Song nhìn chung họ đều quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa…Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK
Tên sinh viên: Nguyễn Thục Anh Tên giáo viên hướng dẫn:
Niên khóa: 2011 - 2015
Huế, 5/ 2014
Trang 2MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu chuyên đề 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 4
1.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4
1 1.2.1 Chức năng 5
1 1.2.2 Nhiệm vụ 5
1 1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Công ty 6
1 1.3.1 Cơ cấu tổ chức 6
1.1.3.2 Bộ máy quản lý tại Công ty 6
1.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty 6
1 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 6
1 1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 7
a Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ 7
b Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 7
c Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán 7
d Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 7
e Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán 7
f Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 8
Trang 31.2 Phân tích tình hình chính của Công ty 20
1.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 20
1.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 28
1.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 34
1.2.3.1 Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 34
1.2.3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 41
1.2.4 Phân tích các Chỉ số tài chính 43
1.2.4.1 Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 43
1.2.4.2 Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 48
1.2.4.3 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 53
1.2.4.4 Chỉ số về khả năng sinh lời 56
1.2.4.5 Chỉ số về thị trường 61
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 65
2.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 65
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty 65
PHẨN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 67
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản chi tiết CTCP Vinamilk năm 2013
Bảng 1.2 Cơ cấu tài sản của Vinamilk và Hanoimilk
Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn CTCP Vinamilk 2013
Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn của Vinamilk và Hanoimilk
Bảng 1.5 Báo cáo kết quả SXKD của CTCP Vinamilk
Bảng 1.6 Phân tích dọc BCKQKD
Bảng 1.7 Phân tích xu hướng CTCP Vinamilk
Bảng 1.8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng CTCP Vinamilk cho năm kết thúc ngày 31/12/2013
Bảng 1.9 Phân tích tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Vinamilk
Bảng 1.10 Phân tích chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của CTCP Vinamilk
Bảng 1.11 Phân tích số tiền tiết kiệm (lãng phí) do thay đổi kỳ luân chuyển TSNH
Bảng 1.12 Phân tích chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Vinamilk Bảng 1.13 Bảng cơ cấu nguồn vốn CTCP Vinamilk qua 3 năm
Bảng 1.14 Tính toán Lợi nhuận gộp biên và Lợi nhuận ròng biên của CTCP Vinamilk năm 2012 - 2013
Bảng 1.15.Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 1.16 Phân tích Dupont ROA
Bảng 1.17 Phân tích Dupont ROE
Bảng 1.18 Phân tích các chỉ số về thị trường của CTCP Vinamilk năm 2012 - 2013
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu tài sản CTCP Sữa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Biểu đồ 1.2 Khái quát vốn chủ sở hữu và tổng nợ CTCP Vinamilk từ 2009 - 2013
Biểu đồ 1.3 Phân tích xu hướng từ BCKQKD của CTCP Vinamilk
Biểu đồ 1.4 Các chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn của CTCP Vinamilk năm 2012 -2013 Biểu đồ 1.5 So sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán
tức thời của Vinamilk và Hanoimilk năm 2013 Biểu đồ 1.6 So sánh 1 số chỉ tiêu về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của
Vinamilk và Hanoimilk năm 2013 Biểu đồ 1.7 Tăng trưởng EPS- Giá của CTCP Vinamilk từ năm 2005 - 2013
Biểu đồ 1.8 Tăng trưởng khối lượng – Giá sổ sách CTCP Vinamilk từ 2005 - 2013
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức CTCP Vinamilk
Sơ đồ 1.2 Tổ chức và cơ cấu quản lý của CTCP Vinamilk
Trang 71
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động SXKD Do đó, tất
cả các hoạt động SXKD đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình SXKD
Các BCTC phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế Những báo cáo này nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết qủa và hình tài chính của doanh nghiệp cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin đó như: Các nhà quản lý, chủ sở hữu, các nhà tài trợ từ bên ngoài, khách hàng, nhà đầu tư tương lai, các cơ quan chức năng Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau Song nhìn chung họ đều quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa…Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp người sử dụng đánh giá, dự đoán và ra quyết định cho tương lai một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tài chính thông qua hệ thống BCTC, em đã chọn đề tài:” Phân tích BCTC của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk”
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích BCTC, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích BCTC là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu
