Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thanh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 38)

- Chi nhánh Thanh Hóa

Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thanh Hóa như sau:

Ngân hàng TMCP Chi nhánh Thanh Hóa Phòng kế toán- kho quỹ

Phòng tín dụng

Phòng dịch vụ khách hàng

Tổ kiểm tra- kiểm soát nội

bộ

Phòng tín dụng cá nhân

Phòng tín dụng doanh nghiệp

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vietcombank Thanh Hóa

Vietcombank Thanh Hóa cung cấp các dịch vụ sau:

- Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế đều được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

- Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là Ngân hàng đầu mối hoặc Ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất.

- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh. Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng…

- Phát hành thẻ tín dụng nội địa.

- Bảo lãnh Ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu , Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm...

- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các Ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp.

- Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối.

- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ. - Thanh toán thẻ Visa, Master…

- Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ cho thuê két sắt.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 Vốn huy động của Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi của các TCTD khác 65,122 45,76% 88,384 44,19% 55,571 21,90% Tiền gửi khách hàng 67,214 47,23% 86,944 43,47% 172,802 68,10% Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 285 0,20% 140 0,07% 507 0,20% Phát hành giấy tờ có giá 7,173 5,04% 12,281 6,14% 19,031 7,50% Các khoản nợ khác 2,519 1,77% 12,241 6,12% 5,836 2,30% Tổng 142.313 100% 200.009 100% 253.748 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Tổng Nợ phải trả ngân hàng đến ngày 31/12/2012 đạt 253.748 triệu đồng tăng 53.749 triệu đồng so với đầu năm tương đương tăng 26,87 % so với năm 2011. Trong đó:

- Tiền gửi khách hàng năm 2012 đạt 172,802 triệu đồng tăng 85.858 triệu đồng tương đương tăng 98,75 % so với năm 2011,và năm 2011 tăng 19.729 triệu đồng tương đương với tăng 29,4 % so với năm 2010. Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng huy động vốn.

- Tổng vốn huy động thị trường 2 năm 2012 ở mức 55.571 triệu đồng, giảm 32.813 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 37,13 % so với năm 2011 và tại năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 là 29,4%.

trường liên ngân hàng trong tổng số vốn huy động, từng bước giảm sự phụ thuộc ở thị trường 2, Vietcombank Thanh Hóa đã liên tục phấn đấu tăng cường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Do đó, chúng ta thấy vốn huy động từ thị trường 1 tăng mạnh mẽ trong các năm vừa qua. Việc giảm số dư và tỷ trọng huy động liên ngân hàng góp phần đảm bảo nền tảng vốn ổn định, tránh sự đe dọa khả năng thanh khoản khi thị trường tiền tệ có diễn biến phức tạp.

Hạn chế của công tác huy động vốn: Nguồn vốn huy động cao nhưng chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi ngắn hạn chủ yếu kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, vì vậy cơ cấu kỳ hạn vẫn chưa thật sự bền vững, ngoài ra vẫn còn tồn tại một số nguồn vốn có tính chất thị trường.

Liên tục trong thời gian từ 2010 đến nay, Vietcombank Thanh Hóa đã triển khai rất nhiều chương trình khuyến mại chăm sóc khách hàng như: “Năm mới đến nhà quà xuân gõ cữa”, “Chung vui sinh nhật hân hoan nhận quà”, “Gửi tiền năm Thìn hàng nghìn giải thưởng”… Các chương trình được triển khai, thực hiện thành công với kết quả là gia tăng mạnh số dư huy động, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu Vietcombank, nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường tiền tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là kết quả rất khả quan, song vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và còn thấp so với tiềm năng của thị trường.

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của Vietcombank Thanh Hóa năm 2010, 2011 và 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 2012/2011

Tiền mặt, vàng, đá

quý 2,822 3,111 4,670 10,23% 50,11%

Tiền gửi tại NHNN 6,428 9,990 12,632 55,41% 26,45% Tiền gửi tại các

TCTD khác 20,935 23,257 25,037 11,09% 7,66% CK kinh doanh 627 1,022 1,054 62,98% 3,16% Cho vay khách hàng 105,628 126,503 169,760 19,76% 34,19% CK đầu tư 38,121 19,642 22,753 -48,47% 15,83% Góp vốn ĐT dài hạn 5,474 7,677 7,531 40,24% -1,89% TS CĐ 1,008 1,922 2,117 90,74% 10,13% TS có khác 12,218 30,654 39,437 150,89% 28,65% Tổng TS 193,261 223,777 284,991 15,79% 27,35%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Nhìn bảng trên chúng ta thấy tổng tài sản của Vietcombank Thanh Hóa năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, từ 223.777 triệu đồng tăng lên 284.991 triệu đồng. Trong đó, phần lớn là tăng cho vay khách hàng từ 126.503 triệu đồng năm 2011 lên 169.760 triệu đồng năm 2012, tương đương tăng 34,19%. Sở dĩ có tỷ lệ cao như vậy là nhờ vào chương trình hỗ trợ lãi suất và một số chính sách kích thích kinh tế khác của Chính phủ trong năm 2011, và ngoài ra, BacABank thực hiện giải ngân tại hội sở chính những dự án lớn như thủy điện, xi măng,...đã cam kết từ trước. Mảng hoạt động tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh, với chủ trương, nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng chính sách tăng trưởng tính dụng bền vững, cơ cấu lại danh mục nợ vay, đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng. Vì thế, tổng dư nợ của Vietcombank Thanh Hóa tăng ổn định

và chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo. Hoạt động cho vay của Vietcombank Thanh Hóa được kiểm soát rất tốt, nợ xấu luôn ở mức thấp so với bình quân toàn ngành, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ là 3% (Theo số liệu của NHNN thì tính đến 30/09/2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 8,82% tổng dư nợ toàn hệ thống).

Góp vốn đầu tư dài hạn năm 2012 đạt 7.531 triệu đồng giảm gần 145 triệu đồng tương đương 2% so với năm 2011 và đã sát với tỷ lệ quy định của NHNN.

2.2.3. Kết quả hoạt động

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của Vietcombank Thanh Hóa thời gian qua

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh

2011/2010 2012/2011

(*) Tổng thu nhập 34.054 39.893 45.566 17,15% 14,22%

IV Chi phí hoạt động 15.229 22.129 35.714 45,31% 61,39%

V Lợi nhuận thuần từ

hđkd trước CPDPRRTD 18.825 17.765 9.852 -5,63% -44,54%

VI Chi phí DP RRTD 870 754 950 -13,33% 25,99%

VII Tổng lợi nhuận trước

thuế 17.955 17.011 8.902 -5,26% -47,67%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Tổng thu nhập năm 2012 đạt hơn 45.000 triệu đồng, tăng hơn 5.673 triệu đồng tương đương tăng 14,2% so với năm 2011.

Tổng chi phí 35.714 triệu đồng, tăng 69% so với tổng chi phí năm 2011. Trong đó chi phí lãi và tương đương lãi hơn 5.600 tỷ đồng chiếm 89% tổng chi phí năm 2012. Chi phí hoạt động có mức tăng cao do quá trình mở rộng đầu tư công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng mạng lưới, ra sản phẩm mới.

Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 8.902 triệu đồng, giảm 8.109 triệu đồng tương đương giảm 47,7% so với năm 2011. Như vậy kết quả kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2012 đạt thấp hơn so với năm 2011 và so với kế hoạch đề ra từ đầu năm. Lợi nhuận đạt thấp do những nguyên nhân sau đây:

- Xu hướng chung về lợi nhuận của các NHTM trên thị trường năm 2012 giảm mạnh toàn hệ thống giảm trên 60% lợi nhuận so với năm 2011, Vietcombank Thanh Hóa cũng không ngoại lệ;

- Nhằm khơi thông vốn tín dụng và thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quy định trần lãi suất huy động, đồng thời quy định trần lãi suất cho vay một số lĩnh vực và chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay về 12% - 15%. Do đó chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi bị thu hẹp;

- Nợ xấu tăng so với đầu năm nên chi phí về Dự phòng rủi ro tín dụng tăng. Trong điều kiện căng thẳng về thanh khoản kéo dài từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2012, Ngân hàng phải vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất rất cao, làm cho chi phí vốn tăng đột biến;

Tuy nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh toàn ngành Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến thanh khoản khốc liệt, vấn đề tái cơ cấu, nợ xấu tăng cao, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản và giải thể thì kết quả mà Vietcombank Thanh Hóa đạt được có thể nói là cực kỳ ấn tượng so với nhiều Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 38)