Đối với tình hình kinh tế trong nước, ngay từđầu năm 2012 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sáchtiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động, sử dụng linh hoạt, cóhiệu
Trang 1BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHCT Ngân hàng Công Thương
VSIP Việt Nam - SingaporeTCKT Tổ chức kinh tế
NHTM Ngân hàng thương mạiTCXH Tổ chức xã hội
PGD Phòng giao dịch
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường .4
1.1.2.1 NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 4
1.1.2.2 NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường 5
1.1.2.3 NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế .5
1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế .6
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại 6
1.1.3.1 Chức năng làm trung gian tín dụng 6
1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán 7
1.1.3.3 Chức năng tạo tiền 8
1.1.4 Hoạt động của Ngân hàng thương mại 8
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 10
1.2.1 Khái niệm vốn huy động trong Ngân hàng thương mại 10
1.2.2 Vai trò của vốn huy động 11
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 12
1.2.3.1 Huy động từ tiền gửi của khách hàng 12
1.2.3.2 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ 15 1.2.3.3 Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương
Trang 31.2.3.4 Huy động từ nguồn vốn khác 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn 18
1.3.1 Khái niệm: Hiệu quả huy động vốn là gì? 18
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn 19
1.3.2.1
1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan 21
1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng thương mại 22
1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng 22
1.4.1.1 Chỉ tiêu xác định chi phí huy động 22
1.4.1.2 Chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lượng của hoạt động huy động 23
1.4.2 Các chỉ tiêu định tính 24
1.4.2.1 Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền 24
1.4.2.2 Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn 26
1.4.2.3 Mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 28
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn .28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 30
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức 30
2.1.2.2 Chức năng các phòng ban 30
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 33
Trang 42.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công
Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 36
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 36
2.2.2 Các hình thức huy động vốn 39
2.2.3 Kỳ hạn huy động vốn 41
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 42
2.2.5 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 44
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu cong nghiệp Tiên Sơn 46
2.3.1 Những kết quả đạt được 46
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48
2.3.2.1 Hạn chế 48
2.3.2.2 Nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN 51
3.1 Định hướng chung 51
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 54
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn 55
3.2.1 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của chi nhánh 55
3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 56
3.2.3 Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ ngân hàng 57
3.3 Kiến nghị 58
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 58
Trang 53.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 583.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam 59
KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động 39
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn 41
Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn theo loại tiền gửi 42
Bảng 2.4 Kết quả tài chính của NHCT KCN Tiên Sơn 46
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển vốn 6
ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2010-2012 37
Đồ thị 2.2 Biểu cơ cấu vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2010 - 2012 41
Đồ thị 2.3 Biểu cơ cấu vốn theo loại tiền gửi 43
Đồ thị 2.4 Kết quả tài chính của NHCT KCN Tiên Sơn 47
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Những tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế trong nước và thế giới
có nhiều biến động rất phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế và kiềm chế lạm phát Đối với tình hình kinh tế trong nước, ngay từđầu năm 2012 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sáchtiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động, sử dụng linh hoạt, cóhiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường đểkiểm soát tốc độ tăng tổng phương diện thanh toán, tổng vốn huy độnghợp lý, đảm bảo ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần thực hiện mụctiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố, lành mạnh hóa hệthống tổ chức tín dụng và các định chế tài chính…
Đứng trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động như vậyđòi hỏi hệ thống Ngân hàng Thương mại nói chung và hệ thống NHCTKCN Tiên Sơn nói riêng phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyênmôn cao, biết xử lý công việc một cách nhanh nhẹn, linh hoạt Biết vậndụng kiến thức lí luận cũng như thực tế để giải quyết công việc một cách
có hiệu quả nhất
Xuất phát từ thực tế và nhu cầu học tập của sinh viên, trường ĐHKinh tế quốc dân luôn chú trọng đến công tác giảng dạy và đào tạo ranhững thế hệ có trình độ và chất lượng chuyên môn hóa cao nhằm đápứng nhu cầu thực tế Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng khôngthể thiếu trong kế hoạch của ngành giáo dục nói chung và của trường ĐHKinh tế quốc dân nói riêng nhằm giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quáthơn, sâu sắc hơn về chuyên ngành đã được đào tạo Từ những kiến thứcthu thập được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại nhà trường và trong
