1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

69 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 800 KB

Nội dung

Khi ngân hàng bước vào hoạt động thì nguồn vốn này được thểhiện dưới dạng văn phòng, trụ sở, trang thiết bị, dự trữ…, và ngân hàng khôngđược phép sử dụng vốn này chia lợi tức hay trích l

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Nguồn vốn kinh doanh của NHTM 1

1.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu 1

1.1.2 Nguồn vốn tiền gửi 5

1.1.3 Nguồn vốn đi vay 9

1.1.4 Các nguồn vốn khác 10

1.2 Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm về nghiệp vụ huy động vốn 11

1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với NHTM 12

1.2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM 15

1.2.3.1 Theo đối tượng huy động 15

1.2.3.2 Theo phương thức huy động 16

1.2.3.3 Theo thời gian huy động 19

1.2.3.4 Theo loại tiền huy động 20

1.3 Hiêu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại 20

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn 20

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 21

1.3.2.1 Quy mô huy động vốn 21

1.3.2.2 Cơ cấu huy động vốn 22

1.3.2.3 Chi phí huy động vốn 25

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 27

1.3.3.1 Nhân tố khách quan 27

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan 30

1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM 34

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

THANH HÓA 36

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa 37

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vietcombank Thanh Hóa 38 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 39

2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 41

2.2.3 Kết quả hoạt động 42

2.3 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank Thanh Hóa 44

2.3.1 Quy mô huy động vốn 44

2.3.2 Cơ cấu huy động vốn 45

2.3.2.1 Cơ cấu theo loại tiền gửi 45

2.3.2.2 Cơ cấu theo loại tiền huy động 47

2.3.2.3 Cơ cấu theo thời gian 48

2.3.3 Chi phí huy động vốn 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK THANH HÓA 52

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016 52

3.1.1 Định hướng phát triển của Vietcombank Thanh Hóa 52

3.1.2 Mục tiêu huy động vốn của Vietcombank Thanh Hóa 54 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank Thanh Hóa

Trang 3

3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn 56

3.2.2 Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt và kết hợp cơ chế khuyến mãi 58

3.2.3 Tăng cường các hoạt động Marketing 60

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 61

3.3 Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp 63

3.3.1 Đối với Nhà Nước và Chính Phủ 63

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 64

3.3.3 Đối với Vietcombank Thanh Hóa 65

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY

ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Nguồn vốn kinh doanh của NHTM.

Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàngthương mại Đó là khoản hình thành nên tài sản của ngân hàng, giúp cho ngânhàng hoạt động một cách hiệu quả Vốn của ngân hàng là nhũng giá trị tiền tệ

do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu

tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Có thể phân chia vốn của ngân hàng thương mại thành nhiều loại khácnhau dựa trên những tiêu thức nhất định: theo thời gian (vốn ngắn hạn, vốntrung hạn và vốn dài hạn), theo nguyên tệ (vốn nội tệ và vốn ngoại tệ), theođặc điểm của vốn bao gồm nợ và tiền vay… Nếu theo bảng tổng kết tài sảnnguồn vốn của ngân hàng thương mại được chia thành: vốn chủ sở hữu, vốnhuy động, vốn vay và các nguồn vốn khác

1.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàngtạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lậpmột ngân hàng Với chức năng bảo vệ, nguồn vốn này được coi như tài sảnđảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh tóan trongtrường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Nó còn là một căn cứ quyết định đến khảnăng và khối lượng huy động của ngân hàng, qua đó quyết định đến năng lực

và thế phát triển của một NHTM

a) Nguồn vốn hình thành ban đầu

Một NHTM muốn bắt đầu hoạt động thì ngân hàng đó phải đáp ứng

Trang 5

được yêu cầu của NHNN về mức vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốntối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định Khác với vốnpháp định, vốn điều lệ lại là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vàođiều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốnpháp định Khi ngân hàng bước vào hoạt động thì nguồn vốn này được thểhiện dưới dạng văn phòng, trụ sở, trang thiết bị, dự trữ…, và ngân hàng khôngđược phép sử dụng vốn này chia lợi tức hay trích lập quỹ phúc lợi khenthưởng.

Trong nền kinh tế thị trường, với sự gia tăng các loại hình ngân hàng,vốn điều lệ cũng được hình thành theo rất nhiều cách khác nhau tùy thuộc vàođặc trưng từng hình thức sở hữu Đối với các ngân hàng tư nhân, đây là vốn

sở hữu riêng của doanh nghiệp và được hình thành sau một quá trình tích tụ,tập trung vốn Ngược lại, các ngân hàng quốc doanh được phép hoạt độngtrên cơ sở vốn ban đầu do Ngân sách nhà nước cấp Vốn điều lệ của các ngânhàng cổ phần do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu, còn đốivới các ngân hàng liên doanh là sự góp vốn của các ngân hàng trong và ngoàinước

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm

2006 của Chính phủ quy định, mức vốn pháp định đối với NHTM Nhà nước,đầu tư là 3.000 tỷ đồng; các NHTM cổ phần, liên doanh, hợp tác, 100% vốnnước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân TƯ là 1.000 tỷ (3.000 tỷ vào 2010).Vốn pháp định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD…

b) Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn điều lệ không phảiluôn giữ cố định mà vẫn được bổ sung và tăng dần theo các hình thức: ngânsách nhà nước cấp thêm, huy động thêm từ các cổ đông, lợi nhuận tích lũy…tùy thuộc vào điều kiện cụ thể

Trang 6

+ Cổ phần phát hành thêm, ngân sách nhà nước cấp thêm

Để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro cácNHTM cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng con đường phát hành thêm cổphiếu (có thể là cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi), các NHTM thuộc sởhữu nhà nước có thể xin cấp thêm vốn ngân sách, các ngân hàng tư nhân hayngân hàng liên doanh có thể cùng nhau góp thêm vốn

+ Lợi nhuận bổ sung

Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả và có lãi, chủ ngân hàng có xu hướnggia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốnđầu tư Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào khả năng hoạt động cũng như chính sáchgia tăng vốn chủ của mỗi ngân hàng Những ngân hàng lâu năm, thu nhậpròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hìnhthành ban đầu

d) Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM có khả năng chuyển đổithành vốn cổ phần như trái phiếu có khả năng chuyển đổi có thể được coi làmột bộ phận của vốn chủ sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do một sốđặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa đất đai và có thể

Trang 7

không phải hoàn trả khi đến hạn Nguồn vốn này thực sự là một công cụhữu hiệu đối với ngân hàng trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu mà lạikhông làm mất đi quyền kiểm soát của các cổ đông hiện hữu