Trang 82
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích BCTC nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu
Các BCTC năm 2013 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, đó là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4 Phạm vi nghiên cứu
Bài tập này chú trọng vào nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Song song đó là việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực tài chính kế toán qua một số sách, giáo trình có liên quan đến hoạt động tài chính
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm hiểu tài liệu, sách báo, các giáo trình, websites có liên quan đến phân tích tài chính
- Phương pháp phân tích:
Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều dọc Phân tích xu hướng Phân tích tỷ số
Trang 93
6 Kết cấu chuyên đề
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẨN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 104
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
1.1 Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
o 29/04/1993: Công ty sữa Việt Nam(loại hình doanh nghiệp nhà nước) thành lập theo quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ công nghiệp nhẹ)
o 1/10/2003 Công ty được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp nhà nước của Bộ công nghiệp theo quyết đinh 155/2003/QĐ-BCN
o 20/11/2003: Công ty đăng kí trở thành công ty cổ phần và bắt đầu hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước
o 28/12/2005: Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 42/UBCK-GPYN
o 19/01/2006: Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM
Trụ sở chính theo giấy phép được đặt tại số 10 đường Tân Trào- Phường Tân Phú- quận 7-TP HCM
o 9/2007: Mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn và đổi tên thành CTCP Sữa Lam Sơn
o 2008: Khánh thành và đưa Nhà máy Sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động
o 9/2009: khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa
o 2010: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD bằng 19,3% vốn điều lệ
Trang 115
Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam Đây là dự án xây mới 100% nhà máy sữa bột thứ hai của công ty
Mua thâu tóm 100% cổ phần còn lại tại CTCP sữa Lam Sơn để trở thành công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn
Khánh thành và đưa Nhà máy nước giãi khát tại Bình Dương đi vào hoạt động
CTCP sữa Việt Nam ~ Vinamilk đã được Forbes Asia vinh danh
và trao giải thưởng Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khi vực Châu Á
o 6/2012: Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thương mại
o 2013: Ngày 21/10/2013, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,33% vốn điều lệ và trở thành công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này
Ngày 6/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Drifttwood Dairy Holding Corporation, tại bang California, Mỹ
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Trang 126
1 1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Công ty
1 1.3.1 Cơ cấu tổ chức
1.1.3.2 Bộ máy quản lý tại Công ty
1.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty
1 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán phân tán
Văn phòng công ty
Chi nhánh CẦN THƠ Chi nhánh ĐÀ NẴNG
Nhà máy sữa Dielac
Nhà máy sữa Hà Nội
Nhà máy sữa Cần Thơ
Nhà máy sữa Bình Định
Nhà máy sữa Nghệ An
Xí nghiệp kho vận
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức CTCP Vinamilk
Sơ đồ 1.2 Tổ chức và cơ cấu quản lý của CTCP Vinamilk
Trang 13d Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
BCTC riêng, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng, được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng được lập theo phương pháp gián tiếp
e Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán
- HTK: HTK được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiêp và các chi phí sản xuất chung được phân bổ Giá trị thuần có thể thực hiện được ước tính dựa vào giá bán của hàng tồn khi trừ đi các khoản chi phí ước tính
để hoàn thành sản phẩm và các chi phí bán hàng
- Khấu hao TSCĐ hữu hình: được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ hữu hình Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
Trang 148
f Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng
Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính riêng này
(a) Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán Các giao dịch bằng các đơn vị tiền khác VND trong kỳ được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng
(b) Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác
(c) Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
(i) Phân loại
Công ty phân loại các khoản đầu tư vào chứng khoán đã niêm yết hoặc chưa niêm yết vào các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo dự định và chiến lược đầu tư của Công ty với những công ty là đối tượng đầu tư
Trang 159
giảm giá đầu tư Nguyên giá của các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
(iv) Giảm giá
Dự phòng giảm giá chứng khoán đã niêm yết được lập dựa trên quy định hiện hành do
Bộ Tài chính ban hành Dự phòng sẽ được hoàn nhập khi có sự tăng lên sau đó của giá trị có thể thu hồi do sự kiện khách quan xảy ra sau khi khoản dự phòng được lập
