Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
734,71 KB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM MĐ 01 NGHỀ: SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng ngh ề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Thiết kế vườn ươm” là giáo trình mô đun thứ nhất trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sả n xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 02 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế vườn ươm cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiế n thức, kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước.Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Kỹ sư: Lê Thị Tình (chủ biên ) 2. Thạc sỹ: Dương Danh Công 3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM 4 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: 4 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN ƯƠM 4 Mục tiêu: 4 A. Nội dung 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 7 C. Ghi nhớ 7 BÀI 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM 9 Mục tiêu: 9 A. Nội dung: 9 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24 C. Ghi nhớ 24 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 26 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 26 II. Mục tiêu của mô đun 26 III. Nội dung chính của mô đun 26 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 26 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 28 VI. Tài liệu tham khảo 28 4 MÔ ĐUN: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM Mã mô đun: MĐ 01 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: Mô đun này cung cấp cho người học có được những kiến thức, kỹ năng về lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm. Để việc học tập có kết quả quá trình giảng dạy nên kết hợp giữa thăm quan và học tậ p Việc đánh giá kết quả học tập của học viên nên dựa vào quá trình lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm, kết hợp với việc đánh giá sơ đồ thiết kế vườn ươm của học viên BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN ƯƠM Mã bài: M1-01 Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng - Trình được khái ni ệm về vườn ươm - Trình bày được tiêu chuẩn phân loại của từng loại vườn ươm trong thực tế sản xuất. - Nhận diện được các loại vườn ươm trong thực tế sản xuất A. Nội dung 1. Khái niệm về vườn ươm Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có thể hiểu vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạ t động sản xuất và bồi dưỡng cây giống lâm nghiệp (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tạo ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc v.v…) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ. 2. Phân loại vườn ươm Thông thường, dựa vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất chủ yếu, vườn ươm được phân thành hai loại như sau: (theo sơ đồ ) - Theo tính chất sản xuất: + Thời gian +Loài cây + Quy mô - Theo cách thức sản xuất (kỹ thuật): 5 SƠ ĐỒ CÁC LOẠI VƯỜN ƯƠM CÁC LOẠI VƯỜN ƯƠM Theo tính chất sản xuất Theo cách thức sản xuất Thời gian Loài cây Quy mô Kỹ thuật Tạm thời Lâu dài Di chuyển hàng năm Cố định nhiều năm Chuyên nghiệp Tổng hợp Cho một vài loài cây Cho nhiều loài cây Lớn và vừa Nhỏ Lớn hơn 0,5 – 3 ha Nhỏ hơn 0,5 ha Nền thấm nước Nền không thấm nước Nền treo Nền đất (luống nền mềm) Nền xây hoặc nền nilon (Luống nền cứng) Nền giàn, giá (luống nền treo ) 6 2.1. Theo nguồn giống chia ra; Theo nguồn vật liệu giống chia ra: a) Vườn ươm hữu tính: là loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống. b) Vườn ươm vô tính: là loại vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính. 2.2. Theo kỹ thuật chia ra: a) Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được ươm trực tiếp trên luống đất. b) Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được gieo ươm trong bầu đất dinh dưỡng xếp trực tiếp trên luống đất. c) Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nề n cứng không thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được cấy trong bầu đất xếp trong bể xây không thấm nước, có thể chủ động điều chỉnh lượng nước dinh dưỡng trong bể. d) Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: là loại vườn ươm tạo ra cây con không có vỏ bầu mềm, thay vào đó là vỏ bầu nhựa cứng có thể dùng nhiều lần. Thành phần ruột bầ u không phải là đất, thay vào đó là các chất hữu cơ (cành lá, rơm rạ, vỏ cây…) đã được xử lý khử độc và lên men. Không sử dụng luống đất hoặc bể xây, các khay bầu được xếp trên giá cách khỏi mặt đất. 2.3. Theo quy mô chia thành 3 loại: a) Vườn ươm nhỏ: diện tích dưới 0,5 ha và/hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm b) Vườn ươm trung bình: diện tích từ 0,5-1,0 ha và/hoặc công suất từ 500.000 – 1.000.000 cây/năm. c) Vườn ươm lớn: diện tích trên 1,0 ha và/hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1 Bảng 1. Quy mô vườn ươm TT Quy mô Vườn ươm từ hạt Vườn ươm từ hom Diện tích vườn (ha) Công suất (triệu cây tiêu chuẩn/năm) Diện tích vườn (ha) Công suất (triệu cây tiêu chuẩn/năm) 1 Nhỏ Dưới 0,5 Dưới 0,5 Dưới 0,70 0,1 đến 0,5 2 Trung bình 0,5 đến 1,0 0,5 đến 1,0 0,7 - 1,5 0,5 đến 1,0 3 Lớn Trên 1 Trên 1,0 Trên 1,5 Trên 1,0 7 Diện tích quy định ở bảng 1, tính cho vườn ươm từ hạt để tạo cây tiêu chuẩn dưới 1 năm tuổi và liên canh (không luân canh). Cách tính diện tích vườn ươm và các khu đất sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho vườn ươm từ hạt trên 1 năm tuổi, luân canh và vườn ươm từ hom dưới 6 tháng tuổi, không luân canh, theo phụ lục 1 kèm theo tiêu chuẩn này. 2.4. Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại: a). Vườn ươm tạm thời: b). Vườn ươm bán lâu dài: c). Vườn ươm lâu dài: thời Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 2 Bảng 2: Thời gian sử dụng vườn ươm Loại vườn ươm Thời gian sử dụng Tạm thời Dưới 3 năm Bán lâu dài Từ 3 đến 10 năm Lâu dài Trên 10 năm Tiêu chuẩn phân loại vườn ươm ở trên quy định những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống hoặc từ hom đến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành số 1: Hãy xác định loại vườn ươm của một vài cơ sở sản xuất theo các tiêu chí phân loại đã học? C. Ghi nhớ - Vườn ươm là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡng cây giống lâm nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồ ng rừng và dịch vụ. - Phân loại vườn ươm + Theo nguồn giống chia ra; Vườn ươm tạo cây con từ hạt Vườn ươm tạo cây con từ hom + Theo kỹ thuật chia ra: Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: 8 + Theo quy mô chia thành 3 loại: Vườn ươm nhỏ Vườn ươm trung bình Vườn ươm lớn + Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại: Vườn ươm tạm thời Vườn ươm bán lâu dài Vườn ươm lâu dài 9 BÀI 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM Mã bài: M1- 02 Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng - Trình bày được khái niệm về vườn ươm - Trình bày được tiêu chuẩn của từng loại vườn ươm trong thực tế sản xuất - Thiết kế được các loại vườn ươm phù hợp với thực tế sản xuất A. Nội dung: 1. Lựa chọn địa điể m đặt vườn ươm Để sản xuất cây con có hiệu quả, vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1.1.Vị trí đặt vườn ươm. + Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm t ạm thời ( đối với vườn ươm tạm thời càng gần nơi trồng rừng càng tốt). + Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao. 1.2.Yếu tố đất đai. Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5 0 và tiêu thoát nước tốt. Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu là đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. 1.3. Yếu tố nguồn nước. Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không đượ c nhiễm phèn, mặn, các chất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép. 1.4. Nguồn cung cấp điện. Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện [...]... trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun - Đây là mô đun khởi đầu của nghề sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, được giảng dạy đầu tiên cho các học viên tham gia học tập nghề sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp - Mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng về thiết lập vườn ươm để sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp II Mục tiêu của mô đun Kết thúc mô đun này người học có khả năng:... 1998 Giáo trính Trồng rừng Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2/ Bộ Lâm nghiệp năm 1992, Giáo trình Kỹ thuật Lâm sinh 3/ Bộ Lâm nghiệp năm 1992, Kỹ thuật bảo vệ rừng 4/ Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp I TW, 2000, Bài giảng kỹ thuật Lâm sinh 5/ Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp I TW, 2000, Qui trình rèn nghề Lâm sinh 6/ Trường Công nhân Kỹ thuật lâm nghiệp IV TW, 1991 Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh... đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4 Các ủy viên: - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./ DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH... 7/ Trường Đại học Lâm nghiệp, 1990, Giáo trình Lâm sinh (tập 1, 2) 8/ Thông tin trên mạng Internet 29 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 3 Thư... 100m Theo số dòng vô tính để sản xuất, cự ly giữa các cây 0,5 x 0,5m Tầng đất dày ≥50cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, thoát nước tốt Mỗi dòng phải được bố trí riêng rẽ, có cắm biển ghi tên dòng Biển bằng gỗ hoặc tôn được sơn phủ, kích thước 30 x 40 cm Theo quy định ở Bảng 7 + Khu ươm nuôi cây Cây mầm từ khu gieo hạt khi đạt tiêu chuẩn và cây mô hoặc cây hom giâm trong nhà giâm hom... luống bình thường có kích thước 10m dài x 1 mét rộng có thể xếp được 4.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5 cm Luống cây nên xây thành từng cụm 4 -5 luống, các cụm cách nhau 1,5 mét và giữa các luống cách nhau khoảng 50 cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con Hình 3: Hình ảnh luống nền cứng trong vườn ươm ♦ Khu vực luống cây nền mềm: Luống nền mềm cũng được xây dựng theo kích thước như nền cứng,... 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2 Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Các ủy viên: - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Phan Thanh... Máy bơm: là bộ phận động lực đẩy nước hút, đẩy nước từ bể chứa qua hệ thống ống dẫn đến các vị trí sản xuất trong vườn ươm Hình 7: Máy bơm nước trong vườn ươm + Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con, nhà giâm hom: Hệ thống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất Hệ thống dẫn nước có hai loại hệ thống dẫn nước cố định được làm bằng ống thép hoặc nhựa và hệ thống... nhô lên cao 30-40 cm có lắp pép phun Lắp hệ thống điều khiển phun tự động theo thời gian + Vườn cung cấp hom Các vườn ươm sản xuất cây con bằng phương pháp giâm hom cần phải có vườn cung cấp hom là nơi tập hợp các dòng vô tính đủ tiêu chuẩn để lấy vật liệu hom cho sản xuất cây con Việc xây dựng vườn cung cấp hom được thực hiện theo quy định ở bảng 12 Bảng 12- Tiêu chuẩn kỹ thuật vườn cung cấp hom Chỉ... 2.2 Luống sản xuất cây con ♦ Khu vực luống gieo ươm hạt: Hình 2: Hình ảnh luống ươm hạt trong vườn ươm Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựng luống ươm hạt, luống ươm hạt nên bố trí gần văn phòng để tiện theo dõi Luống gieo hạt bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho cây con có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất ♦ Khu vực luống cây nền cứng: . thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Thiết kế vườn ươm” là giáo trình mô đun thứ nhất trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sả n xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 02 bài,. chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng ngh ề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp phục vụ cho. dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được