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu mặc dùđược tích lũy tăng lên đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%)trong cơ cấu vốn của các NHTM Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu là điều kiện banđầu để thành lập ngân hàng, là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở ngânhàng, mua sắm thiết bị, công nghệ, Đây là cơ sở để đánh giá thực lực và quy

mô của một ngân hàng, tạo uy tín cho ngân hàng và là cơ sở để thu hút cácnguồn vốn khác Bên cạnh đó, chức năng quan trọng của vốn chủ sở hữu làchống đỡ rủi ro cho những người gửi tiền Nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn,ngân hàng càng có nhiều khả năng chống đỡ rủi ro trong giai đoạn ngân hànggặp khó khăn Hơn thế nữa, với vốn chủ sở hữu dồi dào, ngân hàng có thể đadạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản Nguồnvốn chủ sở hữu thấp hạn chế các ngân hàng tiếp cận với các khách hàng cónhu cầu vay lớn, hạn chế các ngân hàng mở rộng dịch vụ, quy mô hoạt động

và gây gánh nặng tài chính cho các quốc gia khi phá sản Áp lực của thịtrường tài chính quốc tế, áp lực của hạn chế rủi ro buộc nhiều NHTM phảităng vốn chủ sở hữu thông qua quá trình tự tích lũy, phát hành cổ phiếu mới,

cổ phần hóa, sáp nhập, lành mạnh hóa tài chính và hạn chế tổn thất Như vậymột nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào là tiền đề vững mạnh để có thể mở ranhiều cơ hội thành công và thế phát triển vững chắc cho các NHTM

Xét về dài hạn, vốn chủ sở hữu có liên quan đến khả năng thanh khoảncủa ngân hàng Do vậy, các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng luônquan tâm đến mức tối thiểu của nguồn vốn này Rất nhiều các chỉ tiêu hoạtđộng của ngân hàng bị ràng buộc bởi vốn chủ sở hữu Theo Hiệp Định Basel

II, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản điều chỉnh qua hệ số rủi ro tối thiểu là 8%

Trang 8

Pháp luật ngân hàng Việt Nam đã xây dựng các chỉ tiêu an toàn đối với cácNHTM dựa trên vốn chủ sở hữu.

- Theo điều 4 Quyết định 457/2002/QĐ- NHNN thì các “Tổ chức tíndụng, trù chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữavốn tự có so với tổng tài sản “Có” có điều chỉnh rủi ro

- Theo quy định của NHNN về quy mô huy động vốn, các tổ chức tíndụng không được huy động quá 20 lần vốn tự có

Có được mức vốn chủ sở hữu dồi dào và phù hợp là mục tiêu hàng đầucủa các NHTM trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Trong xuthế cạnh tranh đó, đối với hoạt động của ngân hàng, các tỷ lệ an toàn ngàycàng phải được chú trọng vì nó là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn cạnh tranhhợp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Để nâng cao chất lượng cạnh tranhcủa các ngân hàng Việt Nam với nhau cũng như với các ngân hàng thế giớitrước cơn bão của sự thâu tóm, sáp nhập, “cá lớn nuốt cá bé” thì áp lực vềnâng cao nguồn vốn chủ sở hữu thực sự là gay gắt, cấp bách, cần thiết trongthời đại kinh tế bùng nổ và xu hướng hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay

1.1.2 Nguồn vốn tiền gửi

a) Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn Mục đích gửitiền vào ngân hàng không phải để hưởng lãi mà là nhằm sử dụng các tiệních do ngân hàng cung cấp như thanh toán hộ, chi trả hộ, thu hộ Ngânhàng thương mại buộc các khách hàng nếu muốn được ngân hàng cung cấpcác dịch vụ thì cần phải ký quỹ một lượng tiền tối thiểu, đồng thời vớinhững khoản tiền gửi vào tài khoản thanh toán phải có thời gian nhất địnhmới được rút ra để thanh toán điều đó giúp ngân hàng có thể sử dụng lượngvốn này

Trang 9

Đặc điểm của nguồn vốn này là tính ổn định thấp, thời gian sử dụngngắn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời vụ và ngân hàng phảichủ động trả cho khách hàng bất cứ lúc nào nhưng ngược lại chi phí huy độngcủa nguồn vốn này thường là rất thấp Thời kỳ đầu ngân hàng còn thu phí trên

số dư tiền gửi này nhưng về sau để khuyến khích khách hàng gửi tiền vàongân hàng không thu phí, hiện nay để cạnh tranh với nhau các ngân hàng còntrả tiền lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tạingân hàng Biến động của tiền gửi thanh toán phụ thuộc vào chu kỳ sản xuấtkinh doanh, thời vụ, hoặc địa bàn hoạt động của ngân hàng Khi sử dụngnguồn vốn tiền gửi thanh toán ngân hàng phải thận trọng nếu không rủi ro chitrả sẽ xảy ra, điều này có thể làm giảm uy tín của ngân hàng, hoặc phải vayvới chi phí cao để bù đắp

Để huy động được nguồn tiền gửi thanh toán ngân hàng cần phải khuyếnkhích các cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán đồng thời cũngcần phải nâng cấp các tiện ích và dịch vụ gia tăng kèm theo như: dịch vụ ngânhàng trực tuyến, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,…

b) Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng vàkhách hàng về thời hạn gửi tiền trong khoảng thời gian đó ngân hàng cóquyền chủ động sử dụng số tiền đó khi khách hàng muốn rút tiền trước thờihạn cần phải báo trước và phải được sự chấp thuận của ngân hàng Tiền gửi

có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình hoạt độngkinh doanh do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tạo ra từ cácquỹ như quỹ khấu hao, quỹ đầu tư, từ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp,

… khi họ biết trước được thời điểm sử dụng tiền, họ gửi những khoản tiềnnày vào ngân hàng nhằm mục đích thu lợi và an toàn

Trang 10

Ngân hàng thường phải trả lãi cao cho số dư tài khoản tiền gửi có kỳhạn, nên chi phí huy động thường cao nhưng bù lại tính ổn định của nguồnvốn này lại cao Ngân hàng có thể yên tâm sử dụng mà không sợ bị rủi ro vềkhả năng chi trả Chính vì vậy, ngân hàng thương mại thường tìm cách đadạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau vớimức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

c) Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền do dân cư gửi vào ngân hàng với mụcđích an toàn và sinh lợi đây thường là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhấttrong tổng số tiền gửi của ngân hàng và có tính ổn định cao nhất Đây lànguồn tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng của dân cư, mục đích của ngườigửi tiền là nhằm hưởng lãi suất do đó yếu tố thường được người gửi quan tâmnhất là lãi suất

