Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 34)

f. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng

1.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

1.2.2.1. Phân tích khái quát

Nhìn chung, trong những năm gần đây tỷ lệ vốn chủ sở hữu của VINAMILK luôn duy trì ở mức cao và có xu hương tăng dần qua các năm. Mặc dù so với cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 có giảm xuống, nhưng cuối năm 2013 đã tăng lên: cuối năm 2011, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 79,75% trong tổng nguồn vốn, cuối năm 2012 giảm xuống còn 77,82% và cuối năm 2013 tăng lên 79,44%. Vinamilk đã và đang theo đuổi chính sách an toàn với hệ số đòn bẩy tài chính luôn ở mức thấp và rủi ro tài chính cũng ở mức thấp, do vậy tính thanh khoản và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty.

29

1.2.2.2. Phân tích chi tiết

BẢNG 1.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CTCP VINAMILK NĂM 2013

Chỉ tiêu

Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tền Tỷ lệ % Tỷ trọng % NỢ PHẢI TRẢ 4.498.115.839.593 20,56% 4.388.182.540.872 22,18% 109.933.298.721 2,51% -1,63% Nợ ngắn hạn 4.427.923.145.335 20,23% 4.328.837.208.960 21,88% 99.085.936.375 2,29% -1,65% Phải trả người bán 1.758.323.135.506 8,04% 2.442.335.842.075 12,35% -684.012.706.569 -28,01% -4,31%

Người mua trả tiền trước 18.713.599.852 0,09% 21.589.364.414 0,11% -2.875.764.562 -13,32% -0,02%

Thuế phải nộp Ngân sách NN 455.641.139.360 2,08% 331.870.328.102 1,68% 123.770.811.258 37,29% 0,40%

Phải trả người lao động 130.474.291.268 0,60% 100.460.928.431 0,51% 30.013.362.837 29,88% 0,09%

Chi phí phải trả 452.019.954.359 2,07% 364.013.161.247 1,84% 88.006.793.112 24,18% 0,23%

Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.255.411.806.799 5,74% 662.625.268.582 3,35% 592.786.538.217 89,46% 2,39%

Quỹ khen thưởng và phúc lợi 357.339.218.191 1,63% 405.942.316.109 2,05% -48.603.097.918 -11,97% -0,42%

Nợ dài hạn 70.192.694.258 0,32% 59.345.331.912 0,30% 10.847.362.346 18,28% 0,02%

Dự phòng trợ cấp thôi việc 69.357.318.250 0,32% 59.325.269.500 0,30% 10.032.048.750 16,91% 0,02%

Doanh thu chưa thực hiện 835.376.008 0,00% 20.062.412 0,00% 815.313.596 4063,89% 0,00%

VỐN CHỦ SỞ HỮU 17.384.806.945.526 79,44% 15.394.454.271.727 77,82% 1.990.352.673.799 12,93% 1,63% Vốn chủ sở hữu 17.384.806.945.526 79,44% 15.394.454.271.727 77,82% 1.990.352.673.799 12,93% 1,63%

Vốn cổ phần 8.339.557.960.000 38,11% 8.339.557.960.000 42,16% 0 0,00% -4,05%

Thặng dư vốn cổ phần 1.276.994.100.000 5,84% 1.276.994.100.000 6,46% 0 0,00% -0,62%

Cổ phiếu quỹ -5.068.507.959 -0,02% -4.504.115.000 -0,02% -564.392.959 12,53% 0,00%

Quỹ đầu tư phát triển 950.237.983.612 4,34% 93.889.017.729 0,47% 856.348.965.883 912,09% 3,87%

Quỹ dự phòng tài chính 833.955.796.000 3,81% 588.402.022.008 2,97% 245.553.773.992 41,73% 0,84%

Lợi nhuận chưa phân phối 5.989.129.613.873 27,37% 5.100.115.286.990 25,78% 889.014.326.883 17,43% 1,59%

30

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn trong năm 2013 có những sự biến đổi đáng kể . Mặc dù tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đã khá cao, tuy nhiên trong năm 2013, công ty vẫn theo đuổi chính sách an toàn là huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trong 2.100 tỷ vốn tăng thêm thì có tới 1.990 tỷ là huy động từ vốn chủ sở hữu. Với tốc độ tăng 12,93% , vốn chủ sở hữu từ gấp 3,5 lần nợ phải trả đầu năm 2013 lên thành 3,8 lần cuối năm 2013. Làm cho cơ cấu nguồn vốn của công ty càng thêm chắc chắn với mức rủi ro cực kỳ thấp.

Cụ thể hơn:

Đối với nợ phải trả

Trong năm 2013, mặc dù số nợ phải trả đã tăng lên nhưng về mặt tỷ trọng, nợ ngắn hạn giảm so với đầu năm, nợ dài hạn tăng nhẹ. Nợ phải trả giảm 1,63% từ 22,18% xuống còn 20,56%. Trong đó chủ yếu là sự thay đổi từ nợ ngắn hạn, trong 1,63% thì nợ ngắn hạn đóng góp tới 1,65% còn sự tăng tỷ trọng của nợ dài hạn là không đáng kể.

Trong nợ ngắn hạn, có 2 khoản biến động đáng kể cần nói đến đó là Các khoản phải trả, phải nộp khác và Phải trả người bán .

Thứ 1, đối với Phải trả người bán, trong khi đầu năm khoản Phải trả người bán là 2.442 tỷ chiếm 12,35% tổng nguồn vốn, thế nhưng cuối năm khoản nợ này đã giảm còn 1.758 tỷ, chiếm 8,04% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm 2013, trong các khoản phải trả người bán đã trả phần lớn nợ cho các khoản phải trả của bên liên quan. Cụ thể, đầu năm 2013 là 238 tỷ đồng chỉ còn 76 tỷ đồng vào cuối năm 2013 ( theo thuyết minh BCTC). Chỉ riêng khoản vay ngắn hạn đã làm cho nợ ngắn hạn giảm tới 4,31% tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn.

Thứ 2, đối với Các khoản phải trả, phải nộp khác. Đây là khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nợ phải trả ngắn. Đầu năm 2013, các khoản phải trả, phải nộp khác là gần 662 tỷ nhưng cuối năm 2013 đã tăng lên thành gần 1.255 tỷ với tốc độ tăng 89,46%, tỷ trọng các khoản phải trả, phải nộp khác trong cơ cấu nguồn vốn tăng từ 3,35% lên 5,74% tức tăng 2,39%. Theo số liệu trong thuyết minh BCTC thì khoản Phải trả khác về đầu tư tài chính bao gồm một khoản nhận trả trước 447.822.000.000 VND từ một bên thứ ba về việc chuyển nhượng khoản đầu tư của Công ty vào một

31

ngân hàng trong tương lai. Việc chuyển nhượng này chỉ có hiệu lực khi được sự phê duyệt của Đại hội đồng Cổ đông hoặc Hội đồng Quản trị và các cổ đông sáng lập của ngân hàng này; hoặc sau 5 năm kể từ ngày thành lập ngân hàng này, tùy theo sự kiện nào xảy ra trước. Nhưng có thể thấy rằng công ty đang tăng khả năng chiếm dụng vốn .

Đối với vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, đóng vai trò làm trụ cột trong cơ cấu nguồn vốn.

Nhìn vào bảng phân tích ta cũng có thể thấy được vốn chủ sở hữu trong năm 2013 có nhiều biến động. Biến động lớn nhất thuộc về Quỹ đầu tư phát triển, tăng 856 tỷ, chiếm tỷ trọng 3,87% trong tổng nguồn vốn.

Tiếp đến là biến động tăng của Lợi nhuận chưa phân phối, tăng 889 tỷ, chiếm tỷ trọng 1,59% trong tổng nguồn vốn.

Bên cạnh đó, quỹ dự phòng tài chính cũng biến động tăng từ 588 tỷ đồng đầu năm 2013 lên 833 tỷ đồng vào cuối năm 2013, tức là tăng 245 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 41,73%, chiếm tỷ trọng là 0,84% trong tổng nguồn vốn.

Ngược lại, vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần lại không có sự biến động đáng kể nào trong năm 2013.

Nguyên nhân của sự biến động tăng của các quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối đã được giải thích rõ trong Báo cáo Hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2013. Cụ thể như sau:

Quỹ đầu tư phát triển tăng do 10% Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ tương ứng với 647.209.361.706 đồng, và thuế TNDN được miễn giảm làm tăng quỹ Đầu tư phát triển (theo CV số 499/Tài chính/TCDN ngày 16/01/2002 của Bộ Tài chính) là 209.116.769.177 đồng.

32

1.2.2.3. So sánh với công ty khác

Nhận xét:

Nhìn chung thì công ty Hanoimilk có tỷ lệ nợ trên tổng vốn cao hơn nhiều so với công ty Vinamilk. Cụ thể

- Nợ phải trả: công ty Hanoimilk có các khoản nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn đây là một cơ cấu vốn khá nguy hiểm, khả năng thanh toán của công ty Hanoimilk có thể không tốt. Tỷ trọng nợ và khả năng thanh toán của công ty Vinamilk tốt hơn so với công ty Hanoimilk.

- Về vốn chủ sở hữu thì khoản mục chủ yếu trong nguồn vốn của Hanoimilk là vốn cổ phần phát hành trong khi công ty Vinamilk nguồn vốn chủ sở hữu còn hình thành đáng kể từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Do Hanoimilk thành lập chưa lâu và tình hình kinh doanh chưa thực sự tốt nên số vốn cổ phần phát hành xét về quy mô kém xa so với công ty Vinamilk.

Như vậy, cấu trúc vốn của công ty Hanoimilk chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với công ty Vinamilk.

33

BẢNG 1.4.CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA VINAMILK VÀ HANOIMILK

Tại ngày 31/12/2013 Đơn vị: VND

Chỉ tiêu VINAMILK HANOIMILK

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng%

NỢ PHẢI TRẢ 4.498.115.839.593,00 20,56% 93.724.800.426,00 41,16%

Nợ ngắn hạn 4.427.923.145.335,00 20,23% 93.724.800.426,00 41,16%

Vay và nợ ngắn hạn 0,00 0,00% 50.225.271.396,00 22,05%

Phải trả người bán 1.758.323.135.506,00 8,04% 26.655.754.229,00 11,70%

Người mua trả tiền trước 18.713.599.852,00 0,09% 921.446.396,00 0,40%

Thuế phải nộp Ngân sách NN 455.641.139.360,00 2,08% 8.664.488.689,00 3,80%

Phải trả người lao động 130.474.291.268,00 0,60% 2.550.570.698,00 1,12%

Chi phí phải trả 452.019.954.359,00 2,07% 1.664.895.460,00 0,73%

Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.255.411.806.799,00 5,74% 3.042.373.557,00 1,34%

Quỹ khen thưởng và phúc lợi 357.339.218.191,00 1,63% 0,00 0,00%

Nợ dài hạn 70.192.694.258,00 0,32% 0,00 0,00%

Phải trả dài hạn khác 0,00 0,00% 0,00 0,00%

Dự phòng trợ cấp thôi việc 69.357.318.250,00 0,32% 0,00 0,00%

Doanh thu chưa thực hiện 835.376.008,00 0,00% 0,00 0,00%

VỐN CHỦ SỞ HỮU 17.384.806.945.526,00 79,44% 134.007.209.500,00 58,84%

Vốn chủ sở hữu 17.384.806.945.526,00 79,44% 134.007.209.500,00 58,84%

Vốn cổ phần 8.339.557.960.000,00 38,11% 125.000.000.000,00 54,89%

Thặng dư vốn cổ phần 1.276.994.100.000,00 5,84% 0,00 0,00%

Cổ phiếu quỹ -5.068.507.959,00 -0,02% 0,00 0,00%

Quỹ đầu tư phát triển 950.237.983.612,00 4,34% 3.817.286.084,00 1,68%

Quỹ dự phòng tài chính 833.955.796.000,00 3,81% 1.160.418.827,00 0,51%

Lợi nhuận chưa phân phối 5.989.129.613.873,00 27,37% 4.029.504.589,00 1,77%

34

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)