Dự phòng hoàn nhập trong phạm vi không làm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vượt quá giá trị ghi sổ của khoản đầu tư này khi giả định không có khoản dự phòng nào đã được ghi nhận
(v) Chấm dứt ghi nhận
Chứng khoán kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn được chấm dứt ghi nhận khi quyền lợi và các luồng tiền từ khoản nhận đầu tư đã hết hoặc Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu
(d) Các khoản phải thu
Các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho (f) Tài sản cố định hữu hình
(i) Nguyên giá
Trang 1610
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến, và chi phí để tháo dỡ, di dời tài sản và khôi phục hiện trường tại địa điểm đặt tài sản Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong năm mà chi phí phát sinh Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình
(ii) Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
nhà cửa và vật kiến trúc 10 – 50 năm
máy móc và thiết bị 8 – 10 năm
phương tiện vận chuyển 10 năm
thiết bị văn phòng 3 – 8 năm
Quyền sử dụng đất không thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá và không tính khấu hao
Trang 1711
(ii) Phần mềm máy vi tính
Giá mua của phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm này không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán như tài sản cố định vô hình Phần mềm máy vi tính được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 6 năm
(h) Bất động sản đầu tư
(i) Nguyên giá
Bất động sản đầu tư được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá ban đầu của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua, chi phí quyền sử dụng đất và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến điều kiện cần thiết để tài sản có thể hoạt động theo cách thức đã dự kiến bởi ban quản lý Các chi phí phát sinh sau khi bất động sản đầu tư đã được đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa và bảo trì được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong kỳ mà các chi phí này phát sinh Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng bất động sản đầu tư vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của bất động sản đầu tư
(ii) Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của bất động sản đầu tư Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
quyền sử dụng đất 49 năm
cơ sở hạ tầng 10 năm
nhà cửa 10 – 50 năm
(i) Xây dựng cơ bản dở dang
Xây dựng cơ bản dở dang phản ánh các khoản chi phí xây dựng chưa được hoàn thành Không tính khấu hao cho xây dựng cơ bản dở dang trong quá trình xây dựng
(j) Chi phí trả trước dài hạn
Trang 1812
(i) Chi phí đất trả trước
Chi phí đất trả trước bao gồm tiền thuê đất trả trước và các chi phí phát sinh khác liên quan đến việc bảo đảm cho việc sử dụng đất thuê Các chi phí này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn của hợp đồng thuê đất
(ii) Công cụ và dụng cụ
Công cụ và dụng cụ bao gồm các tài sản Công ty nắm giữ để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, với nguyên giá của mỗi tài sản thấp hơn 30 triệu VND và do đó không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (“Thông tư 45”) Nguyên giá của công
cụ và dụng cụ được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong thời gian từ 1 đến 3 năm Công cụ và dụng cụ khác phản ánh chi phí công cụ và dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất và điều hành và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong hai năm
(iii) Chi phí khác
Chi phí khác được ghi nhận theo nguyên giá và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong hai năm
(k) Các khoản phải trả người bán và các khoản phải trả khác
Các khoản phải trả người bán và khoản phải trả khác thể hiện theo nguyên giá
(l) Dự phòng
Một khoản dự phòng được ghi nhận nếu, do kết quả của một sự kiện trong quá khứ Công ty có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc liên đới có thể ước tính một cách đáng tin cậy, và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế trong tương lai để thanh toán các khoản nợ phải trả do nghĩa vụ đó Khoản dự phòng được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến phải trả trong tương lai với tỷ lệ chiết khấu trước thuế phản ánh đánh giá của thị trường ở thời điểm hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó Dự phòng trợ cấp thôi việc Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khi nhân viên làm việc cho công ty từ 12 tháng trở lên (“nhân viên đủ điều kiện”) tự
Trang 1913
nguyện chấm dứt hợp đồng lao động của mình thì bên sử dụng lao động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên đó tính dựa trên số năm làm việc và mức lương tại thời điểm thôi việc của nhân viên đó Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập trên cơ sở mức lương hiện tại của nhân viên và thời gian họ làm việc cho Công ty Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, Công ty và các nhân viên phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý Với việc áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Công ty không phải lập dự phòng trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc của nhân viên sau ngày 1 tháng 1 năm 2009 Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc phải trả cho các nhân viên đủ điều kiện hiện có tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 sẽ được xác định dựa trên số năm làm việc của nhân viên được tính đến 31 tháng 12 năm 2008 và mức lương bình quân của họ trong vòng sáu tháng trước thời điểm thôi việc
