tóm tắt luận văn thạc sĩ Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật

21 639 2
tóm tắt luận văn thạc sĩ  Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi yếu tố con người – người lao động. Để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực của mình, tổ chức cần có những chính sách, đường lối, chủ trương, phương pháp khoa học, tạo động lực cho người lao động để kích thích họ làm việc tích cực cho tổ chức. Đối với tổ chức là các cơ quan nhà nước, vấn đề tạo động lực cho người lao động càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước đang có xu hướng chuyển công việc từ môi trường nhà nước ra môi trường bên ngoài năng động hơn. Điều này dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” trong các cơ quan nhà nước. Để tạo sức hấp dẫn, thu hút những người tài giỏi và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, các nhà quản lý cần quan tâm đúng mức đến vấn đề tạo động lực cho người lao động. Nhà xuất bản luôn coi trọng vấn đề tạo động lực, xóa bỏ lề lối làm việc cũ, đổi mới phương pháp làm việc, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo lên hàng đầu. Với nhiều chuyển biến tích cực, Nhà xuất bản đang dần hình thành môi trường làm việc năng động và sáng tạo cho người lao động trong cơ quan. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp không ít khó khăn và cần có sự nỗ lực của toàn thể người lao động. Do đó, em lựa chọn đề tài “Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn có một sản phẩm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp một phần nhỏ nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc cho người lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. 2. Mục đích nghiên cứu: - Thu thập thông tin và hệ thống hóa lý luận để xây dựng khung lý thuyết về i động lực lao động. - Đánh giá công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản hiện nay có ưu điểm và hạn chế nào cần khắc phục. - Đề xuất các giải pháp để công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản ngày một tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: tạo động lực lao động trong một tổ chức. - Phạm vi nghiên cứu: phân tích, đánh giá động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. - Số liệu, thông tin phân tích trong luận văn được nghiên cứu trong giai đoạn 2010 -2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Thống kê, tổng hợp từ các giáo trình, tài liệu, tác phẩm về quản lý, quản trị, và các số liệu, thông tin, báo cáo để xây dựng khung lý thuyết về động lực lao động. - Thống kê, khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi. Thực hiện phát ra 120 phiếu cho 120 người không phân biệt lãnh đạo, nhân viên. Phiếu khảo sát bao gồm 54 câu hỏi liên quan đến động lực lao động tại Nhà xuất bản (tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm, định mức, các chế độ phúc lợi, nội dung công việc, môi trường làm việc, chính sách đào tạo và phát triển, cơ hội thăng tiến…) - Quan sát người lao động làm việc, tiến hành những cuộc trò chuyện để tìm hiểu thông tin về động lực lao động của người lao động. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tạo động lực cho người lao động Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. ii Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm động cơ, động lực, tạo động lực: + Động cơ: được hiểu những nhu cầu, mong muốn của con người. Vì có động cơ mà con người có những hành vi thực hiện. Động cơ có tác dụng chi phối thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động. Các cá nhân khác nhau có các động cơ khác nhau. Mức độ thúc đẩy của động cơ cũng sẽ khác nhau giữa các cá nhân cũng như trong mỗi cá nhân ở các tình huống khác nhau. + Động lực: là sự khát khao và tự nguyện của con người làm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể (nói cách khác động lực bao gồm tất cả sự nỗ lực tích cực trong hành động). Động lực được thể hiện bởi hành động như thế nào. Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động. + Tạo động lực: là tất cả những hoạt động mà một cơ quan, tổ chức có thể thực hiện được đối với người lao động, tác động đến khả năng, tinh thần, thái độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động . 1.2. Ý nghĩa, vai trò của tạo động lực: Tạo động lực lao động có vai trò lớn làm tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc. Động lực lao động như một sức mạnh vô hình từ bên trong con người thúc đẩy họ lao động hăng say hơn. Thực tế, việc này đóng vai trò chính yếu trong quản lý hiệu suất làm việc và là điều mà các nhà quản lý phải luôn quan tâm. Tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng : - Tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức, giữ được nhân viên giỏi, giảm iii được tỉ lệ nghỉ việc. - Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của các nhân viên trong doanh nghiệp. - Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới. - Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động. - Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động 1.