Lãi suất chi trả cho người gửi tiết kiệm bao giờ cũng là cao nhất chính

vì vậy huy động nguồn vốn này sẽ có chi phí huy động lớn nhất Để huyđộng được nguồn vốn này, ngân hàng cần chú ý tới nhu cầu tiết kiệm từdân cư, lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, vào xu hướngtiêu dùng, tiết kiệm, các đặc tính về văn hóa, xã hội Muốn huy động nguồntiền gửi tiết kiệm ngân hàng cần phải chú ý mạng lưới huy động, cung cấpcác hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh

Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi kháchhàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn, sự thay đổiđặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, thông thường chiếm trên50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng.Tiền gửi là đối tượng phải dự dữ bắt buộc do vậy chi phí tiền gửi thườngcao hơn lãi trả cho tiền gửi Tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn thường

Trang 11

nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu vànhiều nhân tố khác Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp,dân cư gửi tiền Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền tiết kiệm thườngquan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực dương mới thực sựhấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng,mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động đa dạng, cácdịch vụ đa dạng,…đều ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc của nguồn tiền Thời

vụ chi tiêu ảnh hưởng đến quy mô và tính ổn định của nguồn tiền

Như vậy, để huy động được nguồn tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng cầnphải nghiên cứu đặc điểm thị trường nguồn tiền để có biện pháp quản lý và

sử dụng thích ứng

d) Phát hành giấy tờ có giá

Bên cạnh phương thức nhận tiền gửi, các ngân hàng thương mại còn pháthành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu Thực chất các nghiệp vụ này làngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng việc phát hành chứng từ có giá với kỳhạn và khoản lãi được hưởng hấp dẫn in trên giấy tờ có giá Hình thức huyđộng này được thực hiện với mục đích sử dụng vốn với số lượng và thời gianphát hành nhất định khi cần thiết Việc huy động thông qua chứng chỉ tiền gửithường có tính ổn định cao, và đặc biệt là quyền đòi tiền xếp sau các loại tiềngửi khác

Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá thường có lãi suất hấpdẫn hơn các loại tiền gửi có cùng kỳ hạn vì vậy chi phí vốn cho việc huy độngnguồn vốn bằng cách này rất cao tuy nhiên “tính lỏng” của loại vốn này lạicao vì có thể được mua bán thị trường vốn và có tính ổn định

Một số giấy tờ có giá thường được ngân hàng thương mại phát hành huyđộng vốn là trái phiếu, kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi

Trái phiếu là cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân

Trang 12

hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu Mục đích của ngân hàngkhi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn Việc pháthành trái phiếu chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung ương, các cơ quan quản

lý trên thị trường chứng khoán và bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng

Kỳ phiếu là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm) Nó có đặc điểmgiống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được sửdụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng

Chứng chỉ tiền gửi là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở mộtngân hàng người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận

đủ vốn khi đến hạn Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thịtrường tiền tệ

1.1.3 Nguồn vốn đi vay

Tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thương mại thực hiện hoạtđộng kinh doanh của mình tuy nhiên ngân hàng không thể chủ động trongviệc huy động tiền gửi, một số thời điểm nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàngvượt quá khả năng hiện có của ngân hàng Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốncủa ngân hàng trong những trường hợp cần thiết, ngân hàng có thể vay các tổchức tín dụng khác hoặc ngân hàng trung ương

Tỷ trọng của nguồn tiền vay trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồntiền gửi, các khoản đi vay thường là có thời hạn và quy mô xác định trước nêntạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Ngân hàng chỉ thực hiện đi vay lúccần thiết và hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhucầu sử dụng, nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểmtiền gửi Các khoản vay Ngân hàng Nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãisuất thấp song thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tứcthời khi nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng cao

Nguồn vốn đi vay của ngân hàng chủ yếu có 02 nguồn chính là vay từ

Trang 13

các tổ chức tín dụng khác và vay ngân hàng trung ương.

b) Vay từ ngân hàng trung ương

Ngân hàng thương mại có thể vay từ ngân hàng trung ương qua các hìnhthức như chiết khấu, tái chiết khấu, hình thức vay này thông qua thị trường

mở Ngân hàng thương mại thường nắm giữ một lượng giấy tờ có giá, khi cầntiền mặt, ngân hàng thương mại thực hiện cầm cố tại ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại còn có thể vay từ các nguồn ngắn hạn như vay

để bù đắp dự trữ thiếu hụt, nâng cao khả năng thanh toán, nâng cao khảnăng thanh khoản Các khoản vay này thường là trong thời gian rất ngắn.Trong những trường hợp đặc biệt các ngân hàng vẫn có thể vay ngân hàngtrung ương để cho vay lại nền kinh tế theo chỉ định của Nhà nước với mộtmức lãi suất ưu đãi nhưng khoản vay này thường bị hạn chế về số lượngđặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt

Lãi suất vay từ ngân hàng trung ương thường là ưu đãi nhưng để vay đượcnguồn vốn này lại phụ thuộc vào chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.Thông qua lãi suất chiết khấu mà ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh đượccung tiền tệ cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại

1.1.4 Các nguồn vốn khác

Các nguồn vốn này thường không lớn, việc gia tăng các nguồn này nằmtrong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởikhả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác

Trang 14

a) Vốn nhận ủy thác

Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cá nhân, ủy thác tiền,tài sản vào ngân hàng nhờ ngân hàng cho vay (ủy thác cho vay), đầu tư (ủythác đầu tư), giải ngân (ủy thác giải ngân) Cùng với sự phát triển cácmối quan hệ đa phương, rất nhiều Tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêuphát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính đã sử dụng mạng lướingân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu kết quả là hình thànhnguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng Nguồn này khá ổnđịnh, các ngân hàng thực hiện hộ khách hàng và hưởng hoa hồng, khôngphải trả lãi tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể như phảitìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu dự án mà họtài trợ,…

b) Nguồn vốn trong thanh toán

Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồnvốn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở LC…).Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có thể kết số dư từtiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay

Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng còn được hình thành từ nghiệp vụmua, bán, quản lý tài sản hộ Khi ngân hàng thương mại càng phát triểnnghiệp vụ trung gian càng nhiều thì nguồn này chiếm tỷ trọng càng lớn

1.2 Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.