(m) Phân loại các công cụ tài chính
Nhằm mục đích duy nhất là cung cấp các thông tin thuyết minh về tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với tình hình tài chính riêng và kết quả hoạt động kinh doanh riêng của Công ty và tính chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính, Công ty phân loại các công cụ tài chính như sau:
(i) Tài sản tài chính
Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài sản tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Tài sản tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh Tài sản tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh, nếu:
- tài sản được mua chủ yếu cho mục đích bán lại trong thời gian ngắn;
- có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc
- công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định
là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả)
Trang 2014
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp tài sản tài chính vào nhóm tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà Công ty có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:
các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được Công ty xếp vào nhóm xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
các tài sản tài chính đã được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán; và
các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu Các khoản cho vay và phải thu
Các khoản cho vay và phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:
các khoản mà Công ty có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh, và các loại mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu được Công ty xếp vào nhóm xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
các khoản được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu; hoặc
các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán
Tài sản sẵn sàng để bán
Tài sản sẵn sàng để bán là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng
để bán hoặc không được phân loại là:
Trang 2115
các tài sản tài chính xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; hoặc
các khoản cho vay và các khoản phải thu
(ii) Nợ phải trả tài chính
Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Nợ phải trả tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ
để kinh doanh Một khoản nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- được tạo ra chủ yếu cho mục đích mua lại trong thời gian ngắn;
- có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc
- công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định
là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả)
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm nợ phải trả tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ
Các khoản nợ phải trả tài chính không được phân loại là nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân loại là nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ
Việc phân loại các công cụ tài chính kể trên chỉ nhằm mục đích trình bày và thuyết minh và không nhằm mục đích mô tả phương pháp xác định giá trị của các công cụ tài chính Các chính sách kế toán về xác định giá trị của các công cụ tài chính được trình bày trong các thuyết minh liên quan khác
(n) Thuế
Trang 2216
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận hoặc lỗ của năm bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng ngoại trừ trường hợp có các khoản thuế thu nhập liên quan đến các khoản mục được ghi nhận thẳng vào vốn chủ
sở hữu, thì khi đó các thuế thu nhập này cũng được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu
Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế dự kiến phải nộp dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán, và các khoản điều chỉnh thuế phải nộp liên quan đến những năm trước
Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo phương pháp bảng cân đối kế toán cho các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ cho mục đích báo cáo tài chính và giá trị sử dụng cho mục đích tính thuế của các khoản mục tài sản và nợ phải trả Giá trị của thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận dựa trên cách thức dự kiến thu hồi hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để tài sản thuế thu nhập này có thể sử dụng được Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm trong phạm vi không còn chắc chắn
là các lợi ích về thuế liên quan này sẽ sử dụng được
(o) Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ
Vốn chủ sở hữu bao gồm các cổ phần được phát hành Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành thêm cổ phần hoặc quyền chọn được trừ vào số tiền thu được do bán cổ phần
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu của Công ty đã phát hành và được Công ty mua lại Khoản tiền đã trả để mua cổ phiếu, bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp, được trừ vào vốn chủ sở hữu đến khi các cổ phiếu quỹ được hủy bỏ hoặc được tái phát hành Số tiền thu do tái phát hành hoặc bán cổ phiếu quỹ trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tái phát hành hay bán cổ phiếu quỹ được tính vào phần vốn chủ sở hữu
