1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xuất bản bộ sách điện tử hồ chí minh toàn tập tại nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật tiểu luận cao học

31 640 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tàiHòa chung cùng hoạt động xuất bản trên thế giới, hoạt động xuất bản Việt Nam ngày càng có những bước tiến quan trọng. Trong sự phát triển đa dạng đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của mạng Internet, sách điện tử (ebook) bắt đầu thể hiện được vai trò, sức mạnh của mình. Sách điện tử thâm nhập vào thị trường xuất bản phẩm Việt Nam tuy không lâu nhưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của không chỉ độc giả mà cả các đơn vị xuất bản, của Đảng và Nhà nước ta. Trong tương lai, xuất bản điện tử sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và to lớn của hoạt động xuất bản Việt Nam. Cho đến nay, xuất bản điện tử ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực mới. Do đó, trong chặng đường xây dựng và phát triển, không tránh khỏi những khó khan, bỡ ngỡ ở nhiều mặt trong đó có việc biên tập – xuất bản cũng như công tác định hướng, quản lý của đơn vị xuất bản, của Đảng và Nhà nước ta.Đối với ngành xuất bản ở nước ta nói chung và hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia nói riêng, xuất bản điện tử đã, đang và sẽ có được những bước tiến đáng kể trong hoạt động xuất bản sách điện tử, mà gần đây là việc xuất bản xuất bản phẩm qua mạng thông qua website phân phối sách điện tử có bản quyền đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Xuất phát từ sự yêu thích đối với hoạt động xuất bản sách điện tử nói chung và sách điện tử với những hình thức mới mẻ như hiện nay nói riêng, tôi đã chọn đề tài : “Công tác xuất bản bộ sách điện tử Hồ Chí Minh toàn tập tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật” là đề tài luận văn để nghiên cứu.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hòa chung cùng hoạt động xuất bản trên thế giới, hoạt động xuất bản ViệtNam ngày càng có những bước tiến quan trọng Trong sự phát triển đa dạng đó,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của mạng Internet,sách điện tử (ebook) bắt đầu thể hiện được vai trò, sức mạnh của mình

Sách điện tử thâm nhập vào thị trường xuất bản phẩm Việt Nam tuykhông lâu nhưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của không chỉ độc giả mà

cả các đơn vị xuất bản, của Đảng và Nhà nước ta Trong tương lai, xuất bản điện

tử sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và to lớn của hoạt động xuất bản Việt Nam

Cho đến nay, xuất bản điện tử ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực mới Do

đó, trong chặng đường xây dựng và phát triển, không tránh khỏi những khókhan, bỡ ngỡ ở nhiều mặt trong đó có việc biên tập – xuất bản cũng như côngtác định hướng, quản lý của đơn vị xuất bản, của Đảng và Nhà nước ta

Đối với ngành xuất bản ở nước ta nói chung và hoạt động xuất bản củaNhà xuất bản Chính trị Quốc gia nói riêng, xuất bản điện tử đã, đang và sẽ cóđược những bước tiến đáng kể trong hoạt động xuất bản sách điện tử, mà gầnđây là việc xuất bản xuất bản phẩm qua mạng thông qua website phân phối sáchđiện tử có bản quyền đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam

Xuất phát từ sự yêu thích đối với hoạt động xuất bản sách điện tử nóichung và sách điện tử với những hình thức mới mẻ như hiện nay nói riêng, tôi

đã chọn đề tài : “Công tác xuất bản bộ sách điện tử Hồ Chí Minh toàn tập tại

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật” là đề tài luận văn để nghiên cứu

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu

Cùng trong mảng đề tài về xuất bản sách điện tử ở Việt Nam, đã có một

số công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản sách điện tử Có thể kể đến một

số công trình liên quan như:

Cuốn sách: “Thiết kế và xuất bản web với HTML 6 trong 1” của tác giả

Todd Stauffer, do dịch giả Trương Công Lộc dịch, được xuất bản bởi Nhà xuấtbản Thống kê, năm 2000, là cuốn sách đề cập khá sâu sắc, dễ hiểu và sinh động

về việc thiết kế website, hướng dẫn sử dụng các lệnh, thẻ HTML vào việc thiết

kế cũng như xuất bản website với các đoạn văn bản (text), hình ảnh (Image), âmthanh (sound)…phong phú và đẹp mắt

ThS Trần Chí Đạt chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: “Xây dựng quy trình công nghệ xuất bản xuất bản phẩm điện tử”, năm 2006, là một trong những đề tài

nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về quy trình xuất bản sách điện tử Cùng với

đó, năm 2008, TS Nguyễn Văn Tuấn cũng có một tác phẩm khái quát về sáchđiện tử và quy trình công nghệ - kỹ thuật tạo sách điện tử

Năm 2007, Khoa Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xuất

bản cuốn giáo trình : “Xuất bản sách điện tử” do ThS Vũ Thùy Dương chủ biên

phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các bộ môn chuyên ngành Biên tập – xuấtbản cũng như là tài liệu tìm hiểu về lĩnh vực xuất bản điện tử cho nhiều bạn đọc

Năm 2012, có thể kể đến luận văn thạc sĩ truyền thông : “Hoạt động xuất bản sách điện tử ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thúy, là đề tài có sự đào sâu nghiên

cứu về hoạt động xuất bản điện tử ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thậtvới những thành tựu đáng kể và những hạn chế nhất định, qua đó tác giả đã đế

Trang 3

xuất được một số giải pháp có giá trị trong việc phát triển hoạt động xuất bảnsách điện tử tại đơn vị

Ngoài ra, còn một số bài viết trên các báo điện tử đề cập đến lĩnh vực xuấtbản sách điện tử ở Việt Nam Mỗi đề tài khai thác được những khía cạnh nhấtđịnh về hoạt động xuất bản sách điện tử ở nước ta Song, về chưa có công trìnhnào đi sâu vào khía cạnh biên tập – xuất bản một cuốn sách cụ thể, do đó, tôimạnh dạn nghiên cứu quy trình biên tập xuất bản sách điện tử bộ sách Hồ ChíMinh toàn tập ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật và đây sẽ là một đềtài mới, có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối hoạt động xuất bảnđiện tử tại đơn vị nói riêng và toàn ngành xuất bản nói chung

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình biên tập – xuất bản bộ sách điện

tử Hồ Chí Minh toàn tập, trên cơ sở tìm hiểu khái quát về hoạt động xuất bảnsách điện tử tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, qua đó chỉ ra nhữngvấn đề, những đề xuất cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tácbiên tập – xuất bản sách điện tử tại đơn vị trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu và làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của sách điện tửnói chung;

+ Khái quát hoạt động xuất bản sách điện tử tại Việt Nam hiện nay và tạiNhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật với một số xuất bản phẩm cụthể và có sự nhận xét, đánh giá;

+ Đi sâu nghiên cứu quy trình số hóa bộ sách điện tử Hồ Chí Minh toàntập năm 2013;

Trang 4

+ Đưa ra một số vấn đề, một số đề xuất, gợi ý từ việc tìm hiểu quy trìnhxuất bản bộ sách điện tử Hồ Chí Minh toàn tập, góp phần nâng cao chấtlượng biên tập – xuất bản cho hoạt động xuất bản sách điện tử.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu công tác xuất bản bộ sách điện tử Hồ Chí Minhtoàn tập tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật

5. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 2 chương nội dung chính (không kể phần

Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục):

Chương 1: Nhận thức chung về sách điện tử và xuất bản sách điện tử

tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia)

Chương 2: Quy trình số hóa bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản

lần thứ ba tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Trang 5

CHƯƠNG I

NHẬN THỨC CHUNG VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ VÀ XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ

THẬT (NXB Chính trị quốc gia)

1.1 Khái quát về sách điện tử

Ở phần nội dung này, để khái quát về sách điện tử, đồng thời giúp ngườiđọc hiểu sâu về khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò, ý nghĩa của sách điện

tử, luận văn xin tìm hiểu những khái niệm liên quan trước như “Xuất bản điệntử”, “Xuất bản sách điện tử”

