Cơ cấu theo loại tiền huy động

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 48)

Bảng 2.6 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền của Vietcombank Thanh Hóa năm 2010, năm 2011 và năm 2012

Đơn vị: triệu đồng (quy đổi)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ trọng

Việt Nam Đồng 64,915 87% 76,607 77% 203,614 85%

Ngoại tệ (USD) quy đổi 9,474 13% 22,630 23% 34,764 15%

Tổng 74,389 100% 99,237 100% 238,378 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Vietcombank Thanh Hóa)

Ngày nay, khách hàng có nhiều kênh đầu tư để lựa chọn với số tiền của mình, do sự mất giá của đồng nội tệ trong gần 10 năm trở lại đây. Ngoài kênh gửi tiết kiệm, khách hàng có thể giữ ngoại tệ mạnh, vàng, đá quý, bất động sản,...Và để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng đều đã triển khai sản phẩm nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng. Vietcombank Thanh Hóa hiện đang huy động USD, EUR, còn các ngoại tệ mạnh khác như JPY, CAD,... và vàng chưa được huy động.

Theo số liệu bảng 2.6, chúng ta thấy, huy động nội tệ thường chiếm tỷ trọng chủ yếu, dao động quanh mức 76%-90% tổng số tiền gửi khách hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đều ở mức khá cao, năm 2011 tăng 27% so với 2010, và năm 2012 tăng 157% so với năm 2011. Về huy động ngoại tệ, ngoài sự tăng trưởng thực sự, tỷ giá được điều chỉnh tăng dần trong thời gian vừa qua cũng làm cho số dư huy động ngoại tệ quy đổi cũng tăng theo, tuy rằng sự tăng lên này không quá lớn. Do mấy năm trở lại đây tỷ giá USD/VND tăng thêm vào đó lãi suất bằng đồng USD là rất thấp so với lãi suất huy động bằng VND. Người dân thay vì gửi bằng USD đã đổi ra VND để gửi nhận lãi suất cao hơn.

Tuy nhiên nhu cầu khách hàng tích trữ ngoại tệ, nhất là USD cũng ngày càng tăng cao. Do đó, Vietcombank Thanh Hóa cũng đã rất chú trọng huy động nguồn vốn này. Hơn nữa nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ để đáp ứng các khách hàng xuất nhập khẩu cũng tăng lên. Các nhân tố tác động đến cơ cấu huy động nội tệ và ngoại tệ, một là sự chênh lệch lãi suất huy động nội tệ và ngoại tệ trong nước, hai là sự chênh lệch lãi suất huy động ngoại tệ trong nước và nước ngoài, ba là niềm tin vào sự ổn định giá trị đồng nội tệ.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động theo loại tiền của Vietcombank Thanh Hóa năm 2010, 2011 và 2012.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w