(p) Doanh thu
Trang 2317
(i) Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá được chuyển giao cho người mua Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc liên quan tới khả năng hàng bán bị trả lại
(ii) Cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành của giao dịch tại ngày kết thúc niên độ
Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc được đánh giá dựa trên khảo sát các công việc
đã được thực hiện Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu
(iii) Doanh thu cho thuê
Doanh thu cho thuê tài sản được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời hạn của hợp đồng thuê Các khoản hoa hồng cho thuê được ghi nhận như là một bộ phận hợp thành của tổng doanh thu cho thuê
(q) Doanh thu hoạt động tài chính
(i) Doanh thu từ tiền lãi
Doanh thu từ tiền lãi được ghi nhận theo tỷ lệ tương ứng với thời gian dựa trên số dư gốc và lãi suất áp dụng
(ii) Doanh thu từ cổ tức
Doanh thu từ cổ tức được ghi nhận khi quyền nhận cổ tức được xác lập
(iii) Doanh thu từ bán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
Doanh thu từ các bán khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho người mua khi hoàn thành giao dịch (đối
Trang 2418
với chứng khoán đã niêm yết) hoặc khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng tài sản (đối với chứng khoán chưa niêm yết)
(r) Các khoản thanh toán thuê hoạt động
Các khoản thanh toán thuê hoạt động được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời hạn của hợp đồng thuê Các khoản hoa hồng đi thuê được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng như là một bộ phận hợp thành của tổng chi phí thuê
(s) Phân phối cổ tức
Lợi nhuận sau thuế của Công ty được trích chia cổ tức cho các cổ đông sau khi được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt và sau khi đã trích lập các quỹ dự trữ theo Điều lệ của Công ty
Cổ tức trong năm được công bố và chi trả dựa trên số lợi nhuận ước tính đạt được Số
cổ tức cuối năm được công bố và chi trả trong niên độ kế tiếp từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối căn cứ vào sự phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông trong Đại hội thường niên
(t) Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu Các quỹ được trích lập dựa theo Điều lệ của Công
ty như sau:
Quỹ đầu tư phát triển 10% lợi nhuận sau thuế
Quỹ dự phòng tài chính đến 5% lợi nhuận sau thuế
Công ty ngưng trích lập quỹ dự phòng tài chính khi số tiền trong quỹ đạt 10% trên vốn điều lệ Việc sử dụng các quỹ nói trên phải được sự phê duyệt của Hội đồng Cổ đông, Ban Điều hành, hoặcTổng Giám đốc tùy thuộc vào bản chất và qui mô của nghiệp vụ đã được nêu trong Điều lệ và Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty (u) Lãi trên cổ phiếu
Công ty trình bày lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu (EPS) cho các cổ phiếu phổ thông Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách lấy lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông của Công ty chia cho số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền lưu hành trong năm Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định bằng cách điều chỉnh
Trang 2519
lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông và số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành có tính đến các ảnh hưởng của cổ phiếu phổ thông tiềm năng, bao gồm trái phiếu có thể chuyển đổi và quyền mua cổ phiếu
(v) Báo cáo bộ phận
Một bộ phận là một hợp phần có thể xác định riêng biệt của Công ty tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan (bộ phận chia theo hoạt động kinh doanh), hoặc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong một môi trường kinh tế cụ thể (bộ phận chia theo khu vực địa lý), mỗi bộ phận này chịu rủi ro và thu được lợi ích khác biệt với các bộ phận khác Mẫu báo cáo bộ phận cơ bản của Công ty là dựa theo bộ phận chia theo khu vực địa lý
(w) Các bên liên quan
Các doanh nghiệp, các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hoặc nhiều trung gian,
có quyền kiểm soát Công ty hoặc chịu sự kiểm soát của Công ty, hoặc cùng chung sự kiểm soát với Công ty, bao gồm cả công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết là các bên liên quan Công ty liên kết, các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền biểu quyết của Công ty mà có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty, những nhân sự quản lý chủ chốt bao gồm giám đốc, cán bộ điều hành của Công ty, những thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này hoặc các công ty liên kết với các cá nhân này cũng được coi là bên liên quan
Trang 2620
1.2 Phân tích tình hình chính của Công ty
1.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
1.2.1.1 Đánh giá khái quát
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu tài sản CTCP Sữa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Theo dõi bảng cơ cấu tài sản của CTCP Sữa Việt Nam qua nhiều năm, có thể nhận thấy doanh nghiệp có 1 cơ cấu tài sản khá cân đối với tỷ trọng TSNH trên tổng nguồn vốn chiếm từ 55 – 60%
Cơ cấu này đang có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng TSNH và tăng dần TSDH ( tỷ trọng TSDH/ tổng tài sản ngày 31/12/2013 là 43,26% tăng 2,88%