1.1.1 Xuất bản điện tử và xuất bản sách điện tử

Xuất bản điện tử là một khái niệm cho đến nay còn khá mới mẻ trong đờisống xã hội nước ta Mặc dù, trên thế giới, xuất bản điện tử đã xuất hiện và đitrước chúng ta một thời gian khá dài Hơn chục năm trở lại đây, với sự phát triểnnhanh chóng của các thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệthông tin và internet, đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất bản lên một tầm caomới “Xuất bản điện tử” chính là sản phẩm mới của ngành xuất bản cùng vớiviệc áp dụng những công nghệ - kỹ thuật vượt trội của công nghệ thông tin vàmạng internet

- Xuất bản điện tử

Hiểu một cách đơn giản, “Xuất bản điện tử” chính là hoạt động xuất bảndựa trên việc ứng dụng công nghệ - kỹ thuật số vào việc xuất bản Cụ thể, theomột số tài liệu, xuất bản điện tử được hiểu như sau:

Theo Từ điển Bách khoa, “Xuất bản điện tử gồm việc xuất bản dưới dạng

số hoá đối với sách, tạp chí, góp phần phát triển các thư viện số và các bảng(catalogue) giới thiệu, được gọi chung là xuất bản phẩm điện tư” Hay như trong

Trang 6

cuốn sách: “Sách điện tử và công nghệ tạo sách điện tử” của tác giả Nguyễn

Văn Tuấn, do nhà xuất bản Văn Hoá - Thông Tin phát hành năm 2008, tác giảviết: “Xuất bản điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông tronghoạt động xuất bản Kết quả là xuất bản điện tử tạo ra các xuất bản phẩm điệntử”

Trên đây, các tác giả đã cho chúng ta biết những nét khái quát nhất về

“Xuất bản điện tử” nhưng mới chỉ là cơ sở cho khái niệm sách điện tử Do đó,

để nắm rõ khái niệm sách điện tử, chúng ta cần nắm được “Xuất bản sách điệntử” là gì?

hỗ trợ làm sách điện tử, đĩa mềm, đĩa CD, phần mềm đọc sách điện tử, thiết bịđọc sách và mạng internet

1.1.2 Khái niệm sách điện tử

Trong hoạt động xuất bản điện tử, xuất bản sách điện tử là hoạt độngtrung tâm và sách điện tử là sản phẩm chủ yếu và quan trọng nhất của xuất bảnđiện tử

ThS Trần Thị Thu, Trưởng Khoa Xuất bản, Đại học Văn hóa TP Hồ ChíMinh nhận định : “Sách điện tử được hiểu từ một số cách tiếp cận và ở các mức

độ khác nhau Ở mức chung nhất, sách điện tử là một cuốn sách truyền thốngnhưng nó được tạo ra và sử dụng thông qua thiết bị công nghệ thông tin”

Trang 7

Theo Từ điển Bách khoa mở (Wikipedia) “Sách điện tử”, (tiếng Anh:

electronic book, viết tắt: eBook) là một phương tiện số tương ứng các loại sách

in thông thường Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát,chia sẻ trên Internet

Từ điển tiếng Anh rút gọn của Oxford 2001 cũng định nghĩa, sách điện tử

là “một phiên bản điện tử của một cuốn sách in có thể đọc trên máy tính nốimạng, máy tính cá nhân hay một thiết bị cầm tay được thiết kế cho mục đíchnày”

Trong Tham luận Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về xuất bản điện tử

và liên kết xuất bản, Th.S Trần Thị Thu, Trưởng Khoa Xuất bản – Đại học Vănhóa TP Hồ Chí Minh, đã đưa ra định nghĩa như sau: “sách điện tử là một tệp tin,

có thể đọc trên các loại máy tính hoặc các thiết bị cầm tay chuyên dụng Nộidung của sách điện tử có thể lấy từ sách hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vàongười xuất bản”

Trên cơ sở những định nghĩa về “Sách điện tử” nói trên, ta có thể đưa rakhái niệm sách điện tử như sau:

“Sách điện tử là sản phẩm cơ bản của lĩnh vực xuất bản điện tử, là một dạng tệp tin chứa nội dung và hình thức nhất định, đến với bạn đọc thông qua một quy trình xuất bản cơ bản như sách truyền thống, nhưng có sự ứng dụng chủ yếu của công nghệ thông tin, kỹ thuật số Bạn đọc muốn đọc sách điện tử phải thông qua những thiết bị trung gian chuyên dụng”.

