1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ vinavico incom

86 862 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 421,14 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA 3 DOANH NGHIỆP 3 1.1.1. Các khái niệm về chiến lược 3 1.3.1. Quan điểm xây dựng chiến lược 10 1.3.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 12 1.4. Vai trò của chiến lược kinh doanh 26 CHƯƠNG II 28 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 28 2.1 Giới thiệu về Công Ty 28 2.1.1 Giới thiệu chung về công 29 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 30 2.2.1.1 Các hoạt động chính của công ty 35 2.2.1.6. Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty 50 2.2.2.1 Phát triển môi trường kinh doanh bên ngoài 50 2.2.2.2 Phát triển áp lực cạnh tranh 55 2.3.1 Đánh giá môi trường nội bộ của Công ty 58 2.3.1.1 Điểm mạnh 58 2.3.1.2 Điểm yếu 58 2.3.2 Đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài 59 2.3.2.1 Cơ hội 59 2.3.2.2 Thách thức 60 CHƯƠNG III 61 CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VINAVICO INCOM 61 3.1.1 Phương hướng phát triển ngành xây dựng 61 3.2. Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 63 3.2.1 Căn cứ vào khách hàng 64 3.2.2 Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp 65 3.2.3 Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh 65 3.2.4. Xây dựng ma trận SWOT 66 3.2.5. Phân tích các chiến lược sản xuất kinh doanh 71 3.2.6. Lựa chọn các chiến lược chiến lược kinh doanh 74 3.3 Các giải pháp để thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh 76 3.3.2. Đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất 77 Page 1 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.3.3 Đào tạo và sử dụng nhân lực có hiệu quả 77 3.3.4. Đẩy mạnh công tác tự huy động vốn 78 3.3.5 Bố trí mạng lưới phân phối cho hợp lý nhằm giảm bớt chi phí 79 KẾT LUẬN 81 Page 2 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ: Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Sơ đồ 2: Môi trường ngành kinh doanh Sơ đồ 3: Ma trận SWOT Sơ đồ 4: Tổ chức của Công ty Vinavico Incom. Bảng biểu: Bảng 1: Tình hình công nhân viên của công ty cho đến tháng 06 năm 2008. Bảng 2: Danh sách các hợp đồng đã và đang thực hiện. Bảng 3: Bảng số liệu tài chính của công ty Vinavico Incom trong 3 năm trở lại đây. Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2002 – 2008. Bảng 5: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2002 – 2008. Bảng 6: Bảng thể hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Biểu đồ: Biểu đồ 1: Trình độ trong Công ty Vinavico Incom. Biểu đồ 2. Đồ thị thể hiện tổng tài sản của công ty trong 3 năm trở lại đây. Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của công ty. Biểu đồ 4: Thể hiện phần lợi nhuận của công ty trong 3 năm trở lại đây Page 3 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT SXKD : Sản xuất kinh doanh. TSLĐ : Tài sản lưu động. ROE : Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. ROA : Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản. CP : Cổ phần. XNK : Xuất nhập khẩu. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. KV : Ki lô vôn. VN : Việt Nam. MB : Miền Bắc. TCT : Tổng Công Ty. HN : Hà Nội. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. VLXD : Vật liệu xây dựng. CPH : Cổ phần hoá. HĐ : Hợp đồng. Page 4 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, kinh doanh trong cơ chế thị trường phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và nhiều rủi ro. Khi bước vào cơ chế thị trường đòi hỏi chúng ta đã phải chấp nhận những quy luật đó như một sự tất yếu khách quan,và điều đó đã làm cho môi trường kinh doanh trở lên sôi động nhưng không kém phần phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và phân tích được đầy đủ về môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được. Một sự hiểu biết đầy đủ về đối thủ cạnh tranh, những cơ hội, những nguy cơ về phía môi trường cũng như điểm mạnh và điểm yếu của các đối tác và của chính bản thân mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường bên cạnh đó chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp Để quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả, các doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng nhiều mô hình khác nhau, nhưng việc lựa chọn các mô hình đó sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế để có thể vận dụng nó một cách hiệu quả nhât. Là một sinh viên thực tập ở Công ty Cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom, qua quá trình thực tập và tìm hiểu em thấy rằng điều quan tâm lớn nhất của Công ty là có một hướng đi đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, vì thế em đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom’’ nhằm Page 1 of 86 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp góp thêm ý kiến của mình vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong Công ty. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu,danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiêp. Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom. Chương III: Chiến lược sản xuất kinh doanh và các biện pháp thực hiện chiến lược tại Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom. Page 2 of 86 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. 1.1.1. Các khái niệm về chiến lược Thuật ngữ “chiến lược’’ xuất hiện cách đây khá lâu nó có nguồn gốc từ trong lĩnh vực quân sự và bắt nguồn từ nước Hy lạp cổ đại, với hai từ “stratos’’ và “agos’’ Chiến lược ra đời và phát triển gắn liền với các cuộc chinh phạt của các đế quốc và nó được coi như là một nghệ thuật để dành phần thắng trong cuộc chiến. Nguồn gốc quân sự của khái niệm được thể hiện ngay trong định nghĩa cổ điển nhất của thuật ngữ này : Theo từ điển di sản văn hoá Mỹ, chiến lược được định nghĩa như là một “Khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập tổng thể và tiến hành những chiến dịch quy mô lớn”. Và từ điển Larouse thì cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng”.Hay trong một quan điểm khác thì chiến lược được hiểu là “ Nghệ thuật phối hợp các lực lượng quân sự , chính trị, tinh thần, kinh tế được huy động vào chiến tranh nhằm chiến thắng kẻ thù’’. Có thể nói , trong lĩnh vực quân sự , thuật ngữ “ chiến lược’’ đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến . Napoleon đã nói “ Nghệ thuật của chiến tranh là một nghệ thuật đơn giản , nhưng tất cả phải chấp hành’’.Điều đó cho thấy , trong quân sự chiến lược là vô cùng cần thiết , bắt buộc thực hiện và là điều kiện không thể thiếu để giành thắng lợi . Trong lĩnh vực kinh tế, sau cuộc chiến tranh thế giới lần II, nền kinh tế thế giới phục hồi một cách nhanh chóng, môi trường kinh doanh biến đổi vô cùng mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh lúc này không có tính manh mún, sản xuất quy mô nhỏ và sản xuất thủ công như trước đây. Cuộc cách mạng Page 3 of 86 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa học kỹ thuật lần hai đã thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng phát triển, đồng thời quá trình quốc tế hoá cũng diễn ra một cách ngày càng mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn vì vậy chiến lược được sử dụng phổ biến ở cả phạm vĩ mô và cũng như vi mô. Chiến lược được “du nhập’’ vào kinh tế , là một dạng kế hoạch thống nhất và tổng hợp nhằm dẫn dắt doanh nghiệp đi đến mục tiêu mong muốn, nó là cơ sở để xác định chính sách hợp lý và thủ pháp tác nghiệp.Trải qua các giai đoạn phát triển, khái niệm chiến lược có những biến đổi nhất định và chưa đạt được đến sự thống nhất, vì vậy vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm chiến lược khác nhau. Theo quan điểm truyền thống khái niệm chiến lược được hiểu như sau: “Chiến lược là việc nghiên cứu tìm ra một vị thế cạnh tranh phù hợp trong một ngành công nghiệp, một phạm vi hoạt động chính mà ở đó diễn ra các hoạt động cạnh tranh.” Theo Micheal Porter. Chiến lược theo quan điểm của ông nhấn mạnh tới góc độ cạnh tranh. Theo Alfred Chandler, một giáo sư thuộc trường Đại học Harvard: “Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, những chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện được các mục tiêu đó”. Jame Quinn thuộc trường Đại học Darmouth lại định nghĩa: “Chiến lược là mẫu hình hay kế hoạch của một tổ chức để phối hợp những mục tiêu chủ đạo, các chính sách và thứ tự hành động trong một tổng thể thống nhất”. Định nghĩa của William F.Gluek cho rằng : “Chiến lược là một kế hoạch thống nhất, toàn diện, và phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện thành công”. Qua những khái niệm về chiến lược được định nghĩa như trên thì một thực tế là nội dung và kế hoạch vẫn còn là một bộ phận quan trọng trong chiến lược. Hơn nữa các quan điểm truyền thống về nội dung chiến lược đã Page 4 of 86 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngầm thừa nhận rằng chiến lược của công ty luôn là một kết quả của quá trình kế hoạch có tính toán, dự tính từ trước. Thời gian đầu quan điểm này đã được sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi một cách