thời gian thực tập tại NHCT KCN Tiên Sơn, đề tài “Gải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp
Trang 8Tiên Sơn” được tác giả chọn làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn
Chương 2: Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn
Chương 3: Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong các ngành côngnghiệp ra đời sớm nhất Ở Mỹ NHTM đầu tiên được thành lập năm 1782,trước khi Hiến pháp liên bang được thông qua và nhiều NHTM đượcthành lập từ những năm 1880 đến nay vẫn đang hoạt động Ở mỗi mộtnước, Luật NHTM có qui định khác nhau, người ta thường dựa vào tínhchất và mục đích hoạt động của Ngân hàng trên thị trường tài chính đểđưa ra cách hiểu về NHTM
Ở Pháp, theo Luật ngân hàng năm 1941 thì “Ngân hàng là những xínghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dướihình thức ký thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính
họ và các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính” Haynhư ở Ấn Độ, Luật ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đãnêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ,đầu tư” Và theo Luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa:
“Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buônbán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phươngtiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng rabảo hiểm…” Để hiểu về NHTM thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau,nhưng ta thấy rằng các NHTM là như thế nào và để phân biệt các NHTMvới các trung gian tài chính khác như: Các Công ty bảo hiểm, các quỹđầu tư… gọi chung là các tổ chức phi ngân hàng thì cần phải dựa trêntính chất cơ bản của NHTM đó là: NHTM là nơi nhận tiền ký thác, tiền
ký gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,
Trang 10chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.
Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật tổ chức tín dụng (TCTD) đượcQuốc Hội thông qua tháng 12 năm 1997 có nêu: “Tổ chức tín dụng làdoanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy địnhkhác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngânhàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,cung cấp các dịch vụ thanh toán” Luật chỉ nêu ngân hàng là loại hình tổchức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng có liên quan Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hìnhngân hàng, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm năm loạingân hàng: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng pháttriển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác Ngân hàng thương mại
ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm vụ cho vay,chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngày càng thể hiện rõvai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.2.1 NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải cómột lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạtđộng khác Nhưng điều khó khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tậptrung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn.Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng,NHTM đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốnmột cách kịp thời cho quá trình sản xuất Nhờ có hoạt động của hệ thốngNHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điềukiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất laođộng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội
Trang 111.1.2.2 NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngânhàng đã làm biến đổi hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp khơi dậysức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao thực hiệnchuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến Điều không thể thực hiệnbằng vốn tự có của các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất it ỏi Bên cạnh đó, tíndụng ngân hàng còn cung cấp một phần không nhỏ trong việc tăng cườngnguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp Một vấn đề luôn là mối lothường trực của các doanh nghiệp Một khía cạnh khác đòi hỏi sự có mặtcủa tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Đó là một ngân quỹ đểdành cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển củakhoa học - kỹ thuật – công nghệ cao Đặc biệt trong điều kiện nước tavẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có nănglực và những công nhân lành nghề
1.1.2.3 NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đượcchia làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh(NHTM) Các NHTM được Nhà nước sử dụng như công cụ để quản lýhoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia Nhà nước điều tiếtngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng vàthanh toán giữa các Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó gópphần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông quaviệc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thựchiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường,điều khiển chúng một cách có hiệu quả
Trang 121.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự hội nhậpkinh tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững Một trong các điềukiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tế quốc gia vớinền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia Nền tài chính quốc gia
