Định hướng phát triển của Vietcombank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 53)

Vietcombank Thanh Hóađã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, Vietcombank Thanh Hóa đã nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo an toàn và hiệu quả. Với định hướng trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả hàng đầu, có quy mô và uy tín trên cơ sở những giá trị đã được xây dựng, Vietcombank Thanh Hóa đang triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu và hoàn thiện mọi mặt hoạt động. Vietcombank Thanh Hóa đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Vietcombank Thanh Hóa đang tích cực phát triển mạng lưới với thị trường mục tiêu là các khu vực trong địa bàn tỉnh. Đồng thời Vietcombank Thanh Hóa cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Các mục tiêu định hướng đối với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu năm 2013:

a) Nguồn vốn:

- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư - Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận

- Đảm bảo an toàn vốn (tính thanh khoản và chênh lệch kì hạn thực tế) - Tăng cường huy động vốn dài hạn

b) Tín dụng:

- Xây dựng nền khách hàng vững chắc

- Thị trường mới cho khách hàng là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn

- Phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức thông lệ.

- Thực hiện phân loại nợ xấu, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro.

c) Đầu tư:

- Phát triển đầu tư tài chính, bảo hiểm và quản lý quỹ đầu tư

- Phát triển kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, trái phiếu...)

- Đầu tư bất động sản với hình thức và quy mô hợp lý, an toàn

d) Dịch vụ:

- Phát triển dịch vụ để tăng trọng thu dịch vụ trong tổng thu

- Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại - Phát triển dịch vụ đi kèm với mở rộng và nâng cao mạng lưới điểm giao dịch

- Phát triển các dịch vụ mới qua kênh phân phối ngân hàng điện tử (internet/phone/SMS banking) quản lý vốn, dịch vụ cho khách hàng VIP

Các tiêu chí cơ bản đến năm 2013

- Tổng tài sản ước đạt 22.500 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2012

- Tiền gửi khách hàng đạt 17.200 tỷ đồng tăng 13%, dư nợ tối đa đạt 12.570

- Tỷ lệ nợ xấu 1,5%, đầu tư >20%/năm.

- Thu từ dịch vụ tăng 15% , lợi nhuận sau thuế 95 tỷ đồng - Khả năng sinh lời:12% ≤ ROE ≤ 15%

- Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế ≥ 25%

- Cơ cấu đầu tư/ tài sản có ≥ 20%

- Cơ cấu khách hàng : khách hàng ngoài quốc doanh ≥ 40%

3.1.2. Mục tiêu huy động vốn của Vietcombank Thanh Hóa.

Có được nguồn vốn lớn là thế mạnh, là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Định hướng huy động vốn của Vietcombank Thanh Hóa trong giai đoạn này là duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp. Đồng thời, phát huy uy tín cao của Vietcombank Thanh Hóa trên thị trường tiền tệ để tranh thủ tiếp nhận được vốn ủy thác của các TCTD khác.

Định hướng cho phát triển nguồn vốn của Vietcombank Thanh Hóa với mục tiêu đề ra đến năm 2015:

Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm 20 - 23% năm. Bằng mọi biện pháp, hình thức mở rộng quan hệ với khách hàng để thu hút tiền gửi cả VNĐ và các loại ngoại tệ, nhằm thay đổi cơ cấu tiền gửi, theo hướng tiền gửi với lãi suất tăng lên, tiền gửi có kỳ hạn và dài hạn tăng, phát triển, mở rộng các loại tài khoản tiền gửi truyền thống và đang thực hiện và mở rộng thêm các hình thức mới. Trong từng thời kỳ tiến hành phát hành cổ phiếu để gia tăng vốn điều lệ và quy mô hoạt động một cách hợp lý. Phát triển phong phú các loại tiền gửi về nhiều nội dung kinh tế, với nhiều mốc kỳ hạn khác nhau, mức độ lãi suất ưu đãi, mức độ thuận tiện. Đối với nguồn vốn ngoại tệ, mở tài khoản tiền gửi cho các Tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài, các công ty liên doanh, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan sứ quán, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các cá nhân và cả người nước ngoài không cư trú; nhận uỷ thác vốn đầu tư nước ngoài, hoặc trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Hoạt động huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó luôn có xu hướng vào mục tiêu tăng doanh lợi ngân hàng và tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Căn cứ vào thực lực của mình, những đặc thù trong điều kiện kinh tế xã hội và xu thế phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu phát triển của Vietcombank Thanh Hóa, sau đây là định hướng huy động vốn của Vietcombank Thanh Hóa.

Một là, thực hiện những cải tiến trong hệ thống phân phối như:

Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường để tăng cầu về tài sản ngân hàng của khách hàng tạo động lực cho hoạt động huy động vốn;

Mở rộng các quan hệ đại lý;

Tiếp tục khai thác, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu khách hàng, được thực hiện khép kín từ đó nâng dần sức cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ;

Hai là, mở rộng các hình thức huy động vốn, ngân hàng có thể đưa ra các hình thức tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng lại có một số thuộc tính của tiền gửi không kỳ hạn, chủ động khai thác những nguồn mới, làm cho ngân hàng ít lệ thuộc vào các nguồn, nhóm nguồn tiền gửi hay biến động.

Ba là, nâng cao chất lượng, dịch vụ thanh toán, cải tiến, hiện đại hoá trong hệ thống thanh toán theo hướng giảm sự ràng buộc vào các giấy tờ, tăng an toàn trong hoạt động thanh toán góp phần củng cố lòng tin của khách hàng.

Bốn là, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung và dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải

pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn; thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi; tăng khả năng kiểm soát độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn và kiểm soát khe hở lãi suất; tăng khả năng hoán đổi kỳ hạn giữa các tài sản và nguồn vốn sao cho thích hợp.

Năm là, tiến hành phân đoạn thị trường theo những tiêu thức khác nhau (như phân loại theo địa bàn, điều kiện kinh doanh vùng, tập quán tiêu dùng, mức độ cạnh tranh…) để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối… thích hợp cho từng phân đoạn thị trường.

Sáu là, thực hiện trả lãi cho các tiền gửi và áp dụng hệ thống lãi suất mang tính cạnh tranh. Từng bước tiến tới xóa hẳn việc vay vốn với chi phí cao trên thị trường liên ngân hàng, tạo ra sự chủ động hoàn toàn về vốn;

Những định hướng này luôn bám sát chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhưng để chúng trở thành hiện thực cần áp dụng đồng bộ các giải pháp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w