1.1.3 Đặc điểm của sách điện tử và xuất bản điện tử

Trang 8

Qua tìm hiểu, ta nhận thấy rằng, xuất bản điện tử và sách điện tử cơ bảngiống hoạt động xuất bản nói chung và sách in truyền thống, song cũng có một

số đặc điểm riêng:

- Về lĩnh vực xuất bản điện tử:

Xuất bản điện tử là một bộ phận của hoạt động xuất bản nói chung.Tuy mới xuất hiện nhưng đã mở ra một hướng đi mới, đồng thời cũng là xuhướng tất yếu của xuất bản Việt Nam Về cơ bản, xuất bản điện tử có nhữngđiểm giống với xuất bản thông thường, bởi lẽ nó đều tuân theo một quy trìnhbiên tập – xuất bản chung nhất từ công tác bản thảo, nội dung và một số quychuẩn về hình thức khi thiết kế sách Song, nhìn chung, xuất bản điện tử vẫn cónhiều điểm khác so với xuất bản sách in truyền thống ở một vài đặc điểm sau:

+ Hoạt động xuất bản điện tử có sự tham gia chủ yếu của công nghệthông tin trong quy trình biên tập - xuất bản, trong việc in, phát hành cũng nhưtrong bản thân các cuốn sách điện tử và phương tiện đưa sách điện tử đến tayđộc giả

+ Hiện nay, trong quy trình xuất bản điện tử, để xuất bản một cuốnsách điện tử không phải qua đầy đủ các khâu như công tác kế hoạch đề tài, côngtác tổ chức cộng tác viên tác giả, thẩm định bản thảo nữa, mà thường bắt đầu từviệc chọn bản thảo để số hóa và tập trung vào quy trình số hóa bản thảo

+ Trong công tác bản thảo, bản thảo sách điện tử là những bản thảo đãqua công tác gia công biên tập – xuất bản, có thể đã được in thành sách in truyềnthống hoặc đồng thời vừa để in ra sách in truyền thống vừa phục vụ cho việc tạosách điện tử

+ Đi sâu vào công tác số hóa sách, trên cơ sở nội dung và trình bàycủa sách mẫu, quy trình số hóa đều được thực hiện bởi những ứng dụng công

Trang 9

nghệ thông tin trong việc sử dụng phần mềm số hóa, trong việc sửa chữa, cănchỉnh hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng v.v

+ Việc phát hành, mua bán sách điện tử có điểm khác so với việc pháthành, trao đổi sách in truyền thống Nhà xuất bản phát hành sách điện tử ra thịtrường xuất bản phẩm tại các hệ thống bán lẻ của nhà xuất bản (sách ở dạng CD-ROM) và phần lớn qua các website của đơn vị xuất bản hoặc một số trang webbán sách trực tuyến trên mạng

Ở đây, nhất là trong công tác phát hành sách điện tử, nhà xuất bản đưasách lên một website của đối tác nhất định, giá thành của mỗi cuốn sách điện tử

do nhà xuất bản và đối tác liên kết định giá, được ghi chú trên mỗi cuốn đăng tảitrên website Độc giả muốn mua sách cần phải có tài khoản và mật khẩu nhấtđịnh do độc giả tự đăng ký Tài khoản này cho phép người đọc đăng nhập trangweb để cập nhật thông tin sách, nạp tiền vào tài khoản, kiểm tra tài khoản vàthực hiện các thao tác giao dịch mua sách và tải sách về máy tính hay thiết bịđọc cầm tay của mình

