Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 26)

f. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng

1.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

1.2.1.1. Đánh giá khái quát

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu tài sản CTCP Sữa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

Theo dõi bảng cơ cấu tài sản của CTCP Sữa Việt Nam qua nhiều năm, có thể nhận thấy doanh nghiệp có 1 cơ cấu tài sản khá cân đối với tỷ trọng TSNH trên tổng nguồn vốn chiếm từ 55 – 60%.

Cơ cấu này đang có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng TSNH và tăng dần TSDH ( tỷ trọng TSDH/ tổng tài sản ngày 31/12/2013 là 43,26% tăng 2,88% so với cuối năm 2011, tương ứng tốc độ tăng 7,13%), tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa hai khoản mục này.

Tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra – trở thành một tập đoàn phát triển bền vững. Từ đó có thể kết luận: về cơ bản thì doanh nghiệp đang xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp, hợp lý.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 59,62% 55,39% 56,74% 40,38% 44,61% 43,26% Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

21

Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tền Tỷ lệ% Tỷ trọng% A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 12.415.938.573.034 56,74% 10.957.605.189.780 55,39% 1.458.333.383.254 13,31% 1,35% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.649.635.556.014 12,11% 1.224.462.285.364 6,19% 1.425.173.270.650 116,39% 5,92%

Tiền 1.349.635.556.014 6,17% 824.462.285.364 4,17% 525.173.270.650 63,70% 2,00%

Các khoản tương đương tiền 1.300.000.000.000 5,94% 400.000.000.000 2,02% 900.000.000.000 225,00% 3,92%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.167.317.622.318 19,04% 3.909.275.954.492 19,76% 258.041.667.826 6,60% -0,72%

Các khoản đầu tư ngắn hạn 4.313.292.575.718 19,71% 4.039.304.630.112 20,42% 273.987.945.606 6,78% -0,71%

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn -145.974.953.400 -0,67% -130.028.675.620 -0,66% -15.946.277.780 12,26% -0,01%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.449.900.290.879 11,20% 2.238.818.141.954 11,32% 211.082.148.925 9,43% -0,12%

Phải thu khách hàng 1.739.619.472.317 7,95% 1.274.574.429.461 6,44% 465.045.042.856 36,49% 1,51%

Trả trước cho người bán 305.461.174.876 1,40% 550.939.005.745 2,78% -245.477.830.869 -44,56% -1,39%

Các khoản phải thu khác 406.739.802.657 1,86% 417.136.879.198 2,11% -10.397.076.541 -2,49% -0,25%

Dự phòng phải thu khó đòi -1.920.158.971 -0,01% -3.832.172.450 -0,02% 1.912.013.479 -49,89% 0,01%

IV. Hàng tồn kho 3.016.748.244.786 13,79% 3.357.506.580.186 16,97% -340.758.335.400 -10,15% -3,19%

Hàng tồn kho 3.027.125.150.330 13,83% 3.360.961.745.571 16,99% -333.836.595.241 -9,93% -3,16%

Dự phòng giảm giá HTK -10.376.905.544 -0,05% -3.455.165.385 -0,02% -6.921.740.159 200,33% -0,03%

V. Tài sản ngắn hạn khác 132.336.859.037 0,60% 227.542.227.784 1,15% -95.205.368.747 -41,84% -0,55%

Chi phí trả trước ngắn hạn 115.212.816.603 0,53% 70.612.136.982 0,36% 44.600.679.621 63,16% 0,17%

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 16.079.608.608 0,07% 154.117.902.324 0,78% -138.038.293.716 -89,57% -0,71%

TSNH khác 1.044.433.826 0,00% 2.812.188.478 0,01% -1.767.754.652 -62,86% -0,01%

22

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 9.466.984.212.085 43,26% 8.825.031.622.819 44,61% 641.952.589.266 7,27% -1,35%

I. Các khoản phải thu dài hạn 736.666.667 0,00% 0 0,00% 736.666.667 0,00%

Phải thu dài hạn khác 736.666.667 0,00% 0 0,00% 736.666.667 0,00%

II. Tài sản cố định 7.634.662.008.779 34,89% 7.446.795.167.863 37,64% 187.866.840.916 2,52% -2,75%

TSCĐ hữu hình 7.075.948.185.947 32,34% 3.748.756.576.222 18,95% 3.327.191.609.725 88,75% 13,39%