nhanh chóng và phức tạp, việc ra chiến lược vốn khó khăn nay lại càng khó khăn thêm. Việc xây dựng chiến lược theo phương pháp kế hoạch hoá cũng không còn phù hợp nữa. Vì thực tế đã chứng minh rằng đôi khi có những kế hoạch chính thức được xây dựng cụ thể lại không thành công, bởi thế cần có những kế hoạch đối phó trong quá trình kinh doanh. Chính vì vậy, các quan điểm truyền thống đã bộc lộ những yếu điểm của nó. Bản chất của chiến lược là một khoa học và là một nghệ thuật để đạt được mục tiêu cũng không được khẳng định. Trong bối cảnh đó các quan điểm về chiến lược hiện đại ra đời dần thay thế các quan điểm chiến lược truyền thống. Các quan điểm chiến lược hiện đại đã cố gắng trở lại với bản chất của thuật ngữ chiến lược đồng thời vẫn đảm bảo sự thích nghi của thuật ngữ này với môi trường kinh doanh đang biến động. Do đó, các quan điểm chiến lược hiện đại không nhấn mạnh vào việc tính toán, hoạch định mà nhấn mạnh vào việc lựa chọn các chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức đặt ra. Rõ ràng rằng để có một định nghĩa đơn giản về chiến lược không phải là một vấn đề dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề có thể được giải quyết nếu chúng ta đi vào nghiên cứu từng nhân tố của chiến lược, những nhân tố này có giá trị bao trùm đối với bất cứ một tổ chức nào. Dù thế nào chăng nữa, các nhân tố này vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào bối cảnh của từng doanh nghiệp, dựa vào thực trạng của doanh nghiệp thì mới đưa ra được một chiến luợc hợp lý cho doanh nghiệp . 1.1.2. Phân loại chiến lược Trong thực tế có rất nhiều cách phân loại chiến lược , việc phân loại chiến lược tùy thuộc vào cách tiếp cận của chúng ta về chiến lược kinh doanh. Page 5 of 86 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đứng trên mỗi góc độ tiếp cận khác nhau lại có những cách phân loại khác nhau về chiến lược.  Phân loại chiến lược kinh doanh theo cấp chiến lược: Khi phân loại chiến lược theo cấp chiến lược, người ta thường phân chia chiến lược thành: + Chiến lược cấp công ty (hay chiến lược tổng quát): Đây là chiến lược được xây dựng cho toàn công ty trên tất cả các lĩnh vực mà công ty tham gia. Mục tiêu trong chiến lược này cho biết cái đích mà công ty muốn đạt tới nhìn một cách tổng thể trên toàn bộ hoạt động mà công ty theo đuổi cũng như phương hướng và biện pháp để đạt tới cái đích đó. + Chiến lược cấp kinh doanh (lĩnh vực): Được xây dựng cho một ngành kinh doanh chuyên môn hoá hẹp. Trong trường hợp công ty chỉ tham gia kinh doanh trên một lĩnh vực thì chiến lược kinh doanh cũng là chiến lược cấp công ty. + Chiến lược cấp chức năng: Đây là chiến lược của từng chức năng riêng biệt trong công ty như: tài chính, marketing, nhân sự có thể xem các chiến lược cấp chức năng là chiến lược hỗ trợ nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp công ty.  Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược: Căn cứ vào nội dung của các chiến lược, các nhà quản lý người Pháp cho rằng chiến lược kinh doanh bao gồm các loại: + Chiến lược thương mại: Là chiến lược áp dụng cho toàn bộ các hoạt động thương mại của công ty từ việc thu mua cung cấp các yếu tố đầu vào đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty đó. + Chiến lược công nghệ và kỹ thuật: Định hướng cho công tác nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ, sản phẩm trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì chiến lược công nghệ và kỹ thuật đóng vai Page 6 of 86 6 [...]... hay đường hầm trên phạm vi cả nước Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác mỏ VINAVICO được Page 29 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 30 thành lập vào ngày 04 tháng 07 năm 2005 và đăng ký sửa đổi lần 6 ngày 23 tháng 10 năm 2008, với ba cổ đông sang lập là: Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm Vinavicô ,công ty cổ phần đầu tư và khai thác mỏ Invesco và công ty TNHH chứng khoán ngân hang NN&PTNT... lĩnh vực đầu tư , thi công xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng … đã thực hiện nhiều công trình trọng điểm Quốc gia trên địa bàn cả nước do đó Vinavico Incom tiếp tục được thừa kế và phát huy những kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng , đặc biệt là lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng công trình công nghiệp 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức của Vinavico Incom ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG... nhằm vào yếu tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt  Ngoài ra theo cách