- Về sách điện tử

Như cũng đã phân tích ở trên, xuất bản điện tử ngoài những đặc điểmgiống với hoạt động xuất bản, cũng có những đặc điểm mang tính đặc trưng.Sách điện tử cũng vậy Ngoài sự giống nhau cơ bản về nội dung và hình thứcvới sách in truyền thống, chúng còn có một số đặc điểm riêng nhằm khu biệtsau:

+ Xuất bản nhanh chóng

Là đặc điểm và cũng là ưu điểm vượt trội của sách điện tử so với sách intruyền thống Để xuất bản một cuốn sách điện tử, biên tập viên không mất quánhiều công đoạn, nhiều thời gian để hình thành một cuốn sách Bởi lẽ, người

Trang 10

biên tập đã có sự hỗ trợ rất lớn từ việc ứng dụng các công nghệ thông tin, côngnghệ kỹ thuật số

Mặt khác, một cuốn sách điện tử sau khi hoàn thành có thể được giớithiệu ngay tới bản đọc bởi sách điện tử gọn nhẹ, kênh phân phối luôn sẵn có.Hơn thế nữa, khi muốn bổ sung, chỉnh sửa nội dung hay hình thức của sách điện

tử, người biên tập không tốn nhiều thời gian và chi phí như việc thay đổi ở sách

in truyền thống

+ Có thể chứa được lượng thông tin lớn và gọn nhẹ

Một cuốn sách điện tử có thể chứa đựng một lượng thông tin rất lớn, gấpnhiều lần so với một cuốn sách in truyền thống mà hình thức vẫn gọn nhẹ Nếumột cuốn sách in truyền thống có 2000 trang thì cuốn sách sẽ rất dày và khó vậnchuyện Thay vào đó, với 2000 trang ấy, một cuốn sách điện tử chỉ là một chiếcCD-ROM hay một tệp tin nhỏ trên website và có thể tải về máy tính của đọc giảchỉ trong vài thao tác giao dịch

+ Tích hợp nhiều hình thức thông tin và tương tác đa dạng

Đây chính là đặc điểm tiện lợi của sách điện tử; giúp độc giả hứng thútrong việc đọc, tiện trong việc tìm hiểu, tra cứu

Ở một cuốn sách in truyền thống, thường chỉ có các hình thức thông tin

là các đoạn văn bản (text), các hình ảnh, sơ đồ và biểu đồ Còn ở sách điện tử,nhờ công nghệ thông tin, người sản xuất có thể tích hợp những hình thức thôngtin khác như âm thanh, video, tạo nên tính trực quan, sinh động cho sách điện tử

Bên cạnh đó, sách điện tử cũng tích hợp những nội dung, thao tác đọc,tìm kiếm rất nhanh chóng Bởi những nội dung, thao tác này đều dựa trên côngnghệ số như mục lục tự động, mục lục có liên kết, chú thích liên kết, đánh dấutrang đã đọc, tăng kích cỡ chữ, chuyển trang.v.v Tất cả những hình thức đóđều được thực hiện rất nhanh

Trang 11

+ Người đọc cần có một số công nghệ kỹ thuật chuyên dụng để tiếp cận

Ở đây, muốn đọc sách điện tử, người đọc cần phải có một số công cụ kỹthuật hỗ trợ chuyên dụng Ví dụ như phải có máy tính để bàn hay máy tính cánhân có phần mềm đọc tương ứng Với một số sách điện tử, muốn đọc cần cómạng internet hoặc một số cần có thiết bị đọc cầm tay

Điều này cũng gây ra một số khó khăn đối với người đọc như việc đọcnhiều trên máy tính có thể gây hại mắt Hơn thế nữa, muốn sở hữu những côngnghệ kỹ thuật chuyên dụng đó, người đọc phải bỏ ra một chi phí khá lớn Đặcbiệt, người đọc phải có một sự am hiểu nhất định về công nghệ thông tin, về cácthiết bị công nghệ kỹ thuật chuyên dụng đó, mới có thể sử dụng chúng cho việcđọc sách điện tử được