Nguyên giá 9.785.029.845.569 44,72% 5.844.850.660.156 29,55% 3.940.179.185.413 67,41% 15,17%

Giá trị hao mòn lũy kế -2.709.081.659.622 -12,38% -2.096.094.083.934 -10,60% -612.987.575.688 29,24% -1,78%

TSCĐ vô hình 298.010.933.176 1,36% 207.666.924.724 1,05% 90.344.008.452 43,50% 0,31%

Nguyên giá 409.324.240.376 1,87% 309.274.097.560 1,56% 100.050.142.816 32,35% 0,31%

Giá trị hao mòn lũy kế -111.313.307.200 -0,51% -101.607.172.836 -0,51% -9.706.134.364 9,55% 0,00%

Xây dựng cơ bản dở dang 260.702.889.656 1,19% 3.490.371.666.917 17,64% -3.229.668.777.261 -92,53% -16,45%

III. Bất động sản đầu tư 106.022.395.521 0,48% 69.225.239.090 0,35% 36.797.156.431 53,16% 0,13%

Nguyên giá 132.849.190.358 0,61% 90.177.337.460 0,46% 42.671.852.898 47,32% 0,15%

Giá trị hao mòn lũy kế -26.826.794.837 -0,12% -20.952.098.370 -0,11% -5.874.696.467 28,04% -0,02%

IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 1.474.193.337.749 6,74% 1.182.017.661.007 5,98% 292.175.676.742 24,72% 0,76%

Đầu tư vào công ty con 1.355.850.560.000 6,20% 1.078.318.014.080 5,45% 277.532.545.920 25,74% 0,75%

Đầu tư vào các công ty liên kết,

liên doanh 239.010.992.596 1,09% 214.466.955.551 1,08% 24.544.037.045 11,44% 0,01%

Đầu tư dài hạn khác 21.977.078.220 0,10% 80.840.000.000 0,41% -58.862.921.780 -72,81% -0,31%

Dự phòng giảm giá đầu tư tài

chính ngắn hạn -142.645.293.067 -0,65% -191.607.308.624 -0,97% 48.962.015.557 -25,55% 0,32%

V. Tài sản dài hạn khác 251.369.803.369 1,15% 126.993.554.859 0,64% 124.376.248.510 97,94% 0,51%

Chi phí trả trước dài hạn 134.992.760.729 0,62% 17.915.187.787 0,09% 117.077.572.942 653,51% 0,53%

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 115.300.622.640 0,53% 108.001.947.072 0,55% 7.298.675.568 6,76% -0,02%

Tài sản dài hạn khác 1.076.420.000 0,00% 1.076.420.000 0,01% 0 0,00% 0,00%

23

1.2.1.2. Phân tích chi tiết

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty tại hai thời điểm 31/12/2012 và 31/12/2013 ta thấy tổng tài sản cuối năm tăng lên 2.100.285.972.520 đồng tương đương với tốc độ tăng 10,62%.

Tỷ trọng TSNH tại 31/12/2012 là 55, 39% tại ngày 31/12/2013 là 56,74% ( tăng 1,35%).Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng Tiền và tương đương tiền cùng tỷ trọng Phải thu khách hàng ( Các khoản phải thu ngắn hạn). Trong khi đó, tất cả tỷ trọng của Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác đều giảm nhẹ tỷ trọng.

Tỷ trọng TSDH giảm từ 44,61% ( tại ngày 31/12/2012) xuống còn 43,26% ( tại ngày 31/12/2013). Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng của TSCĐ ( đặc biệt là Xây dựng cơ bản dở dang), còn tỷ trọng của bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác có tăng nhưng mức tăng không đáng kể.

Xem xét các khoản mục cụ thể:

Tài sản ngắn hạn

 Tiền và các khoản tương đương tiền

Tại thời điểm cuối năm 2012, khoản mục này có giá trị 1.224 tỷ đồng, chiếm 6,19% tổng tài sản, đến cuối năm 2013 tăng lên 2.649 tỷ đồng, chiếm 12,11% tổng tài sản. Như vậy, khoản mục này đã tăng 1.425 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 116,39%, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng lên 5,92%.

Khoản mục này có tỷ trọng tăng mạnh chủ yếu là do biến động của các khoản tương đương tiền, chính là khoản tiền gửi có kì hạn dưới 3 tháng của công ty. Khoản mục này cuối năm 2013 tăng so với đầu năm 2013 là 900 tỷ đồng, tương ưng tỷ lệ 225%, chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản là 3,92%.

 Các khoản phải thu

Tại thời điểm cuối năm 2012, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 2.238 tỷ đồng, chiếm 11,32% trong tổng giá trị tài sản. Đến cuối năm 2013, khoản mục này

24

tăng lên 2.449 tỷ đồng, chiếm 11,20%, tức là đã tăng 211 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 9,43%, tỷ trọng trong tổng tài sản giảm 0,12%.

Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu do khoản phải thu khách hàng ( tăng 465 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 36,49%). Xu hướng tăng tỷ trọng khoản mục này cho thấy công ty đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng để khuyến khích tăng DT. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy là công ty đang bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn.

 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Vào thời điểm cuối năm 2013 so với đầu năm 2013, giá trị khoản mục này tăng 258 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 6,60%. Nguyên nhân là do sự tăng mạnh vào các khoản đầu tư ngắn hạn, chủ yếu là do công ty gửi các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống vào ngân hàng nhiều hơn. ( theo thuyết minh BCTC, khoản mục này tăng 626 tỷ đồng).

 Hàng tồn kho

Khoản mục này giảm từ 3.357 tỷ đồng ( chiếm 16,97%) xuống còn 3.016 tỷ ( chiếm 13,79%) tức là đã giảm 340 tỷ đồng, hay tỷ lệ giảm 10,15%, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm 3,19%.

Sự sụt giảm trên là không lớn và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã sử dụng một lượng nguyên vật liệu trong kho cho quá trình SXKD làm giá trị nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp giảm từ 1.995 tỷ xuống còn 1.601 tỷ.

Tài sản dài hạn

 Các khoản phải thu dài hạn

Khoản mục này biến động không nhiều, chỉ có 1 khoản rất nhỏ phát sinh vào cuối năm và khoản mục này gần như không có ảnh hưởng tới tổng tài sản của doanh nghiệp.

 Tài sản cố định

Đây là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh nhất trong TSDH và tạo sự chênh lệch chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau "Tiền và các khoản tương đương tiền" , trong đó chủ yếu tăng do tăng "TSCĐ hữu hình" với sự tăng của "Đầu tư xây dựng cơ

25

bản hoàn thành" (xây dựng Nhà máy Sữa bột Việt Nam, khánh thành và bàn giao Nhà máy Sữa Dielac II ngày 22/4/2013, triển khai nâng công suất Nhà máy Tiên Sơn, Sữa Lam Sơn; triển khai dự án trang trại bò sữa ở Hả Tĩnh, Lâm Đồng, dự án Nông trại Thống nhất Thanh Hóa), bên cạnh đó còn đầu tư "mua sắm mới" và "chuyển sang bất động sản đầu tư" cũng tăng, "giá trị hao mòn" tăng. Tại thời điểm cuối năm 2013, khoản mục TSCĐ có giá trị là 7.634 tỷ đồng, chiếm 34,89% trong tổng giá trị tài sản, tăng so với đầu năm là 187 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 2,52%.

 Bất động sản đầu tư, TSDH khác đều tăng. (tham khảo chi tiết trong thuyết minh BCTC đính kèm).

 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tại ngày 31/12/2012, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 1.182 tỷ đồng, chiếm 5,98% tổng giá trị tài sản. Đến ngày 31/12/2013, giá trị khoản mục này tăng lên 1.474 tỷ đồng, chiếm 6,74% tổng giá trị tài sản, tương ứng tăng 292 tỷ đồng hay tăng 24,72%. Đồng thời tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng lên 0,76%.

Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng tăng là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk Bởi lẽ công ty Vinamilk không phải chỉ là một công ty SXKD thực phẩm thông thường mà là một tập đoàn đa ngành, trong đó Đầu tư - tài chính cũng là một ngành quan trọng. Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, công ty đồng kiểm soát. Nó cho thấy CTCP Vinamilk đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một tập đoàn đa ngành nghề trong tương lai.