so với cuối năm 2011, tương ứng tốc độ tăng 7,13%), tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa hai khoản mục này
Tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang
mở rộng quy mô sản xuất Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty Đó cũng là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra – trở thành một tập đoàn phát triển bền vững Từ đó có thể kết luận: về cơ bản thì doanh nghiệp đang xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp, hợp lý
Trang 27Các khoản tương đương tiền 1.300.000.000.000 5,94% 400.000.000.000 2,02% 900.000.000.000 225,00% 3,92%
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.167.317.622.318 19,04% 3.909.275.954.492 19,76% 258.041.667.826 6,60% -0,72%
Các khoản đầu tư ngắn hạn 4.313.292.575.718 19,71% 4.039.304.630.112 20,42% 273.987.945.606 6,78% -0,71%
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn -145.974.953.400 -0,67% -130.028.675.620 -0,66% -15.946.277.780 12,26% -0,01%
III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.449.900.290.879 11,20% 2.238.818.141.954 11,32% 211.082.148.925 9,43% -0,12%
Phải thu khách hàng 1.739.619.472.317 7,95% 1.274.574.429.461 6,44% 465.045.042.856 36,49% 1,51% Trả trước cho người bán 305.461.174.876 1,40% 550.939.005.745 2,78% -245.477.830.869 -44,56% -1,39% Các khoản phải thu khác 406.739.802.657 1,86% 417.136.879.198 2,11% -10.397.076.541 -2,49% -0,25%
Dự phòng phải thu khó đòi -1.920.158.971 -0,01% -3.832.172.450 -0,02% 1.912.013.479 -49,89% 0,01%
Trang 2822
B TÀI SẢN DÀI HẠN 9.466.984.212.085 43,26% 8.825.031.622.819 44,61% 641.952.589.266 7,27% -1,35%
I Các khoản phải thu dài hạn 736.666.667 0,00% 0 0,00% 736.666.667 0,00%
Giá trị hao mòn lũy kế -26.826.794.837 -0,12% -20.952.098.370 -0,11% -5.874.696.467 28,04% -0,02%
IV Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 1.474.193.337.749 6,74% 1.182.017.661.007 5,98% 292.175.676.742 24,72% 0,76%
Đầu tư vào công ty con 1.355.850.560.000 6,20% 1.078.318.014.080 5,45% 277.532.545.920 25,74% 0,75% Đầu tư vào các công ty liên kết,
Đầu tư dài hạn khác 21.977.078.220 0,10% 80.840.000.000 0,41% -58.862.921.780 -72,81% -0,31%
Dự phòng giảm giá đầu tư tài
Trang 2923
1.2.1.2 Phân tích chi tiết
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty tại hai thời điểm 31/12/2012 và
31/12/2013 ta thấy tổng tài sản cuối năm tăng lên 2.100.285.972.520 đồng tương
đương với tốc độ tăng 10,62%
Tỷ trọng TSNH tại 31/12/2012 là 55, 39% tại ngày 31/12/2013 là 56,74% ( tăng 1,35%).Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng Tiền và tương đương tiền cùng tỷ trọng Phải thu khách hàng ( Các khoản phải thu ngắn hạn) Trong khi đó, tất cả tỷ trọng của Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác đều giảm nhẹ tỷ trọng
Tỷ trọng TSDH giảm từ 44,61% ( tại ngày 31/12/2012) xuống còn 43,26% ( tại ngày 31/12/2013) Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng của TSCĐ ( đặc biệt là Xây dựng
cơ bản dở dang), còn tỷ trọng của bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác có tăng nhưng mức tăng không đáng kể
Xem xét các khoản mục cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền Tại thời điểm cuối năm 2012, khoản mục này có giá trị 1.224 tỷ đồng, chiếm 6,19% tổng tài sản, đến cuối năm 2013 tăng lên 2.649 tỷ đồng, chiếm 12,11% tổng tài sản Như vậy, khoản mục này đã tăng 1.425 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 116,39%,
tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng lên 5,92%
Khoản mục này có tỷ trọng tăng mạnh chủ yếu là do biến động của các khoản tương đương tiền, chính là khoản tiền gửi có kì hạn dưới 3 tháng của công ty Khoản mục này cuối năm 2013 tăng so với đầu năm 2013 là 900 tỷ đồng, tương ưng tỷ lệ 225%, chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản là 3,92%
Các khoản phải thu Tại thời điểm cuối năm 2012, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 2.238 tỷ đồng, chiếm 11,32% trong tổng giá trị tài sản Đến cuối năm 2013, khoản mục này
Trang 3024
tăng lên 2.449 tỷ đồng, chiếm 11,20%, tức là đã tăng 211 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 9,43%,
tỷ trọng trong tổng tài sản giảm 0,12%
Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu do khoản phải thu khách hàng ( tăng 465
tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 36,49%) Xu hướng tăng tỷ trọng khoản mục này cho thấy công ty đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng để khuyến khích tăng DT Tuy nhiên, nó cũng cho thấy là công ty đang bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Vào thời điểm cuối năm 2013 so với đầu năm 2013, giá trị khoản mục này tăng 258 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 6,60% Nguyên nhân là do sự tăng mạnh vào các khoản đầu tư ngắn hạn, chủ yếu là do công ty gửi các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống vào ngân hàng nhiều hơn ( theo thuyết minh BCTC, khoản mục này tăng 626 tỷ đồng)
Hàng tồn kho
Khoản mục này giảm từ 3.357 tỷ đồng ( chiếm 16,97%) xuống còn 3.016 tỷ ( chiếm 13,79%) tức là đã giảm 340 tỷ đồng, hay tỷ lệ giảm 10,15%, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm 3,19%
Sự sụt giảm trên là không lớn và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã sử dụng một lượng nguyên vật liệu trong kho cho quá trình SXKD làm giá trị nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp giảm từ 1.995 tỷ xuống còn 1.601 tỷ
