Cơ cấu theo thời gian

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 49)

Nguồn vốn phân loại theo kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, xác định cơ cấu chuyển dịch vốn để ngân hàng chủ động trong việc cơ cấu sử dụng vốn. Ngoài ra, việc phân ra theo kỳ hạn cho thấy chi phí tiền lãi mà

ngân hàng phải bỏ ra cũng như việc quản lý thanh khoản của ngân hàng. Chúng ta xem xét các loại kỳ hạn của tiền gửi là ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bảng 2.7 Cơ cấu tiền gửi theo thời gian của Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 49,099 66% 67,219 68% 192,496 81%

Trung và dài hạn 25,290 34% 32,018 32% 45,882 19%

Tổng 74,389 100% 99,237 100% 238,378 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động theo thời gian của Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn 2010-2012

Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn huy động của ngân hàng. Qua các năm thì đều tăng lên cả quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2010 là

49.099 triệu đồng chiếm 66% tổng huy động, năm 2011 là 67.219 triệu đồng chiếm 68% và năm 2012 là 192.946 triệu đồng chiếm 81%.

2.3.3 Chi phí huy động vốn

Chi phí trả lãi là khoản chi phí tương đối cao thường chiếm 70-80% trong tổng chi phí huy động vốn và rất nhạy cảm trước sự biến động lãi suất của thị trường.

Chi phí trả lãi tăng trưởng thường phản ánh sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Năm 2011 chi phí huy động vốn là 3.293 tỷ đồng tăng hơn 81% so với năm 2010 chi phí huy động vốn là 1.821 tỷ đồng . Năm 2012 số dư huy động tăng trưởng mạnh và chi phí huy động vốn là 5.600 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 70%

Bảng 2.8 Chi phí huy động vốn của Vietcombank Thanh Hóa năm 2010, 2011 và 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi phí huy động vốn 14,097 0 19,222

Tổng vốn huy động 74,389 99,237 238,378

Tỷ lệ so với nguồn vốn huy động 18.95% 23.88% 19.37%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Việc huy động vốn, ngoài việc phải trả lãi cho khách hàng, Ngân hàng còn chịu các chi phí ngoài lãi khác như: chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, trích lập dự phòng rủi ro, chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi dự thưởng, chi phí hoạt động khác như cước phí thanh toán... Các loại chi phí này thường chiếm khoảng 2-5% trong tổng số chi phí huy động vốn. Mặc dù trong quá trình huy động, Vietcombank Thanh Hóa đã cố gắng không ngừng giảm thiểu tối đa các loại chi phí liên quan, song trước áp lực của sự cạnh

tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn đặc biệt từ năm 2010 đến nay, khi lãi suất huy động vốn bị khống chế bởi trần lãi suất của hiệp hội ngân hàng, việc tăng lãi suất trên mức lãi suất thoả thuận không thực hiện được, các ngân hàng đã đua nhau đưa các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi như gửi tiền trúng nhà, trúng ô tô, đi du lịch nước ngoài, trúng vàng... làm cho chi phí ngoài lãi tăng đột biến.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK THANH HÓA

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Vietcombank ThanhHóa giai đoạn 2013 - 2016

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w