26

1.2.1.3. So sánh với công ty khác

Bảng 1.2. Cơ cấu tài sản của Vinamilk và Hanoimilk

Tại ngày 31/12/2013 Đơn vị: VND

Chỉ tiêu

VINAMILK HANOIMILK Số tiền Tỷ

trọng% Số tiền Tỷ trọng% A. Tài sản ngắn hạn 12.415.938.573.034 56,74% 117.393.866.851 51,55% I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 2.649.635.556.014 12,11% 2.238.560.090 0,98% II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 4.167.317.622.318 19,04% 115.200.000 0,05% III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 2.449.900.290.879 11,20% 84.039.040.544 36,90% IV. Hàng tồn kho 3.016.748.244.786 13,79% 18.269.012.801 8,02% V. Tài sản ngắn hạn khác 132.336.859.037 0,60% 12.732.053.416 5,59% B. Tài sản dài hạn 9.466.984.212.085 43,26% 110.338.143.075 48,45% I. Các khoản phải thu dài hạn 736.666.667 0,00% 0 0,00% II. Tài sản cố định 7.634.662.008.779 34,89% 72.500.534.135 31,84% III. Bất động sản đầu tư 106.022.395.521 0,48% 0 0,00% IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 1.474.193.337.749 6,74% 27.000.000.000 11,86% V. Tài sản dài hạn khác 251.369.803.369 1,15% 10.873.608.940 4,77% TỔNG TÀI SẢN 21.882.922.785.119 100,00% 227.732.009.926 100,00%

27

Nhận xét: Nhìn chung về cơ cấu tài sản của hai công ty khá giống nhau, cơ cấu TSNH và dài hạn tương đối đồng đều. Về cụ thể từng khoản mục:

Trong TSNH của cả hai công ty khoản mục HTK đều chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này là hợp lí vì cả hai doanh nghiệp đều là doanh nghiệp sản xuất và cần dự trữ lượng HTK phục vụ bán hàng. Khoản mục đáng chú ý là các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu ở Hanoimilk lớn nhất trong TSNH và cao gần gấp đôi tỉ trọng này ở Vinamilk, nguyên nhân chủ yếu là do Hanoimilk vẫn chưa xây dựng được mạng lưới phân phối bán lẻ như Vinamilk, hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán buôn. Ngoài ra còn phải xem xét khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, Hanoimilk thì khoản mục này chỉ chiểm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản đây có thể là dấu hiệu thể hiện tính thanh khoản kém của công ty, khó có thể linh động trong việc thanh toán nhưng thể hiện công ty đang tận dụng tối đa khả năng sinh lời của tiền, không để ứ đọng, lãng phí vốn; tuy nhiên cũng chứa đựng rủi ro lớn cho công ty. Còn ở Vinamilk tỉ trọng khoản mục tương đối cao cho thấy khả năng thanh khoản của công ty tốt và khá linh động trong thanh toán nhưng do quá thận trọng mà hiện tại công ty đang bị ứ đọng và lãng phí vốn kinh doanh.

Trong TSDH thì cả hai công ty TSCĐ đều chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản đặc biệt công ty Hanoimilk tỷ trọng khoản mục này lên tới 30% tuy nhiên xét về quy mô tuyệt đối thì giá trị TSCĐ của Hanoimilk thấp hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này hoàn toàn hợp lý vì quy mô Tài sản, Nguồn vốn của Hanoimilk là nhỏ hơn rất nhiều so với Vinamilk, điều này là do Hanoimilk là một công ty hoạt động độc lập, doanh nghiệp sản xuất thông thường, còn đối với Vinamilk là một tập đoàn, sở hữu nhiều công ty con, đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, phân phối rộng khắp trên toàn quốc.

Trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Hanoimilk do các khoản mục đầu tư bị giảm giá mạnh, khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn bằng đúng giá trị của khoản đầu tư dài hạn khiến giá trị khoản mục này bằng 0, trong khi khoản mục này của công ty Vinamilk chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng, như đã trình bày ở trên, điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà công ty Vinamilk là công ty mẹ, bao gồm rất

28

nhiều các công ty con, và hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty luôn biến động theo xu hướng tốt.

Vậy kết luận: Tình hình sử dụng tài sản của công ty Vinamilk tốt hơn so với công ty Hanoimilk.

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)