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Khoản mục này biến động không nhiều, chỉ có 1 khoản rất nhỏ phát sinh vào cuối năm và khoản mục này gần như không có ảnh hưởng tới tổng tài sản của doanh nghiệp
Tài sản cố định
Đây là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh nhất trong TSDH và tạo
sự chênh lệch chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau "Tiền và các khoản tương đương tiền" , trong đó chủ yếu tăng do tăng "TSCĐ hữu hình" với sự tăng của "Đầu tư xây dựng cơ
Trang 3125
bản hoàn thành" (xây dựng Nhà máy Sữa bột Việt Nam, khánh thành và bàn giao Nhà máy Sữa Dielac II ngày 22/4/2013, triển khai nâng công suất Nhà máy Tiên Sơn, Sữa Lam Sơn; triển khai dự án trang trại bò sữa ở Hả Tĩnh, Lâm Đồng, dự án Nông trại Thống nhất Thanh Hóa), bên cạnh đó còn đầu tư "mua sắm mới" và "chuyển sang bất động sản đầu tư" cũng tăng, "giá trị hao mòn" tăng Tại thời điểm cuối năm 2013, khoản mục TSCĐ có giá trị là 7.634 tỷ đồng, chiếm 34,89% trong tổng giá trị tài sản, tăng so với đầu năm là 187 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 2,52%
Bất động sản đầu tư, TSDH khác đều tăng (tham khảo chi tiết trong thuyết minh BCTC đính kèm)
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tại ngày 31/12/2012, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 1.182 tỷ đồng, chiếm 5,98% tổng giá trị tài sản Đến ngày 31/12/2013, giá trị khoản mục này tăng lên 1.474 tỷ đồng, chiếm 6,74% tổng giá trị tài sản, tương ứng tăng 292 tỷ đồng hay tăng 24,72% Đồng thời tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng lên 0,76%
Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có
xu hướng tăng là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk Bởi lẽ công ty Vinamilk không phải chỉ là một công ty SXKD thực phẩm thông thường mà là một tập đoàn đa ngành, trong đó Đầu tư - tài chính cũng là một ngành quan trọng Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, công ty đồng kiểm soát Nó cho thấy CTCP Vinamilk đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một tập đoàn đa ngành nghề trong tương lai
Trang 3226
1.2.1.3 So sánh với công ty khác
Bảng 1.2 Cơ cấu tài sản của Vinamilk và Hanoimilk
Tại ngày 31/12/2013 Đơn vị: VND
IV Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 1.474.193.337.749 6,74% 27.000.000.000 11,86%
V Tài sản dài hạn khác 251.369.803.369 1,15% 10.873.608.940 4,77%
TỔNG TÀI SẢN 21.882.922.785.119 100,00% 227.732.009.926 100,00%
Trang 3327
Nhận xét: Nhìn chung về cơ cấu tài sản của hai công ty khá giống nhau, cơ cấu TSNH
và dài hạn tương đối đồng đều Về cụ thể từng khoản mục:
Trong TSNH của cả hai công ty khoản mục HTK đều chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này là hợp lí vì cả hai doanh nghiệp đều là doanh nghiệp sản xuất và cần dự trữ lượng HTK phục vụ bán hàng Khoản mục đáng chú ý là các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu ở Hanoimilk lớn nhất trong TSNH và cao gần gấp đôi tỉ trọng này
ở Vinamilk, nguyên nhân chủ yếu là do Hanoimilk vẫn chưa xây dựng được mạng lưới phân phối bán lẻ như Vinamilk, hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn Ngoài ra còn phải xem xét khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, Hanoimilk thì khoản mục này chỉ chiểm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản đây có thể là dấu hiệu thể hiện tính thanh khoản kém của công ty, khó có thể linh động trong việc thanh toán nhưng thể hiện công ty đang tận dụng tối đa khả năng sinh lời của tiền, không để ứ đọng, lãng phí vốn; tuy nhiên cũng chứa đựng rủi ro lớn cho công ty Còn ở Vinamilk
tỉ trọng khoản mục tương đối cao cho thấy khả năng thanh khoản của công ty tốt và khá linh động trong thanh toán nhưng do quá thận trọng mà hiện tại công ty đang bị ứ đọng và lãng phí vốn kinh doanh
Trong TSDH thì cả hai công ty TSCĐ đều chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản đặc biệt công ty Hanoimilk tỷ trọng khoản mục này lên tới 30% tuy nhiên xét về quy
mô tuyệt đối thì giá trị TSCĐ của Hanoimilk thấp hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này hoàn toàn hợp lý vì quy mô Tài sản, Nguồn vốn của Hanoimilk là nhỏ hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này là do Hanoimilk là một công ty hoạt động độc lập, doanh nghiệp sản xuất thông thường, còn đối với Vinamilk là một tập đoàn, sở hữu nhiều công ty con, đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, phân phối rộng khắp trên toàn quốc
Trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Hanoimilk do các khoản mục đầu
tư bị giảm giá mạnh, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn bằng đúng giá trị của khoản đầu tư dài hạn khiến giá trị khoản mục này bằng 0, trong khi khoản mục này của công ty Vinamilk chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng, như đã trình bày ở trên, điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà công ty Vinamilk là công ty mẹ, bao gồm rất
Trang 341.2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
1.2.2.1 Phân tích khái quát
Nhìn chung, trong những năm gần đây tỷ lệ vốn chủ sở hữu của VINAMILK
luôn duy trì ở mức cao và có xu hương tăng dần qua các năm Mặc dù so với cuối năm
