Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THĂNG LONG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long 1.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THĂNG LONG - Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần - Địa chỉ: Số 129, đường Bắc Nam, Phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại : 02803 657 669 - Fax : 02803 608 555 - Mã số thuế : 0200827394 - Số tài khoản: 102010000075454 - Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên. - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Nguyễn Huy Quý 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long được thành lập theo đăng kí kinh doanh vào ngày 27/02/2009 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh, rong các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản, thăm dò, tư vấn đầu tư khai thác mỏ và xây dựng các công trình Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu, biểu tượng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 1 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD Với 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo, cùng hệ thống thiết bị máy móc chuyên dùng hiện đại. Đủ năng lực tiến hành mọi dự án thuộc lĩnh vực công ty hoạt động. 1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty Căn cứ vào quyết định số 10/ QĐ- HĐQT ngày 28/12/2008 của Hội đồng quản trị về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long .Cụ thể: - Vốn điều lệ: 6.200.000.000 đồng ( Sáu tỷ hai trăm triệu đồng chẵn). - Số cổ phần: 620.000 cổ phần ( Sáu trăm hai mươi nghìn cổ phần). Vốn của công ty được chia thành vốn lưu động và vốn cố định: - Vốn cố định chính là số tiền ứng trước mà công ty dùng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. - Vốn lưu động được công ty xử dụng để xoay vòng trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ, khai sản xuất và lưu thông. Công ty hiện có 370 lao động, là đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề. Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp sẽ luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty * Các lĩnh vực hoạt đông của doanh nghiệp - Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản, quặng kim loại, sắt, đồng , thép, vàng, bạc, chì, kẽm. - Tư vấn, đầu tư khai thác mỏ - Thăm dò khoáng sản - Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng. * Hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp hiện tại đang kinh doanh - Bột vàng - Quặng vàng - Quặng sắt 1.3 Quy trình sản xuất của công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 2 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD Công ty áp dụng quy trình tuyển quặng của tập đoàn SSG, đây là một trong những quy trình tiên tiến nhất hiện nay. Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển quặng vàng Tóm tắt quy trình như sau: Quặng khai thác từ hầm lò được vận chuyển về xưởng tuyển. Tại đây quặng được đưa vào máy đập hàm, đập đến cỡ hạt ≤ 15 mm. Sau đó được đưa vào máy nghiền bi cùng lúc với việc cung cấp vôi tạo độ pH thích Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA Quặng nguyên khai Băng tải Máy cấp liệu rung Máy nghiền bi Máy phân cấp hạt Máy đập hàm Hạt lớn 3 Tuần hoàn nước Thùng khuấy trộn Máy tuyển nổi Tinh quặngBể chứa Tuyển trọng lựcNấú luyện Au Bể chứa nước thải Bể lắng cát Bể chứa Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD hợp cho quá trình tuyển nổi. Quặng được nghiền đến cấp hạt 200 mesh – 0.074mm (đạt tỷ lệ đến 50-60%). Dung dịch bùn quặng sau khi qua máy nghiền bi được đưa vào máy lắng phân cấp. Phần sản phẩm nặng trong đó hợp kim của vàng và chì được tách ra từ máy phân cấp, tiếp tục được đưa qua tuyển trọng lực bằng bàn đãi lắc. Quặng đuôi được loại bỏ và sản phẩm cát nặng thu được, sẽ được đưa vào nấu luyện để thu hồi vàng. Bùn khoáng và thuốc tuyển được cấp vào thùng khuấy, được khuấy mạnh với tốc độ quay của bánh khuấy máy tuyển nổi. Nhanh chóng mở van cho không khí vào máy và điều chỉnh lượng không khí đó, đồng thời điều chỉnh chiều cao mức nước trong ngăn máy và tiến hành đo độ pH, nhiệt độ bùn quặng. Sau một thời gian ngắn, lớp bọt bóng khoáng hóa sẽ hình thành trên mặt thoáng của bùn quặng. Căn cứ thời gian tuyển định sẵn mà tiến hành gạt và thu hồi trong bể chứa. Phần hỗn hợp bùn quặng nặng nằm dưới đáy được chuyển qua công đoạn tuyển trọng lực để thu hồi bột vàng. Kết thúc quá trình tuyển nổi ta thu hồi được hai dạng sản phẩm sau : 1. Bột vàng 2. Hỗn hợp tinh quặng chứa vàng. Phần nước thải được tập hợp vào bể chứa nước thải, sau đó được lắng cát tại bể lắng cát, nước trong sau khi lắng cát được tuần hoàn tái sử dụng thông qua bể chứa nước trong. 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.4.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Hiện này, tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long, bộ máy quản lý điều hành của công ty bao gồm : Giám đốc công ty, phó giám đốc, kế toán trưởng và có 3 phòng ban, trưởng phó các đơn vị sản xuất thuộc công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 4 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. * Ban lãnh đạo công ty - Giám đốc: Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân về mọi hoạt động và quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật nhà nước, được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được giao quyền lãnh đạo, quản lý điều hành hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về những quyết định của mình và mọi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. + Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính về công tác tiền lương, nhân sự. + Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ về công tác kế toán + Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật về kế hoạch khai thác, thu mua. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÌNH ĐỘI KHAI THÁC ĐỘI XE ĐỘI SX 1 ĐỘI SX 1 5 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD + Chỉ đạo công việc hành chính - Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công và ủy quyền theo văn bản, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước Giám đốc về những việc đã được phân công phụ trách. * Các phòng ban chức năng. - Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty làm các công tác sản xuất và điều hành quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ từng thời kỳ. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về công tác tổ chức nhân sự và tính chính xác trong quá trình thực hiện. Soạn thảo các văn bản, quyết định, quy định trong phạm vi công việc được giao. Tổ chức thực hiện in ấn tài liệu, tiếp nhận, phân phối kịp thời văn bản, báo chí hàng ngày, quản lý con dấu bản thảo, giữ gìn bí mật thông tin trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho các cuộc họp ở công ty. Có trách nhiệm lưu giữ, bổ sung hồ sơ tài liệu và các văn bản hướng dẫn. - Phòng kế hoạch kỹ thuật : chủ động xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm như kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Giám sát kỹ thuật các công trình thi công, lập phiếu giá thanh toán. - Phòng kế toán tài vụ: Ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhập sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ chung thực, chính xác và khách quan. Lập báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định của nhà nước, công bố, công khai kết quả sản xuất kinh doanh, tài sản nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. - Các đội thi công : Tổ chức thi công các công trình theo đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật và dự toán được lập. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 6 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SÀN THĂNG LONG 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty 2.1.1 Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty Trong giai đoạn hiện nay, Marketing ngày càng trở nên quan trọng, nó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đến gần hơn khách hàng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing nên công ty luôn quan tâm sát sao đến vấn đề Marketing của công ty. * Thị trường tiêu thụ hàng hóa Sản phẩm của công ty chủ yếu là những khoáng sản có giá trị cao như: bột vàng, quặng vàng và quặng sắt, đó là những sản phẩm có tính đặc thù riêng nên khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty luyện vàng, các doanh nghiệp chuyên chế tác vàng, công ty gang thép, công ty kim loại cả ở trong và ngoài nước. Vì là một công ty mới ra nhập thị trường chưa lâu nên thị trường của công ty chủ yếu là thị trường Thái Nguyên, Hà Nội, Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận khác. Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2010. 