là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động của NHTMtrong các lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụthanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác Đặc biệt là cáchoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng vớicác ngân hàng Nhà nước của NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tác độnggóp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đóNgân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nướcphù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Chức năng làm trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng của NHTM được thể hiện qua sơ đồluân chuyển vốn sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển vốn
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM làm “cầu nối” giữangười thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho
Cho vay
Đầu tư
Cá nhân
và doanh nghiệp
Trang 13những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợiích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế Đối với ngân hàng, họ sẽ tìmđược lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay vàlãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợi nhuận này chính là cơ sởcho Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển Đối với nền kinh tế,chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất thực hiệnliên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, Ngân hàng
đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt đông thành vốn hoạt động, kích thíchquá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Đây chính là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại,
nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sởthực hiện các chức năng khác
1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán
Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng rathanh toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản nàysang tài khoản khác theo yêu cầu của họ Thông qua chức năng này Ngânhàng đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhânbởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho kháchhàng Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của ngânhàng ngày càng được mở rộng
Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống NHTM gópphần phát triển nền kinh tế Khi khách hàng thực hiện thanh toán quangân hàng sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho khách hàngđồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn,làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng Đối với NHTM chứcnăng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu lệ
Trang 14phí thanh toán Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàngthể hiện trên số dư Có tài khoản tiền gửi của khách hàng Chức năng nàycũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền của NHTM
1.1.3.3 Chức năng tạo tiền
Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từmột số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằngchuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớnhơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiềncủa hệ thốn ngân hàng
Một ngân hàng sau khi nhận được một món tiền gửi, trên tài khoảntiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư Với số dư này sau khi
đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầu tư, cho vay
từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác Với vòng quaycủa vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng.NHTM thực hiện được chức năng tạo tiền
1.1.4 Hoạt động của Ngân hàng thương mại
Nhìn chung các nghiệp vụ chủ yếu của một NHTM được chia làm 3loại nghiệp vụ chính: nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng vốn và nghiệp vụtrung gian
Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM được thực hiện qua hành vi mởtài khoản để thực hiện thanh toán cho khách hàng, hoặc huy động các loạitiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, dân cư , phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay các Ngân hàng tổ chức tín dụng khác, đi vayNgân hàng Trung ương… Đây là nguồn gốc để các NHTM phát tín dụngvào nền kinh tế, còn phần vốn tự có của NHTM chủ yếu là để phục vụ choviệc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mua sắm máy móc thiết bị … Nhưvậy có thể nói ngân hàng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động là chủ yếu,
Trang 15tuỳ theo luật pháp của mỗi nước mà các NHTM được huy động một tỷ lệcao hay thấp vốn huy động để kinh doanh Thông thường vốn huy động củaNHTM có thể gấp 20 lần vốn tự có của NHTM trở lên, hay nói cách khác đivốn tự có của NHTM được quy định thông thường bằng hay lớn hơn 5%vốn huy động mà NHTM được phép huy động
Khi đã huy động được vốn trong tay, để có thể tạo ra lợi nhuận,NHTM phải tiến hành kinh doanh dưới các hình thức dùng vốn huyđộng, mà chủ yếu là cấp tín dụng, các NHTM có thể sử dụng nguồn vốn
đó để kinh doanh dưới các dạng đầu tư khác như: kinh doanh ngoại tê,kinh doanh chứng khoán, đầu tư vốn trực tiếp vào các doanh nghiệp dướidạng góp vốn, thành lạp công ty… Nghiệp vụ sử dụng vốn có hiệu quả,góp phần mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, thu hútđược nhiều khách hàng đến quan hệ giao dịch với ngân hàng, tạo điềukiện thuận lợi để mở rộng nghiệp vụ huy động vốn
Bên cạnh đó NHTM cũng có thể tạo ra doanh thu cho mình bằngviệc thực hiện các dịch vụ được phép như thanh toán, chuyển tiền hộ, tưvấn khách hàng, quản lý hộ tài sản cho khách hàng… trên cơ sở đó ngânhàng thu phí dịch vụ Ngày nay, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế,đòi hỏi hoạt động dịch vụ trang thiết bị, cơ sở vật chất áp dụng công nghệtiên tiến vào hoạt động ngân hàng, thực hiện tốt khâu thanh toán khôngdùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán séc, thanh toán
