Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thức truyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tích cực đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi bảo hiểm, phát hành các loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động
(ATM)…Cụ thể ngày 12/02/2003 ngân hàng đầu tư đã phát hành chứng chỉ tiền gửi và đạt được thành công ngoài mong đợi. Dự kiến trong hai tháng để huy động 3000 tỷ Việt Nam đồng nhưng chỉ trong 20 ngày ngân hàng đã huy động đủ số tiền trên và phải kết thúc đợt huy động.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác huy động. Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốn đảm bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Thông thường tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động của các NHTM ở Việt Nam khoảng 5- 9%.
Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cực là: Tăng cường nguốn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huy động của các ngân hàng thì có đến 80% là ngắn hạn (dưới 12 tháng) làm cho khả năng cung ứng vốn vay trung - dài hạn bị hạn chế, đồng thời là nhân tố tiềm ẩn đe doạ sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng. Tăng cường nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốn huy động có lãi suất cao, tăng huy động vốn có lãi suất thấp, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt việc lập và điều chỉnh kế hoạch về nguồn vốn tạo điều kiện tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên công tác huy động vốn phải tuân thủ các chỉ tiêu mang tính bắt buộc sau: Số lượng vốn huy động không được vượt quá 20 lần vốn tự có của bản thân ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ (VTC/VHĐ)*100% luôn phải lớn hơn hoặc bằng 5%.
Việc tuân thủ các chỉ tiêu trên sẽ giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định và vững chắc.
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Tiên Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập lại năm 1997 (trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ), nền kinh tế Bắc Ninh chủ yếu là nông nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI “Đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phấn đấu đến năm 2015Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập các khu công nghiệp và đẩy mạnh quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư vào công nghiệp.
KCN Tiên Sơn được thành lập ngày 18/12/1998 là KCN đầu tiên của tỉnh với quy mô 350ha, tổng vốn đầu tư là 837.5 tỷ đồng. KCN Tiên Sơn nằm trên 2 huyện là Từ Sơn và Tiên Du, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho các nhà đầu tư: cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22km; cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 30km; cách cửa khẩu Lạng Sơn 120km, cách cảng biển nước sâu Cái Lân (Thành phố Hạ Long) 120km, cách Cảng Hải Phòng 100km, nằm giữa 2 quốc lộ 1A cũ và 1A mới.
Một số ngành nghề ưu tiên đầu tư vào KCN Tiên Sơn:
- Ngành cơ khí lắp ráp, công ngệ điện tử: Sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cao cấp;
- Ngành chế biến nông sản thực phẩm: Sản xuất hàng xuất khẩu; - Ngành sản xuất vật liệu cao cấp: Phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Nhóm ngành nghề dệt may: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
…Nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của KCN Tiên Sơn – KCN đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, ngay từ tháng 5 năm 2002 chi nhánh Bắc Ninh, NHCT Việt Nam đã thành lập điểm giao dịch và là ngân hàng thương mại đầu tiên có mặt để phục vụ các doanh nghiệp trong KCN. Cùng với sự phát triển của KCN, điểm giao dịch KCN Tiên Sơn dần được nâng cấp qua các năm, cụ thể:
Ngày 01/03/2003 thành lập phòng giao dịch KCN Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 01/12/2004 nâng cấp phòng giao dịch KCN Tiên Sơn thành chi nhánh cấp 2 KCN Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh tỉnh Bắc Ninh với số lượng cán bộ nhân viên là 15 người.
Ngày 01/01/2006 Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam đã quyết định chuyển chi nhánh cấp 2 KCN Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCT Việt Nam với 21 cán bộ công nhân viên. Chinh nhánh KCN Tiên Sơn có trụ sở tại trung tâm KCN Tiên Sơn và một quỹ tiết kiệm nằm ngay trong trụ sở chính. Đến nay tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 78 người được bố trí, sắp xếp hợp lý, phân công, phân nhiệm theo đúng quy định của VietinBank, đảm bảo mọi người đều có việc làm ổn định. Chi nhánh ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng trách nhiệm với người lao động theo đúng quy định của luật lao động; Thực hiện trả lương theo từng vị trí gắn với năng suất chất lượng và hiệu quả công việc. Đời sống, thu nhập của người lao động được cải thiện, nâng cao.
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức
Mô hình tổ chức được bố trí như sau:
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHCT KCN Tiên Sơn
2.1.2.2. Chức năng các phòng ban * Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc và phó giám đốc
- Giám đốc: Là người có quyền cao nhất trong cơ quan, điều hành quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng mình.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Ban giám đốc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng kế toán giao dịch Phòng quản lý rủi ro Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính PGD số 1 KCN PGD Yên Phong PGD thị trấn Lim PGD KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh PGD KCN VSIP Bắc Ninh PGD Đông Ngàn
* Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm: cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với Khách hàng doanh nghiệp phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và VietinBank.
* Phòng khách hàng cá nhân
- Là phòng tham mưu, tư vấn cho Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai, quản lý và hoàn thiện các chính sách tín dụng, công cụ để thực hiện công tác phê duyệt tín dụng tại đơn vị
- Thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm đối với các hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết theo quy định của Vietinbank
- Phân tích và cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Chỉ đạo triển khai hoạt động tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
- Kiểm soát, kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động của phòng; kiểm soát những khoản cho vay thuộc thẩm quyền theo Quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank; chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng của phòng
- Tham gia cùng với bộ phận xử lý nợ trong việc khởi kiện với các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể hòa giải nếu được yêu cầu
* Phòng kế toán giao dịch
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như mở đóng tài khoản, mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền trong và ngoài nước…, thực hiện các công việc liên quan công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý theo quy định của nhà nước và của NHCT.
- Thực hiện chức năng thu thập, duy trì phân tích dữ liệu rủi ro hoạt động; xây dựng, rà soát và đề xuất thiết lập, điều chỉnh hệ thống hạn mức rủi ro hoạt động; theo dõi, đo lường và cảnh báo nguy cơ tổn thất rủi ro hoạt động. Tiếp nhận, theo dõi, quản lý và tổng hợp, phân tích báo cáo về công tác Phòng rửa tiền, tài trợ khủng bố, tổng hợp báo cáo phòng chống rửa tiền.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống core banking đối với nghiệp vụ ngân hàng hiện đại trên các lĩnh vực: huy động vốn, tín dụng ngân hàng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư.
* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Là phòng có chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh có theo đúng quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ hiện hành của nhà nước, của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng thời tuân thủ theo các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế
* Phòng tiền tệ - kho quỹ
Là phòng có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT, thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn
* Phòng tổ chức hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại chi nhánh.
Về cơ bản một ngân hàng luôn hoạt động với 3 nghiệp vụ kinh doanh chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng. Ba nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Nắm bắt được những thế mạnh và chiến lược phát triển của tỉnh, NHCT KCN Tiên Sơn đã chủ động phát triển các hoạt động kinh doanh, không ngừng gia tăng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng.
Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ, và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
* Hoạt động cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
- Thanh toán và tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế + Chuyển tiền nhanh Western Union
+ Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc
+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM + Chi trả Kiều hối…
- Ngân quỹ
+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
+ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ…
+ Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế
- Thẻ và ngân hàng điện tử
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế ( VISA, MASTER CARD…)
+ Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt ( Cash card) + Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
* Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là nguồn vốn hàng đầu của mỗi ngân hàng, là một trong những nguồn lực chủ yếu để ngân hàng dành được ưu thế cạnh tranh. Khi nền kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Trước những thay đổi hàng ngày của khoa học kĩ thuật trên thế giới nếu chỉ duy trì đội ngũ cán bộ nhân viên như cũ, tức là không đào tạo và phát triển họ sẽ làm họ bị tụt hậu về nhận thức dẫn tới tụt hậu về sản phẩm và dịch vụ, và do đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng. Do vậy vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng trong tổ chức cần phải được chú trọng đầu tư và phát triển
- Phát triển công nghệ: Công nghệ thông tin là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng. Công nghệ thông tin là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng buộc ngân hàng cần phải có những giải pháp công nghệ tiện ích ngày càng tiến bộ. Với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thẻ ATM để chuyển khoản sẽ tăng cao. Vì vậy ngân hàng cần phải có kế hoạch đầu tư, nâng cấp và phát triển các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
- Phát triển kênh phân phối: Đối với NHCT KCN Tiên Sơn nói riêng và các NHTM nói riêng, việc phát triển kênh phân phối cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho sự phát triển. Việc đa dạng hóa kênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố làm