2011 và 2012 ĐVT: Tỷ đồng STT Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/ 2010 Chênh lệch 2012/2011 Doanh thu Cơ cấu (%) Doanh thu Cơ cấu (%) Doanh thu Cơ cấu (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên 15,3 29,9 16,2 26,6 17,8 27,1 0,9 5,9 1,6 9,9 2 Hà Nội 25,2 45,9 30,6 50,2 35,8 54,5 0,9 3,6 5,2 17 3 Lạng Sơn 5 9,1 6 9,8 7,1 10,8 1 20 2,1 35 4 Tỉnh khác 9,4 17,2 8,1 13,3 5 7,6 (1,3) (13,8) (3,1) (38,3) (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật) Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 7 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, thị trường chủ yếu của công ty là thj trường Hà Nội và thị trường Thái Nguyên. - Năm 2010, doanh thu từ thị trường Thái Nguyên là 15,3 tỷ đồng tương ứng 29,9%, năm 2011 tăng lên ở mức 16,2 tỷ đồng tuy nhiên cơ cấu lại giảm xuống còn 26,2%. Năm 2012, doanh thu tăng lên 1,6 tỷ đồng là 17,8 tỷ đồng chiếm 27,1%. - Tại thị trường Hà Nội, trong 3 năm qua cả doanh thu và cơ cấu đều tăng. Năm 2010, doanh thu là 25,2 tỷ đồng (45,9%), năm 2011, doanh thu là 30,6 tỷ đồng (50,2%), năm 2012 doanh thu là 35,8 tỷ đồng (54,5%). - Tại Lạng Sơn, qua 3 năm cả doanh thu và cơ cấu đều tăng. Điều đó cho thấy công ty đang mở rộng thị trường lên Lạng Sơn. - Các tỉnh khác: cả doanh thu và cơ cấu đều có xu hướng giảm xuống. * Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Đặc điểm nổi bật của công ty là loại hàng hóa đặc biệt. Nó không giống những loại hàng hóa khác được bày bán một cách rộng rãi trên thị trường bới nó là những sản phẩm có đặc điểm kỹ thuật cao và có giá trị lớn. Trong những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng thu được nhiều kết quả ta có thể thấy điều đó qua bảng báo cáo sau: Bảng 2.2: Giá trị các sản phẩm tiêu thụ của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng giá trị các sản phẩm tiêu thụ Chênh lệch (%) 2010 54,8 - 2011 60,9 11,14 2012 65,7 7,89 (Phòng : Kế hoạch -Kỹ thuật ) Nhận xét: Qua bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty từ 2010 trở lại đây, ta thấy Công ty đang có sự phát triển mạnh mẽ cụ thể là: tổng giá trị sản phẩm thu được năm 2011 tăng so với 2010 là 6,1 tỷ đồng tương ứng với 11,14 % . Năm 2012 tổng giá trị sản phẩm bán được tăng 4.8 tỷ hay 7,89% so với năm 2011, và tăng 10.9 tỷ đồng tương ứng 18,89 % so với năm 2010. Tổng giá trị sản phẩm bán được năm 2012 tăng ít Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 8 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD hơn so với năm 2011 song đó cũng là một kết quả tốt đẹp do sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong công ty. Kết quả trên cho thấy công ty đã biết tận dụng tốt các cơ hội do nền kinh tế mang lại. 2.1.2 Giá cả sản phẩm Đối với những sản phẩm công nghiệp , giá cả không phải là yêu tố hàng đầu nhưng nó vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, vì sản phẩm của công ty có tính đặc thù riêng nên giá cả là một vấn đề tương đối nhạy cảm. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, công ty đã đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Căn cứ để định giá sản phẩm của công ty: - Giá của đối thủ cạnh tranh - Giá thành sản xuất sản phẩm - Các loại chi phí sản xuất sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung - Căn cứ quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: đảm bảo hòa vốn, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, thị phần hay chất lượng sản phẩm. 2.1.3 Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Do những đặc tính đặc biệt của sản phẩm cũng như đặc thù của nghành sản xuất, nên công ty đã sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối sản phẩm của công ty Các sản phẩm của công ty không được cung cấp tới các đại lý. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng công ty trực tiếp vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng hoặc khách hàng sẽ nhận vận chuyển sản phẩm tùy theo sự thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng. Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long Khách hàng 9 Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD Vì vậy, sử dụng kênh phân phối trực tiếp công ty có thể đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tiến độ. 2.1.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng Để có được những kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh, công ty luôn đặt định hướng phát triển lâu dài, chiếm lĩnh thị trường mở rộng sản xuất và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng. Bởi vậy công ty luôn chú trọng đến hình thức quảng bá và đưa sản phẩm tới khách hàng. Doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức xúc tiến bán hàng với các giải pháp tài chính như giảm giá với khách hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn, chiết khấu bán hàng và đa dạng hóa các hình thức thanh toán. Một số hình thức xúc tiến bán hàng doanh nghiệp thường áp dụng như: - Tham gia các hội chợ triển lãm chuyên nghành - Quảng cáo qua truyển thanh, truyền hình - Bán hàng trực tiếp. 2.1.5 Nhận xét tình hình Marketing của công ty Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing, chưa có bộ phận chuyên trách mảng Marketing của công ty. Vì vậy, công ty nên thiết lập nên phòng Marketing để thúc đấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2 Tình hình tiền lương lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long 2.2.1 Cơ cấu lao động Do tính chất công việc cũng như hoạt động dặc thù của công ty do đó, tuy số lượng lao động của công ty có biến động nhưng không lớn. Về số lượng lao động, tính đến cuối năm 2012, công ty có tổng số lao động là 370 người. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA 10 [...]... chính của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long 2.4.1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện tình hình doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của doanh nghiệp một cách đầy đủ và rõ ràng Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011 và 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 28 Lớp K6QTDNCNA
Báo cáo thực tập. .. QTKD đoạn của quá trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó Các công đoạn nhỏ của quá trình công nghệ được xác định thời gian thực hiện theo các tập hợp định mức tiêu chuẩn của
công ty Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long xác định thời gian lao động theo quy định của nhà nước là 6 ngày/ tuần, 24 ngày/ tháng Như vậy, thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động trong... thức trả lương của công ty Việc áp dụng hình thức trả lương thích hợp cho từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó có tác dụng khuyến khích người lao động trong công tác, học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề làm cho năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, vì vậy, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long rất chú trọng trong việc xây dựng hình thức... đã chú trọng và quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tuy nhiên mức tăng còn tư ng đối thấp, chỉ đảm bảo một phần nào đó cuộc sống của các bộ công nhân viên, công ty nên quan tâm tới vấn đề này nhiều hơn nữa 2.3 Tình hình chi phí giá thành của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long 2.3.1 Phân loại chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh là những hao phí lao động xã hội... một doanh nghiệp, quản lý và sử dụng lao động được coi là một vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều mong muốn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, giàu kinh nghiệm Với đặc thù ngành nghề kinh doanh và để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng. .. thuế thu nhập doanh nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ) Nhận xét: Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quan 3 năm 2010, 2011 và 2012 ta thấy kết quả hoạt động của công ty đang có sự phát Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 33 Lớp K6QTDNCNA
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD triển với kết quả tốt Cụ thể năm 2011 doanh thu tăng lên hơn 6 tỷ và lợi nhuận... hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng các nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh Hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long luôn quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, thường xuyên thực. .. hay tiết kiệm chi phí sản xuất Giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và những dự báo về chi phí sản xuất trong kỳ tiếp theo Doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu và giá thành kế hoạch để có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp * Căn cứ xác định giá thành: - Căn cứ vào giá cả thị trường: Giá bán sản phẩm, giá cả đầu vào, vật tư để sản xuất sản phẩm - Căn cứ giá... việc công ty đã dựa trên định mức tiêu chuẩn nghành và của công ty trên cơ sở công nghệ làm ra sản phẩm đó Công nghệ sản xuất ra từng loại sản phẩm được các phòng kỹ thuật công nghệ xác định và được ban hành trong công ty thực hiên Để có định mức thời gian cho một sản phẩm phải xác định được thời gian thực hiện từng công Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền 12 Lớp K6QTDNCNA
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh. .. theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có liên quan đến quản lý và phục vụ hoạt động sản xuất của các phân xưởng Lương và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ quản lý và các nhân viên phục vụ khác tại phân xưởng Chi phí vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng - Chi phí sử dụng tài sản cố định: . Thăng Long 1.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THĂNG LONG - Loại hình doanh. công ty: Giám đốc Nguyễn Huy Quý 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long được thành lập theo đăng kí kinh doanh. Trường ĐH Kinh tế & QTKD PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SÀN THĂNG LONG 2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty 2.1.1