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động: - Hệ thống nhu cầu của người lao động: gồm có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Hai nhu cầu này có mối quan hệ biện chứng với nhau, điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ vật chất - ý thức. Đây là hai nhu cầu chính và cũng là cơ sở để thực hiện tạo động lực cho người lao động. - Các giá trị thuộc về cá nhân người lao động: + Năng lực thực tế của người lao động: là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà người lao động đã đúc kết được trong suốt quá trình học tập và làm việc. + Tính cách cá nhân của mỗi người lao động: đây là yếu tố cá nhân bên trong mỗi con người và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. 1.3.2. Các yếu tố bên trong công việc: + Nội dung công việc: bao gồm các yếu tố phụ thuộc vào bản chất công việc mà người lao động đang làm. + Tính chất công việc: có ảnh hưởng đến việc thực thi công việc của người lao động. Tính chất công việc phản ánh không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phương tiện phục vụ công việc, tính sáng tạo, tính năng động… cần thiết cho từng công việc. + Cơ hội đào tạo, phát triển: khi tham gia làm việc taị mỗi tổ chức người lao động đều mong muốn được nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ iv năng, chuyên môn phục vụ công việc, đồng thời hoàn thiện bản thân. + Khả năng thăng tiến: là phần thưởng cao quý nhất mà người lao động khi làm tốt nhiệm vụ của mình được cấp trên ghi nhận. 1.3.3.Các yếu tố thuộc môi trường quản lý: - Điều kiện và chế độ thời gian lao động - Tổ chức phục vụ nơi làm việc - Thù lao lao động - Đánh giá kết quả làm việc - Kỷ luật lao động - Công tác đào tạo cho lao động - Văn hóa trong tổ chức 1.3.4.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: - Cơ chế, chính sách của Nhà nước về lao động, các chế độ lương, thưởng và các phúc lợi - Các đối thủ cạnh tranh - Thị trường lao động 1.4. Các học thuyết tạo động lực: Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động. Tất cả các học thuyết này đều có kết luận chung là: việc tăng cường động lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tích lao động và thắng lợi lớn hơn của tổ chức. 1.4.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 1.4.2. Học thuyết Đặt mục tiêu của Edwin Locke 1.4.3. Học thuyết công bằng của Stacy Adams 1.5. Các hoạt động tạo động lực: Để tạo được động lực cho người lao động, người quản lý cần phải có những kế hoạch, phương hướng thực hiện một cách rõ ràng, chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính sau. v 1.5.1.Nhóm các hoạt động về vật chất: 1.5.1.1. Tạo động lực lao động thông qua tiền lương: Tiền lương là một trong những công cụ đắc lực, là động cơ thúc đẩy con người làm việc. Tiền lương mà người lao động được trả phải bảo đảm phản ánh đúng sự đóng góp của người lao động và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cơ bản trong cuộc sống của họ thì người lao động mới phát huy được tài năng của mình, thúc đẩy tạo động lực lao động. Công tác trả lương cho lao động phải bảo đảm được những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để có thể tạo được động lực cho người lao động làm việc. 1.5.1.2. Tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng: Tiền thưởng là một trong những công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tạo động lực cho lao động, làm tăng thêm thu nhập cho lao động, khuyến khích họ làm việc hăng say hơn. Khi họ đạt được thành tích, nhà quản lý phải biết cách khen thưởng kịp thời. Việc quan trọng này phải được làm thường xuyên chứ không phải đợi đến cuối năm. 1.5.1.3. Xây dựng định mức lao động, trả thù lao vượt định mức cho người lao động: Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, nhà quản lý cũng nên xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên. Những nhiệm vụ cần phải thực hiện đó là: - Xác định rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức, phổ biến các mục tiêu đến từng lao động và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó. - Xác định mục tiêu cụ thể và các định mức, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. - Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động - Xây dựng phương pháp tính thù lao vượt định mức cho phù hợp để người lao động hăng say với công việc, nâng cao năng suất lao động. vi 1.5.1.4. Các chế độ phúc lợi: Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi và dịch vụ được thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động đã, đang làm trong tổ chức. 1.5.2. Nhóm các hoạt động về tinh thần: 1.5.