên các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng
3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Hải Phòng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn
2011-2015
3.12 Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòn,
3.1.3 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn từ 2007 - 2016 79 3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng qua điều tra 3.2.1 Mô tả mâu điều tra 3.2.2 Thực trạng về năng lực marketing 3.2.3 Thực trạng về năng lực thích nghỉ 3.2.4 Thực trạng về năng lực sáng tạo 3.2.5 Thực trạng về định hướng kinh doanh
3.2.6 So sánh sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo đặc trưng doanh nghiệ
Trang 53.3.4 Két qua đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tổng hợp của các nhân tổ năng
118 we 119
lực động doanh nghiệp tới kết quả kinh doanh
3.3.5 Thảo luận và đánh giá về kết quả nghiên cứu định lượng
3.4 Kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng .128 3.4.1 Các kết quả đạt được wink 28: 3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 130
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI HẢI PHÒNG 133
4.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng 133 4.1.1 Bồi cánh kinh tế xã hội ảnh hưởng tới khả năng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phong ion 133
4.12 Định hướng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phong we IBF
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng 140
4.2.1 Cac giải pháp ở khía cạnh nâng cao nội lực doanh nghiệp „ 140 42.2 Các giải pháp ở khía cạnh quản lý nhà nước -òÖ- 148
KẾT LUẬNS .152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO „ 154
Trang 6DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Chir viét tat Tiéng Anh Tiếng Việt
AEC Gams Cộng đồng kinh t8 ASEAN
AMOS Tan ghi TA Tấn
ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố
ASEAN ae South Hast Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BCT Bộ Công thương
BTM Bộ Thương mại
CFA Chartered Financial Analyst | Phan tich tai chinh
CNH, HDH Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
CP Chính phủ
EU European Union Lién minh chau Au
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP ee Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn
Deutsche Gesellschaft fiir tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động GTZ Technische trên phạm vi toàn câu hướng tới mục
Zusammenarbeit tiêu phát triên bên vững,
Trang 7
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
opa _| Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
R&D research & development nghiên cứu và phát triển RBV Resource-Based View Quan điểm dựa trên nguồn lực
KMSEA | The Root Mean Square Error of Approximation Mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM Search Engine Marketing Marketing trên công cụ tìm kiếm SPSS Statistical Package for the Phan mém máy tính phục vụ công tác
Social Sciences phan tich thong ké
Trans — Pacific Strategic Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược TPP Economic Partnership xuyên Thái Bình Dương
Agreement
TT Thông tư
VRIN Valuable, Rare, Inimitable, | Có giá trị; hiểm; khó bắt chước và
Non — substittutable không thê thay thê
World Trade Organization
WTO Tô chức Thương mại Thê giới
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Bang 1.1 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau cccccsccccccc2s+ 2 Bảng 2.1 Các phương thức phân phân loại cửa hàng bán lẻ
Bảng 2.2 Tổng hợp các nhân tố năng lực động tác động tới Bang 3.1 Số doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn 2007 — 2016 Bang 3.2 Số lao động trong ngành bán lẻ tại Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016
Bang 3.3 Quy mô tài sản của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 — 2016 80 Bảng 3.4 Doanh thu ngành bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 Bảng 3.5 Lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2016 Bang 3.6 Nộp ngân sách của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2007 - 2016 81 Bang 3.7 Phân loại doanh nghiệp điều tra Bang 3.8 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với nhân tố đáp ứng khách hàng 84
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với nhân tố “chất lượng mối quan hệ”.85 Bảng 3.10 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tố “thích ứng với môi trường vĩ Bang 3.11 Kêt quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tô “phản ứng với đôi thủ cạnh tranh”
Bang 3.12 Kêt quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tô năng lực thích nghĩ 9]
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về nhân tổ năng lực sáng tạo 92
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực chủ động 94
Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của doanh nghiệp với nhân tố năng lực mạo hiểm 96
Bang 3.16 Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo số lao động 97
Bang 3.17 Kết quả kiểm định hậu định so sánh sự khác biệt kết quả kinh doanh theo diện tích mặt bằng kinh doanh kinh doanh Bảng 3.19 Kêt quả kiêm định hậu định so sánh các nhóm theo diện tích kinh doanh 98
Bang 3.20 Kết quả đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh đoanh theo số năm kinh nghiệm .90
Bảng 3.21 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố đáp ứng khách hàng
Bang 3.22 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tổ chất lượng mối quan hệ
Bảng 3.23 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố thích ứng với môi trường vĩ mô 101
Trang 9Bảng 3.25 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực thích nghỉ 103
Bảng 3.26 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực sáng tạo
Bảng 3.27 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực chủ động
Bang 3.28 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố năng lực mạo hiểm
Bảng 3.29 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố kết quả kinh doanh 106 Bảng 3.30 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình 112
Bảng 3.31 Độ tin cậy tổng hợp
Bảng 3.32 Kết quả ước lượng quan hệ giữa các biến lần thứ nhất - 115
Bảng 3.33 Kết quả ước lượng tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 117
Trang 10DANH MUC CAC HINH
THinh11 Qũy LH HEHIỆẾT Cữi ;aszscceosiittiicbingodtaglsagliiti@tilqqWesisabwgg 16
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu Hình 1.3 Chu trình phát triên thang đo (câu hỏi) nghiên cứu Hình 2.1 Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới người Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngành Hình 2.3 Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệt Hình 2.4 Sơ đồ mối quan hệ giữa nguồn lực, chiên lược và năng lực cạnh tranh Hình 3.1 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố đáp ứng khách hàng
Hình 3.2 Điểm đánh giá các tiêu chí của nhân tố chất lượng mối quan hệ 86
Hình 3.3 Điểm đánh giá của các chỉ tiêu đánh giá nhân tổ thích ứng với môi trường vĩ mô 88
Hình 3.4 Điểm đánh giá của các tiêu chí trong nhân tổ phản ứng với đối thủ cạnh tranh 90
Hình 3.5 Điểm đánh giá các tiêu chí trong nhân tô năng lực thích nghỉ Hình 3.6 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố năng lực sáng tạo
Hình 3.7 Điểm đánh giá các tiêu chí trong nhân tố năng lực chủ động 95
Hình 3.8 Điểm đánh giá các tiêu chí nhân tố năng lực mạo hiểm Hình 3.9 Kết quả phân tích khẳng định nhân tó thang đo năng lực marketing 107
Hình 3.10 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo năng lực sáng tạo 108
Hình 3.11 Kết quả phân tích khẳng định nhân tổ thang đo năng lực thích nghi 108
Hình 3.12 Kết quả phân tích khẳng định nhân tổ thang đo định hướng kinh doanh 109
Hình 3.13 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố thang đo kết quả kinh doanh 10
Trang 11PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng
trở lên quan trọng hơn đối với nền kinh tế của quốc gia, địa phương Chẳng hạn, tại Mỹ hàng năm ngành bán lẻ có doanh số lên đến gần 2000 tỷ USD, tại châu Âu là hơn 2000 tỷ Euro hay tại Hàn Quốc là khoảng hơn 7% GDP và 15% số lao động, ngay tại Thái Lan doanh thu bán lẻ cũng ở mức gần 50 tỷ USD/năm [14] Doanh nghiệp bán lẻ là cầu nối giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng thông
qua thực hiện chức năng phân phối hàng hóa/dịch vụ thúc day phat triển kinh tế qua việc thúc day chỉ tiêu của các hộ gia đình, giải quyết một phần việc làm cho nền kinh tế Doanh nghiệp bán lẻ gần gũi với người tiêu dùng hơn doanh nghiệp sản xuất Dựa vào vị trí đó, các doanh nghiệp bán lẻ hiện tại dễ giành lấy vai trò chủ thể của chuỗi cung ứng hơn Ngành bán lẻ có những khái niệm về quản trị, marketing, các mỗi quan hệ, cách thức logistic, quản trị đồng sản phẩm cũng như thông tin của
riêng họ và dựa vào những điều này để phát triển [105]
Trong bối cảnh hệ thống các kênh phân phối đổi mới, hành vi của nhà cung cấp và người tiêu dùng có nhiều thay đổi, những nhà bán lẻ cũng phải cạnh tranh bằng nhiều hình thức trong nhiều lĩnh vực, ví dụ thay đổi khái niệm “cửa hàng”, đưa thêm các khái niệm mới như bán lẻ trực tuyến, đa dạng kênh phân phối, chuỗi