1.2.1 Khái niệm về nghiệp vụ huy động vốn.

Vốn ngân hàng là những giá trị tiền tệ do doanh nghiệp tạo lập hoặc huyđộng được để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng Nó đượcbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình, tài sản tài chínhđược đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận Nguồn vốncủa ngân hàng thương mại bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi

Trang 15

vay và vốn khác Vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn ngân hàng nhưng cũng có vai trò quan trọng Nó quyết định vị trí,quy mô cũng như khả năng cho vay, đầu tư của ngân hàng, mặt khác nó còn

là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác và giữ vai trò chống đỡ rủi ro phá sảncho ngân hàng Tuy vậy, nguồn vốn huy động được mới là nguồn tài nguyênquan trọng tạo nên sự thịnh vượng cho ngân hàng

Nguồn vốn huy động được là đầu vào sống còn đối với ngân hàng Đây

là nguồn vốn chính để tài trợ cho các khoản cho vay, đầu tư, cung cấp dịchvụ… tạo lợi nhuận nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, là số tiền màNHTM có được từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi, đi vay và các nghiệp vụ khác.Nguồn vốn huy động được biểu hiện trên bảng cân đối kế toán là các tàikhoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy

tờ có giá, vay NHNN và tổ chức tín dụng khác, các nguồn khác…

1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với NHTM.

a) Vốn là điều kiện tiền đề để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinhdoanh

Không có vốn thì Ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụkinh doanh Vốn là điều kiện bắt buộc đối với các NHTM để được phép hoạtđộng Ngay từ khi bước vào hoạt động, các ngân hàng cần vốn để mua đấtđai, xây dựng cở sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, và những điều kiện làmviệc khác Và với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ làphương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu củaNHTM Do đó, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, ngân hàng không thể chỉdựa vào nguồn vốn ban đầu, mà phải thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cácnguồn khác nhau trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn Quy mô hoạt độngphụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính của ngân hàng Những ngân hàng

Trang 16

trường vốn sẽ có thế mạnh trong cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của khách hàngtốt hơn, và dễ dàng xâm nhập thị trường hơn Vốn nhỏ sẽ khiến ngân hàng dèdặt, không dám mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới hay lĩnh vực tiềm

ẩn nhiều rủi ro nhưng mang lại mức lợi nhuận cao Ngân hàng hoạt động kinhdoanh chủ yếu dựa vào vốn huy động, và vốn huy động chiếm gần 90% tổngnguồn vốn ngân hàng

b) Vốn quyết định quy mô của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, bảolãnh và các hoạt động khác

Vốn của ngân hàng có tính chất quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹpquy mô hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng, khả năng thanh toán, chitrả cũng như các hoạt động khác Thông thường, so với các ngân hàng có quy

mô vốn lớn, các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ có khoản mục đầu tư và chovay kém đa dạng hơn, phạm vi và đối tượng cho vay của các ngân hàng nàycũng nhỏ hơn Trong khi đó, ngân hàng có quy mô vốn lớn dễ dàng mở rộngphạm vi cho vay, không chỉ trên địa bàn mình mà còn hướng ra khu vực vàquốc tế Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng có quy môvốn nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về thị trường, về lãisuất, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân

cư và các tổ chức trong nền kinh tế Với nguồn vốn lớn, các ngân hàng dễdàng hơn trong việc chủ động quyết định kỳ hạn, lãi suất, thời hạn của cáckhoản mục cho vay và đầu tư, phạm vi và quy mô cũng được nhiều hơn Vốn

có tầm quan trọng lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Nền kinh tếnước ta đang trên đà phát triển, hiện tại và tương lai nhu cầu vốn là rất lớn,nếu các ngân hàng không dự đoán, điều chỉnh công tác huy động để duy trìnguồn vốn thì có thể bỏ qua những cơ hội phát triển

c) Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng Như đã đề cập ở trên, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn tiền

Trang 17

gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư Đặc điểm của nguồn tiền này là hoàn trảkhi có yêu cầu (trừ khi có thỏa thuận khác), nên ngân hàng thường xuyên phảiđối mặt với nhu cầu rút tiền của khách hàng Vì thế năng lực thanh toán cao làyếu tố các ngân hàng cần phải đảm bảo và luôn được chú trọng Vốn khảdụng của ngân hàng càng cao thì khả năng thanh toán chi trả của ngân hàngcàng lớn Do đó, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng

tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng nói riêng Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy môhoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường Để đượccoi là có uy tín trên thị trường, các ngân hàng phải đáp ứng tốt nhất, tức thờicác yêu cầu của khách hàng, trong đó có nhu cầu thanh toán Nếu ngân hàngkhông thể thực hiện ngay, sẽ mất lòng tin của khách hàng, nghiêm trọng hơn,phản ứng dây chuyền lan truyền trong dân chúng có thể dẫn đến việc rút tiềnđồng loạt, ngân hàng mất khả năng thanh toán, phá sản và có thể gây ra đổ vỡ

hệ thống

Vì vậy, việc nâng cao hoạt động huy động vốn để tạo ra nguồn vốn lớntrong ngân hàng đã gián tiếp nâng cao khả năng thanh toán cũng như uy tíncủa ngân hàng trên thị trường tiền tệ

d) Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, kinh doanh ngân hàng đang là mộtlĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ Vì thế việc nâng cao năng lực cạnhtranh của mỗi ngân hàng đang là vấn đề cấp bách của các nhà quản lý, điềuhành ngân hàng Trong lĩnh vực này rất khó có thể tạo ra sự khác biệt về sảnphẩm, dịch vụ hay lãi suất Do đó, để có thể thu hút khách hàng, ngân hàngphải có một tiềm lực tài chính mạnh và ổn định Tiềm lực tài chính mạnhđược xây dựng dựa trên một nguồn vốn lớn Khả năng vốn lớn là điều kiện đểcác ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức, cá nhận trong

Trang 18

nền kinh tế, vốn lớn tăng quyền chủ động của ngân hàng trong việc thỏa thuậnquy mô, kỳ hạn, thời hạn, thậm chí cả lãi suất Có như vậy, các ngân hàngmới có thể mở rộng kinh doanh, tăng thu lợi nhuận, bổ sung làm gia tăngnguồn vốn tự có Hơn thế nữa, quy mô vốn lớn sẽ giúp các ngân hàng đa dạnghóa danh mục đầu tư, có thể góp vốn thành lập các công ty tài chính, mởrộng dịch vụ thuê mua, thành lập các công ty chứng khoán, công ty bất độngsản… Một danh mục đa dạng như vậy sẽ làm tăng thu cho ngân hàng, phântán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng sức cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường.

Vốn có vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Để có được quy mô vốn lớn, các ngân hàng phải nâng caohiệu quả hoạt động huy động vốn của mình Do đó, để có thể phát triển bềnvững, các ngân hàng phải tự xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốnkhả thi, hiệu quả

1.2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM.

Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay, để thu hút được nguồn vốnlớn, các NHTM phải tìm cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đanhu cầu và thỏa mãn mọi mong muốn của khách hàng Vì thế, có thể phân cáchình thức huy động vốn theo các tiêu thức sau đây

1.2.3.1 Theo đối tượng huy động

a) Huy động vốn từ dân cư

Đối với nguồn tiền huy động từ dân cư, do nhu cầu sử dụng là khác nhaunên các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn vốn huy động nàybằng cách đa dạng hóa các sản phẩm như rút ngắn kì hạn gửi tiền có thể theongày, theo tuần, theo tháng, lãi suất bậc thang, rút gốc linh hoạt…

b) Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và các tổchức khác

Trang 19

Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong

và ngoài nước, các tổ chức xã hội khác như cơ quan nhà nước, đơn vị vũtrang, tổ chức chính trị xã hội… Phần lớn mục đích của nguồn tiền gửi này lànhằm mục tiêu thanh toán, hưởng các dịch vụ khác của ngân hàng Bên cạnh

đó, còn nhằm mục đích sinh lời đối với khoản tiền nhàn rỗi chưa cần sử dụng.Đối với mục đích gửi tiền để hưởng các dịch vụ thanh toán, ngân hàngthường không trả lãi hoặc quy định một tỷ lệ lãi suất rất thấp và khách hàngkhi hưởng các dịch vụ này thì phải trả một khoản phí dịch vụ nhất định Donhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp là rất lớn nên hình thức huy độngvốn này tạo nên một nguồn lớn trong vốn của ngân hàng

Đối với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và chưa cần dùng đếntrong thanh toán, khách hàng thường lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm vớimức lãi suất quy đinh cao hơn nhưng không được hưởng các dịch vụ thanhtoán Khi có nhu cầu sử dụng, các tổ chức phải cử người đại diện của mìnhđến ngân hàng để yêu cầu rút tiền

1.2.3.2 Theo phương thức huy động

a) Huy động tiền gửi của các pháp nhân

- Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào vàngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn

có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi Tùy theo mục đích gửi tiền mà người

ta phân chia thành tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần túy

+ Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi thanh toán của các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trước hết được sử dụng để tiếnhành thanh tóan, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chikhác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn vàthuận tiện Khi sử dụng các tiện ích thanh toán, chủ sở hữu tài khoản phải trảcho ngân hàng một khoản phí

Trang 20

+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: đây là khoản tiền của doanh nghiệp,

cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng trong khi chưa có kế hoạch sử dụng cụthể nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài sản và khi cần có thể sử dụng ngay,không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần khách hàng có thể đếnngân hàng rút ra để chi tiêu Hình thức gửi tiền này không được ngân hàngcho phép phát hành séc

Nói chung, tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phản ánhmối quan hệ kinh tế, pháp lý giữa ngân hàng với người gửi tiền nên giữa ngânhàng với người gửi tiền phải tuân thủ quy chế mở và sử dụng tài khoản tiềngửi do Thống đốc NHNN ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác

có liên quan, đồng thời chủ tài khoản phải làm thủ tục mở tài khoản và đăng

kí mẫu chữ ký của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân, mẫu chữ kýchủ tài khoản và kế toán trưởng, mẫu con dấu đối với các khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức xã hội tại các ngân hàng mở tài khoản Ngân hàngđược từ chối thanh toán nếu người gửi tiền vi phạm quy định quản lý tàikhoản thanh toán và chế độ chứng từ kế toán ngân hàng

Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kì hạn một khoản nợ màngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tuynhiên, trong mỗi ngân hàng có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗitài khoản tiền gửi thanh tóan hay giữa các tài khỏan của các doanh nghiệp làmcho nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản Khi đã đảm bảo khả năng thanh toáncủa mình, ngân hàng có thể sử dụng tồn khoản vào làm vốn kinh doanh

- Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngânhàng về thời gian rút tiền Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân, có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được kýthác với mục đích hưởng lãi

Trang 21

Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có kỳ hạn và tiềngửi báo rút (tức là khi muốn rút ra phải báo trước) Về cơ bản, các khoản tiềngửi có kì hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chitrả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát séc Thông thường,tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao.Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiềngửi tiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụngphần lớn tồn khoản vào kinh doanh Chính vì vây, các NHTM luôn tìm cách

đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãisuất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng

b) Tiền gửi tiết kiệm của các thể nhân

Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định số1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửitiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật

về bảo hiểm tiền gửi”

Trong nền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hailoại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền

có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việcnào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền cóthể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhậntiền gửi tiết kiệm

Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất trongtổng nguồn vốn huy động Do đó, việc tăng cường huy động nguồn tiền nàyđóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của NHTM

Trang 22

c) Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huyđộng vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sự dụng chomột mục đích nào đó Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Theo chuẩn mực kế toán số 16, các doanh nghiệp trong đó có NHTMphát hành giấy tờ có giá theo ba phương thức là phát hành giấy tờ có giángang giá, phát hành giấy tờ có giá chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụtrội Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng ba hình thức trả lãi làtrả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ

Trong hình thức huy động vốn này, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn

so với lãi suất tiền gửi huy động Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngânhàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ Như vậy,khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn

cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động mức lãi suất và thời hạn,phương thức huy động Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhấtđịnh, khi đã huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến, các ngân hàng sẽngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

1.2.3.3 Theo thời gian huy động

a) Huy động vốn ngắn hạn

Các khoản huy động có thời gian dưới 12 tháng được gọi là các khoảnhuy động ngắn hạn Tùy theo chiến lược phát triển cũng như mức độ đadạng hóa các sản phẩm tiền gửi của các NHTM mà có thể chia nhỏ các kỳhạn theo tuần, tháng, quý Đối với khoản tiền gửi này, tỷ lệ dự trữ bắt buộcthường cao Đây là nguồn tiền thường được khách hàng ưa chuộng nênchiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động

d) Huy động vốn trung và dài hạn

Trang 23

Các khoản huy động có thời gian trên 12 tháng được gọi là các khoảnhuy động trung và dài hạn Do kỳ hạn dài nên lãi suất chi trả cho nguồn tiềnnày thường cao Đây là nguồn tiền có chi phí cao nên chiếm tỷ trọng thấp hơn

so với nguồn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động

1.2.3.4 Theo loại tiền huy động

Căn cứ vào tính thanh khoản, mức độ ưa thích, nhu cầu dự trữ, đầu tưcủa người dân mà ngân hàng có thể huy động bằng nội tệ (VNĐ) hoặc làngoại tệ (ngoại tệ mạnh)

a) Huy động bằng nội tệ

Do quá trình tích lũy và nhu cầu tiêu dùng, thanh toán trong nước nênkhách hàng thường gửi tiền bằng đồng nội tệ Do đó, nguồn vốn này thườngchiếm phần lớn trong nguồn vốn huy động và có lãi suất cao hơn

b) Huy động bằng ngoại tệ

Từ nhu cầu đầu tư, cất trữ bằng các ngoại tệ mạnh của khách hàng, haynhu cầu thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa đã làm nên nguồn vốn huyđộng bằng ngoại tệ trong ngân hàng Do sự biến động về tỷ giá nên lãi suấthuy động của loại này thường thấp hơn so với huy động bằng nội tệ