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho người lao động làm việc: Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời làm cho nhân viên cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của tổ chức. - Xây dựng bầu không khí lành mạnh, đầm ấm trong tổ chức. - Phân công bố trí lao động một cách hợp lý bảo đảm “đúng người, đúng việc” . - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện cần thiết phục vụ cho công việc. - Loại trừ các trở ngại trong khi thực hiện công việc của từng người lao động. 1.5.2.2. Cơ hội đào tạo, phát triển và thăng tiến: Ngày nay khoa học công nghệ phát triển con người ngày càng phải tiếp xúc với những công việc đòi hỏi trình độ cao. Do đó, họ có nhu cầu học tập để không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời khi công nghệ thay đổi. Đồng thời sử dụng các biện pháp liên quan đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp sẽ là hiệu quả hơn để giữ chân nhân tài so với các biện pháp liên quan đến lương, thưởng và đãi ngộ. 1.6. Sự cần thiết phải cải tiến công tác tạo động lực: Tạo động lực hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho cả cơ quan, tổ chức và bản thân người lao động. Tạo động lực cần phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh. Xã hội hiện nay không ngừng vận động, phát triển, nếu vii cơ quan tổ chức không thay đổi để thích nghi với tình hình mới, xu hướng mới thì tổ chức đó sẽ bị tụt hậu lại và hoạt động yếu kém hơn. 1.7. Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới trong công tác tạo động lực: - Hàn Quốc: động lực thành công từ sức mạnh của giáo dục và sức mạnh của tốc độ. - Singapo: vấn đề lương công chức là chìa khóa cho mọi cải cách. Họ đã xây dựng cơ chế trả lương rất khoa học, minh bạch và công bằng. - Nhật Bản: coi cải cách hành chính là một yêu cầu tất yếu, một mũi đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực cho người lao động, đồng thời nân cao chất lượng đời sống cho người dân. Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT 2.1. Giới thiệu khái quát về Nhà xuất bản Trong phần này, luận văn trình bày một số nội dung khái quát về Nhà xuất bản 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, đội ngũ lao động tại Nhà xuất bản: 2.1.2.1. Chức năng của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2.1.2.4. Đội ngũ lao động tại Nhà xuất bản 2.1.3. Kết quả thực hiện công tác tại Nhà xuất bản giai đoạn 2010 viii – 2012 2.2.Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật 2.2.1. Tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất: Trả thù lao cho người lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mỗi người. 2.2.1.1. Tiền lương, tiền công: - Tiền lương: Nhà xuất bản thực hiện chi trả lương theo hệ số thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và tiền công là khoản tiền cố định mà Nhà xuất bản trả cho người lao động. Khoản tiền này chỉ tăng theo thâm niên công tác và theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Theo thâm niên công tác, cứ 3 năm người lao động được tăng lương 1 lần. - Tiền công: khoản tiền cố định người lao động được nhận hàng tháng, đã ghi rõ trong hợp đồng lao động áp dụng đối với lao động khoán gọn trong cơ quan. Đánh giá về tiền lương, tiền công: - Cơ chế khá cứng nhắc - Không phân loại chất lượng, hiệu quả làm việc của từng người - Thấp hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế 2.2.1.2. Thu nhập tăng thêm: Cách tính thu nhập tăng thêm dựa trên hệ số lương ngạch, bậc và hệ số chức danh kết hợp với hệ số xếp loại lao động. Hàng tháng, tùy theo kết quả hoạt động tài chính, Nhà xuất bản thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho CBCCVC với mức tối đa không quá 100% tiền lương ngạch, bậc. Thông thường, thu nhập tăng thêm ở mức 50% - 70% so với lương ngạch, bậc. Quỹ thu nhập tăng thêm được chia làm 2 phần bằng nhau: * 50% trả theo hệ số lương ngạch, bậc (1) ix * 50% còn lại trả theo hệ số chức danh và hệ số xếp loại lao động Đánh giá về thu nhập tăng thêm: là công cụ tạo động lực lao động hữu ích trong việc thúc đẩy tăng năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Nhà xuất bản. - Cách tính thu nhập tăng thêm hàng tháng trả cho người lao động có sự linh hoạt và hợp lý hơn so với cách trả lương ngạch, bậc. Vì nó đã dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại lao động. - Mức thu nhập tăng thêm vẫn thấp hơn so với thực tế công việc người lao động thực hiện. 2.2.1.3. Thù lao vượt định mức biên tập, xuất bản và định việc: a) Thù lao vượt định mức biên tập, xuất bản (ĐMBTXB): Từ năm 2011 trở về trước, Nhà xuất bản tính định mức biên tập căn cứ vào ngạch, bậc biên tập viên; định mức biên tập thực hiện được tính căn cứ vào số lượng trang biên tập, hệ số khổ sách, hệ số loại sách, chất lượng biên tập. Đơn vị để tính định mức là trang chuẩn. Hiện nay, Nhà xuất bản đã xây dựng quy định về giao quyền chủ động cho các ban biên tập.ĐMBTXB được tính theo giá trị cho các ban biên tập đối với sách tự phát hành và sách Trung ương đặt hàng trong kế hoạch thường xuyên, cụ thể như sau: + ĐMBTXB doanh thu thuần sách tự phát hành (doanh thu đã trừ chiết khấu phát hành) = Quỹ tiền lương ngạch, bậc x 4 đồng + ĐMBTXB chi phí trực tiếp sách Trung ương đặt hàng = Quỹ tiền lương ngạch, bậc x 2 đồng Trong đó, quỹ tiền lương ngạch, bậc tính ĐMBTXB đối với biên tập viên là 4,32; biên tập viên chính là 5,42; biên tập viên cao cấp là 6,56. Đánh giá về thù lao vượt ĐMBTXB: - Theo quy chế mới, ĐMBTXB áp dụng cho các ban biên tập dựa trên giá trị mà cuốn sách họ biên tập tạo ra. Điều đó bắt buộc các ban biên tập phải lựa chọn những x [...]