hình thành và cung ứng giá trị [105] Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng trở nên phức tạp hơn,
khác biệt so với giai đoạn trước thời kì bùng nỗ công nghệ thông tin và thương mại điện tử Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ do đó cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong hiện tại Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang diễn ra rất gay gắt Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, cam kết
mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009 đã dẫn đến sự gia nhập của nhiều doanh
nghiệp bán lẻ quốc tế vào thị trường Hiện nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động, một loạt Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới (FTA
Viét Nam — EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á
Trang 12nhiều tập đoàn bán lẻ tiến vào Việt Nam, đặc biệt là các Tập đoàn bán lẻ từ Thái
Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản Những áp lực gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng nhanh chóng nâng cao tiềm lực,
năng lực cạnh tranh của mình đề có thé tôn tại và phát triển Đòi hỏi này cũng bắt
nguồn từ việc gia tăng nhanh các cơ hội thị trường ngày càng mở và mức độ hội
nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới Hiện tại với tiềm lực yếu hơn, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và tại Hải Phòng khó có thể nhanh chóng xây dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội dựa trên những nguồn lực về tài chính, nhân lực hay các nguồn lực hữu hình khác bởi lợi thế của chúng thua kém quá xa so với các tập đoàn bán lẻ quốc tế và khu vực Để tạo ra lợi thế các doanh nghiệp bán lẻ với quy mô nhỏ và tiềm lực yếu hơn cần tìm ra những lợi thế dựa trên các nguồn lực vô hình, đặc thù mà các doanh nghiệp nước ngoài khó bắt chước đề tạo lợi thế
Có nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp dựa trên nguồn lực của chính chúng Có hai dạng nguồn lực chính là các nguồn lực hữu hình như: nhà xưởng, hệ thống phân phối, các tài sản hay tiền và các nguồn lực vô hình như: danh tiếng, năng lực marketing, thuộc tính sáng tạo của doanh nghiệp hay tính thích nghĩ
Các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xây dựng dựa trên các
nguồn lực hữu hình Tuy nhiên, các lợi thế cạnh tranh do các nguồn lực hữu hình
tạo ra thường không tổn tại lâu, do các doanh nghiệp có khả năng sở hữu chúng trên thị trường các yếu tố sản xuất [54] Như vậy, trong dài hạn các nguồn lực hữu hình khó có thể tạo ra được các lợi thế cạnh tranh bền vững Lợi thế cạnh tranh bền vững
phải dựa trên các nguồn lực có giá trị, hiếm, khó thay thế, khó bắt chước [54] [40], [43] và những nguồn lực như vậy của doanh nghiệp thường là các nguôn lực vô hình Do đó, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có nhiều tiềm lực hơn, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng như tại Hải Phòng cần xác định những yếu
tố vô hình của doanh nghiệp đem lại lợi thế trong cạnh tranh trong một thị trường ngày càng mở và có mức cạnh tranh cao hơn
Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh đã được thực hiện từ khá sớm
Một trong những lý thuyết quan trọng và phé biến là lý thuyết về tổ chức ngành với đại diện tiêu biểu là [20], [88] Tiếp theo là các lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp
Trang 13lý thuyết nguồn lực vẫn dựa trên tiền đề về tính tương đồng trong ngành và phân tích
ở môi trường cân bằng [40] Điều này không hoàn toàn thực tế với điều kiện cạnh
tranh hiện nay với mức độ biến động cao về môi trường kinh doanh Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp với sự kết hợp giữa lý thuyết nguồn lực đặt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, mức độ biến động cao của thị trường được xem là phù hợp hơn trong việc xác định những nhân tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
[54], [99] Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp nhân mạnh đến khả năng định
dang, tích hợp các nguồn lực để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh
[54] [66]
Mặc dù, ngành bán lẻ có vai trò quan trọng và đang trong giai đoạn cạnh tranh hết sức gay gat giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp bán lẻ trong nước tại Hải Phòng Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải xác định được những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững trong dài hạn Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào đánh giá những nhân tố hữu hình hoặc mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả, đánh giá các khía cạnh có thê tạo ra lợi thế cạnh tranh [17] Hầu hết các
nghiên cứu không xác định được mức độ quan trọng của từng nhân tố đánh giá do
phương pháp nghiên cứu mới dừng lại ở các phương pháp tổng hợp, mô tá mà thiếu
các nghiên cứu có tính hệ thống để đánh giá tác động giữa những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh Các nghiên cứu cũng chủ yếu được phân tích ở khía cạnh của lý thuyết tổ chức ngành mà không xác định được những nhân tổ tạo ra năng lực động doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà nghiên cứu trên thế
giới [40], [54] và tại Việt Nam (cho rằng lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp
là lý thuyết cạnh tranh mới cần được nhiều nghiên cứu kiểm chứng hơn nữa trên các thị trường đề xác định nhiều hơn các nhân tố tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp tạo ra những lợi thế bền vững trong cạnh tranh Điều này đặt ra nhu cầu cần thiết
phải có những nghiên cứu có tính hệ thống đề xác định, tiếp cận bằng các lý thuyết hiện đại như lý thuyết năng lực động doanh nghiệp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Giúp các doanh nghiệp nuôi đưỡng và phát triển các nguồn lực của doanh nghiệp đề
Trang 14Xuat phát từ những ly do này tác gia quyết định lựa chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cánh hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài cho luận án tiễn sỹ của nghiên cứu sinh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng được cơ sở lý luận và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dưới cách tiếp cận từ lý thuyết năng lực động doanh nghiệp, từ đó đánh giá được ưu điểm, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ạnh cạnh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng Những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu được xác định như sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp bán lẻ trong mỗi quan hệ giữa năng lực cạnh tranh với kết quả kinh
doanh Trong đó, nghiên cứu tập trung vào cách tiếp cận từ lý thuyết năng lực động
để chỉ ra các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh chính và vai trò của của chúng trong các doanh nghiệp
Hai là, nghiên cứu thiết lập mô mô hình nghiên cứu để kiểm chứng mối quan hệ thực sự của các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng
Ba là, đánh giá được mức độ của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dựa trên điều tra thực nghiệm
Bốn là, đánh giá được cường độ ảnh hưởng của từng nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tới kết quả kinh đoanh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng bao gồm chiều ảnh hưởng, độ lớn của các môi quan hệ và các thức ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tỐ tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả
kinh doanh
Năm là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dựa trên việc nâng cao các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng
Trang 15Nội dung: Quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh tiếp cận ở khía cạnh các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp (tiếp cận từ phía doanh nghiệp, trong bối cảnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khu vực, nội địa và quốc tế) Thời gian: Nghiên cứu được tiên hành từ năm 2007 - 2016 Hoạt động điều tra khảo sát tiến hành từ 2015 — 2016 Không gian: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ được thực hiện tại thành phố Hái Phòng
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng cùng một số
phương pháp tổng hợp, so sánh, dự báo để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra
(xem chỉ tiết tại chương 1)
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu cũng đem lại những đóng góp mới về mặt khoa học
Thứ nhất, luận án đã thiết lập được một mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh tiếp cận ở khía
cạnh lý thuyết năng lực động doanh nghiệp cho lĩnh vực bán lẻ thông qua trường
hợp nghiên cứu tại Hải Phòng
Thứ hai, luận án đã bô sung và hiệu chỉnh một số thang đo những nhân tố tạo
ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của lý thuyết năng
lực động để phù hợp với lĩnh vực bán lẻ
Thứ ba, luận án đã cung cắp bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng khác
nhau của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tới kết quả kinh
doanh tại các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng
Thứ tư, nghiên cứu có thẻ là tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc xây dựng các mô hình đánh giá ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tới kết
quả kinh doanh các các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau trong tương lai
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trang 16gop phan kiểm chứng và phát triển lý thuyết về năng lực động trong phân tích năng lực cạnh tranh tại các nước đang phát triển như Việt Nam, đặt trong bối cảnh xem xét ảnh hưởng của các nhân t6 tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh Ngoài ra, nghiên cứu còn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu các môn học về kinh tế, kinh doanh hay quản lý
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý, định hướng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa tại Hải Phòng, thông qua việc cải thiện các nhân tố về năng lực marketing, năng lực thích nghĩ, năng lực sáng tạo hay định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp bản lẻ tại Hải Phòng
7 Kết cấu luận án
Kết cấu luận án ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
và các phụ lục bao gồm bốn chương chính như sau:
Chương ]: Tống quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải
Phòng
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
Trang 17CHUONG 1
TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN CUU
LIEN QUAN DEN LUAN AN
1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu “A Framework for market - based organizational learning, linking values, knowledge, and behavior” (M6t cấu trúc của sự học hỏi doanh nghiệp dựa
vào thị trường, giá trị kết nói, kiến thức và hành vi) của Sinkula và cộng sự [95],
nghiên cứu sử dụng các tiếp cận thực chứng bằng mô hình Nghiên cứu tập trung kiểm định các giả thuyết chính: Hla: Định hướng học hói có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường: HIb: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến mức phổ biến thông tin thị trường; H2: Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường và H3: Mức độ phổ biến
thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến chương trình marketing động Tác
giả thiết lập một mô hình nghiên cứu với (1) định hướng học hỏi là một thang đo đa hướng với ba thành phần là (a) cộng đồng học hỏi, (b) chia sẻ tầm nhìn và (e) định
hướng mở có ảnh hưởng đến (2) hệ thống thông tin thị trường (Market information
generation) va (3) mức phô bién thông tin thị trường (Market information
dissemination) va (4) chuong trinh marketing động (Marketing program dynamism) Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thay định hướng
học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức độ phổ biến
thông tin thị trường Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường Cuối cùng là chương trình marketing động chịu
ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố mức độ phổ biến thông tin thị trường
Nghiên cứu “Dynamic Capabilities and Strategic Management” (Năng lực
động và Quản trị chiến lược) của Teece và cộng sự [99] về năng lực động doanh
nghiệp Đây là một nghiên cứu lý thuyết rất công phu đặt nền móng cho lý thuyết về
Trang 18Nghién ctru cua Eisenhardt va Martin [63] tén “Dynamic capabilities are
they?” (Có phải năng lực động?) về năng lực động doanh nghiệp ứng dụng khung
lý thuyết RBV (Resource - based view: Khía cạnh dựa trên nguồn lực) Các tác giả quan niệm năng lực động của doanh nghiệp là một tập hợp các quá trình chuyên biệt
và có thể nhận dạng được như phát triển sản phẩm, thiết lập chiến lược hay liên kết
Các tác giả lập luận rằng, trong một thị trường tương đối năng động thì nắng lực động giống với những khái niệm truyền thống bình thường, chúng thường chỉ tiết,
có thể phân tích, ổn định và có thể dự đoán được kết quả; ngược lại trong một thị
trường mà tính năng động cao thì năng lực động trở nên đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm và khó đoán định được kết quả Xét theo khía cạnh dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng vai trò của lợi thế cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp bị coi nhẹ trong khi vai trò của các đòn
bẩy được thổi phồng và vì vậy các doanh nghiệp bị vướng vào rào cản giới hạn trong thị trường biến đổi nhanh chóng
Nghién ctru “Entrepreneurial resources, dynamic capabilities and start — up performance of Taiwan‘s high — tech firms” (Nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và hoạt động khởi nghiệp của các doanh nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan)
của Wu [103] về năng lực động doanh nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đài Loan Đây là một nghiên cứu thực chứng, tác giả thiết lập bốn giả thuyết nghiên cứu chính bao gồm: H1: Nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài; H2: Nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực động; H3:
Tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực động và H4: Năng lực
động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu với 200 doanh nghiệp
công nghệ tại Đài Loan cho thấy nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài Cả nguồn lực của doanh nghiệp và tính sẵn sảng của đối tác bên ngoài đều có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của doanh nghiệp
trong đó nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn Năng lực động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Trang 19tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; H2: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến việc mua lại thông tin; H3: Định hướng kinh doanh có ảnh
hưởng tích cực đến tính hữu dụng thông tin H4: Thông tin mua lại có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả kinh doanh; Thông tin hữu dụng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu từ 294 doanh nghiệp tại Singapore cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh, thông tin mua lại và tính hữu dụng thông tin Thông tin mua lại cũng có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu dụng thông tin Tính hữu dụng thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không cho thấy việc mua lại thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh Xu hướng cho thấy việc mua lại thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh
Nghién cttu “Dynamic capabilities: An exploration of how firm renew their resource base” (Nang lực động: Khám phá cách doanh nghiệp làm mới nén tang nguồn lực) của Ambrosini và Bowman [51] là một nghiên cứu lý thuyết về năng lực động của doanh nghiệp Nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích những nghiên cứu trước
đó về năng lực động, từ đó bổ sung vào những thiếu hụt trong lý thuyết về đề tài này Tống hợp của các tác giả đã (1) nhấn mạnh rằng năng lực động được hình thành nhờ các yếu tố thúc đây và cả hạn chế từ bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, bao gồm cả nhận thức và động cơ của nhà lãnh đạo, (2) làm rõ quá trình hình thành năng lực động, (3) năng lực động không tự động mang đến sự phát triển cho doanh nghiệp và (4) chỉ ra một vài nhằm lẫn và mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của lý thuyết về vấn đề này
Nghiên cứu “The competitive response of small, independent retailers to
organized retail: Study in an emerging economy” (Phan tng canh tranh cuia nha
Trang 20Nghién ctru “On the contingent value of dynamic capabilities for competitive advantage: The nonlinear moderating effect of environmental dynamism” (Gia tri ngẫu nhiên của năng lực động với lợi thé cạnh tranh: ảnh hưởng phi tuyến tính của động lực môi trường) của Schilke [94] đề cập đến ảnh hưởng của năng lực động nhưng trên một khía cạnh khác có liên quan đến yếu tố môi trường Nghiên cứu dựa
vào kết quả khảo sát từ 279 doanh nghiệp và kết quả của hai nghiên cứu liên quan
trước đó Xuất phát từ ý tưởng năng lực động sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tuy nhiên tác động của năng lực này còn phụ thuộc vào các động lực thuộc về môi trường, tác giả đã đưa ra giả thuyết về môi quan hệ này bằng một mô hình phi tuyến hình chữ U ngược Theo đó, mối quan hệ giữa năng lực động và lợi thế cạnh tranh là chặt chẽ nhất khi động lực từ môi trường thuộc khoảng trung bình, và khá yếu khi động lực này nằm ở mức cao hoặc thấp Sau khi điều tra và phân tích
kết quả, nghiên cứu đi đến kết luận rằng năng lực động có liên quan mật thiết nhất
với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường có mức độ cạnh tranh vừa phải hơn là trong các môi trường ồn định hoặc cạnh tranh quá gay gắt
Nghiên cứu mới đây của Fainshmidt và cộng sự [64] “Dynamic Capabilities and Organizational Performance: A Meta-Analytic Evaluation and Extension”
(Năng lực động và tình hình hoạt động của tổ chức: Một đánh giá tổng hợp và mở
rộng) cũng là một nghiên cứu lý thuyết phân tích các nghiên cứu khác bằng phương pháp thông kê Nghiên cứu đã đánh giá hai quan niệm chính trong nghiên cứu về
năng lực động là (1) năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh
nghiệp và (2) mối quan hệ này chặt chẽ hơn trong ngành có động lực công nghệ
cao Nghiên cứu đã chứng minh rằng quan niệm đầu tiên là đúng tuy nhiên chưa
chứng minh được điều tương tự với quan niệm thứ hai Nghiên cứu cũng thiết lập giả thuyết và chứng minh được rằng năng lực động bậc cao có ảnh hưởng nhiều hơn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi năng lực động bậc thấp có xu
hướng điều tiết mối quan hệ giữa năng lực động bậc cao và kết quả kinh doanh nhiều hơn Năng lực động cũng tỏ ra có nhiều ảnh hưởng trong nền kinh tế đang phát triển hơn là trong nên kinh tế phát triển Các tác giả đi đến kết luận rằng đặc
điểm của loại năng lực động và bối cảnh kinh tế tạo ra giá trị của năng lực đó 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Thực hiện chính sách hội nhập và mở cửa, nên kinh tế nước ta đã có những
Trang 21có mức thu nhập trung bình thấp Trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cũng đã
được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện khá nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành bán lẻ Các tài liệu được xuất bản dưới dạng sách, giáo trình, báo cáo và các bài báo khoa học Các nghiên cứu có thể kê đến như:
Nghiên cứu của Chu Văn Cấp [I1] “Nâng cao sức cạnh tranh của nên kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Đây là
sách chuyên khảo tập
trung vào làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Một nghiên cứu của Trần Văn Tùng [37] “Cạnh tranh kinh tế” Đây là một
sách chuyên khảo đi sâu vào phân tích các quan điểm cạnh tranh cổ điển, các lý
luận về cạnh tranh hiện đại; sự thay đổi quan điểm cạnh tranh trong điều kiện tồn cầu hố và lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter [2l]; chiến lược cạnh tranh cũng
như bí quyết thành công của một số công ty nổi tiếng trên thế giới Đồng thời trên cơ sở đánh giá về năng lực cạnh tranh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế
Nghiên cứu của Nguyễn Vinh Thanh [38] “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại ViệtNam trong hội nhập kinh tế quốc tế” Đây cũng là một sách chuyên khảo tập trung vào một số vấn đề lý luận của cạnh tranh trong các
doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường Tác giả đã đi sâu đánh giá
thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại và xác định các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại
Nghiên cứu của Định Văn Thành [39] “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta” Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tô chức kênh phân phối của các mặt hàng quan trọng như rau quả, thịt, may mặc, sắt thép, xi măng và đề xuất định hướng phát triển các hệ thống
kênh phân phối cho những mặt hàng này
Trong công trình: “Quy hoạch tổng thê phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011” của Nguyễn Văn Lịch [17] đã tập trung làm rõ quan điểm, định hướng
và mục tiêu phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Trang 22MUTRAP [19], Dự án hỗ trợ thương mại da biên, Báo cáo rà sốt khn khỗ
pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của
các quy định chuyên ngành với cam kết WTO, được hoàn thành tháng 12/2009 Trên cơ sở rà soát khung khổ pháp lý về ngành phân phối của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, kinh nghiệm, chính sách của một số quốc gia trên thế giới, các thành viên của dự án đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để tăng cường chất lượng quản lý trong ngành phân phối bán lẻ cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thanh Bình [1] có công trình nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong thời kì hội nhập” Bên
cạnh hệ thống cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong điều kiện
hội nhập quốc tế; tác giả đánh giá thực trạng các chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chỉ ra những
những tồn tại, bất cập của các chính sách hiện hành; đề xuất hệ thống quan điểm,
mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ tới năm 2020 Từ đó nghiên cứu đưa ra kiến nghị hoàn thiện chính sách cu thé tac động đến sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam
Nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phó Hỗ Chí Minh” của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang
[40] Nghiên cứu tiếp cận theo hướng nghiên cứu thực chứng dựa trên lý thuyết
năng lực động doanh nghiệp Tác giả đã thiết lập 10 giả thuyết nghiên cứu bao gồm HI: Năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh; H2: Năng
lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh; H3: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến năng lực sáng tạo; H4: Định hướng kinh doanh có
ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing; H5: Năng lực sáng tạo có ảnh hưởng
tích cực đến năng lực marketing; H6: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing; H7: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học hỏi; H§: Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing; H9: Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học
hỏi và HI0: Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến kỳ vọng cơ hội
WTO Kết quả phân tích trên 323 doanh nghiệp tại Thành phó Hồ Chính Minh cho
thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học hỏi, năng
Trang 23ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng
tích cực đến định hướng học hỏi và năng lực marketing Năng lực marketing có ảnh
hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh và năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh Nghiên cứu này tác giả xây dựng hai thang đo (1) năng lực marketing và (2) định hướng kinh doanh là những thang đo đa hướng Các biến nghiên cứu khác được xây dựng là thang đo đơn hướng
Nguyễn Trần Sỹ [30] với nghiên cứu: “Măng lực động - hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, tác giả tiếp cận ở khía cạnh một nghiên cứu lý thuyết Tác giả phân tích khung lý thuyết về năng lực động dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm trước đó Nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số yếu tố tạo lên năng lực động cho doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu tiền nghiệm Cụ thể có 6 nhân tố tạo lên năng lực động của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đề cập phỏ biến là (1) năng lực nhận thức; (2) năng lực tiếp thu (học hoi); (3) năng lực thích nghỉ; (4) năng lực sáng tạo; (5) năng lực kết nối và (6) năng
lực tích hợp Tác giả cũng cho rằng việc chưa có mô hình nghiên cứu kiểm định là
một hạn chế lớn của nghiên cứu
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu [16] về nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Hải Phòng có tên “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành pho Hai Phong”
Nghiên cứu hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kênh phân phối bản lẻ, năng lực cạnh tranh bán lẻ Tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng phát triển
ngành bán lẻ của Hải Phòng, đánh giá những nhân tổ tạo ra năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bán lẻ và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo quy
mô Tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh được tác giả phân loại thành hai
nhóm: (1) các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp — các yếu tố
nội lực của doanh nghiệp trong đó có nguồn lực tài chính, nguồn lực máy móc thiết bị và công nghệ, nguồn nhân lực và trình độ tổ chức quản lý; (2) các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong đó có nguồn năng lực động của doanh nghiệp, vị thé của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh xét về tài chính va phi tai
chính, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, thị phần và giá cả sản phẩm/ dịch vụ Ngoài
Trang 24cạnh tranh của doanh nghiệp bằng điều tra khảo sát, nghiên cứu chưa quan tâm
nhiều đến ảnh hưởng của các yếu tố này với nhau và với kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và vì vậy chưa xây dựng mô hình hay giả thuyết về các mối quan hệ này dưới tác động của các yếu tô khác
Nghiên cứu “Nhận diện năng lực động của Tập đồn Viễn thơng Qn đội” của Bùi Quang Tuyến [43] có nội dung về nhận dạng các nhân tố năng lực động tại Tập đồn viễn thơng Quân đội Nghiên cứu này đi vào phân tích lịch sử lý thuyết năng lực động doanh nghiệp Tập trung vận dụng lý thuyết năng lực động doanh nghiệp dé khám phá công thức thành công thông qua các nhân tố tạo thành năng lực động tại Viettel bao gồm: (1) năng lực marketing: (2) năng lực thích nghỉ; (3) năng lực sáng sạo; (4) định hướng kinh doanh; (Š) định hướng học hỏi; (6) danh tiếng doanh nghiệp
Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến & Đào Trung Kiên [44] vé anh hưởng của các nhân tố tổ chức học hỏi tới kết quả kinh doanh tại Viettel mang tên “Ảnh hưởng
của các nhân tô tổ chức học hỏi tới kết quả kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp
Tập đồn Viễn thơng Qn đội” Nghiên cứu tiếp cận của một nghiên cứu thực chứng bằng các phân tích đa biến Kết quả nghiên cứu từ 202 cán bộ lãnh đạo tại
các trung tâm kinh doanh cấp huyện tại Viettel cho thấy có hai nhóm nhân tố tổ chức học hỏi ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh là (1) tính hệ thống và (2) chuyền giao và tích hợp tri thức Hai nhân tố cam kết quản lý học hỏi; văn hóa mở và chấp nhận thử nghiệm không cho thấy ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả kinh doanh
Ngoài ra còn khá nhiều các nghiên cứu khác về năng lực cạnh tranh Nhưng,
nhìn chung ngoài một số nghiên cứu gần đây có cách tiếp cận thực chứng sử dụng mô hình hóa để khám khá và kiểm định các lý thuyết cạnh tranh, còn lại các nghiên
cứu chủ yếu là các đánh giá nghiệp vụ về từng yếu tố có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, không sử dụng các kiểm định khoa hoc dé kiểm định lý thuyết
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, cạnh tranh
trong phân phối, bán lẻ được thực hiện khá đa dạng tùy vào góc độ tiếp cận, lý thuyết sử dụng như lý thuyết tổ chức ngành, lý thuyết nguồn lực hay xu hướng gần
đây khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên thế giới là sử dụng lý thuyết năng lực động xem xét năng lực cạnh tranh như khả năng định dạng, thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh đề đáp ứng khách hàng trong môi trường có nhiều
Trang 25biến động Lý thuyết về năng lực động được xem là một lý thuyết mới về phân tích năng lực cạnh tranh cũng chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên đánh
giá số lớn các doanh nghiệp Bởi vậy các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục kêu gọi các
nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận dựa trên lý
thuyết năng lực động đề tiến hành đánh giá, xác định các nhân tố tạo thành năng lực
cạnh tranh trong dài hạn cho doanh nghiệp
Nhìn chung, các nghiên cứu tại Việt Nam tiếp cận theo các nghiên cứu truyền thống về đánh giá thực trang - giải pháp Các nghiên cứu tập trung vào mô tả, đánh giá các yếu tố về môi trường vĩ mô, môi trường ngành hay phân tích cho các doanh nghiệp cụ thể để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Tuy nhiên các nhận định, phân tích thông qua phương pháp mô tả, so sánh phần lớn có tính chủ quan từ nhà nghiên cứu Các nghiên cứu không chỉ ra được mối liên hệ có tính bản chất giữa các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Gần đây đã xuất hiện các nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê hiện đại để đánh giá các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh, tuy nhiên các nghiên
cứu này phần lớn thực hiện trong một doanh nghiệp hoặc nhiều ngành mà thiếu vắng các nghiên cứu cho lĩnh vực bán lẻ
Xuất phát từ việc phân tích tổng quan công trình nghiên cứu trên thế giới và tại
Việt Nam, trong nghiên cứu này tác giả nhận định về các khoảng trống nghiên cứu:
Thứ nhất, thiếu vắng các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành bán lẻ
ở Việt Nam tiếp cận ở khía cạnh của lý thuyết năng lực động xem xét năng lực cạnh tranh trong môi trường động, nhiều biến đồi
Thứ hai, các nghiên cứu phần lớn chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh Các nghiên cứu không xếp hạng mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở quy mô số lớn
"Thứ ba, các kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mối quan hệ của nó tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới
trong các ngành khác nhau có kết quả rất khác nhau Bởi vậy cần thiết có những nghiên
cứu hệ thống để xác định những nhân tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của các ngành, trong nghiên cứu này là doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng
Trang 26Bởi vậy, luận án này được thực hiện với việc ứng dụng lý thuyết về năng lực
động doanh nghiệp vào đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Hải Phòng Thứ hai, nghiên cứu đi vào đánh giá tổng quan các cách tiếp cận lý thuyết từ
lý thuyết năng lực động đề xác định những nhân tố, nguồn lực chính tạo ra năng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ Thứ ba, luận án cũng đi vào đánh giá dữ liệu
điều tra thực nghiệm để xếp hạng mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh với kết quả kinh doanh đề làm căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng dựa trên tính thứ tự, ưu tiên những nhân tố quan trọng nhất trước Những khía cạnh này được xem là những đóng góp chính vảo tính mới của luận án
1.4 Thiết kế đánh giá các nhân tố năng lực cạnh tranh 1.4.1 Quy trình nghiên cứu
Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình gồm tám (08) bước dựa trên các quy trình nghiên cứu phổ biến của Kothari [75], Creswell [60], Suanders và cộng sự [92], Nguyễn Đình Thọ [41] như sau:
Xác định vẫn đề ial: ma Xác định khoảng ee Le Thiết kế mô TT Xây dựng thang :
nghiên cứu trông nghiên cứu hình nghiên cứu do nháp
Hoàn thiện, báo | Phân tích dữ- BÍ Thu thập dữ liệu Đánh giá sơ bộ cáo chính thức liệu chính thức chính thức thang đo
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Các bước nghiên cứu được diễn giải như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Đây là bước đầu tiên đề tiến hành nghiên cứu Cụ thể ở đây vấn đề nghiên cứu được xác định là những nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp; tác động của những nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động này với kết quả kinh doanh trong ngành bán lẻ; mức độ ảnh hưởng của những nhân tố năng lực cạnh tranh tới kết quả kinh doanh và có thể có những biện pháp nào để nuôi dưỡng và phát triển năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay:
Trang 27Bước 2: Xác định khoảng trống nghiên cứu Từ các van dé nghiên cứu được xác định, tác giả tiễn hành tập hợp và nghiên cứu các nghiên cứu trước đây về đánh
giá năng lực cạnh tranh của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam Kết quả cho thấy, các nghiên cứu sử dụng các mô hình đánh giá cạnh tranh truyền thống không
còn thực sự phù hợp trong môi trường biến động nhanh chóng hiện nay Các nghiên
cứu tại Việt Nam mới dừng lại là các đánh giá nghiệp vụ và các thiết kế mô tả đơn giản chưa trả lời được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cạnh tranh tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, cần thiết thiết lập những mô hình phân tích dựa trên lý thuyết về năng lực động và những đánh giá định lượng bằng các phương pháp hiện đại để lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quá kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 3: Thiết kế mô hình nghiên cứu Căn cứ trên việc xác định các khoảng
trồng nghiên cứu từ các nghiên cứu trước đây Thông qua phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tiên nghiệm tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá được môi quan hệ giữa các nhân tố năng lực cạnh tranh động tới kết quả kinh doanh
trong điều kiện ngành bán lẻ tại Hải Phòng Mô hình được để xuất xem xét ảnh hưởng của bốn nhóm nhân tố chính tới kết quả kinh doanh (1) năng lực marketing;
(2) năng lực sáng tạo; (3) định hướng kinh doanh và (4) năng lực thích nghĩ
Bước 4: Xây dựng thang đo nháp Căn cứ trên mô hình nghiên cứu đã được thiết kế tác giả tiến hành phát triển các thang do ban dau dé đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình Các thang đo này được tiến hành tham khảo từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam Các thang đo được hiệu chỉnh
và đánh giá bé sung thông qua thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm trước khi tiễn
hành đánh giá sơ bộ và chính thức thông qua quá trình điều tra
Bước 5: Đánh giá sơ bộ thang đo Các thang đo cho các nhân tố sau khi được xây dựng sẽ được tiến hành đánh giá sơ bộ tính tin cậy và thích hợp thông qua
nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu dự kiến 100 Các thang đo của từng nhân tố sẽ được tiến hành đánh giá tính nhất quán nội tại bằng hê số Cronbach Alpha và tính đơn
hướng qua phân tích khám phá nhân tố
Bước 6: Thu thập dữ liệu chính thức Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ thang
đo, những thang đo không đạt yêu cầu trong các nhân tố sẽ được loại ra Bảng câu hỏi sau khi loại đi những thang đo không phù hợp được hiệu chỉnh và tiễn hành điều tra
chính thức (n=200)
Trang 28Bước 7: Phân tích dữ liệu chính thức Dữ liệu chính thức sẽ được làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê đa biến như phân tích khẳng
định nhân tố, phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính, phương pháp bootstrap,
phân tích phương sai, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra
Bước 8: Hoàn thiện, báo cáo chính thức Cuối cùng các kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp và trình bày thành các báo cáo chính thức trình bày trong luận án 1.4.2 Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp là lý thuyết mới của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết nguồn lực Lý thuyết này trở lên phù hợp hơn trong các nghiên cứu về cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp do kết hợp được các nguồn lực doanh nghiệp đề thích ứng với môi trường kinh doanh Các nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp đã được
thực hiện khá phổ biến trên thế giới Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu như vậy
khá thưa vắng [40] hoặc mới tập trung vào một nhóm nhân tố nhất định như tổ chức học hỏi [44] Do có nhiều nhân tô có thể tạo thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên các nhà nghiên cứu trên thế giới [54] và tại Việt Nam [40] cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa đề tiếp tục khám phá những nhân tố tạo thành năng lực động doanh nghiệp
và kiểm chứng ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh Dựa trên phân tích cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu tiên nghiệm (xem chỉ tiết tại chương 2) về cách tiếp cận của lý thuyết năng lực động để xác định các nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu như sau:
Nang luc marketing H4 Năng lực sáng tạo H8 HŠ
H Kết quả kinh doanh HI Il H6 Định hướng kinh doanh Năng lực thích nghỉ H7 H3
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Định hướng kinh doanh là một nhân tố tạo ra lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Định hướng kinh doanh là khả năng về tính độc lập, khả năng
Trang 29chấp nhận mạo hiểm hay tính chủ động với thị trường dé tấn cộng các đối thủ kinh doanh [80] Những doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao luôn hướng tới việc
theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội và rào cản trong kinh doanh [58], [73]
Điều này cũng hàm ý rằng nhờ liên tục theo dõi thị trường giúp cho các doanh
nghiệp tăng khả năng thích ứng với những biến động từ thị trường, khách hàng
Những hoạt động theo dõi thị trường, xử lý các thông tin thị trường thuộc về năng lực marketing của doanh nghiệp Hay nói cách khác, doanh nghiệp có định hướng kinh doanh mạnh có tác động đến năng lực marketing của mình Tính chủ động vào mạo hiểm của doanh nghiệp cũng là yêu tố thúc đây doanh nghiệp sử dụng các ý tưởng, sáng kiến trong kinh doanh Hay nói cách khác doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao cũng là doanh nghiệp có tính sáng tạo trong kinh doanh Các nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cho thấy định hướng kinh doanh là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng sáng tạo của doanh nghiệp trong kinh doanh [40], [58], [72], năng lực marketing của doanh nghiệp [40], [73] hay kết quả kinh doanh [40], [73] Do đó, nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết như sau:
HI: Nhân tố định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực marketing của các doanh nghiệp bán lẻ
H2: Nhân tố định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến năng lực sáng
tạo của các doanh nghiệp bán lẻ
H3: Nhân tổ định hướng kinh doanh có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh Năng lực marketing là dạng năng lực động giúp doanh nghiệp đạt được mục
tiêu của mình hay nói cách khác năng lực marketing là một dạng của năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp Năng lực marketing tạo ra các chương trình marketing có hiệu quả, phản ứng nhanh nhạy hơn với nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh và các đối tác kinh doanh Năng lực marketing gắn liền với năng lực
sáng tạo của doanh nghiệp.Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy ảnh hưởng của các thành phần của năng lực marketing có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh [70], [84] Do đó nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H4: Nhân tố năng lực marketing có tác động tích cực đến năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp bán lẻ
H5: Nhân tố năng lực marketing có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp bán lẻ
Trang 30Năng lực thích nghỉ là một dạng của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp
trước các biến động của thị trường Năng lực thích nghỉ là khả năng phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của doanh nghiệp đẻ đáp ứng sự thay đổi từ môi trường
kinh đoanh [68], [91], [106] Mỗi doanh nghiệp có khả năng thích nghỉ khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh khác nhau khi môi trường kinh doanh thay đổi
Hay nói cách khác khả năng thích nghỉ là một nhân tố có tác động tích cực đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp Để phát triển, sáng tạo trước hết các doanh nghiệp cần thích nghỉ với môi trường kinh doanh Hay nói cách khác khả năng thích nghỉ giúp doanh nghiệp tồn tại và nuôi dưỡng sáng tạo Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết
H6: Nhân tố năng lực thích nghỉ có tác động tích cực đến năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp bán lẻ
H7: Nhân tố năng lực thích nghỉ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp bán lẻ
Năng lực sáng tạo là khả năng đáp ứng khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm mới, dịch vụ mới hay một phương pháp mới nhằm cải thiện khả năng đáp ứng
của doanh nghiệp đối với khách hàng Hay nói cách khác năng lực sáng tạo cũng là
một nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực sáng tạo giúp
cho việc khắc phục, thay đổi những lề thói cũ trong kinh doanh không còn phù hợp, đưa doanh nghiệp theo đuổi những ý tưởng mới, cải thiện cung cách phục vụ nhằm thích ứng với sự biến động đa dạng của khách hàng Hay nói cách khác, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghỉ với sự thay
đổi từ môi trường kinh doanh hơn Năng lực sáng tạo cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp trên thị trường và làm tăng kết quả kinh doanh [72] Do đó, trong nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết:
H8: Nhân tố năng lực sáng tạo có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp bán lẻ
1.4.3 Phát triển các thang do cho đánh giá các nhân tố trong mô hình
Các thang đo lường cho từng nhân tố trong mô hình được phát triển dựa trên
các thang đo đã được sử dụng trước đây [40], [59], [70], [73], [104], [106] Các
bước thực hiện phát triển các thang đo như sau:
Trang 31Đánh giá và bố sung thang đo Hiệu chỉnh ngữ nghĩa Hoàn thiện cuối cùng Phóng vẫn thứ nghiệm Hình 1.3 Chu trình phát triển thang đo (câu hỏi) nghiên cứu Trong đó:
Bước 1: Đánh giá và bé sung thang do Các câu hỏi (thang đo) được sử dụng để đo lường cho từng nhân tố trong mô hình được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới [40], [59], [70], [73], [104], [106] và một nghiên cứu tại Việt Nam
được thực hiên trước đây của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang [40] Bộ câu hỏi ban đầu được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và tiến hành hiệu chỉnh bằng phương pháp dịch ngược để đảm bảo không làm thay đổi nghĩa gốc ban đầu Tiếp
theo các câu hỏi được đánh giá và bồ sung bằng một thảo luận nhóm với 5 chuyên gia
nghiên cứu về hoạt động bán lẻ và 5 chuyên gia thực tế tại các doanh nghiệp
Bước 2: Hiệu chỉnh ngữ nghĩa, các thang đo sau khi được đánh giá về mức độ
quan trọng và bổ sung thêm những khía cạnh cần thiết sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh
về mặt ngữ nghĩa Các phương án sử dụng từ ngữ được thảo luận để đảm bảo các
câu hỏi đủ mức dễ hiểu và khả thi khi điều tra Kết thúc bước này tác giả thu được một bảng hỏi nháp cho đánh giá sơ bộ ban đầu
Bước 3: Phỏng vấn thử nghiệm: Sau khi tác giả tiến hành hiệu chỉnh ngữ nghĩa và cách diễn đạt để có bảng hỏi nháp ban đầu Bảng hỏi nháp này được tiến hành phỏng vẫn thử với 20 chủ doanh nghiệp để đánh giá lại mức độ dễ hiểu, cách diễn đạt ngôn ngữ, hình thức bảng hỏi để đánh giá hiệu chỉnh
Bước 4: Hoàn thiện cuối cùng, bảng hỏi sau khi lấy ý kiến từ những chủ doanh nghiệp qua phỏng vấn thử nghiệm sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh để hoàn thành bảng hỏi cuối cùng cho điều tra sơ bộ và chính thức
Kết quả sau khi hiệu chỉnh qua các vòng phát triển thang đo, bộ thang đo sử
dụng cho điều tra đánh giá sơ bộ thu được các chỉ tiêu đánh giá cho các nhân tố
trong mô hình (xem phụ lục 1)
1.4.4 Chọn mẫu và phương pháp điều tra
Tổng thể của nghiên cứu này được xác định là toàn bộ các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại Hải Phòng Tuy nhiên, việc điều tra tổng thẻ là việc
Trang 32làm bat kha thi nên trong luận án này tác giả sử dụng cách chọn mẫu Theo Hair và
cộng sự [69] cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100 Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabchnick & Fidell [98] đưa ra công thức lấy mẫu tối thiểu là: n>= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra cỡ mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào số biến quan sát trong
mô hình nghiên cứu Quy tắc thông thường được ấp dụng là quy tắc nhân 5, tức là số mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát nhân với 5 Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời (dẫn theo [81]) Suanders và cộng sự [92] đưa ra quy tắc lay mẫu phụ thuộc vào tông thể nghiên cứu theo sai số đo lường hay sai số biến như sau:
Bang 1.1 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau Tổng thể Sai sé bién (Margin of error) (population) 5% 3% 2% 1% 50 44 48 49 50 100 79 91 96 99 150 108 132 141 148 200 132 168 185 196 250 151 203 226 244 300 168 234 267 291 400 196 291 343 384 500 217 340 414 475 750 254 440 571 696 1.000 278 516 706 906 2.000 322 696 1.091 1.655 5.000 357 879 1.622 3.288 10.000 370 964 1.936 4.899 100.000 383 1.056 2.345 8.762 1.000.000 384 1.066 2.395 9.513 10.000.000 384 1.067 2.400 9.595 Nguôn: [92] Trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu theo sai số biên 5% theo quy tắc của
Suanders và cộng sự [92] Với tổng thể các doanh nghiệp bán lẻ tại Hải Phòng là
gần 800 doanh nghiệp, tác giả lây cỡ mẫu 250 là phù hợp Mẫu này được lấy thành hai giai đoạn Giai đoạn một, tác giả lấy 100 mẫu để đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu Giai đoạn hai sau khi đánh giá thang đo nghiên cứu tác giả lấy thêm
Trang 33Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phát bảng hỏi trực tiếp Đối tượng xác định trả lời bảng câu hỏi là thành viên Ban giám đốc các công ty hoặc
chủ các đơn vị kinh doanh bán lẻ trên địa bàn thành phó Điều tra này được thực hiện với sự giúp đỡ của Sở Công thương Thành phó Hải Phòng, các phỏng vn viên là sinh
viên năm 3, ngành Quản trị Du lịch trường Đại học Hải Phòng Danh sách các doanh nghiệp bán lẻ được lựa chọn lấy ra ngẫu nhiên từ danh sách tất cả các doanh nghiệp còn đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ Một lớp tập huấn về điều tra cũng được thực hiện cho các phỏng vấn viên trước khi tiến hành điều tra Kết quả tác giả phát đi lần thứ nhất 150 phiếu điều tra cho đánh giá sơ bộ và lần thứ hai là 250 phiếu cho đánh giá chính thức Cả hai lần thu về được 282 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ hồi đáp 70%
1.4.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong luận án 1.4.5.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Đối với các dữ liệu thứ cấp về số doanh nghiệp, số lao động, doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách, tài sản doanh nghiệp được thu thập qua dữ liệu của Tông Cục
Thống Kê Những dữ liệu này được phân tích bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh và các phương pháp biểu diễn biểu đồ Để dự báo quy mô thị trường đến năm 2020 tác giả sử dụng phương pháp hàm xu thế san bằng mũ để dự báo cho các chỉ tiêu đánh giá
về số doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, tài sản hay giá trị nộp ngân sách 1.4.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được tiến hành điều tra trực tiếp từ các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi Các dữ liệu này được tiến hành làm sạch và phân
tích qua các bước như sau:
Mô tả mẫu nghiên cứu: Với mẫu nghiên cứu thực hiện trong luận án sau khi
tiễn hành làm sạch được phân loại bằng các chỉ tiêu thống kê mô tả như tần suất, tỷ
lệ bằng bảng tần suất theo những đặc trưng có sẵn trong phiếu điều tra
Đánh giá sơ bộ thang đo: Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được tiến hành đánh giá tính tin cậy của khái niệm nghiên cứu và tính đơn hướng qua bước
đánh giá sơ bộ Để đánh giá tính tin cậy của các biến quan sát (câu hỏi điều tra) trong một nhân tố tác giả sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số
tương quan biến tổng Để đánh giá tính đơn hướng của nghiên cứu tác giả sử dụng
phân tích khám phá dữ liệu Do trong nghiên cứu có cả thang đo đa hướng (khái niệm bậc hai như năng lực marketing, định hướng kinh doanh) và đơn hướng nên đối với các thang đo đa hướng được phân tích lần lượt cho từng thành phần đơn
hướng Đầu tiên, các nhân tố được tiền hành đánh giá tính nhất quán nội tại bằng hệ số hệ số Cronbach Alpha với tiêu chuẩn tối thiểu cho một nghiên cứu mới là 0.6
Trang 34[69], các biến quan sát trong một nhân tố có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là các biến rác và sẽ được loại khỏi thang đo [83] Tiếp theo, phân tích khám phá nhân tố cho từng biến được thực hiện!, phân tích nhân tổ sẽ giúp cho việc rút gọn từ một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành những biến tiềm ẩn ít
hơn mà vẫn giải thích được dữ liệu nghiên cứu [69] Các tham số thống kê quan
trọng và tiêu chí chấp nhận trong phân tích khám phá nhân tố gồm:
Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua
giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0,5
thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với đữ liệu đang có
Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn
Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên
cứu [36]
Phương sai giải thích (variance explained criteria): Tổng phương sai giải thích phải lớn hơn 50% [69]
Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa
các biên và các hệ số chuyên tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tô [49]
Phương pháp trích hệ số nhân tố được thực hiện bằng phương pháp thành
phần chính với phép xoay trực giao Varimax đề đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất [36]
Đánh giá chính thức thang đo: Các thang đo nhân tố sẽ được đánh giá chính thức về tính tương thích giữa lý thuyết và dữ liệu thực tế, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt thông qua phân tích khăng định nhân tố với mẫu nghiên cứu chính thức (n = 282) Phân tích khẳng định nhan t6 (CFA) là phương pháp phân tích sử
dụng thông tin tiên nghiệm từ các nghiên cứu trước, các lý thuyết nền tảng để xây dựng thang đo hoặc từ nghiên cứu khám phá nhân tố nhằm kiểm chứng sự tồn tại của các khái niệm nghiên cứu, tính tương thích của mô hình lý thuyết với
dữ liệu thực tế [69], [74]
Trong phân tích CFA có ba mô hình để đánh giá độ giá trị (validity) của từng nhân tố và cả mô hình đề xuất bao gồm: (1) mô hình đo lường, (2) mô hình so sánh ! Do bước này chỉ là bước đánh giá sơ bộ và cỡ mẫu khá nhỏ (n=117) nên tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho từng nhân tố mà không xem xét cùng một lượt Các giá trị của thang đo sẽ tiếp tục được xem xét kỹ hơn ở phần đánh giá chính thức thang đo
Trang 35cap biến và (3) mô hình tới hạn Mô hình đo lường là mô hình đánh giá cho một nhân tố mà không xem xét quan hệ của nó với các nhân tố khác Mô hình đo lường được sử dụng để đánh giá tính tương thích với dữ liệu thực tế và giá trị hội tụ của khái niệm nghiên cứu Mô hình so sánh cặp biến là mô hình đánh giá tính tương thích của từng cặp biến trong mô hình tổng thể Mô hình so sánh cặp biến sử dụng để đánh giá giá trị phân biệt giữa các cặp khái niệm nghiên cứu trong mô hình tong thể Mô hình tới hạn là mô hình xem xét các quan hệ trong mô hình tổng thể với nhau mà không phải các quan hệ riêng lẻ để đánh giá tính thích hợp tổng thê với dữ liệu thực tế và giá trị phân biệt của từng khái niệm
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả ba phương pháp phân tích để đánh giá giá trị thang đo Đầu tiên các khái niệm nghiên cứu (nhân tố trong mô hình)
được đánh giá lần lượt với nhau dé kiểm định tính phù hợp với dữ liệu thực tế và giá trị phân biệt Tiêu chuẩn để một mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế là hệ số
Chi-square/df nhỏ hơn 3 [57], [69]; các hệ số CFI, TLI, GFI lớn hơn 0.9 [69], [74]
và hệ số RMSEA nhỏ hơn 0.08 [71] Mặc dù vậy các chỉ số thích hợp mô hình
không hoàn toàn thống nhất với nhau nên các nhà nghiên cứu đề nghị cách sử dụng đa chỉ số Với mỗi nghiên cứu có từ 3 đến 4 chỉ số thích hợp là đủ bằng chứng cung cấp về tính phù hợp của mô hình mà không cần xem xét tất cả các chỉ báo khác
nhau [69] Các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát lớn hơn 0.5 được xem là đạt giá trị hội tụ [69], [74] Tiếp theo, để đánh giá giá trị phân biệt của các nhân tổ trong
mô hình với nhau tác giả sử dụng phân tích theo cặp biến Các hệ só tương thích mô
hình được sử dụng như trong phân tích mô hình đo lường, kiểm định hệ số tương quan nhỏ hơn 1 được xem là các biến có giá trị phân biệt [97] Cuối cùng, mô hình
tới hạn được sử dụng đề đánh giá tính tương thích của mô hình tổng thể với dữ liệu thực tế, các hệ số tin cậy tông hợp lớn hơn 0.7, phương sai trích lớn hơn 50% được xem là các chỉ báo về tính tin cậy và giá trị hội tụ của một thang đo
Phân tích bằng mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu: Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phương pháp phân tích đường dẫn (path analysis) thông qua
các trọng số hồi quy và giá trị p-value để kiểm định Phân tích khẳng định nhân tổ là một dạng của phân tích mô hình cấu trúc, do đó tiêu chuẩn phù hợp của mô hình với
dữ liệu thực tế được xem xét giống như phần đánh giá chính thức thang đo Tiêu
chuẩn kiểm định các giả thuyết nghiên cứu lay theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%
Kiểm định tính bền vững của mô hình bằng phương pháp bootstrap: Do
Trang 36cho tổng thé Tuy nhiên, các ước lượng mẫu thay đồi từ mẫu này sang mẫu khác Đề
đánh giá sự tin cậy của các ước lượng các nhà nghiên cứu có thể chia mẫu nghiên
cứu thành hai mẫu con Một mẫu dùng để ước lượng tham số, một mẫu dùng để so
sánh với giá trị ước lượng được để đánh giá độ chệch (bias) của các ước lượng Tuy nhiên, cách làm này thường không khả thi do các phân tích nhân tố đều đòi hỏi mẫu lớn Trong trường hợp như vậy phương pháp thay thế thường được sử dụng là phương pháp Bootstrap Boostrap là phương pháp lấy mẫu có hoàn lại được phát
triển bởi Efron [62] Trong phương pháp bootstrap mẫu thu được đóng vai trò là tổng thể và các mẫu được lấy ra đề ước lượng lấy theo quy tắc lấy mẫu có hoàn lại
(sampling with replacement) Với cách lấy mẫu này nhà nghiên cứu có thể tái tạo
nhiều cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau dé ước lượng các tham số thống kê và so sánh nó với ước lượng mẫu ban đầu Độ chệch của ước lượng bootstrap với mẫu càng nhỏ càng thể hiện tính tin cậy của ước lượng mẫu tính được Các phần mềm thống kê hiện nay như SPSS, AMOS đều cho phép người sử dụng sử dụng phương pháp
bootstrap để tạo ra nhiều cỡ mẫu khác nhau tùy ý để so sánh với ước lượng ban đầu một cách rất dễ dàng và thuận tiện Trong luận án này tác giả sử dụng hai cỡ mẫu có
hoàn lại theo phương pháp bootstrap với cỡ mẫu lần lượt là 500 và 1000 đẻ đánh giá
tính vững của mô hình ước lượng được Giá trị tới hạn về độ chệch ước lượng không quá giá trị 2 được xem là mô hình vững và tin cậy
Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh theo nhóm doanh nghiệp: Để đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại về quy mô lao động, mặt bằng kinh doanh và kinh nghiệm hoạt động tác giả sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) Để đánh giá sự khác biệt xảy ra ở nhóm nào kiểm định hậu định (Post Hoc TesU sẽ được sử dung với giá trị Tukey
Tiêu chuẩn kiểm định theo thông lệ lấy ở mức 5%
Trang 37CHUONG 2
CO SO LY LUAN VA KINH NGHIEM THUC TIEN NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA DOANH NGHIEP BAN LE
2.1 Hoạt động bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ
2.1.1 Hoạt động bán lẻ
Theo Kotler và Amstrong [76], bán lẻ là mọi hoạt động bao gồm trong việc phân phối hàng hóa/dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng đề họ sử dụng cho mục đích cá nhân mà không phải mục đích kinh doanh Có nhiều tổ chức — nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ - thực hiện các chức năng bán lẻ, nhưng phần lớn công việc bán lẻ do nhà bán lẻ chuyên nghiệp thực hiện [4] Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ việc bán hàng hóa [4] Nhìn chung, chức
năng phân phối được các nhà sản xuất định nghĩa như toàn bộ quá trình lưu thông hàng hóa/dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua trung gian thương mại Trung gian thương mại có nhiều hình thức khác nhau nhưng chia theo chức năng có trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ [4] Trong thực tế có cả hình thức hỗn hợp của trung gian thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ nhưng dựa trên hoạt động chủ yếu của trung gian thương mại người ta có thể được phân loại thành trung gian bán buôn hay bán lẻ
Trong nền kinh tế hiện đại chức năng phân phối là một chức năng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tùy theo từng lĩnh vực mà
hoạt động phân phối được các nhà sản xuất và trung gian thương mại quyết định lựa
chọn các hệ thống kênh khác nhau Về cơ bản có bốn loại hình kênh phổ biến được
chia thành các cấp kênh khác nhau từ cấp không đến cấp ba [15] (Hình 2.1)
Trang 38
Kênh cấp 0 | | Nhà sản xuất Người tiêu dùng
Kênh I cấp Nhà sản xuất Bán lẻ | „| Người tiêu dùng Kênh 2 cấp | | Nhà sản xuất Bán buôn | „| Bánlẻ | „| Người tiêu dùng
Kênh 3 cấp Nhà sản xuất Ly ue Ông |„| Bánbuôn | | Bánlẻ |_„| Người tiêu dùng g Nguôn: [15] Hình 2.1 Sơ đồ kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng Trong đó:
Kênh cấp 0 hay kênh trực tiếp là loại hình kênh phân phối không qua trung gian thương mại Nhà sản xuất tự tô chức hệ thống kênh bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng Có ba hình thức chủ yếu của bán hàng trực tiếp là (1) bán đến từng nhà; (2) bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và (3) bán theo thư hoặc điện thoại đặt hàng
Kênh I cắp là hệ thông kênh có một trung gian thương mại bán hàng trong thi trường người tiêu dùng, đó là nhà bán lẻ Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán hàng
Kênh 2 cấp là hệ thống kênh có hai trung gian thương mại Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó thường là nhà bán sỉ và bán lẻ Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của công ty và các nhà buôn
Kênh 3 cấp là hệ thống kênh có ba trung gian thương mại để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng
Hoạt động bán lẻ nhìn chung được định nghĩa như khâu phân phối cuối cùng
đến người tiêu dùng mà không có hoạt động bán lại Theo định nghĩa của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) thì bán lẻ được xem là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định hay một địa điểm khác
cùng với các dịch vụ phụ liên quan Kotler [15] cho rằng bán lẻ là những hoạt động
liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh
Như vậy, nhìn chung có nhiều cách phát biểu khác nhau nhưng các tổ chức,
các nhà nghiên cứu khá thống nhất với nhau về quan niệm thế nào là hoạt động bán
Trang 39lẻ Trong luận án này dựa trên các quan niệm phổ biến về bán lẻ tác giả định nghĩa hoạt động bán lẻ như sau “Bản lẻ là quá trình phân phối hàng hóa dịch vụ từ nhà sản xuất và các trung gian thương mại khác tới người tiêu dùng cuối cùng, hàng hoéa/dich vụ được sử dụng vào mục đích tiêu dùng mà không có hoạt động mua đi bán lại”
Chức năng của hoat động bán lẻ
Hoạt động bán lẻ là một hoạt động phân phối hàng hóa nên nó có đầy đủ chức năng của kênh phân phối hàng hóa dịch vụ bao gồm (1) nghiên cứu thị trường; (2)
thiết lập mối quan hệ; (3) xúc tiến; (4) phân phối vật chất; (5) tài trợ; (6) hoàn thiện
hàng hóa dịch vụ; (7) thương lượng và (8) chia sẻ rủi ro [15] Trong đó:
Nghiên cứu thị trường: Là hoạt động thu thập thông tin cần thiết để lập kế
hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa
Thiết lập mối quan hệ: Bán lẻ là hình thức trao đổi giữa nhà bán lẻ và khách
hàng Do đó, nó giúp cho việc tạo dựng các quan hệ bán hàng giữa người bán và người mua, duy trì mối liên hệ giữa nhà bán lẻ và khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm nang
Xúc tiến: Hoạt động bán lẻ cũng kích thích việc tiêu thụ hàng hóa, khuếch
trương, soạn thảo và truyền bá những thông điệp về hàng hóa dịch vụ thúc đây hoạt
động tiêu thụ của người tiêu dùng
Phân phối vật chất: Kênh bán lẻ là kênh tô chức lưu thông, vận chuyền, bảo
quản, dự trữ hàng hóa để chuyền giao nó cho người tiêu dùng cuối cùng
Tài trợ: Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động dự trữ,
vận chuyền, bán hàng và thanh toán các chỉ phí hoạt động của kênh phân phối bán lẻ Hoàn thiện hàng hóa dịch vụ: Thông qua hoạt động phân phối các nhà bán lẻ thương lượng với khách hàng, nhà sản xuất để nắm bắt nhu cầu, yêu cầu từ người mua đề phản hồi lại nhà sản xuất cho quá trình hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ cung cấp
Thương lượng: Bán lẻ là một hoạt động giao dịch có thương lượng giữa bên mua và bán Nhà bán lẻ phải thương lượng với nhà sản xuất về giá cả, điều kiện giao hàng hay các vấn đề liên quan đến hàng hóa Họ cũng phải thương lượng với
khách hàng cuối cùng khi tiến hành các trao đổi để chuyên giao quyền sở hữu
Chia sé rúi ro: Các nhà bán lẻ khi tham gia vào hệ thống kênh phân phối cũng phải chấp nhận rủi ro liên quan đến hoạt động điều hành kinh doanh của mình
Trang 40Là một hoạt động phân phối hàng hóa dịch vụ, hoạt động bán lẻ có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, nhà bán lẻ có thể là cá nhân hay tổ chức thực hiện dịch vụ bán lẻ
hàng hóa có thể được chia thành nhiều tiêu thức phân loại khác nhau như: cửa hàng chuyên doanh, chuỗi cửa hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ
Thứ hai, hàng hóa dịch vụ bán lẻ thường có giao dịch nhỏ, phục vụ trực tiếp nhu cầu của người tiêu đùng cuối cùng
Thứ ba, hoạt động phân phối bán lẻ được thực hiện ở nhiều quy mô, phương thức kinh doanh khác nhau và sức mạnh chỉ phối thị trường cũng khác nhau
Thứ tư, trong hệ thống kênh nhà bán lẻ là trung gian thương mại cuối cùng để đưa hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng Thông thường nhà bán lẻ là trung gian ở giữa nhà buôn và người tiêu dùng
2.1.2 Doanh nghiệp bán lẻ và các loại hình bán lẻ
2.1.2.1 Doanh nghiệp bán lẻ
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, mục tiêu của các doanh nghiệp đều hướng tới việc sinh lời của chủ thê kinh doanh trên thị
trường Bán lẻ là hình thức kinh doanh thương mại, doanh nghiệp bán lẻ đầu tư tiền,
mua sắm hàng hóa và phân phối chúng tới tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm tìm
kiếm lợi nhuận cho mình
Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng hoạt
động theo Luật doanh nghiệp Các mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp là
những mặt hàng không cấm, kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện phụ
thuộc vào quy định của pháp luật Theo quy định tại Điêu 4 Luật doanh nghiệp định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh” Bán lẻ là một phần của hoạt động thương mại, phản ánh mối