phân loại khác , chiến lược kinh doanh lại được chia thành : • Chiến lược hướng nội : Chiến lược nhân sự , chiến lựơc marketing… • Chiến lược hướng ngoại : Chiến lược hội nhập ngang, chiến lược hội nhập dọc… 1.2 Nội dung của chiến lược kinh doanh 1.2.1 Nội dung chủ yếu của chiến. .. định và đánh giá  Nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh Khi xây dựng chiến lược kinh doanh để đưa vào lựa chọn, doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, những cơ sở nhất định Những nguyên tắc, cơ sở này luôn nhất quán và xuyên suốt quá trình xây dựng các bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh - Nguyên tắc 1: Chiến lược kinh doanh phải bảo đảm mục tiêu bao trùm các doanh. .. thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược Chiến lược hành động có thể được lựa chọn từ những chiến lược đã được xây dựng trong khi xây dựng chiến lược định hướng và cũng có thể được lựa chọn từ chiến lược nổi lên trong quá trình thực hiện chiến lược định hướng  Nếu căn cứ theo hướng tiếp cận chiến lược : • Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt : Tư tưởng chỉ đạo việc hoạch định chiến lược. .. vai trò cơ bản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là một vấn đề rất cần thiết hiện nay CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu về Công Ty Page 28 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 29 2.1.1 Giới thiệu chung về công THÔNG TIN... chiến lược: Chiến lược kinh doanh bao gồm: + Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng lớn về mục tiêu của doanh nghiệp, phương hướng và biện pháp để đạt được các mục tiêu đó Nó được xây dựng trên kết quả của việc phân tích môi trường và phân tích nội bộ doanh nghiệp Chiến lược định hướng phướng án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp + Chiến lược hành động: Là các phương án hành động của doanh. .. ROE, ROA Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA) Page 22 of 86 = Lợi nhuận ròng Tổng vốn kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 Doanh lợi cổ phần = Lợi nhuận ròng Vốn cổ phần Bước 4 : hình thành và lựa chọn chiến lược Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược dự kiến là công việc có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược kinh doanh Muốn có một quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh. .. hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp • Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối : Ở chiến lược này , cơ sở cho việc hoạch định chiến lược bắt đầu từ sự phân tích , so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ Page 7 of 86 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 cạnh tranh Thông qua sự phân tích đó, tìm ra lợi thế của doanh nghiệp , làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh • Chiến lược sáng... tiêu của doanh nghiệp • Bản chất mục tiêu của chiến lược Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược và là bước rất quan trọng Bởi vì việc xác định đúng mục tiêu chiến lược sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo chioi các bước tiếp theo của qúa trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp Mặt khác, nó còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược Mục tiêu chiến lược . về chiến lược kinh doanh của doanh nghiêp. Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom. Chương III: Chiến. lược sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom ’ nhằm Page 1 of 86 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp góp thêm ý kiến của mình vào quá trình xây dựng. DOANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VINAVICO INCOM 61 3.1.1 Phương hướng phát triển ngành xây dựng 61 3.2. Căn cứ xây dựng chiến lược

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Website: http://www.gso.gov.vn Link
1. Giáo trình kinh tế phát triển. - Chủ biên: GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng Khác
2. Website: http:// www. vnavicoincom.com Khác
3. Website: http:// www. moc.gov.vn Khác
4. Tài liệu của phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty Vinavico Incom Khác
5. Tài liệu của phòng Kế toán - Tài chính Công ty Vinavico Incom Khác
6. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - PTS. Đào Hữu Huân NXB Giáo dục Khác
7. Quản trị kinh doanh - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam - GS.PTS Nguyễn Đình Phan Khác
8. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom giai đoạn 2006 – 2008 Khác
10. Website:http:// www.mpi.gov.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w