bù trừ, thực hiện chuyển tiền nhanh qua mạng máy vi tính, thực hiệnthanh toán qua thẻ tín dụng Thực hiện tốt khâu dịch vụ góp phần tăngthu nhập cho ngân hàng Hiện nay xu hướng nguồn thu về dịch vụ ngàycàng tăng và chiếm tỷ lệ lớn về tổng thu trong kinh doanh của ngân hàng.Đồng thời góp phần làm tăng chu chuyển đồng vốn, tiết kiệm vốn trongquá trình thanh toán, làm giảm khối lượng lưu thông tiền mặt, tiết kiệmđược chi phí in ấn, kiểm đếm tiền… Ngân hàng thực hiện tốt khâu dịch
Trang 16vụ, thanh toán sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịchvới Ngân hàng Từ đó tạo điều kiện cho công tác huy động vốn và chovay của ngân hàng
Tóm lại: các hoạt động của NHTM có mối quan hệ mật thiết hữu cơ,làm tiền đề, điều kiện cho nhau Vì vậy, các NHTM phải thực hiện tốtđồng bộ tất cả các hoạt động
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm vốn huy động trong Ngân hàng thương mại
NHTM là một trung gian tài chính, ở mỗi nước khác nhau các trunggian tài chính lại được phân chia khác nhau Tuy nhiên, luôn tồn tại mộtđiểm chung là vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại đóng gópkhối lượng tài sản và tầm quan trọng đối với nền kinh tế Để có được vịtrí đó NHTM phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và công cụ duy nhất
mà các NHTM phải có trước tiên là vốn
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mạitạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiệncác dịch vụ kinh doanh khác
Vốn của ngân hàng được hình thành qua các nguồn khác nhau Đểbắt đầu hoạt động của ngân hàng thì chủ ngân hàng phải có một lượngvốn nhất định được gọi là vốn ban đầu Trong quá trình hoạt động, ngânhàng gia tăng khối lượng vốn của mình thông qua các hoạt động huyđộng vốn như nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ đi vay và các nghiệp vụ khác( dịch vụ uỷ thác, trung gian thanh toán…)
“Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được
tù các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác…” Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn.
Trang 171.2.2 Vai trò của vốn huy động
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh đượcthì phải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khảnăng kinh doanh Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh
doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng Vốn là điểmđầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoài vốn ban đầu cầnthiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinhdoanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn.Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư… để thu lợi nhuận.Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ítquyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng Nguồn vốn huyđộng được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận cao chongân hàng
Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh
tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để
mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không
bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngânhàng
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đếnkhả năng cạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằngqui mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại.Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủyếu dựa vào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong nhữngtrường hợp cần thiết Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện
Trang 18thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với cácthành phần kinh tế cả về qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thờigian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải chokhách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh sốhoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ cónhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và nănglực trên thị trường.
Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìmcách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từnhững người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sửdụng nguồn vốn một cách hiệu quả Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngânhàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp vớitình hình chung của nền kinh tế Đó là một trong những điều kiện tiênquyết đưa ngân hàng đến thành công
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Huy động từ tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế,doanh nghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung giancùng cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng.Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: tiền gửi củadoanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư
a Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào vàngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó làkhoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán
Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào ngân hàng để thực
Trang 19hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoảntiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán mà không phải để dành Bởi vậy,đối với khách hàng đây là một tài sản mà họ ký thác uỷ nhiệm cho ngânhàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu củakhách hàng Do vậy, khách hàng không mất quyền sở hữu, cũng nhưquyền sử dụng số tiền đó Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng chobất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào Khách hàng được sử dụng số tiền củamình bằng các phương tiện thanh toán dùng để chi trả cho người thụhưởng, loại tiền gửi này lãi suất thường thấp hơn lãi suất trả cho cáckhoản tiền gửi có lãi khác Nhưng khi khách hàng mở và sử dụng các loạitài khoản này thì được ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phíhoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thườngchiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.
Như vậy, các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàntrong việc bảo quản vốn và trong quá trình thanh toán trả tiền hàng hoádịch vụ, ngoài ra khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ vàmột số dịch vụ miễn phí Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra chi phí cho bộmáy kế toán theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí nàykhá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượng tiền gửivào và số lượng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thườngkhông sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản Do đó luôn tồn tạimột số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài số dư ấy được ngânhàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân mởtài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngày cànggia tăng Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng củangân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng
Trang 20- Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanhnghiệp, chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thờigian này được xác định trước Do đó các doanh nghiệp thường gửi vàongân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửinày xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có Về nguyêntắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãitrên số tiền gửi đó Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khíchkhách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rúttiền ra trước hạn Trong trường hợp nay khách hàng không được hưởnglãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn
Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thể
sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung dài hạn.Nếu số nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng nguồn vốn huy động
sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinhdoanh
- Tiền gửi tiết kiệm dân cư
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửivào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là
bộ phận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào
tổ chức tín dụng Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêudùng cá nhân Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coinhư một giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng Đến thời hạn kháchhàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiếtkiệm
Có hai loại tiền gửi tiết kiệm:
Trang 21- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ
số tiền gửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, ngườigửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho ngườikhác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những ngườigửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trongtương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạntrên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãisuất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưngtrong thực tế ở nước ta hiện nay để khuyến khích người gửi tiền cácNHTM vẫn cho khách hàng rút ra trước thời hạn và được hưởng lãi suấtthấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ( thông thường bằng lãi suất tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn )
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượnglớn thứ hai trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phụ thuộcrất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổngthu nhập của dân cư, chất lượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồngtiền và nền kinh tế tăng trưởng vững chắc
1.2.3.2 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ
a Phát hành kỳ phiếu có mục đích
Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho cácnguồn vốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương, chuyểndịch cơ cấu kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế màcác nguồn vốn tự có chưa đáp ứng được, NHTM trình ngân hàng Nhànước xin phép phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng tương đối
Trang 22lâu dài cho các hoạt động này.
Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, cóthời hạn, người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứngnhận của ngân hàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳphiếu ngân hàng được phát hành nhằm huy động vốn nhàn rỗi vào ngânhàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định trị của đồng tiền, tạo nguồnvốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế
b Phát hành trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngânhàng đối với những người mua trái phiếu (nhà đầu tư) Trái phiếu đượccác NHTM hay các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn chochính bản thân ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan Thờihạn của trái phiếu thường lớn hơn một năm Lãi suất của trái phiếuthường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Các NHTM pháthành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn thông qua các dự án đầu
tư của doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết cho vay
Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của cácNHTM như kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huyđộng vốn của NHTM ở các nước đang phát triển Vốn được huy động từhình thức này dùng để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn
1.2.3.3 Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương
Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sửdụng vốn, xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất
Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các tổ chức tín dụng vayvốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trường này giúp choNHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu
Trang 23hụt vốn trong thanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụngđến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chứctín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung Ương.
Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiếnhành theo nguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sởhợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố ( tiềnmặt tại quỹ và các chứng từ có giá trị ), hay NHTM đi vay có thể xinngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốn các ngân hàng khác Các ngânhàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữ bắt buộc và antoàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thường xuyêntại NHTW
Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếuvốn hoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tạingân hàng Trung ương để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt độngkinh doanh của mình Việc ngân hàng Trung ương cho các NHTM vay
đã làm tăng khả năng thanh toán cho các NHTM Nguồn vốn của ngânhàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toáncủa nền kinh tế được bình thường Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽxuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mất khả năngthanh toán
Các nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trungương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết.Cho nên thời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thứchuy động vốn khác của NHTM
1.2.3.4.Huy động từ nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khaithác nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, cóthời hạn tương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi Khi
Trang 24các NHTM nhận các nguồn vốn này thường có các điều kiện kèm theorất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự
án tài trợ
Ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng vàNhà nước ta đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn,trên tinh thần mở cửa của nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trênthế giới, thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam Cácnguồn vốn này có đóng góp rất quan trọng vào công cuộc đổi mới côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước vàNHTM phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, từ đótranh thủ và tiếp nhận các nguồn vốn này
Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuynhiên chất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởngtác động rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến các yếu
tố mang tính chất vi mô của nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quantới chính NHTM
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn
1.3.1 Khái niệm: Hiệu quả huy động vốn là gì?
Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đòi hỏi công táchuy động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinhdoanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sửdụng vốn của ngân hàng Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổnđịnh về số lượng, có thể thoả mãn các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũngnhư các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính
là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa
Trang 25huy động ở dân cư, huy động ở tổ chức và…Một cơ cấu vốn hợp lý phải
là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạngbất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn
Thứ ba: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí.Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củangân hàng Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho cáclượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vàomức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng caothì càng hấp dẫn khách hàng Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất chovay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này lại có quan
hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi đối ngược nhau, nếu ngân hàngnâng lãi suất huy động để tăng cường huy động vốn thì cũng buộc phảinâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy động và kinh doanh
có lãi Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thì lại dẫn tới giảm khảnăng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng làphải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh tronghuy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi Có thểthấy rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động theo từng loại hình huyđộng là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên
Cơ sở để ngân hàng hàng tối thiều hoá chi phí huy động ở đây là sự hợp
lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn
1.3.2.1 Các nhân tố khách quan
a Môi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớncủa môi trường pháp lý Có những bộ luật tác động trực tiếp mà chúng tathường thấy như: Luật các TCTD, Luật NHNN… Những Luật này quy
Trang 26định tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việcgửi và sử dụng tài khoản tiền gửi… Có những Bộ Luật tác động gián tiếpđến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTMkhông được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, màphải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độnhất định mà NHNN cho phép… Bên cạnh những bộ luật đó thì chínhsách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp
vụ tạo vốn của NHTM Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền
tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắtchặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hộithì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn Như vậy, môi trường pháp
lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốncủa NHTM Mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các quiđịnh, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từkhách hàng
b Môi trường kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác độngkhông nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tếtăng trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn củaNHTM Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõtrong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng.Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹnhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuậnlợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dân khônggửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốngặp khó khăn
Trang 27c Tâm lý, thói quen khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tạingân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ởcác nước phát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhậpđược chuyển vào tài khoản của họ Nhưng ở các nước kém phát triển,nhu cầu dung tiền mặt thường lớn hơn Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm cóhai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửitiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thểhuy động trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động
ra vào của các nguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng
có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềmtin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiệntượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn nhất của ngân hàng Mộtđặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyêncủa việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Mức độ sử dụng càng cao, ngânhàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn
1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan
a Các hình thức huy động vốn
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đadạng hình thức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàngngày càng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nềnkinh tế càng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhucầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức huyđộng càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư,
vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại antoàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào
áp dụng một hình thức mới
Trang 28b Chính sách lãi suất cạnh tranh
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau
đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới vàduy trì tiền gửi hiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã
ở vào mức tương đối cao Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉvới các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thịtrường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khácnhau trong thị trường tiền tệ Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trìnhnới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nêngay gắt Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khácbiệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm vànhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từcông cụ này sang công cụ khác
c Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng
Nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợpcho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng vớimình Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạođiều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng
1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng thương mại
1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
Để việc đánh giá về hiệu quả về hoạt động huy động vốn tại các ngânhàng được chính xác và đầy đủ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơbản sau:
1.4.1.1 Chỉ tiêu xác định chi phí huy động.
- Thông thường người ta thường sử dụng phương pháp tính chi phí
Trang 29trung bình theo nguyên giá.
Phương pháp này có ưu điểm là đánh giá được tình hình nguồn vốntrong quá khứ
Công thức:
Chi phí trả lãi bình
Chi phí trả lãiTổng các khoản tiền gửi và vay
Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãiTài sản có sinh lời
bù p c các kho n chi phi tr lãi
Để bù đắp được các khoản chi phi trả lãi đắp được các khoản chi phi trả lãi được các khoản chi phi trả lãi ản chi phi trả lãi ản chi phi trả lãi
Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãi + Các khoản CF khác
Tài sản có sinh lời
Để hoà vốn
- Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như:Phương pháp tính phí huy động vốn biên, phương pháp tính phí dự kiếnbình quân gia quyền
1.4.1.2 Chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lượng của hoạt động huy động vốn.
- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huyđộng vốn, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệuquả sử dụng vốn của ngân hàng
Trang 30Tỷ trọng từng loại = Tổng nguồn vốn huy độngSố dư từng loại tiền gửi x 100%
- Lãi suất huy động bình quân:
Chỉ tiêu này xác định lãi suất huy động bình quân của ngân hàngtrong từng thời kỳ nhất định Qua đó, so sánh khả năng hấp dẫn kháchhàng của ngân hàng bằng lãi suất đồng thời cho phép so sánh chi phíhuy động giữa các ngân hàng
Lãi suất đầu vào
1.4.2.1 Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền.
Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng vàkhách hàng Mặc dù các ngân hàng ngày này cạnh tranh với nhau chủ yếu
ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn làmột nhân tố hấp dẫn khách hàng Nghĩa là ngân hàng phải trả cho kháchhàng thoả đáng nếu không muốn nói là tốt hơn các ngân hàng khác Mộtkhách hàng không muốm mang vốn nhàn rỗi của mình đầu tư vào sảnxuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng để gửi tiền để thu lãi tiềngửi Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợiích tốt nhất ngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng.Khi đánh giá chất lượng công tác huy động vốn, người ta thường sử dụng
Trang 31chỉ tiêu trên để xem xét, đánh giá.
Hiện nay khi NHNN ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận, tức là giaoquyền tự quyết và lãi suất huy động và cho vay cho các ngân hàng Ngânhàng nào đưa ra mức lãi suất huy động vừa có khả năng cạnh tranh vớicác ngân hàng bạn, lại vừa hấp dẫn được khách hàng thì chứng tỏ côngtác huy động vốn của ngân hàng đó là rất tốt Hơn nữa, nếu ngân hàng rútngắn được quy trình huy động vốn, hạ được chi phí huy động vốn đảmbảo thuận lợi cho người gửi tiền về thời hạn, loại tiền, lãi suất huy động,địa điểm giao dịch thì khách hàng sẽ đem vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng
đó và ngân hàng cùng hoạt động kinh doanh có hiệu quả Một số ngânhàng khi cần thiết một khối lượng vốn lớn đã áp dụng tiền gửi tiết kiệm
có thưởng Hình thức đó phần nào hấp dẫn được khách hàng bởi kháchhàng là người luôn được lợi mà hoàn toàn không gặp rủi ro nào hết Việchuy động vốn theo hình thức này có thể được tổ chức theo từng đợt huyđộng vốn, giá trị của giải thưởng tuỳ thuộc vào lượng tiền dự định trongđợt huy động Phương pháp này xét kỹ còn có lợi hơn phương pháp lãisuất Mặc dù bản chất là giống nhau Ngân hàng bị giảm một phần lợinhuận nhưng bù lại số lượng khoản giao dịch tăng lên nên cuối cùng lợinhuận ngân hàng sẽ tăng lên Bên cạnh đó ngân hàng có thể áp dụng một
số biện pháp khác: tặng quà nhân dịp ngày lễ, tết hay những ngày trọngđại đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và thường xuyên
Thông thường tại các ngân hàng hiện nay, mỗi khi ngân hàng có nhucầu gửi thêm tiền mặt hoặc rút ra thì họ phải trực tiếp mang sổ tiết kiệmtới tổ chức tín dụng nơi họ gửi vào Khi có sự thoả thuận giữa các ngânhàng với nhau thì khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra tại nơithuận tiện nhất đối với họ Điều này cần có sự tăng cường quan hệ chặtchẽ giữa các ngân hàng Mỗi ngân hàng không thể tự khép kín hoạt động
Trang 32của mình mà cần có sự liên kết với nhau có như vậy khả năng cung cấpcho khách hàng của mình mới phát triển và hiệu quả.
1.4.2.2 Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn.
Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng muốn hoạt độngkinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng phải tạo được uy tín đối với kháchhàng Uy tín của ngân hàng có sự tác động tới công tác huy động vốn và
sử dụng vốn của ngân hàng Khi ngân hàng có uy tín, khách hàng sẽ tìmđến với ngân hàng đó để giao dịch, ngân hàng thu hút được nguồn vốnnhàn rỗi từ khách hàng Ngược lại, khi ngân hàng mất uy tín khách hàng
sẽ không đến với ngân hàng bởi vì họ sợ gặp rủi ro Khi đó, những kháchhàng đã gửi tiền tại ngân hàng sẽ tìm cách rút tiền gửi ra khỏi ngân hàngmặc dù số tiền gửi đó chưa đến hạn và khách hàng phải chịu thiệt vì sốtiền lãi mà họ được hưởng được tính theo lãi suất thấp hơn hoặc lãi suấtbằng không Nếu số lượng vốn bị rút trước hạn quá lớn, ngân hàng đó sẽrơi vào tình trạng mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn Ngânhàng sẽ không còn khả năng thanh toán và cuối cùng là phá sản
Vì vậy, để đánh giá chất lượng công tác huy động vốn của một ngânhàng người ta còn so sánh tỷ lệ rút vốn trước hạn của một ngân hàng vớicác ngân hàng khác Nếu tỷ lệ này cao thì chứng tỏ uy tín của ngân hàngkhông cao, công tác huy động vốn chưa được phát huy tốt