2011, vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 có giảm xuống, nhưng cuối năm 2013 đã tăng lên: cuối năm 2011, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 79,75% trong tổng nguồn vốn, cuối năm 2012 giảm xuống còn 77,82% và cuối năm 2013 tăng lên 79,44% Vinamilk đã và đang theo đuổi chính sách an toàn với hệ số đòn bẩy tài chính luôn ở mức thấp và rủi ro tài chính cũng ở mức thấp, do vậy tính thanh khoản và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty
Biểu đồ 1.2 Khái quát vốn chủ sở hữu và tổng nợ CTCP Vinamilk từ năm 2009 - 2013
Trang 3529
1.2.2.2 Phân tích chi tiết
BẢNG 1.3 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CTCP VINAMILK NĂM 2013
Người mua trả tiền trước 18.713.599.852 0,09% 21.589.364.414 0,11% -2.875.764.562 -13,32% -0,02%
Thuế phải nộp Ngân sách NN 455.641.139.360 2,08% 331.870.328.102 1,68% 123.770.811.258 37,29% 0,40%
Phải trả người lao động 130.474.291.268 0,60% 100.460.928.431 0,51% 30.013.362.837 29,88% 0,09%
Chi phí phải trả 452.019.954.359 2,07% 364.013.161.247 1,84% 88.006.793.112 24,18% 0,23%
Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.255.411.806.799 5,74% 662.625.268.582 3,35% 592.786.538.217 89,46% 2,39%
Quỹ khen thưởng và phúc lợi 357.339.218.191 1,63% 405.942.316.109 2,05% -48.603.097.918 -11,97% -0,42%
Trang 3630
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn trong năm 2013 có những sự biến đổi đáng kể
Mặc dù tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đã khá cao, tuy nhiên trong năm
2013, công ty vẫn theo đuổi chính sách an toàn là huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu Trong 2.100 tỷ vốn tăng thêm thì có tới 1.990 tỷ là huy động từ vốn chủ sở hữu Với tốc độ tăng 12,93% , vốn chủ sở hữu từ gấp 3,5 lần nợ phải trả đầu năm 2013 lên thành 3,8 lần cuối năm 2013 Làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty càng thêm chắc chắn với mức rủi ro cực kỳ thấp
Cụ thể hơn:
Đối với nợ phải trả
Trong năm 2013, mặc dù số nợ phải trả đã tăng lên nhưng về mặt tỷ trọng,
nợ ngắn hạn giảm so với đầu năm, nợ dài hạn tăng nhẹ Nợ phải trả giảm 1,63% từ 22,18% xuống còn 20,56% Trong đó chủ yếu là sự thay đổi từ nợ ngắn hạn, trong 1,63% thì nợ ngắn hạn đóng góp tới 1,65% còn sự tăng tỷ trọng của nợ dài hạn là không đáng kể
Trong nợ ngắn hạn, có 2 khoản biến động đáng kể cần nói đến đó là Các khoản phải trả, phải nộp khác và Phải trả người bán
Thứ 1, đối với Phải trả người bán, trong khi đầu năm khoản Phải trả người bán là 2.442 tỷ chiếm 12,35% tổng nguồn vốn, thế nhưng cuối năm khoản nợ này đã giảm còn 1.758 tỷ, chiếm 8,04% tổng nguồn vốn Nguyên nhân là do trong năm 2013, trong các khoản phải trả người bán đã trả phần lớn nợ cho các khoản phải trả của bên liên quan Cụ thể, đầu năm 2013 là 238 tỷ đồng chỉ còn 76 tỷ đồng vào cuối năm 2013 ( theo thuyết minh BCTC) Chỉ riêng khoản vay ngắn hạn đã làm cho nợ ngắn hạn giảm tới 4,31% tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn
Thứ 2, đối với Các khoản phải trả, phải nộp khác Đây là khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nợ phải trả ngắn Đầu năm 2013, các khoản phải trả, phải nộp khác là gần 662 tỷ nhưng cuối năm 2013 đã tăng lên thành gần 1.255 tỷ với tốc độ tăng 89,46%, tỷ trọng các khoản phải trả, phải nộp khác trong cơ cấu nguồn vốn tăng
từ 3,35% lên 5,74% tức tăng 2,39% Theo số liệu trong thuyết minh BCTC thì khoản Phải trả khác về đầu tư tài chính bao gồm một khoản nhận trả trước 447.822.000.000 VND từ một bên thứ ba về việc chuyển nhượng khoản đầu tư của Công ty vào một
Trang 3731
ngân hàng trong tương lai Việc chuyển nhượng này chỉ có hiệu lực khi được sự phê duyệt của Đại hội đồng Cổ đông hoặc Hội đồng Quản trị và các cổ đông sáng lập của ngân hàng này; hoặc sau 5 năm kể từ ngày thành lập ngân hàng này, tùy theo sự kiện nào xảy ra trước Nhưng có thể thấy rằng công ty đang tăng khả năng chiếm dụng vốn
Đối với vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, đóng vai trò làm trụ cột trong cơ cấu nguồn vốn
Nhìn vào bảng phân tích ta cũng có thể thấy được vốn chủ sở hữu trong năm 2013 có nhiều biến động Biến động lớn nhất thuộc về Quỹ đầu tư phát triển, tăng
856 tỷ, chiếm tỷ trọng 3,87% trong tổng nguồn vốn
Tiếp đến là biến động tăng của Lợi nhuận chưa phân phối, tăng 889 tỷ, chiếm tỷ trọng 1,59% trong tổng nguồn vốn
Bên cạnh đó, quỹ dự phòng tài chính cũng biến động tăng từ 588 tỷ đồng đầu năm 2013 lên 833 tỷ đồng vào cuối năm 2013, tức là tăng 245 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 41,73%, chiếm tỷ trọng là 0,84% trong tổng nguồn vốn
Ngược lại, vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần lại không có sự biến động đáng kể nào trong năm 2013
Nguyên nhân của sự biến động tăng của các quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối đã được giải thích rõ trong Báo cáo Hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2013 Cụ thể như sau:
Quỹ đầu tư phát triển tăng do 10% Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ tương ứng với 647.209.361.706 đồng, và thuế TNDN được miễn giảm làm tăng quỹ Đầu tư phát triển (theo CV số 499/Tài chính/TCDN ngày 16/01/2002 của Bộ Tài chính) là 209.116.769.177 đồng
Quỹ dự phòng tài chính chỉ trích lập cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