Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 49)

f. Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng

1.2.4.1.Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ

Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.

Để phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta lần lượt xét các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.9. Phân tích tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Vinamilk

Hệ số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Tỷ lệ

Hệ số khả năng thanh toán chung 4,86 4,51 0,36 7,91%

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 2,80 2,53 0,27 10,77%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,12 1,76 0,37 20,90%

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,60 0,28 0,32 111,55%

Hệ số thanh toán của TSNH 0,21 0,11 0,10 90,98%

Chất lượng của TSNH 0,24 0,31 -0,06 -20,70%

Số lần hoàn trả lãi vay - 2.212,37 -2.212,37 -100,00%

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa TSNH và các nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của TSNH đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ TSNH để trả nợ. Ta có:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= TSNH/ Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 của công ty là 2,80; tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 2,8 đồng TSNH.

44

So với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,36 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng TSNH năm 2013 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với 13,237%).

Trong đó, các khoản mục của TSNH đều có những tốc độ tăng khá mạnh, đặc biệt phải kể đến tốc độ tăng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền.

Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đột biến, tăng tới 1.425 tỷ đồng, tương đương tăng 116,39%. trong đó nguyên nhân chủ yếu là do: Các khoản tăng ở khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng với 1.348 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty nên chọn những kênh đầu tư ngắn hạn sẽ mang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư. Bên cạnh đó là sự tăng lên của Các khoản tương đương tiền gần 900 tỷ đồng ( cuối năm 2013 so với đầu năm 2013), tương ứng với tốc độ tăng 225,00%.

Khoản mục Các khoản phải thu cũng tăng đáng kể, tăng 211 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 9,43% , điều này là dễ hiểu nếu ta xem Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013 của công ty, DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều, gần 4.329 tỷ đồng bởi thế Các khoản phải thu tăng lên như vậy cũng là hợp lý.

Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua hai năm đều lớn hơn 1, con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng TSNH rất tốt của công ty trong thời gian ngắn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết HTK. Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ HTK ra khỏi công thức tính, bởi vì HTK không có tính thanh khoản cao.

Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH – HTK)/ Nợ ngắn hạn

Theo bảng trên ta thấy, năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,12, tức là không cần bán HTK hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 2,12 đồng TSNH.

45

So với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,37 lần với tốc độ tăng 20,90%. Nguyên nhân cũng tương tư như đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh hơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,12, đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh rất tốt, tăng đáng kể so với năm 2012.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của TSNH trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này có công thức như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Năm 2013, hệ số này của công ty là 0,60 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì sẽ được đảm bảo thanh toán ngay bởi 0,60 đồng TSNH.

So với năm 2012, hệ số này tăng 0,32 lần. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến là do việc tăng đột biến của khoản Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 so với năm 2012 như đã nói ở trên.

Ta thấy cả 2 năm chỉ số này đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên nếu toàn bộ số nợ ngắn hạn công ty có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm thì hệ số này chỉ cần lớn hơn 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán.

Có thể thấy, với hệ số thanh toán khả năng tức thời năm 2013 là 0,60, cao hơn so với năm 2012 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty đang được đảm bảo rất tốt.

Hệ số khả năng thanh toán của TSNH

Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2013 hệ số thanh toán của TSNH cùa công ty là 0,21, tức là trong 1 đồng tổng TSNH của công ty, có 0,21 đồng tiền và tương đương tiền.

So với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán của TSNH của công ty tăng 0,10 lần với tốc độ tăng 90,98%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản Tiền và tương

46

đương tiền của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của các khoản mục HTK, đầu tư ngắn hạn, phải thu khách hàng.

Như vậy, hệ số khả năng thanh toán của TSNH năm 2013 của công ty cao hơn năm 2012, chứng tỏ tốc độ chuyển đổi TSNH thành vốn bằng tiền, chứng khoán dễ thanh khoản càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán.

Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn

Chỉ tiêu này được xác định như sau: Số lần hoàn trả lãi vay = EBIT/ chi phí lãi vay

Năm 2013, công ty không có chi phí lãi vay, nên chỉ tiêu này không xác định được.Trong khi đó, năm 2012, chỉ tiêu này của công ty lại rất lớn (2.212,37 lần) chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, đây là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 1.4. Các chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn của CTCP Vinamilk năm 2012 -2013

4,86 4,51 2,80 2,53 2,12 1,76 0,60 0,28 0,21 0,11 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 Năm 2013 Năm 2012

Hệ số khả năng thanh toán chung

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

47

Biều đồ 1.5. So sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời của Vinamilk và Hanoimilk năm 2013

Biểu đồ 1.6. So sánh 1 số chỉ tiêu về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Vinamilk và Hanoimilk năm 2013

2,12 0,60 0,90 1,30 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán tức thời Vinamilk năm 2013 Hanoimilk năm 2013 1,49 6,28 13,28 80,12 1,1 5,1 5,5 0 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 Số vòng quay tài sản ( Lần) Số vòng quay của hàng tồn kho (ngày) Số vòng quay các khoản phải thu

(ngày)

Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ngày)

Vinamilk Hanoimilk

48

Một phần của tài liệu BÀO TẬP PHÂN TÍCH-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (Trang 49)