... đang tồn tại trong cơ chế quản lý và hoạt động của Nhà xuất bản Khắc phục những hạn chế thường rất khó khăn và nan giải Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT 3.1.Phương hướng, mục tiêu phát triển chung: Tạo động lực lao động là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật 3.2.Quan... và đánh giá về công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã phản ánh được bức tranh hiện thực về hoạt động tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản trong giai đoạn 2010-2012 Trong bức tranh đó có những mặt tích cực mà cơ quan đã đạt được trong việc tạo động lực lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động, góp phần không nhỏ vào việc tạo uy tín cho thương hiệu... công tác tạo động lực lao động, Nhà xuất bản vẫn gặp phải khó khăn khi thực hiện công tác này vì cơ chế quản lý nhà nước còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội Đây có lẽ là bài toán chưa có lời giải đối với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương Luận văn đã phần nào mô tả được bức tranh hiện thực về việc Tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật và... công tác tạo động lực lao động đạt hiệu quả cao, Nhà xuất bản rất mong nhận được sự quan tâm thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành quản lý trực tiếp: - Đề nghị Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục quan tâm, giải quyết thỏa đáng các chế độ, chính sách đối với cán bộ Nhà xuất bản - Đề nghị Bộ Chính trị, Ban bí thư xem xét, quyết định vị trí của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật là đơn vị sự nghiệp... cải tiến công tác tạo động lực tại Nhà xuất bản: Tạo động lực lao động là phần quan trọng trong việc quản lý hiệu quả, năng suất làm việc của người lao động Một là, tạo động lực thông qua các hoạt động vật chất cần được thực hiện công bằng, khách quan tạo tâm lý thoải mái cho người lao động xvi Hai là, tạo động lực là một khâu quan trọng và không thể tách rời công tác quản trị nhân lực Ba là, khuyến... gia – Sự thật và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Nhà xuất bản trong thời gian tới Hy vọng bài viết có tác động tích cực tới việc nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, tạo tâm lý ổn định và sự gắn bó lâu dài của toàn thể CBCCVC với cơ quan, góp phần giúp cho Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật ngày càng hùng mạnh và phát... CBCCVC trong các cơ quan Đảng và Nhà nước yên tâm, gắn bó và nỗ lực phấn đấu phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, của cơ quan và đạt chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình CBCCVC KẾT LUẬN Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật luôn coi trọng nhân tố con người trong công tác quản trị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Nhà xuất bản luôn cố gắng phấn đấu để... chủ yếu của Nhà xuất bản là tổ chức chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật; tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản về lĩnh vực lý luận chính trị Nhà xuất bản được ngân sách trung ương cấp kinh phí trả lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức Đồng thời, Nhà xuất bản là đơn vị sự nghiệp có thu, một phần doanh thu được trích trả thu nhập tăng thêm cho người lao động Điều đó... nỗ lực lao động, đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho Nhà xuất bản Đội ngũ lao động chính là thế mạnh của Nhà xuất bản Thứ ba, sản phẩm chính mà Nhà xuất bản “sản xuất là các sách lý luận, chính trị, pháp luật Các sách này thường khô khan, hạn chế người đọc Phần lớn sách được tiêu thụ cho các lớp học của Đảng và Nhà nước, sách phục vụ cho các đợt thực hiện Văn kiện Trung ương hoặc triển khai nhiệm... giúp người lao động có được thu nhập gần bằng 2 lần lương cơ bản, tạo thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động xiv Thứ hai, đối tượng lao động của Nhà xuất bản đa phần có trình độ tri thức cao, phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Trình độ nhận thức của người lao động tốt nên họ nhận thức được cần phải nỗ lực lao động, đem lại . ngũ lao động tại Nhà xuất bản: 2.1.2.1. Chức năng của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy của Nhà xuất. về tạo động lực cho người lao động Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm tạo động lực lao động. TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT 2.1. Giới thiệu khái quát về Nhà xuất bản Trong phần này, luận văn trình bày một số nội dung khái quát về Nhà xuất bản 2.1.1.

Ngày đăng: 19/05/2015, 12:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

  • PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan