1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1)

96 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 159,49 KB

Nội dung

Lời nói đầu Hiện nay, trên thị trường đã và đang lưu hành rất nhiều đầu sách liên quan đến chủ đề chăm sóc con trẻ, cuốn nào cũng giới thiệu các cách chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy cuốn “Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện” này khác hẳn với những cuốn sách khác bạn đã được đọc. Vì tác giả viết cuốn sách này đã từng hoạt động trong lĩnh vực dân số, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh nên có rất nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách đã miêu tả toàn diện từ lúc mới bắt đầu mang thai đến khi sinh trẻ ra và đến lúc trẻ bước vào tuổi dậy thì. Sách trình bày rất rõ về quá trình nuôi dạy con trẻ cùng các lời khuyên, chỉ dẫn thiết thực và các giải pháp hiệu quả, tối ưu mà chúng ta hay gặp phải. Ngoài ra còn trình bày rất kỹ lưỡng và đầy đủ các phương pháp nuôi dưỡng và giáo dục con theo khoa học ngay từ khi còn nhỏ, cùng các cách chẩn đoán, chữa trị kịp thời và hiệu quả cho các loại bệnh mà con trẻ thường gặp phải. Trong quá trình nuôi dạy trẻ nếu gặp phải một số căn bệnh hay triệu chứng gì đó thì bạn sẽ biết cách xử lý đúng theo như cuốn sách đã hướng dẫn. Đây thực sự là cuốn cẩm nang hữu ích cho các bậc cha mẹ và cho mọi gia đình. Chương I: Quá trình thai nghén 1. Những vấn đề liên quan đến sinh con tốt, nuôi con khoẻ và dạy con ngoan Sinh con tốt đó là sinh ra một đứa trẻ thông minh, mạnh khoẻ, tránh không sinh ra những đứa trẻ bị dị dạng bẩm sinh và bị bệnh di truyền. Các biện pháp cần phải thực hiện là không kết hôn có cùng huyết thống, những người mắc bệnh di truyền không nên kết hôn, những gia đình có bệnh di truyền cần phải tư vấn; đặc biệt là phải kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn. Khi đã có thai cần phải tránh tiếp xúc với những nhân tố có hại ảnh hưởng đến thai như các chất độc công nghiệp, những khí có hại, tia phóng xạ, uống thuốc bừa bãi ) cần phải tăng cường bảo vệ sức khoẻ trong thời kỳ thai nhi, bà mẹ mang thai cần phải chú ý vệ sinh và chế độ dinh dưỡng của mình; định kỳ kiểm tra theo chỉ dẫn của thầy thuốc, sớm phát hiện ra những đứa trẻ bị dị dạng bẩm sinh để kịp thời xử lý. Sau khi đứa trẻ ra đời để cho đứa trẻ được phát triển bình thường, khoẻ mạnh hoạt bát, chúng ta cần phải tiến hành một số biện pháp nuôi dưỡng tốt: cho bú sữa mẹ; bảo đảm trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt, chú ý bổ sung thêm thức ăn phụ, cho ăn hợp lý; định kỳ tiến hành kiểm tra sức khoẻ của trẻ sơ sinh (chiều dài, cân nặng ); tiến hành tiêm phòng theo kế hoạch (lao, ho gà, uốn ván, sởi, não ) để phòng chống truyền nhiễm; đồng thời cũng để ngăn chặn các căn bệnh thiếu máu, gù lưng, suy dinh dưỡng trong thời kỳ sơ sinh. Tất nhiên, khi đã có được hàng loạt những biện pháp sinh con tốt, dậy con ngoan chúng ta còn cần phải tăng cường giáo dục sớm ngay từ lúc còn sơ sinh, không những làm cho thể trạng của trẻ sơ sinh mạnh khoẻ, mà còn có được đứa con thông minh, lanh lợi. Tốt nhất là nên tiến hành dậy trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, đó gọi là dậy trẻ từ trong bụng; khi trẻ ra đời cần phải quan sát kỹ càng sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh có bình thường hay không (bao gồm phát triển vận động mạnh và những vận động nhỏ bé, khả năng thích ứng với xã hội và ngôn ngữ ); đồng thời cũng cần phải rèn cho trẻ có cá tính tốt và tăng cường giáo dục các phẩm chất đạo đức tốt, bố mẹ hãy làm gương cho con cái. Sinh con, nuôi con khoẻ và dạy con ngoan đó đều là những vấn đề được các bậc phụ huynh và cả xã hội quan tâm. Làm tốt được 3 việc ấy thì đó cũng là mục đích đào tạo ra những lớp người kế cận thông minh, tài trí giúp ích cho nước nhà. 2. Những kiến thức cơ bản về bệnh di truyền Tế bào của những người bình thường có 23 cặp (46) nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp là nhiễm sắc thể thường và 1 cặp là nhiễm sắc thể tính, nữ giới là XX và nam giới là XY. Ở mỗi một cặp nhiễm sắc thể đều có rất nhiều gen, vị trí của mỗi một gen chiếm trong nhiễm sắc thể được gọi là hàng. Gen được cấu tạo bởi DNA, khi cấu tạo của DNA bị biến dạng (tức là gen bị bệnh) thì về lâm sàng các căn bệnh di truyền sẽ xuất hiện. Rất nhiều thai nhi bị chết lưu, bị đẻ non, bị sẩy một phần là do có các căn bệnh di truyền nặng không thể tiếp tục sống được ở trong bào thai. Một số thai nhi dù có sống sót thì một số căn bệnh di truyền sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh rõ rệt nhưng một hệ thống, cơ quan trên cơ thể bị khiếm khuyết, dị dạng, trí não phát triển chậm khi lớn lên những đứa trẻ này không thể tự lo liệu được cho bản thân, hoặc mất đi khả năng lao động đòi hỏi phải có người chăm sóc, như vậy sẽ tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhưng cũng có một số căn bệnh mang tính di truyền về bề ngoài thì rất bình thường nhưng trong quá trình cha truyền con nối sẽ có những ảnh hưởng xấu, ẩn giấu những tố chất có hại ảnh hưởng đến cả dân tộc. Những căn bệnh di truyền được phân thành 3 loại: (a). Căn bệnh nhiễm sắc thể: Chủ yếu là do cấu tạo hoặc là số lượng của nhiễm sắc thể có sự thay đổi lạ thường. Được chia thành: - Những căn bệnh nhiễm sắc thể thường. Như tổng hợp ba thể 21-; - Bệnh về nhiễm sắc thể tính. Như vòi trứng phát triển không tốt, tức là nhiễm sắc thể của nữ giới là XX, nhưng ở căn bệnh này lại là XO, thiếu hẳn một nhiễm sắc thể X. (b). Bệnh gen đơn: Trong đó được chia thành: - Bệnh di truyền tính ẩn của nhiễm sắc thể thường; - Bệnh di truyền tính trội của nhiễm sắc thể thường; - Bệnh di truyền dây chuyền tính X. (c). Bệnh gen di truyền kép. Do một cặp hoặc hai cặp gen bệnh trở lên tác động nên được gọi là bệnh gen di truyền kép. Tuy tác dụng gen gây bệnh của mỗi cặp không lớn nhưng khi các cặp gen bệnh đó tích luỹ lại thì tác động lại không nhỏ chút nào. Bệnh di truyền của gen kép này cũng bị ảnh hưởng của các nhân tố di truyền và môi trường xấu. Các căn bệnh di truyền gen kép như hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh, động kinh d. Mối nguy hại của những cuộc hôn nhân cùng huyết thống: Tại một số vùng hẻo lánh vẫn còn tồn tại tập tục cổ hủ là người trong gia tộc kết hôn với nhau, họ cho rằng như vậy thì mối quan hệ sẽ càng thân thiết hơn. Thực ra những cuộc hôn nhân này gây ra một mối nguy hại rất lớn, chủ yếu là tăng cơ hội để các căn bệnh di truyền phát triển cho các thế hệ sau. Có thể có rất nhiều người mang trong mình những gen của mầm bệnh di truyền nhưng không thể hiện ra, đó là những người mang bệnh di truyền tính ẩn; nếu như họ lấy người có cùng huyết thống, người mang họ hàng mang gen bệnh di truyền thì con cái của họ sẽ thể hiện rõ những bệnh di truyền mang tính ẩn của bố mẹ, về lâm sàng thì đó là bệnh tật. Như vậy thì cơ hội bệnh di truyền sẽ bị tăng rất cao; nếu họ lấy người không cùng huyết thống (cơ hội để cùng mang gen bệnh di truyền rất hiếm), vậy thì con cái họ cũng sẽ hiếm bị mắc bệnh di truyền. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của trẻ ở những người có cùng huyết thống lấy nhau cao hơn 3 lần so với những người không cùng huyết thống, tỷ lệ phát bệnh có tính gen di truyền của con cháu những người kết hôn cùng huyết thống sẽ cao gấp 150 lần so với con cháu của những người không cùng huyết thống lấy nhau. Vậy thì thế nào là kết hôn có cùng huyết thống? Có cùng huyết thống tức là có cùng chung một dòng máu trực hệ (bố mẹ và con cái, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại) và chung một dòng máu liên quan trong ba đời (anh chị em ruột, anh chị em họ, cô, dì, chú, bác ). Nếu đã lấy nhau rồi thì cũng cần phải tư vấn về gen trước khi có thai. Những đứa trẻ đã được sinh ra thì cần phải tăng cường kiểm tra định kỳ. Đứa con đầu đã mắc bệnh có tính gen di truyền thì cần phải đi khám bác sỹ xem có nên sinh đứa thứ hai hay không. Nếu như ôm mộng cầu may mà mạo hiểm sinh thêm đứa nữa thì phải nói rằng tỷ lệ phát bệnh về gen di truyền chắc chắn bao giờ cũng cao hơn những người bình thường rất nhiều. Bạn cũng đã thấy một số trường hợp cố sinh đã tự tạo cho mình gánh nặng như có cặp vợ chồng là anh chị em họ sinh được 3 đứa con, đứa nào đầu cũng bị dị dạng rất nhỏ, quanh năm chỉ biết nằm trên giường. Cần phải tránh kết hôn có cùng huyết thống như vậy mới ngăn chặn được tỷ lệ phát bệnh gen di truyền, đồng thời như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dân số của cả nước. Hiện nay trong luật hôn nhân cũng đã quy định "Những người có chung huyết thống và chung dòng máu trong ba đời không được kết hôn với nhau". 3. Thai nhi thứ nhất bị bệnh di truyền, dự tính thai nhi thứ hai: Thai nhi thứ nhất đã mắc bệnh di truyền, vậy muốn có thai lần thứ hai kết quả cần phải dự tính như thế nào? Đó là vấn đề mà các trung tâm tư vấn di truyền thường gặp phải. Trước hết cần phải tìm hiểu xem đó là bệnh mang tính di truyền loại nào; thứ hai tìm hiểu tình trạng sức khoẻ của bố mẹ. (a). Bệnh di truyền tính trội của nhiễm sắc thể thường gặp. Nếu bố hoặc mẹ có hợp tử hỗn tạp (trong một cặp gen chỉ có một gen mang tính bệnh lý) thì tỷ lệ con cái có khả năng mắc bệnh là 50%. Cả bố và mẹ đều mang hợp tử hỗn tạp thì tỷ lệ con cái có khả năng mắc bệnh là 75%. Bố hoặc mẹ có hợp tử thuần nhất (trong một cặp gen đều có gen mang tính bệnh lý) thì tỷ lệ con cái mắc bệnh là 100%. (b). Bệnh di truyền tính ẩn của nhiễm sắc thể thường gặp. Bố mẹ đều có hợp tử hỗn tạp thì tỷ lệ con cái có khả năng mắc bệnh là 25%. Bố hoặc mẹ là hợp tử hỗn tạp thì tỷ lệ con cái có khả năng mắc bệnh là 0, nhưng 100% đều mang mầm bệnh di truyền. Bố có hợp tử hỗn tạp và mẹ có hợp tử thuần nhất (hoặc ngược lại) thì trong số con cái sẽ có 50% là mắc bệnh và 50% là người có mang mầm bệnh di truyền. Nếu như bố mẹ đều mắc phải bệnh di truyền thì tỷ lệ con gái mắc bệnh là 100% và con trai là 50%. (c). Bệnh di truyền tính ẩn dây chuyền về giới tính X. Nếu mẹ là người mang mầm bệnh di truyền, bố là người bình thường thì tỷ lệ con trai có khả năng mắc bệnh là 50%, tỷ lệ con gái có khả năng mắc bệnh là 50%. Nếu bố là người mang mầm bệnh di truyền, mẹ là người bình thường thì con gái sẽ là người mang mầm bệnh còn con trai là những người bình thường. Nếu bố là người mắc bệnh, mẹ là người mang mầm bệnh thì con gái mắc bệnh 50%, 50% mang mầm bệnh; con trai mắc bệnh 50% và 50% là người bình thường. (d). Bệnh nhiễm sắc thể. Thường thì tỷ lệ tái mắc bệnh của con cái cũng giống như những người bình thường. Nhưng có một số căn bệnh nhiễm sắc thể do bản thân bố mẹ có những căn bệnh nhiễm sắc thể lạ nên cần phải suy đoán căn cứ vào tình hình nhiễm sắc thể của bố mẹ. (e). Bệnh di truyền gen kép. Cần phải tính toán theo độ di truyền và tỷ lệ mắc bệnh của từng căn bệnh trong quần thể. Phần trên đã đề cập đến tỷ lệ con cái có khả năng mắc bệnh là 25%, 50% và 75%; đó là "chỉnh thể". Như tỷ lệ mắc bệnh trong con cái của một căn bệnh là 25% thì thai thi thứ nhất là người mắc bệnh nhưng không có nghĩa là thai nhi thứ hai có thể bảo đảm là người bình thường, mà vấn đề ở đây là tỷ lệ khả năng mắc bệnh của thai nhi thứ hai vẫn là 25%. Cho dù là căn bệnh di truyền nào thì con cái của những người có cùng huyết thống sẽ bị mắc bệnh mang tính di truyền nhiều hơn so với những người bình thường hàng trăm lần. Do vậy cần phải sống theo pháp luật, thực hiện tốt “Luật hôn nhân và gia đình”. 4. Trí thông minh và di truyền: Chúng ta hay thấy trong một gia đình thì có đứa con giống bố, có đứa thì giống mẹ, cũng có con cái của hai chị em gái (chị em họ) có đôi mắt rất giống nhau, mũi hoặc là mồm của hai anh em rất giống nhau, đó là di truyền. Gen di truyền của bố mẹ sẽ được truyền cho đời sau nhiều gen di truyền đặc trưng, để cho thế hệ sau đều có những đặc trưng di truyền của bố mẹ. Đó chỉ là di truyền về diện mạo vậy còn trí thông minh có được di truyền lại hay không hay là do hoàn cảnh sau này tác động lên? Đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong một gia đình, bố hoặc mẹ có trí thông minh kém thì tỷ lệ con cái họ sinh ra có trí thông minh kém cao hơn những đứa con của những bố mẹ của trí thông minh tương đương nhau; cũng như vậy, bố mẹ đều là người có trí thông minh kém thì tỷ lệ con cái có trí thông minh kém còn cao hơn nhiều. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa trí thông minh và di truyền. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng chỉ di truyền không cũng chưa đủ mà ngoài gen di truyền ra cũng cần đến sự giáo dục của bố mẹ, rèn luyện của bản thân, chăm chỉ thì mới thành tài được. Chúng ta cũng thấy con cái trong cùng gia đình, đứa thì học rộng tài cao còn đứa thì rất bình thường. Điều đó cho thấy tuy di truyền có là bẩm sinh nhưng những nhân tố sau này và sự giáo dục của gia đình, hành vi của bố mẹ đều có ảnh hưởng tới con cái, ngay cả mức độ chăm chỉ, thực tiễn, học tập đều là những nhân tố quan trọng để tạo nên những người có trí thông minh khác nhau. 5. Chọn lựa thời gian mang thai tốt nhất: Chọn lựa thời gian mang thai tốt nhất để đảm bảo cho đứa trẻ được mạnh khoẻ. Có một số người vừa kết hôn xong đã lập tức có thai, điều đó chưa hẳn đã là chuyện vui. Trước khi cưới cần phải vất vả chuẩn bị cho lễ cưới nên đôi vợ chồng trẻ thường rất mệt mỏi; thêm vào đó họ còn uống khá nhiều rượu trong tiệc cưới. Do vậy quá mệt mỏi và có nhiều chất cồn thì tế bào sinh thực sẽ bị ảnh hưởng nhất định, nếu nặng thì nhiễm sắc thể còn bị biến dạng lạ thường. Thường thì thời gian tinh trùng của đàn ông từ khi được sinh ra đến khi chín muồi cần 80 đến 90 ngày, trứng của phụ nữ là cần 14 đến 16 ngày. Do vậy, hai vợ chồng uống nhiều rượu thì cần phải phân 2-3 tuần và 3 tháng mới quan hệ chăn gối với nhau nên có ý định sinh con. Sau khi cưới một năm cả hai vợ chồng đều hiểu rõ về nhau và có khoảng thời gian thích ứng với nhau, để chuẩn bị có con bạn còn cần phải tìm hiểu qua những sách báo nuôi dạy con cái, có cơ sở kinh tế vững chắc, như vậy mới nên có thai và đứa trẻ sinh ra cũng có chất lượng cao. Một số cặp vợ chồng trẻ mới cưới chưa muốn có con ngay nên đã áp dụng một số biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, tính theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nhưng vẫn có một số trường hợp vẫn mang thai. Điều này có thể là uống thuốc không đều, hoặc thuốc có vấn đề. Do đó những biện pháp tránh thai hiện nay không phải là an toàn 100%. Trong thời gian uống thuốc tránh thai hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai không lâu mà có thai thì có nên giữ lại thai nhi hay không? Đó cũng là một vấn đề rất thực tế. Có người cho rằng, những đứa trẻ này được sinh ra có tỷ lệ dị dạng về cột sống, hậu môn, tim, khí quản, thực quản, gan, thận và tứ chi rất cao, vì hiện nay hàm lượng kích tố (hocmon) trong thuốc tránh thai tuy không nhiều, hậu quả không đến nỗi nguy hiểm như vậy nhưng những bé gái được sinh ra do bà mẹ uống thuốc có chứa hocmon nam giới trong thời gian mang thai lớn lên rất hay mắc bệnh ung thư âm đạo. Ngoài ra, còn làm cho thai nhi gái có những nam tính hoá. Vậy thì ngừng uống thuốc tránh thai bao lâu thì nên có thai? Thường thì cần một khoảng thời gian khá dài để thuốc tránh thai bài tiết hết ra, ít nhất là sau 3 tháng, còn tốt nhất là sau nửa năm. Ngoài thuốc tránh thai còn rất nhiều loại thuốc (như thuốc chống động kinh, chống ung thư, miễn dịch ), các chất độc (thuốc hoá học, khí thải công nghiệp), tia phóng xạ (như tia X) đều có hại cho tế bào sinh thực nên trong thời gian sử dụng những loại này không nên có thai. Nếu có thai thì nên đến bác sỹ khám và quyết định có giữ lại thai nhi hay không. 6. Một số vấn đề cần chú ý trong thời gian mới mang thai: Từ khi trứng được thụ tinh đến đủ tháng và sinh ra thì thời gian 9 tháng 10 ngày tuy không phải là nhiều nhưng thai nhi sẽ gặp không ít những nguy hiểm. Đặc biệt là trong thời kỳ mới mang thai (thường là 3 tháng đầu), đó là giai đoạn yếu nhất trong cả chu kỳ mang thai. Trong thời gian này chỉ cần sơ ý một chút cũng sẽ xẩy ra những việc đáng tiếc suốt đời. Vì vậy các cặp vợ chồng trẻ cần phải hết sức chú ý đến quãng thời gian này. Tại sao trong thời gian mới mang thai cần phải chú ý đặc biệt? Đó là vì đế cuống rốn vẫn chưa phát triển hoàn toàn, không thể chống lại được các tác động có hại và nguyên thể của các loại bệnh, những tác động và vi khuẩn mang mầm mống bệnh này sẽ đi qua đế cuống rốn và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của thai nhi. Nếu bà mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm thì căn bệnh này sẽ đến được tuần hoàn của thai nhi và chóng sinh sôi trong tế bào phôi thai phá hoại tế bào hoặc làm giảm tốc độ phát triển của thai nhi. Khi bà mẹ uống thuốc thì thuốc cũng thông qua đế cuống rốn vào thai nhi làm thai nhi cũng uống thuốc như mẹ. Đến 3 tháng mang thai đầu, thai nhi dài khoảng 10cm và nặng khoảng 50g, khi ấy hình dạng các cơ quan cơ bản đã hình thành, nếu như trước đó bị ảnh hưởng của những nhân tố có hại như truyền nhiễm, trúng độc, tia phóng xạ thì rất dễ bị sẩy thai; hơn nữa, do ảnh hưởng đến sự hình thành của các cơ quan nên rất dễ gây dị dạng. Qua điều tra cho thấy, nếu trong tuần mang thai đầu tiên bị bệnh cảm cúm (một loại bệnh có tính truyền nhiễm mạnh) thì 100% thai nhi ra đời đều bị dị dạng, nếu mang thai được 4 tuần thì tỷ lệ dị dạng là 75%; mang thai tuần thứ 8 thì tỷ lệ dị dạng là 40%; tuần thứ 12 là 10%; nếu mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 sản phụ bị cảm cúm thì tỷ lệ trẻ dị dạng là 4%. Trong thời kỳ mới mang thai, tốc độ tế bào phân chia của thai nhi rất nhanh, vì vậy cần rất nhiều các chất dinh dưỡng, nếu cơ thể mẹ thiếu kẽm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi; nếu thiếu iốt thì sẽ làm cho não của thai nhi phát triển không hoàn thiện và bị điếc tai. Phụ nữ có thai thiếu protein tuy không làm cho thai nhi bị dị dạng nhưng cũng làm cho tốc độ phân tách của tế bào bị chậm làm cho thai nhi bị thiếu cân, tỷ lệ tử vong cao. Khi tế bào phân chia cần có một lượng oxy đầy đủ, nếu như thai nhi tuần hoàn không tốt như dây rốn bị xoắn, dây rốn quá nhỏ thì sẽ làm cho thai nhi thiếu oxy và dẫn đến thai nhi bị nhẹ cân và ảnh hưởng đến các chức năng của não. Vì vậy, ngay từ thời kỳ mới mang thai các bạn cần phải chú ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng không nên ăn kiêng; cố gắng không đến những nơi công cộng, tránh tiếp xúc với những người bị cúm hoặc là những bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm, tránh lạm dụng các loại thuốc và tránh sử dụng các tia phóng xạ, một khi âm đạo bị chảy máu thì cần đi khám bác sỹ ngay, như vậy mới đảm bảo cho thai nhi phát triển mạnh khoẻ. 7. Dạy thai nhi như thế nào? Dạy thai nhi tức là ngay từ khi mới mang thai đã cố gắng kiềm chế những nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể sản phụ, kích thích có ý thức với thai nhi, ngăn chặn những nhân tố xấu ảnh hưởng tới thai nhi để thai nhi có những tố chất bẩm sinh tốt nhất, tạo nền tảng sức khoẻ lành mạnh sau khi ra đời. Do thai nhi dần lớn lên trong bụng mẹ nên trạng thái, chức năng của tử cung đã tạo thành môi trường của thai nhi, vì vậy mà những thay đổi như vui buồn, khổ đau cũng như là chất dinh dưỡng, nội tiết đều có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, sinh trưởng của thai nhi. Qua nghiên cứu cho thấy, ghi lại nhịp tim đập của người mẹ sau đó khi đứa trẻ mới sinh ra luôn mồm khóc thì chỉ cần mở băng này thì đến 87,6% trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng yên lặng, như vậy trẻ con đã quen và nhớ âm thanh và tần số này vì vậy mà nhịp tim đập đã phát huy được tác dụng an ủi. Qua máy siêu âm có thể nhìn thấy khi ánh sáng của đèn pin chiếu vào thai nhi thì sẽ làm cho thai nhi có những phản ứng như chớp mắt, chân tay khua khoắng, điều này đã chứng minh được rằng thai nhi cũng tiếp nhận và có những phản ứng tương ứng với những kích thích của môi trường xung quanh. Bà mẹ mang thai đến tuần thứ 8 thì làn da của thai nhi đã có những cảm giác như đau, ngứa, khi kích thích da của thai nhi thì sẽ thúc đẩy được não phát triển nhanh hơn. Mang thai từ tháng thứ 4 trở đi thai nhi đã bắt đầu nghe thấy được tiếng của bên ngoài tử cung, khi có những âm thanh lớn thì sẽ làm cho tim thai nhi đập nhanh và thai cựa mạnh. Bắt đầu từ tháng thứ 5 thai nhi đã có trí nhớ nguyên thuỷ, khi ấy mở những bản nhạc du dương hoặc mát xa thai nhi theo một trình tự nhất định thì sẽ làm thai nhi yên lặng. Ngược lại, nếu thai nhi nghe thấy những âm thanh ầm ĩ thì tim sẽ đập nhanh và có những phản ứng không vui. Bắt đầu từ tháng thứ 7 (hoặc sớm hơn) thai nhi thường thích mút tay, khi thai bị kích thích như vị trí của người mẹ thay đổi mạnh, tử cung bị tổn thương thì động tác mút tay này càng nhiều, vì vậy nhiều trẻ sau khi sinh ra tay đã có vết mòn. Bắt đầu từ tháng thứ 8, thai nhi có thể cảm nhận và có những phản ứng khác nhau với những vui buồn, khổ đau của người mẹ. Khi tử cung bị co lại hoặc bị tổn thương thì thai nhi sẽ phản kháng bằng cách đạp chân vào thành tử cung. 8. Tiến hành dạy thai nhi như thế nào? Dạy thai nhi là một trong những nội dung quan trọng để bảo vệ sức khoẻ trước khi sinh, bao gồm duy trì sức khoẻ của sản phụ, nâng cao trình độ về âm nhạc, ngôn ngữ, tình cảm, tư tưởng của hai vợ chồng, tránh những kích thích xấu của môi trường bên ngoài và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý. Cách làm cụ thể như sau: (a). Cố gắng tạo ra môi trường dễ chịu: Mầu sắc trong phòng cần phải hài hòa, giữ sạch sẽ, tốt nhất nên đặt bồn hoa hay chậu cây cảnh, trên tường nên treo bức tranh những đứa trẻ sơ sinh xinh đẹp, đáng yêu, bụ bẫm, nên làm cho tinh thần của sản phụ vui vẻ, tránh xem những bộ phim hồi hộp. Vì tình cảm trong thời gian mang thai rất dễ thay đổi, hoặc sợ hãi sẽ làm cho dịch trong tuyến thượng thận tiết nhiều hơn, giảm bớt lượng máu trong tử cung làm tổn thương đến thai nhi. Tình cảm trầm uất hoặc tức giận lâu dài sẽ làm cho hocmon lớp màng tuyến thượng thận tăng nhiều, không những làm giảm bớt lượng protein trong cơ thể thai nhi mà còn làm cho thai nhi mắc những căn bệnh như hở hàm ếch, sứt môi. thậm chí còn làm cho nhau thai tách sớm và thai phụ bị băng huyết. (b). Khi thai nhi 4 tháng đã có những khả năng về xúc, thị và thính giác có thể tiến hành dạy thai nhi trong giai đoạn đầu: Âm thanh du dương không những làm cho sản phụ tiết ra những vật chất có ích cải thiện lượng máu trong tử cung, qua đó thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi, hơn nữa còn làm cho thai nhi bình tĩnh. Tiết tấu của âm nhạc sẽ kích thích não phát triển tốt, vì vậy ngay từ tháng thứ 4 buổi sáng mỗi ngày bạn nên đặt tai nghe hoặc loa lên bụng thai phụ, độ kêu là 70-80db, mỗi lần khoảng 15 phút. Thực tiễn đã chứng minh, khi ánh đèn pin chiếu vào thai nhi thì sẽ không ngừng tăng cường được mối quan hệ giữa não và mắt của thai nhi, rất có ích cho sự phát triển thị giác sau này. Ngoài ra thường xuyên vuốt ve bụng cũng có ích để phát triển trí thông minh của thai nhi. Hàng ngày trước khi đi ngủ thai phụ nên nằm thẳng, toàn thân thả lỏng, hai tay mát xa từ trên xuống dưới từ trái sang phải, sau đó ấn nhẹ lên mình thai nhi, khi ấy bạn sẽ thấy thai nhi chủ động đón nhận. Bạn có thể nhẹ nhàng vỗ về thai nhi, sau đó ấn nhẹ, mỗi ngày nên luyện tập kiên trì từ 5 đến 10 phút. Qua vuốt ve sẽ truyền kích thích xúc giác đến với đại não của thai nhi, thường xuyên kích thích sẽ tăng cường được mối liên hệ giữa đại não và các cơ quan cảm nhận của thai nhi, từ đó tạo ra được trí nhớ lâu. Thực tiễn đã chứng minh, những đứa trẻ như vậy được ra đời luôn thông minh hơn những đứa trẻ khác. Con cái là kết tinh của bố mẹ, vì vậy trong quá trình dạy thai nhi người bố cũng cần tích cực tham gia, sự vỗ về và phối hợp của bố cũng là nguồn an ủi và cổ vũ đối với người mẹ, người vợ sẽ cảm thấy vui vẻ vì sự quan tâm, săn sóc của chồng, từ đó tinh thần sẽ diễn biến tốt đẹp hơn. Do vậy, chồng tích cực tham gia dạy thai nhi cũng là một nhân tố quan trọng để tiến tới thành công. 9. Dinh dưỡng của thai phụ và sự phát triển của thai nhi Chế độ dinh dưỡng của thai phụ rất quan trọng đối với thai nhi, trong cả quá trình mang thai thể trọng của bà mẹ nên tăng khoảng 12kg, trong đó một nửa là cân nặng của thai nhi và các thành phần khác (như rau, nước ối và tử cung ), còn một nửa là những chất dinh dưỡng cần thiết để cho con bú sau khi sinh. Như protein khoảng 1kg, mỡ khoảng 4,5 kg Bà mẹ đầy đủ dinh dưỡng là nền tảng để thai nhi phát triển và sau khi sinh ra được mạnh khoẻ. Nếu như bà mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc cố ý kiềm chế ăn uống thì sẽ bị gầy và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà mẹ mang thai không đủ dinh dưỡng trong 3 tháng mang thai đầu (đây là thời kỳ não phát triển nhanh nhất) thì sẽ làm cho thai nhi phát triển chậm, giảm bớt số tế bào trong não, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này; nếu như không đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai cuối tuy ảnh hưởng ít đến sự phát triển não của thai nhi nhưng cơ thể thiếu mỡ, đường gluco thì khi sinh sẽ làm cho tử cung dễ bị thu lại thiếu oxy và trẻ sinh ra dễ bị đường trong máu ít, thở khó khăn, rất có hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong khi mang thai rất dễ thiếu các loại khoáng chất như pro- tein, vitamin vì vậy trong thời kỳ mới mang thai nên ăn nhiều trứng gà, rau xanh, hoa quả và uống nhiều sữa bò. Khi mới mang thai sẽ có một số phản ứng thai nghén nên ăn những thức ăn nhạt, hợp khẩu vị. Với tốc độ phát triển của thai nhi thì lượng thức ăn của người mẹ cũng cần được tăng lên, nên ăn chủ yếu các loại thức ăn phụ như các loại sữa, thịt, cá, đậu và rau xanh, hàng ngày nên bổ sung nhiều hoa quả tươi, nhưng không nên dùng quá nhiều mỡ, cần phải tăng cường ăn các thức ăn có chứa canxi, lân, sắt, kẽm như canh xương, gan lợn, thịt các loại gia cầm, hải sản Không nên uống các nước uống có chứa đường hoá học, sắc tố và ét xăng thơm. Đậu Hà Lan có chứa 40% chất protein, hơn nữa còn có 8 loại axit amin cần có cho cơ thể con người. Mỡ chỉ chiếm 20% trong đậu Hà Lan, trong đó có hơn nửa là các loại axit béo không bão hoà cần thiết cho chức năng sinh lý. Ngoài ra đậu còn chứa nhiều nguyên tố như canxi, lân, lưu huỳnh, sắt và kẽm vì vậy đậu nấu chín và các thực phẩm được chế biến từ đậu là những món ăn ngon, bổ mà rẻ. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến nghệ thuật nấu nướng, như trước khi vo gạo cần cố gạt hết các hạt sạn, không nên ngâm gạo vào nước và cũng không nên lấy tay vò gạo. Qua thí nghiệm cho thấy vò gạo qua nước 3 lần thì lượng protein có trong gạo sẽ mất đi 10%, khoáng chất mất 15%, vitamin mất trên 40%. Nấu cháo cho thêm ít muối sẽ loại bỏ hết các loại vitamin. Rau xanh cần phải chọn đồ tươi để ăn ngay, không nên để lâu, cần phải rửa xong rồi mới thái, ngắt, nấu lửa to, đảo nhanh tay, cố giữ các chất dinh dưỡng có trong rau. Các loại thực phẩm sau khi nướng, ninh thì các chất dinh dưỡng mất đi rất nhiều vì dầu đun sôi có thể lên đến 190-2300C. Vì vậy mà nên hạn chế ăn đồ nướng. Trong thời kỳ mang thai cũng không nên hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng, nếu không trẻ sinh ra sẽ quá to. Thực tế cho thấy trẻ sinh ra quá to là do người mẹ bị bệnh đái đường. Chỉ cần khoang chậu của người mẹ bình thường, đầu thai nhi có thể qua khỏi thì các bộ phận khác cũng có thể ra được an toàn, đầu xuôi đuôi lọt. 10. Cơ thể bà mẹ thiếu kẽm ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh như thế nào? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi đều đến từ cơ thể người mẹ. Bạn thử nghĩ xem, khi mang thai được 8 tuần thai nhi chỉ nặng có 1 gram nhưng đến tuần thứ 40 thì nặng đến 3,2 kg, thai nhi hấp thụ rất nhiều các chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ. Tác dụng sinh lý quan trọng nhất của kẽm là thúc đẩy sự hợp thành của axit và protein trong cơ thể con người. Do thai nhi phát triển rất nhanh vì vậy người mẹ thiếu kẽm sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này của thai nhi. Qua thí nghiệm trên chuột cho thấy, chuột mẹ thiếu nhiều kẽm sẽ thường bị sảy thai, đẻ non; dù có nuôi được trẻ thì chúng sẽ bị nhẹ cân, 90% bị dị dạng. Vì trong thời kỳ phôi thai, não phát triển sớm nhất nên não bộ dị dạng (như trẻ thường bị không não, rạn cột sống ), sau đó là xương và phổi bị dị dạng. Qua thí nghiệm trên khỉ cho thấy, cơ thể con khỉ mang thai bị thiếu kẽm trong thời gian ngắn cũng làm cho khỉ con sinh ra vận động phát triển có vấn đề, động tác chậm chạp, phản xạ điều kiện khó hình thành, giảm khả năng tránh kích thích. Cơ thể bà mẹ thiếu kẽm cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển não của thai nhi, như 3 phụ nữ mang thai bị bệnh đường ruột thì người thứ nhất có thai 2 lần, lần đầu tiên bị sẩy, lần thứ hai đẻ ra trẻ không não. Người thứ hai sau khi mang thai mới bổ sung kẽm thì sinh ra một đứa trẻ xương bị dị dạng, sau đó thường xuyên bổ sung kẽm, 2 năm sau mang thai thì sinh ra một đứa trẻ bình thường. Người thứ ba sau khi kết hôn thường xuyên bổ sung kẽm và đã đẻ ra một đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Tỷ lệ trẻ sơ sinh không não ở khu vực Trung Đông lên đến 0,78% (cao gấp 5 lần so với những nơi khác), mọi người cho rằng căn bệnh này có liên quan đến vấn đề ăn uống thiếu kẽm của dân vùng này (dân vùng này thường ăn chay, thức ăn chính thường chứa nhiều axit thực vật và xenlulo gây trở ngại cho việc hấp thụ kẽm). Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự co giãn của bắp thịt, thai phụ thiếu kẽm sẽ rất khó đẻ, sau khi sinh, tử cung khó co lại nên sẽ gây băng huyết, tỷ lệ băng huyết lên đến 74% (những người phụ nữ bình thường thấp hơn 30%). Thực tiễn cho thấy thai phụ thiếu kẽm sẽ có những ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi và bản thân người mẹ. Hàm lượng kẽm trong nước ối của người mẹ cao hay thấp có liên quan mật thiết với chiều cao cân nặng của trẻ khi sinh ra. Nếu như trong nước ối chứa quá nhiều kẽm thì trẻ sinh ra sẽ to và dài; ngược lại nếu hàm lượng kẽm trong nước ối ít thì trẻ sinh ra sẽ thấp và nhẹ cân. Trong thời gian mang thai có bổ sung kẽm cũng làm tăng hàm lượng kẽm trong nước ối. Vì vậy tốt nhất trong khi có thai nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt nạc, cá, gan, tim động vật, lòng đỏ trứng gà 11. Khi mang thai cần bổ sung vừa và đủ canxi và dầu gan cá. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D là một căn bệnh thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy mà cần phải ngăn chặn căn bệnh còi xương này ngay từ khi người mẹ mới mang thai. Vào giữa thời gian mang thai hàng ngày bổ sung thêm 400 đơn vị vitamin D, cuối thời gian mang thai hàng ngày bổ sung thêm 1000 đơn vị thì hàm lượng vitamin D, canxi trong máu, lân trong máu của trẻ mới sinh sẽ hoàn toàn bình thường. Nhưng sau khi có thai hàng ngày người mẹ bổ sung không đủ 400 đơn vị vitamin thì dù hàm lượng canxi trong máu và lân trong máu có thể giữ được bình thường nhưng hàm lượng vitamin D lại rất thấp. Cần bổ sung đầy đủ vitamin D. Theo nghiên cứu cho thấy từ lúc mới mang thai hàng ngày bà mẹ mang thai bổ sung trên 400 đơn vị vitamin D (dầu gan cá được bán trên thị trường mỗi giọt có 125 đến 150 đơn vị vitamin D, vitamin A 250- 300) đến 3 tháng mang thai cuối mỗi ngày cần hấp thụ 1000 đơn vị vitamin D, như vậy sẽ chống được bệnh còi xương bẩm sinh của trẻ sơ sinh, điều này đặc biệt quan trọng với trẻ đẻ non. Ngoài ra, trong khi mang thai, trong khi cho con bú nên phơi nắng nhiều, bổ sung vừa đủ lượng canxi (mỗi ngày 1 đến 1,5 gr). Achrocylin có ảnh hưởng đến sức sống của vitamin D trong thận nên bà mẹ mang thai tránh sử dụng loại thuốc này. Dầu gan cá ngoài vitamin D ra còn chứa vitamin A, nó duy trì chức năng bình thường của da và niêm mạc, tránh mù màu, có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển toàn diện. Bà mẹ mang thai cần hấp thụ vitamin A nhiều hơn người bình thường hơn 60%. Một khi thiếu vitamin A thì sẽ bị đẻ non, chết lưu nhiều hơn những bà mẹ đủ vitamin từ 1,5 đến 3 lần, cơ hội bị bệnh truyền nhiễm cũng cao hơn những người bình thường. Vì vậy, trong thời gian có thai nên bổ sung dầu gan cá. Nhưng nếu sử dụng lâu dài và nhiều dầu gan cá sẽ dẫn đến một số hiện tượng trúng độc. Nếu như vitamin A vượt quá 10 lần lượng cần thiết thì thận và hệ thống trung khu thần kinh dễ bị dị dạng; dùng quá nhiều vitamin D sẽ làm hẹp động mạch phổi và động mạnh chủ của thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh sau khi sinh của trẻ. Vì vậy dầu gan cá chưa hẳn đã là thuốc bổ không nên lạm dụng hay sử dụng mù quáng. 12. Bà mẹ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng gì đến thai nhi Thai nhi nằm trong cổ tử cung được bảo vệ chắc chắn bởi bụng của người mẹ, vì vậy những nhân tố gây bệnh của môi trường không ảnh hưởng trực tiếp được đến thai nhi. Nếu người mẹ mắc bệnh cảm cúm và mầm bệnh sinh sôi trong cơ thể người mẹ thì sẽ nguy hiểm đến thai nhi. Mức độ liên luỵ tới trẻ được quyết định bởi loại mầm bệnh, số lượng và mức độ độc hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vi rút dễ gây tổn thương và sẽ thông qua cuống rốn xâm nhập vào các tế bào chưa phát triển hoàn thiện của thai nhi vì vậy đó là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nhất. Hiện nay, có khoảng 11 loại mầm bệnh dễ làm thai nhi phát triển dị dạng, trong đó có vi rút sởi, và tế bào khổng lồ là nguy hiểm nhất. Trẻ em bị bệnh đục thuỷ tinh thể bẩm sinh thì có đến 90% là do người mẹ bị mắc bệnh mề đay trong khi mang thai. Ngoài ra, căn bệnh này còn làm bà mẹ mang thai dễ bị sẩy thai hoặc thai nhi chết lưu, còn lại đa số trẻ sinh ra đều bị dị dạng. Do đó, trước khi mang thai phụ nữ buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Nhiễm vi rút tế bào khổng lồ, thai phụ thường có những triệu chứng như cảm cúm nhẹ, có trường hợp không cảm nhận được nhưng vi rút sẽ ăn vào trong đại não của thai nhi thông qua cuống rốn làm cho trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tim bẩm sinh và tứ chi bị dị dạng. Gia đình nuôi mèo, chim hoặc ăn thịt bò, lợn tái cũng dễ mắc một số loại vi rút truyền nhiễm làm trẻ sinh ra hay bị dị dạng, não phát triển không hoàn thiện, đầu nhỏ hoặc bị tràn dịch màng não thậm chí gây sẩy thai, đẻ non. Trong phân của mèo luôn mang trong mình một số mầm mống vi trùng gây bệnh dễ truyền nhiễm đến phụ nữ mang thai. Sau đó thì thông qua cuống rốn lây truyền vào thai nhi khiến cho não của thai nhi phát triển không đầy đủ, đầu bị nhỏ, hoặc tràn dịch màng não (não úng thuỷ), thậm chí còn gây sẩy thai, đẻ non. Theo thống kê ở nước Mỹ thì 4-6% các bà mẹ mang thai giàu có đã mắc phải căn bệnh này, trong đó có một người có thai nhi bị dị dạng; ngược lại, bà mẹ của những gia đình nghèo lại ít mắc căn bệnh này, vì những gia đình nghèo rất ít nuôi mèo và chim. Ngoài các căn bệnh nêu trên thì những căn bệnh như sởi, mụn nước, thuỷ đậu, cảm cúm, viêm tuyến nước bọt, viêm gan B… cũng ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng tỷ lệ xẩy ra thấp. Mức độ phát triển toàn diện của phôi thai cũng được quyết định bởi một nhân tố quan trọng là mức độ chịu mệt mỏi. Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai do chức năng của cuống rốn vẫn chưa hoàn thiện, nên một số cơ quan vẫn chưa hình thành xong, vì vậy hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, các cơ quan đã hình thành cơ bản, vì vậy cơ hội lây nhiễm khiến bị dị dạng không nhiều, nhưng vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng khả năng miễn dịch của thai nhi vẫn chưa được mạnh có một số mầm bệnh đã tiềm ẩn và sinh sôi trong cơ thể thai nhi đến ngày chúng ra đời, hoặc nhiều năm sau mới phát sinh khiến cho trẻ bị điếc tai, thị lực kém và trí thông minh giảm sút. Hơn nữa những mầm bệnh này liên tục được bài tiết ra ngoài đe doạ đến an toàn của người khác. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế đến những nơi công cộng, nếu mắc căn bệnh lây truyền nào thì cần phải khám bác sỹ ngay và đưa ra những biện pháp kịp thời, đồng thời cũng tiến hành đề phòng lâu dài sau khi đứa trẻ ra đời. 13. Giảm bớt nguy hiểm cho việc sinh nở Làm thế nào để giảm bớt các nhân tố nguy hiểm trong quá trình sinh nở? Bạn hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia như sau: a. Độ tuổi sinh nở của phụ nữ không nên vượt quá 35 tuổi. Nếu độ tuổi sinh nở, nhất là sinh con lần đầu từ 35 tuổi trở lên thì thai nhi dễ mắc bệnh đần độn bẩm sinh. Chúng tôi khuyên các bạn nên chú ý đến vấn đề này. b. Phụ nữ đã từng có tiền sử sinh nở xấu: Đã từng sinh con bị dị dạng, không có não, đần độn bẩm sinh Cần phải thận trọng khi muốn sinh con tiếp theo. c. Mẹ bị huyết áp cao, thần kinh, đái đường, tuyến giáp trạng, viêm nhiễm (thuỷ đậu, cảm cúm ) hoặc trước khi mang thai hai tuần tiếp xúc quá nhiều với tia X quang thì thai nhi dễ bị dị dạng. Tốt nhất là cần cẩn thận khi muốn có con. d. Không nên tuỳ tiện uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ khi có thai. Tránh uống các liều ampicilin quá cao e. Người mẹ cần có sức khoẻ, cơ thể lành mạnh. Nếu bố mẹ mắc những căn bệnh di truyền thì con cái cũng có khả năng mắc những căn bệnh đó. Đồng thời cũng cần phải chú ý đến môi trường, vì môi trường cũng là nguyên nhân kết hợp với gen di truyền gây ra những căn bệnh đần độn, dị dạng Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của thai để xem thai nhi có di truyền gì bẩm sinh đặc biệt bằng các cách như: - Quan sát ngoài: Siêu âm. - Phân tích nhiễm sắc thể: Lấy dịch nước ối để phân tích. - Phân tích gen: Chọc nước ối lấy dịch để xét nghiệm. 14. Nên sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong thời gian mang thai Đây là một vấn đề thực tế vô cùng quan trọng vì nó có liên quan đến sức khoẻ của cả hai mẹ con. Thuốc sẽ thông qua cuống rốn ảnh hưởng đến thai nhi. a. Trước hết chúng ta phải nói đến thời gian dùng thuốc trong khi mang thai. Khi mới có thai, chức năng của cuống rốn vẫn chưa phát triển hết nên các loại thuốc vẫn có thể phân tán vào trong cơ thể thai nhi. Các cơ quan của thai nhi cũng có tính nhạy cảm với từng loại thuốc, hệ thống thần kinh dễ bị ảnh hưởng khi phôi thai được 15 đến 25 ngày; tim bị ảnh hưởng khi mang thai từ ngày 20 đến ngày 40, mắt thì từ ngày 24 đến ngày 41, chân tay từ ngày 24 đến ngày 36. Nói chung là mang thai từ tháng thứ tư trở đi thì cuống rốn có chức năng che chắn rất mạnh, các cơ quan về cơ bản cũng đã hình thành nên mức độ bị ảnh hưởng bởi thuốc cũng giảm đi. b. Điều này cũng có liên quan đến bệnh tình của chính người phụ nữ mang thai. Như phụ nữ bị rỉ nước ối, chảy máu, khó thở, viêm nhiễm… đều làm giảm bớt tác dụng che chắn của cuống rốn khiến cho thuốc dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, khi có thai phụ nữ rất dễ bị cảm cúm vì đường hô hấp kém, khả năng phòng dịch thấp. Khi bị cảm cúm phụ nữ có thai thường không muốn uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Do phụ nữ mới mang thai trong ba tháng đầu bị sốt cao không dám dùng thuốc nên đã làm cho tế bào não của thai nhi phát triển không bình thường và đành phải phá bỏ cái thai. Do vậy, khi bị cảm cúm bạn có thể sử dụng thuốc hợp lý với sự hướng dẫn của bác sỹ, khi mới bị cảm cúm bạn có thể áp dụng những biện pháp sau thay thế cho việc uống thuốc hoặc tiêm. + Khi mới bị cảm cúm, họng vừa ngứa và đau thì hãy ngậm nước muối 10 phút 1 lần, ngậm khoảng 10 lần sẽ thấy đỡ nhiều. + Ăn canh gà cũng sẽ làm cho bạn bớt bị tắc mũi, chẩy nước mũi khi cảm cúm, hơn nữa cũng có hiệu quả tốt trong việc loại bỏ virut đường hô hấp. Thường xuyên ăn canh gà sẽ tăng cường được sức đề kháng tự nhiên của cơ thể con người, ngăn ngừa được bệnh cảm cúm. Bạn có thể cho thêm hạt tiêu, gừng tươi vào canh hoặc là nấu mì, miến với nước dùng gà. + Đổ nước nóng 420C vào trong một chiếc cốc giữ nhiệt, sau đó hít hơi nóng bằng mũi và mồm, một ngày làm 3 lần cũng có hiệu quả tốt. + Đánh đều một quả trứng với một ít đường trắng và gừng tươi, uống thứ này chiêu với nửa cốc nước đun sôi để nguội một ngày 2-3 lần thì sẽ ngừng ho. Một số loại thuốc có những đặc tính như các loại thuốc chống ung thư, tác dụng chủ yếu là làm giảm bớt quá trình lan rộng, phát triển của tế bào ung thư nên tỷ lệ khiến thai nhi bị dị dạng rất lớn. Các loại thuốc liên quan đến hocmon cũng dễ khiến cho bé gái dễ bị nam tính hoá hoặc dễ bị ung [...]... vú xẹp hoàn toàn 34 Chăm sóc trẻ đẻ non như thế nào? Nuôi trẻ đẻ non bằng sữa mẹ là tốt nhất - Lượng sữa của sản phụ đẻ non khá ít nhưng có chứa chất thúc đẩy sự phát tri n hoàn thiện ở trẻ đẻ non và phù hợp với chức năng tiêu hoá kém ở trẻ đẻ non Do vậy chỉ cần trẻ có khả năng bú thì đều nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ Nếu khả năng bú của trẻ quá kém thì có thể cho trẻ bú sữa mẹ qua bình, nuôi trẻ bằng sữa... đều gọi là trẻ bị đẻ non, còn quá 42 tuần thì gọi là trẻ bị già tháng b Theo cân nặng của trẻ sơ sinh: Nếu cân nặng của thai nhi chưa đến 2,5 kg thì gọi là trẻ bị nhẹ cân, nếu còn nhẹ hơn 1,5 kg thì gọi là trẻ thiếu cân; trẻ sơ sinh trên 4 kg thì gọi là trẻ thừa cân 23 Giúp trẻ sơ sinh thích ứng với cuộc sống và môi trường mới Giai đoạn trẻ sơ sinh rất ngắn, đó là khoảng thời gian từ lúc trẻ được sinh... con bằng sữa mẹ, nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ Điều này có ích cho việc hồi phục của mẹ và sự phát tri n của bé Nuôi trẻ đẻ non bằng sữa mẹ là tốt nhất - Lượng sữa của sản phụ đẻ non khá ít nhưng có chứa chất thúc đẩy sự phát tri n hoàn thiện ở trẻ đẻ non và phù hợp với chức năng tiêu hoá kém ở trẻ đẻ non Do vậy chỉ cần trẻ có khả năng bú thì đều nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ Nếu khả năng bú của trẻ. .. do chăm bẵm bé không hợp lý, lượng sữa không đủ hoặc là trẻ bị bệnh Điều này cũng lý giải tại sao các bác sỹ khi đến thăm đều phải kiểm tra cân nặng của trẻ Song sự hồi phục thể trọng của trẻ thông thường cũng có sự khác biệt, sự hồi phục ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ chậm hơn nuôi bằng sữa công nghiệp, ở trẻ đẻ non chậm hơn ở trẻ đẻ đủ tháng Trẻ khi sinh cân nặng nhẹ hơn 2kg thì phải cần 2 - 3 tuần trẻ. .. do chăm bẵm bé không hợp lý, lượng sữa không đủ hoặc là trẻ bị bệnh Điều này cũng lý giải tại sao các bác sỹ khi đến thăm đều phải kiểm tra cân nặng của trẻ Song sự hồi phục thể trọng của trẻ thông thường cũng có sự khác biệt, sự hồi phục ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ chậm hơn nuôi bằng sữa công nghiệp, ở trẻ đẻ non chậm hơn ở trẻ đẻ đủ tháng Trẻ khi sinh cân nặng nhẹ hơn 2kg thì phải cần 2 - 3 tuần trẻ. .. tiện, do vậy không cần quá vội để luyện tập cho trẻ Nếu như trẻ thường sau bữa ăn sáng đi đại tiểu tiện thì mỗi ngày đến giờ có thể cho trẻ ngồi bô hoặc đưa trẻ vào nhà vệ sinh, nhưng nếu như trẻ quấy khóc quá 5 phút không chịu đại tiểu tiện thì cũng không nên ép trẻ Có một số trẻ cho dù thành công nhưng đến khoảng 1 tuổi sau khi có ý thức manh nha ban đầu, có trẻ có thể mất thói quen đó Lúc đó phải nhẫn... gian nuôi con bằng sữa mẹ Ngoài ra, ở trẻ mới sinh thời gian gần mẹ càng sớm, càng dài thì càng tăng thêm tình mẫu tử, tâm lý của trẻ sẽ phát tri n tốt Vì vậy chủ trương trẻ sinh đủ tháng, sau khi sinh khoảng 30 phút nên đặt trẻ nằm với mẹ để mẹ cho bé bú, nên tăng sự tiếp xúc giữa mẹ và bé Thực tiễn đã chứng minh, trẻ được gần mẹ, được bú sớm có thể thúc đẩy sữa, nâng cao hiệu quả nuôi con bằng sữa... đến 28 ngày thì gọi là trẻ sơ sinh Những đứa trẻ sơ sinh không đứa nào giống đứa nào vì còn phụ thuộc vào tuổi thai (thời gian trong bụng mẹ), cân nặng Trẻ sơ sinh được phân loại như sau: Giai đoạn trẻ sơ sinh rất ngắn, đó là khoảng thời gian từ lúc trẻ được sinh ra, cắt cuống rốn đến ngày thứ 28 Tuy ngắn ngủi nhưng với trẻ sơ sinh đó là một giai đoạn quá độ quan trọng mà con trẻ rời xa môi trường trong... hợp kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa để phát hiện và xử lý sớm, không để gây ra hiện tượng thở rít sau này của trẻ Đối với những trẻ xuất hiện hiện tượng thở rít như trên cần chú ý không để viêm nhiễm đường hô hấp, cần hết sức cẩn thận trong khi cho trẻ uống sữa Do khoang mũi của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc mũi mềm, huyết quản nhiều nên niêm mạc mũi của trẻ em thường bị xung huyết,... gian nuôi con bằng sữa mẹ Ngoài ra, ở trẻ mới sinh thời gian gần mẹ càng sớm, càng dài thì càng tăng thêm tình mẫu tử, tâm lý của trẻ sẽ phát tri n tốt Vì vậy chủ trương trẻ sinh đủ tháng, sau khi sinh khoảng 30 phút nên đặt trẻ nằm với mẹ để mẹ cho bé bú, nên tăng sự tiếp xúc giữa mẹ và bé Thực tiễn đã chứng minh, trẻ được gần mẹ, được bú sớm có thể thúc đẩy sữa, nâng cao hiệu quả nuôi con bằng sữa . sách liên quan đến chủ đề chăm sóc con trẻ, cuốn nào cũng giới thiệu các cách chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy cuốn Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện này khác hẳn với những. trong lĩnh vực dân số, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh nên có rất nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách đã miêu tả toàn diện từ lúc mới bắt đầu mang thai đến khi sinh trẻ ra và đến lúc trẻ bước vào tuổi dậy. trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, đó gọi là dậy trẻ từ trong bụng; khi trẻ ra đời cần phải quan sát kỹ càng sự phát tri n trí tuệ của trẻ sơ sinh có bình thường hay không (bao gồm phát tri n

Ngày đăng: 17/05/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w