1.3 Hiêu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn.

Khi kinh tế càng phát triển và có nhiều biến động, cạnh tranh trên thịtrường tài chính ngày càng trở nên quyết liệt Và các ngân hàng ngày nay đềunhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn trong quá trình pháttriển của mình Như đã đề cập ở trên, năm 2011 là năm mà chỉ tiêu đảm bảothanh khoản còn đặt trên chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu giúp các ngân hàng tồntại Đây là lúc mà các ngân hàng nhận thấy tồn tại là điều kiện tiên quyết.Cũng không hẳn chỉ qua những năm 2011, 2012 các ngân hàng mới chútrọng hoạt động huy động vốn mà các ngân hàng đều có kế hoạch, chiến lược

để tăng cường hoạt động này

Trang 24

“Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, đó chính là đáp ứng một cách đầy đù, kịp thời và chính xác nhu cầu sử dụng vốn với một chi phí hợp lý”.

Bao giờ cũng vậy, khi nhắc đến hiệu quả, chúng ta luôn phải so sánhgiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh kết quả và chi phí, tathường so sánh dưới dạng thương số, chi phí/kết quả hoặc kết quả/chi phí Takhông thể đánh giá chỉ tiêu hiệu quả qua hiệu số của kết quả và chi phí Bởichênh lệch giữa thu nhập và chi phí chỉ cho ta biết lợi nhuận gộp của ngânhàng, từ lợi nhuận gộp có thể xác định được lợi nhuận ròng của ngân hàng.Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.

1.3.2.1 Quy mô huy động vốn

Quy mô vốn hợp lý luôn được các ngân hàng muốn đạt tới Đây là chỉtiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung vàhiệu quả huy động vốn nói riêng Một quy mô vốn phù hợp có nghĩa là phảiđáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, đầu tư, đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức

và cá nhân Sự thiếu đồng bộ giữa quy mô huy động vốn và nhu cầu sử dụngvốn đều ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng và nguy cơ thua lỗ.Nếu vốn huy động không đáp ứng đủ, ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu vốn,phải đi vay thêm với chi phí cao hơn nếu muốn mở rộng đầu tư, cho vay.Ngược lại, nếu huy động quá nhiều mà quy mô cho vay, đầu tư và chi trả thấpthì dẫn đến ứ động vốn Bởi mỗi một đồng vốn huy động đều phát sinh chiphí, nếu không được sử dụng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cũng như uytín của ngân hàng

Sự gia tăng của quy mô vốn được thể hiện thông qua sự gia tăng về sốlượng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn Về sự gia tăng tuyệt đốicủa quy mô vốn được đo bằng hiệu số tổng nguồn vốn huy động được năm

Trang 25

sau và năm trước Nếu hiệu số này lớn hơn không có nghĩa là quy mô nguồnvốn năm nay cao hơn quy mô vốn năm trước, và tăng được bao nhiêu so vớimục tiêu, kế hoạch đề ra Còn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn được thểhiện qua công thức:

Tốc độ tăng trưởng của vốn kỳ i = Quy mô vốn kỳ i

Quy mô vốn kỳ i-1Nếu tốc độ tăng trưởng vốn lớn hơn không thì số vốn huy động năm thứ

i tăng, ngược lại thì tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn không, quy mô vốn giảm

Sự gia tăng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng vốn đều cho chúng ta biếtđược khả năng huy động vốn của ngân hàng, nó cho biết quy mô vốn củangân hàng tăng lên hay giảm đi Với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của vốn còncho ta biết mức biến động của nguồn vốn Nếu tốc độ tăng đều qua các năm,ban đầu có thể khẳng định nguồn vốn huy động gia tăng ổn định Ngoài ra,chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn còn được tính cho quy mô của từng loại vốn.Quy mô vốn có tốc độ tăng trưởng ổn định giúp ngân hàng có thể dự báotương đối chính xác lượng vốn có thể huy động được để có kế hoạch đầu tư,cho vay cho kỳ tiếp theo Đồng thời, tốc độ gia tăng của từng loại vốn ở mỗithời điểm sẽ cho ngân hàng dự đoán sự thay đổi về quy mô và kết cấu củanguồn vốn, từ đó đưa ra phương thức huy động vốn hiệu quả trong giai đoạntới

Trong từng hoàn cảnh cụ thể, quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy độngcũng như từng loại vốn của mỗi một ngân hàng khác nhau Thông thường khiđạt tới quy mô huy động vốn lớn thì tốc độ tăng trưởng sẽ bị chậm lại

1.3.2.2 Cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu của nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyếtđịnh chi phí của ngân hàng Cơ cấu của nguồn vốn được phân chia theo nhiềutiêu chí khác nhau phụ thuộc vào từng mục đích của ngân hàng Cơ cấu của

Trang 26

nguồn vốn có thể được phân loại theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theođồng tiền huy động… Cơ cấu của nguồn vốn được phản ánh thông qua tỉtrọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Tỷ trọng của loại vốn i = Quy mô loại vốn i

Tổng vốn huy động đượcKết hợp giữa tỷ trọng của từng loại vốn với quy mô tăng trưởng củachúng cho ta cái nhìn tổng quát hơn về cơ cấu vốn huy động của ngân hàng

Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng cho ta biết ưu thế của ngân hàng đối vớitừng loại vốn Các ngân hàng nhỏ thường có tỷ trọng tiền gửi lớn hơn tỷ trọngtiền vay trong tổng nguồn vốn huy động

Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM sử dụng mô hìnhcấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn Các nguồn vốn của NHTM tại một thời điểmnào đó được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn

dự kiến của chúng Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồnvốn đến hạn (có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theoyêu cầu, 1-30 ngày, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng Báo cáo

về cấu trúc kỳ hạn là công cụ quan trọng được sử dụng để phân tích, so sánhbiến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thíchgiữa nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất

Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa củanguồn Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì sự ổn định càng cao đồng thời chiphí bỏ ra huy động càng cao Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mụcđích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa

đó để hưởng lãi suất ở mức cao nhất Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổnđịnh (lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửitiền nội tệ, thu nhập dân cư thấp, thị trường tài chính kém phát triển…) thì

Trang 27

Tuy nhiên, có những khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạnnhưng vẫn tiếp tục duy trì với kỳ hạn đó Trên thực tế, đây được coi là nhữngkhoản tiền gửi trung và dài hạn Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là thời gian màkhoản tiền đó liên tục tồn tại trong ngân hàng Giống như kỳ hạn danh nghĩa,một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế của ngân hàng là:nhu cầu chi tiêu đột xuất, lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng khác, lãi suấtgiữa các nguồn tiền khác nhau và tỷ giá hối đoái sẽ gây ra sự dịch chuyểntiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác

và thay đổi cơ cấu ngoại tệ và nội tệ ngay trong chính mỗi ngân hàng Cácnhà quản lý ngân hàng phải tổng hợp các số liệu thống kê để thấy biến độngcủa mỗi nguồn, nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong 1 năm vànhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi số dư của nguồn, từ đó đođược kỳ hạn thực tế của nguồn

Nhìn chung, dựa vào các báo cáo về cấu trúc, kỳ hạn của nguồn huyđộng để nhà quản lý ngân hàng phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tạicác thời điểm khác nhau, sự tương hợp giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn đểđánh giá hiệu suất sử dụng vốn và giúp cho việc tạo ra khe hở lãi suất tích cực

để quản lý rủi ro lãi suất Các nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sảncủa ngân hàng như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác, cho vay, mua chứngkhoán…dưới sự phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn

Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳhạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệnhất định vì phải chịu sức ép về khả năng thanh toán và tuân theo quy địnhcủa cơ quan quản lý Nhưng nếu sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thìlãi thu được không đủ bù đắp chi phí huy động vốn

Do đó, qua mô hình cấu trúc kỳ hạn ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơcấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tăng

Trang 28

doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán (nếu thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sảnsinh lời (nếu thừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đếnhạn.

1.3.2.3 Chi phí huy động vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện

ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phíkhông dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huyđộng vốn

Chi phí huy động = Lãi phải trả cho nguồn vốn huy động + Chi phí tài chính khác

Chi phí huy động vốn được đánh giá qua chỉ tiêu truyền thống như:

Tỷ trọng các khoản mục chi phí (i):

Chỉ số (i) = Số chi cho từng khoản mục (x 100%)

Tổng chi phí

Lãi suất bình quân đầu vào (ii)

Chỉ số (ii) = Tổng chi phí trả lãi ( x 100%)

Tổng số vốn huy động bình quânCông tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng vàhiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bảnsau:

a) Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu chovay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động

và sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn, tính ổn định Theo nguyên

lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất vềphương diện chi phí

b) Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấpnhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn Lợi nhuận của ngân hàng về

Trang 29

cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuậnbằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tươngứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổnđịnh thấp, những khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn địnhhơn Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phảitính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sáchlược huy động vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảmbảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và không ảnh hưởngđến khả năng thanh toán Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồnvốn còn tùy thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay khi gửi haytrả lãi khi đến hạn) và lãi suất cố định hay thả nổi Việc tính chi phí cho từngloại nguồn vốn huy động cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi:nguồn nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất như thế nào và thu nhập từ tài sảntăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn vốn tăng thêm Từ đó, NHTMquyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và có các giải pháp huy độngvốn thích hợp.

Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp này ngân hàng thường căn cứ vào NEC (Net effective cost: lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền).

NEC = Lãi thực phải trả khách hàng

Gốc thực ngân hàng sử dụngNEC càng nhỏ thì ngân hàng càng có lợi NEC phụ thuộc vào cách trảgốc và lãi Cách trả lãi khác nhau thì NEC khác nhau

Nếu trả gốc và lãi luôn một lần thì NEC = i (lãi suất danh nghĩa)

Nếu trả lãi trước NEC = i / 1 – i

Nếu trả lãi n lần trong kỳ, NEC = (1 + i/n)n –1

Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ đa dạng về loại hình, đối tượng gửi

mà các thành phần của nó có thời hạn rất khác nhau vì thế phản ứng với sự

Trang 30

thay đổi lãi suất cũng khác nhau Đó là Mức độ nhạy cảm của nguồn huyđộng với lãi suất.

Nguồn tiền gửi trên tài khoản giao dịch nhìn chung ít nhạy cảm với lãisuất hơn vì mục đích của khách hàng gửi tiền chủ yếu mua các dịch vụ củangân hàng, không phải để hưởng lãi, nên họ đánh đổi thu nhập lấy tính lỏngtrong tài sản của họ

Ngược lại, tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn có phản ứng mạnh nhấtvới mỗi sự thay đổi của lãi suất Vì vậy ngân hàng dựa vào phân tích độ nhạycảm của từng nguồn (nhóm nguồn) với lãi suất cụ thể để ấn định hệ thống lãisuất phù hợp với từng giai đoạn Với hệ thống lãi suất này các ngân hàng cóthể tăng qui mô huy động vốn trong cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấunguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh của mình

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

NHTM là một trung gian tài chính, có mối quan hệ ràng buộc với cácchủ thể khác trong nền kinh tế Hoạt động của nó chủ yếu là huy động tiền đểcho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ khác cho nên NHTM chịu ảnh hưởngrất nhiều từ các chủ thể Và cũng giống các chủ thể khác trong nền kinh tế,những yếu tố nội tại của ngân hàng cũng tác động nhiều đến khả năng huyđộng vốn của mình Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy độngvốn của ngân hàng được chia thành hai nhóm cơ bản là nhân tố khách quan vànhân tố chủ quan

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

a) Hành lang pháp lý

Cũng như các tổ chức kinh tế khác, hoạt động của NHTM cũng phải chịu

sự quản lý chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo công bằng Chính phủ, NHNN

và các bộ ngành liên quan ban hành luật, quy định, nghị định… buộc cácNHTM phải tuân theo và giám sát việc tuân thủ pháp luật Nó ảnh hưởng lớn

Trang 31

đến hoạt động huy động vốn của NHTM Những bộ luật ảnh hưởng trực tiếpđến NHTM như: luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng nhà nước, Quyếtđịnh phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, Quyết định về tỷ lệ đảm bảo

an toàn trong ngân hàng… Ngoài ra, có những luật tác động gián tiếp đếnNHTM như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp…

Không những chịu tác động của bộ luật, NHTM còn chịu tác động củachính sách tiền tệ của nước đó, nó tác động trực tiếp đến nghiệp vụ huy độngvốn của NHTM cũng như ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động vốn Đó làkhi NHNN sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu củachính tiền tệ quốc gia Ví dụ khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất tái chiếtkhấu, làm cho giá của khoản vay tăng, làm tăng lãi suất huy động, khuyếnkhích tiết kiệm, ngân hàng dễ dàng huy động hơn

Mặt khác, hiện nay quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ tớinền kinh tế của một nước Nó mang đến nhiều cơ hội đầu tư, phát triển đồngthời cũng có nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế trong

Trang 32

nước Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Quá trình nàykhiến cho việc luân chuyển vốn từ nước này sang nước khác trở nên dễ dàng,thuận tiện, mở rộng nhiều cơ hội đầu tư Tất nhiên sự bất ổn của nền kinh tếthế giới cũng tạo áp lực đối với trong nước Điển hình là cuộc suy thoái kinh

tế năm 2008, sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng lớn trên thế giới đã gâynên khó khăn cho các ngân hàng trong nước Khi mà tốc độ tăng trưởng kinh

tế trong nước giảm sút, thu nhập của người dân thấp, rất nhiều các tổ chứckinh tế bị phá sản, dẫn đến nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ của ngân hànghạn chế hơn Ngân hàng rất khó khăn trong huy động vốn từ dân cư, các tổchức sản xuất kinh doanh

Tâm lý, thói quen của khách hàng

Đối với khách hàng, việc lựa chọn ra một ngân hàng uy tín để mở tàikhoản giao dịch, gửi tiền… là công việc rất tốn kém Do vậy khách hàngthường tập trung giao dịch tại một ngân hàng nhất định Tiền gửi được coi là

cơ sở cho các khoản cho vay, ủy thác và các dịch vụ khác Mỗi chủ thể trongnền kinh tế sẽ có những quyết định lựa chọn ngân hàng uy tín theo một tiêuchí khác nhau Với các cá thể, hộ gia đình mở tài khoản giao dịch thườngquan tâm đến yếu tố địa điểm giao dịch thuận lợi, các dịch vụ ngân hàng đadạng, an toàn, lệ phí thấp sau cùng mới là lãi suất tiền gửi cao Trong khi đó,khi hộ gia đình lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản tiết kiệm, họ quan tâmtrước nhất là uy tín ngân hàng, sau đó mới đến lãi suất, các yếu tố khác nhưdịch vụ đi kèm, lệ phí chỉ là thứ yếu Đối với tổ chức kinh tế, khi quyết địnhlựa chọn mở tài khoản tiền gửi giao dịch, sử dụng dịch vụ khác của ngânhàng, họ rất quan tâm theo thứ tự giảm dần như sau: khả năng tài chính củangân hàng, khả năng cho vay, chất lượng cán bộ, lãi suất… Có thể nói rằng lãisuất không phải yếu tố quyết định của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàngcũng như lựa chọn ngân hàng để giao dịch Ngoài ra đối với từng quốc gia,

Trang 33

từng thời điểm thì khách hàng lại có nhu cầu gửi tiền khác nhau Việt Namthường có thói quen sử dụng tiền mặt, nhất là vào các dịp lễ tết Nghiên cứutâm lý khách hàng là một công việc quan trọng cho ngân hàng nếu muốn nângcao hiệu quả huy động vốn.

Sự cạnh tranh của các đối thủ

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong nước cũng như sự gianhập của ngân hàng nước ngoài làm cho sức ép đối với NHTM ngày càng giatăng Sức cạnh tranh gay gắt buộc các ngân hàng phải luôn đổi mới, phát triểnsản phẩm, công nghệ, chất lượng phục vụ để chiến thắng đối thủ Hiện nay,

do điều kiện mở ngân hàng mới là rất kho khăn, do đó, các NHTM chủ yếu làcạnh tranh với nhau và đặc biệt là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài

có lợi thế như: công nghệ, tiềm lực, kinh nghiệm, thống kê và dự báo thịtrường… Vì vậy các ngân hàng hiện tại càng cần phải chú ý tới chất lượng và

đa đạng sản phẩm, uy tín và thương hiệu đang có, mở rộng mạng lưới chinhánh, điểm giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, chính sách lãi suất hợplý… để có thể duy trì và phát triển khách hàng mới, cạnh tranh với các ngânhàng khác

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Quy mô, uy tín của ngân hàng

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, uy tín giúp ngânhàng đứng vững, phát triển trên thị trường Uy tín của ngân hàng được gâydựng nhờ vào hoạt động kinh doanh ổn định, lợi nhuận cao, đội ngũ nhân viên

có năng lực, nhiệt tình, có khả năng sẵn sàng thanh toán, cho vay khi kháchhàng có nhu cầu… Ngoài ra những yếu tố như cơ sở vật chất, công nghệ ngânhàng, mạng lưới chi nhánh trải rộng cũng tạo nên uy thế cho ngân hàng trênthương trường Với những uy tín mà ngân hàng tạo dựng được sẽ chiếm đượclòng tin của khách hàng, vì thế mà họ yên tâm khi gửi tiền, giao dịch vào

Trang 34

ngân hàng Từ đó, ngân hàng uy tín thường có những khoản tiền gửi với khốilượng lớn, kỳ hạn dài và ổn định.

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy ATM là kênhphân phối sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng Kênh phân phối rộng

sẽ tăng cường khả năng giao dịch, tiếp xúc giữa ngân hàng với các kháchhàng Nhờ vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máyATM này mà các sản phẩm dịch vụ được phân phối, quảng bá rộng rãi đếnkhách hàng, ngược lại khách hàng rất thuận lợi tiếp cận kênh sản phẩm, dịch

vụ, chương trình huy động… của ngân hàng Từ đó, ngân hàng sẽ có cơ hộitập trung những nguồn vốn nhỏ lẻ, phân tán từ tầng lớp dân cư đến các tổchức kinh tế - xã hội Đồng thời ngân hàng có thể tiếp cận với khách hàng,nghiên cứu sâu hơn về tâm lý của họ để đáp ứng một cách tốt nhất

Công nghệ ngân hàng

Sự phát triển của công nghệ tin học đã giúp cho hoạt động ngân hàngngày càng phát triển Máy rút tiền tự động ATM, home banking, mobilebanking,… đã giúp cho ngân hàng cung cấp đến khách hàng dịch vụ tiện íchnhư kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, rút tiền tự động một cách nhanh chóng,chuẩn xác Điều kiện tiện nghi khiến khách hàng mở các tài khoản tiền gửi và

sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn, qua đó ngân hàng có thể huy độngnguồn tiền giá rẻ Công nghệ ngân hàng phát triển giúp ngân hàng tiết kiệmthời gian, chi phí giao dịch với khách hàng Công nghệ ngân hàng cho phépngân hàng và cả khách hàng tìm hiểu thông tin chính xác, nhanh chóng, đểngân hàng giảm thiểu rủi ro đạo đức, khách hàng hiểu rõ về các loại sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.Công nghệ ngân hàng là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng Trình

độ công nghệ ngân hàng càng cao thì ngân hàng có điều kiện để đa dạng hoá

Ngày đăng: 18/05/2015, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w