Sách điện tử có giá thành thấp, do đó tiết kiệm được chi phí cho bạn đọc,đồng thời tiết kiệm được chi phí cho nhà xuất bản, qua đó tạo ra lợi ích kinh tếcho cả nhà xuất bản và độc giả

Trang 12

không hạn định số lượng ít hay nhiều mà vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu muacủa độc giả mà vẫn thu được chi phí bỏ ra

1.1.4 Phân loại sách điện tử

Để phân loại sách điện tử, người ta có nhiều cách khác nhau, tùy thuộcvào những cách tiếp cận khác nhau, nhưng thông thường và phổ biến nhất,người ta dựa vào những cách tiếp cận sau đây:

- Phân loại theo cách thức lưu trữ và phát hành

Có thể phân chia sách điện tử thành 2 loại: sách điện tử phát hành trựctuyến (online) và sách điện tử phát hành đoạn tuyến (offline)

+ Sách điện tử phát hành trực tuyến là các tập tin dạng số, được lưutrữ trên các server và thể hiện trên các website, để đọc hoặc tải được loại sáchđiện tử này người sử dụng phải kết nối với mạng internet

+ Sách điện tử phát hành đoạn tuyến cũng là những tập tin dạng sốnhưng được lưu trữ trên các thiết bị điện tử, từ (đĩa mềm, hoặc quang học, người

sử dụng chỉ cần có thiết bị chuyên dụng để đọc sách chứ không cần phải kết nốiinternet

- Phân loại theo công nghệ thể hiện nội dung

Ở cách tiếp cận này, sách điện tử chia ra 2 loại:

+ Sách chỉ có các đoạn văn bản (text), sơ đồ đơn giản

+ Sách có sử dụng hình thức đa phương tiện, giúp người đọc ngoàikhả năng đọc – nhìn còn có thể nghe, thậm chí tương tác nhờ sự kết hợp củasách với hình ảnh sinh động, âm thanh, video…

- Phân loại theo công nghệ ứng dụng từ phía độc giả

Trang 13

Người đọc có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để đọc sáchđiện tử Trên cơ sở công nghệ từ phía người sử dụng, có thể phân loại sách điện

tử thành 3 loại:

+ Sách sử dụng trên các thiết bị đọc cầm tay (handheld) Có thể kểđến một số thiết bị đọc cầm tay nhỏ gọn và tiện ích như: Kindle, Google Nexur,Nook Tablet, Palm…với nhiều chủng loại, hãng hấp dẫn Mỗi thiết bị có những

ưu, nhược điểm riêng, song đều phục vụ việc đọc sách của độc giả Đây là cácthiết bị đọc sách điện tử có dung lượng lưu trữ được lượng thông tin lớn, hàngngàn các cuốn sách điện tử Các thiết bị này khá gọn nhẹ, tiện trong việc sửdụng, di chuyển song chi phí mua lại khá đắt đỏ nên việc mua và sử dụng chúngcòn nhiều hạn chế ở Việt Nam

Hình 1- Hình ảnh một số thiết bị đọc sách điện tử cầm tay

+ Sách điện tử đọc bằng một số phần mềm chuyên dụng như Adobe Acrobat, Ebook Reader, DigiShelf, Bilio eReader,… trên một số thiết bị thông dụng như: Máy tính cá nhân, máy tính để bàn (có nối mạng internet) Tùy thuộc vào việc sách sử dụng phần mềm để tạo sách mà người đọc sử dụng các phần mềm đọc tương ứng để tải sách từ trên mạng về máy tính

1.1.5 Vai trò của xuất bản điện tử và sách điện tử

Trang 14

Hơn 10 năm trở lại đây, xuất bản điện tử Việt Nam đã có được nhữngbước tiến quan trọng trong hoạt động xuất bản Nó đã đóng một vai trò khôngnhỏ trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động xuất bản Việt Nam nói riêng.Như vai trò chung của toàn ngành xuất bản, xuất bản sách điện tử có vai trò sauđây:

+ Phổ biến, truyền bá các tác phẩm văn hóa – tư tưởng, cung cấp thôngtin, phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người một cách nhanhnhất và nhiều tiện lợi

+ Góp phần tạo việc làm, nguồn thu nhập cho một đội ngũ biên tập –xuất bản đáng kể tại các đơn vị xuất bản

+ Doanh thu từ hoạt động xuất bản điện tử góp phần một phần giá trịnhất định vào ngành xuất bản nói chung Trong tương lai, giá trị kinh tế thuđược từ xuất bản điện tử hứa hẹn sẽ có sự tăng vọt cùng với sự phát triển ngàycàng mạnh mẽ của công nghệ thông tin

Về sách điện tử, với tư cách là xuất bản phẩm cơ bản của xuất bảnđiện tử, vai trò của sách điện tử cơ bản cũng như sách in truyền thống là vật lưutrữ và phổ biến thông tin tới độc giả, nâng cao dân trí,… Qua nghiên cứu, đúcrút từ các công trình khoa học của các tác giả và thực tiễn hoạt động xuất bảnsách điện tử, có thể kể ra một số vai trò cơ bản của sách điện tử như sau:

- Phục vụ nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức và học tập

Đây là vai trò chủ yếu của sách điện tử cũng như sách in truyền thống.Sách điện tử đáp ứng được nhu cầu đọc, tìm hiểu, thưởng thức các thông tin, trithức của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội Cũng như sách in,người đọc có thể mua, đọc sách điện tử để phục vụ cho việc thưởng thức, họctập, nghiên cứu và trong công việc của chính họ

Trang 15

Hiện nay, nhiều cuốn sách điện tử được hình thành và chia sẻ trênmạng internet, trên các website diễn đàn Đó thường là những diễn đàn thu hútđông đảo bạn trẻ, cho phép họ đọc và trao đổi cảm nhận với nhau khi thưởngthức một cuốn sách điện tử hoàn chỉnh hay một tác phẩm dưới hình thức điện tửnào đó Gần đây, những diễn đàn chia sẻ và trao đổi như thế xuất hiện rất nhiều.Một mặt, gây ra sự mất kiểm soát trong vấn đề bản quyền tác giả, song mặt kháccũng tạo ra sức hút bước đầu của người đọc đối với các tác phẩm văn hóa – tưtưởng dưới hình thức sách điện tử, đồng thời giúp độc giả gần gũi với tác giảhơn Nhất là đối với sự xuất hiện của văn học mạng, nhiều tác giả đăng tải cáctác phẩm của mình lên website cá nhân và được nhiều bạn đọc quan tâm, bìnhluận Ở đây, nhờ công nghệ thông tin, nhờ hình thức sách điện tử, tác giả có thểlắng nghe nhiều hơn, một cách trực quan hơn những phản hồi, những ý kiến,cảm nhận từ phía độc giả đối với những “đứa con tinh thần” của họ

Đối với việc học tập, nhiều cuốn sách điện tử có tích hợp các hìnhthức đa phương tiện, có sự kết hợp với một số hình thức tương tác giữa ngườiđọc và sách giúp bạn đọc học tập hiệu quả hơn và thấy hứng thú hơn trong việchọc

Ở các nước phát triển, sách điện tử được sử dụng rất nhiều nhằm phục

vụ mục đích giáo dục Trong những năm gần đây ở nước ta, nhiều học sinh ởcác cấp bậc phổ thông tìm đến với sách điện tử để hỗ trợ cho việc học Phần lớn

là các sách điện tử chứa rất nhiều bài tập, có đáp án, lời giải rõ ràng, phục vụnhiều môn học khác nhau Thực tế cho thấy, sách điện tử của bộ môn tiếng Anhxuất hiện rất nhiều, nội dung và hình thức rất đa dạng, được rất nhiều bạn đọc ưathích

Với các cấp bậc học cao hơn, đòi hỏi một lượng thông tin lớn hơn,sách điện tử cho phép các nhà nghiên cứu, các giảng viên và các sinh viên sở

Ngày đăng: 26/06/2016, 00:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w