1.4.2.3 Mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn.
Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hìnhthức truyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu,trái phiếu, tín phiếu…do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầucủa các khách hàng Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tíchcực đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là ngân hàng đầu
tư và ngân hàng công thương thông qua việc phát hành chứng chỉ tiềngửi, tiền gửi bảo hiểm, phát hành các loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động
Trang 33(ATM)…Cụ thể ngày 12/02/2003 ngân hàng đầu tư đã phát hành chứngchỉ tiền gửi và đạt được thành công ngoài mong đợi Dự kiến trong haitháng để huy động 3000 tỷ Việt Nam đồng nhưng chỉ trong 20 ngày ngânhàng đã huy động đủ số tiền trên và phải kết thúc đợt huy động.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá công tác huy động Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huyđộng vốn đảm bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, nămsau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng Thông thường tỷ lệtăng nguồn vốn huy động của các NHTM ở Việt Nam khoảng 5- 9%
Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cựclà: Tăng cường nguốn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huyđộng của các ngân hàng thì có đến 80% là ngắn hạn (dưới 12 tháng) làmcho khả năng cung ứng vốn vay trung - dài hạn bị hạn chế, đồng thời lànhân tố tiềm ẩn đe doạ sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng.Tăng cường nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốn huyđộng có lãi suất cao, tăng huy động vốn có lãi suất thấp, đảm bảo vốncho hoạt động kinh doanh Thực hiện tốt việc lập và điều chỉnh kế hoạch
về nguồn vốn tạo điều kiện tăng doanh thu và tăng lợi nhuận
Tuy nhiên công tác huy động vốn phải tuân thủ các chỉ tiêu mangtính bắt buộc sau: Số lượng vốn huy động không được vượt quá 20 lầnvốn tự có của bản thân ngân hàng Đồng thời tỷ lệ (VTC/VHĐ)*100%luôn phải lớn hơn hoặc bằng 5%
Việc tuân thủ các chỉ tiêu trên sẽ giúp cho ngân hàng tránh được cácrủi ro, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định và vững chắc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
Trang 34NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập lại năm 1997 (trên cơ sở tách ra từtỉnh Hà Bắc cũ), nền kinh tế Bắc Ninh chủ yếu là nông nghiệp, giá trị sảnxuất công nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp Để thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI “Đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phấn đấu đến năm 2015Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập các
khu công nghiệp và đẩy mạnh quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư vào côngnghiệp
KCN Tiên Sơn được thành lập ngày 18/12/1998 là KCN đầu tiêncủa tỉnh với quy mô 350ha, tổng vốn đầu tư là 837.5 tỷ đồng KCN TiênSơn nằm trên 2 huyện là Từ Sơn và Tiên Du, có vị trí địa lý rất thuận lợicho các nhà đầu tư: cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22km; cách Sân bayQuốc tế Nội Bài 30km; cách cửa khẩu Lạng Sơn 120km, cách cảng biểnnước sâu Cái Lân (Thành phố Hạ Long) 120km, cách Cảng Hải Phòng100km, nằm giữa 2 quốc lộ 1A cũ và 1A mới
Một số ngành nghề ưu tiên đầu tư vào KCN Tiên Sơn:
- Ngành cơ khí lắp ráp, công ngệ điện tử: Sản xuất các sản phẩmphục vụ tiêu dùng cao cấp;
- Ngành chế biến nông sản thực phẩm: Sản xuất hàng xuất khẩu;
- Ngành sản xuất vật liệu cao cấp: Phục vụ nhu cầu trong nước vàxuất khẩu;
- Nhóm ngành nghề dệt may: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước