Mục đích của giờ dạy học văn theo quan điểm, phương pháp mới không phải người GV là người truyền thụ lời giảng của mình một cách chủ quan mà mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể HS dư
Trang 1A Đặt vấn đề
I Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã đặt ra từ rất lâu và được
sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục, nhất là của các thầy giáo, cô giáo Nhưng việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học không phải là việc dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả ngay từ đầu Trước đây, chúng ta dạy học vẫn theo phương pháp truyền thống với quan niệm : học là quá trình
tiếp thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng tình cảm.
Giáo viên(GV) luôn là người truyền thụ toàn bộ những kiến thức, những hiểu
biết của mình về một vấn đề nào đó; còn học sinh(HS) là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của GV Chính vì vậy mà phương pháp đó dẫn đến chỗ HS là người thụ động và qúa trình nhận thức mang tính chất áp đặt, một chiều HS học
để đối phó với thi cử và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến Hiện nay, phương pháp dạy học truyền thống không còn thích hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo, hơn thế việc đổi mới chương trình sách giáo khoa càng cần phải đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học Bởi chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được
sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005) Điều 28.2 trong Luật
giáo dục đã ghi : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
Trang 2thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh “ Có thể nói cốt lõi của việc đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động; chống lại thói quen học tập thụ động
Tuy nhiên, đối với mỗi môn học trong nhà trường tùy theo đặc trưng bộ môn mà vận dụng việc đổi mới phương pháp sao cho thích hợp, linh hoạt để đạt mục tiêu cần đạt Đối với môn Ngữ văn, việc vận dụng phương pháp dạy học mới vẫn còn hạn chế GV chỉ say mê khám phá văn bản và khổ công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý HS bài đó như thế nào ? Mục đích của giờ dạy học văn theo quan điểm, phương pháp mới không phải người
GV là người truyền thụ lời giảng của mình một cách chủ quan mà mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể HS dưới sự hướng dẫn của GV chủ động khám phá, tiếp nhận tác phẩm và đồng thời bộc lộ được tình cảm bản thân
Trong quá trình giảng dạy văn học, có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng và mỗi phương pháp đều được thử thách qua thời gian Chẳng
hạn phương pháp thuyết trình; phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ; phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ; dạy học theo dự án
Kết quả của mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng Một trong những phương pháp dạy học tích cực đưa lại kết quả cao trong học tập,
phát huy được tính chủ thể của HS là phương pháp vấn đáp Trong phạm vi bài tập nghiên cứu khoa học này, tôi đi sâu tìm hiểu phương
pháp vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn ở khối trung học phổ thông Tôi đã
quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều kiện khái quát nâng cao chuyên môn sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua đây mong được chia
sẻ với đồng nghiệp cùng quan tâm để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong phạm vi nhà trường THPT
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Trang 3- Dựa trên một số lí luận cơ bản về triết học, về tâm lí học, về việc đổi
mới phương pháp dạy học văn để đề ra một số biện pháp trong phương pháp
dạy học vấn đáp
- Nhằm mục đích nâng cao chất lượng của giờ học, phát huy tính tích cực,
tự giác chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề, gây hứng thú học tập cho HS
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đề xuất một số nhiệm vụ của đề tài:
+ Xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của dạy học vấn đáp (đàm thoại)
+ Đề xuất một số biện pháp dạy học vấn đáp trong môn Ngữ Văn
+ Thực hiện một số công việc trong phương pháp vấn đáp
+ Thiết kế một bài dạy vận dụng phương pháp vấn đáp
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp Dưới đây là những phương pháp chủ yếu:
1 Phương pháp thống kê, nêu ví dụ
2 Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy, dự giờ, bài kiểm tra, bài thi, số điểm
3 Phương pháp so sánh
4 Phương pháp phân loại, phân tích
5 Phương pháp tổng hợp
B Nội dung
Trang 4CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP
VẤN ĐÁP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN.
1 Cơ sở tâm lí học.
Nhận thức thế giới xung quanh, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình là một nhu cầu không thể thiếu của con người Đây là một
trong ba mặt cơ bản của đời sống, của tâm lí con người (Nhận thức - Tình cảm
- Hành động) Nhờ có nhận thức mà chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực
xung quanh mình mà cả hiện thực của bản thân nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài, cái hiện tại mà cả cái bên trong, cái sẽ tới và các quy luật phát triển của hiện thực
Mục tiêu của nhà trường phổ thông nói chung và mục tiêu của trường THPT nói riêng là hình thành nhân cách của HS, phát triển toàn diện và trưởng thành về mặt xã hội của HS Trong nhà trường phổ thông, HS được giáo dục bằng nhiều phương pháp, nhiều ngành học trong đó bộ môn Ngữ văn được coi
là một môn học chủ công trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lí cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi của họ HS là một nhân cách trong chừng mực nào đó
mà các phẩm chất xã hội ở đó được phát triển để nó trở thành chủ thể có ý thức đối với mọi hoạt động công ích của mình Như vậy có nghĩa là một trong những con đường để hình thành và phát triển nhân cách là con đường hoạt động của chính HS Con đường tác động có mục đích tự giác của xã hội bằng giáo dục đến HS sẽ trở nên vô hiệu hoá nếu như HS không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lí, hình thành nhân cách Chính vì vậy qua giờ học vấn vận dụng phương pháp vấn đáp, HS có dịp bù đắp những tri thức mà mình chưa được biết, chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ, để tự mình tiếp nhận và hoàn thiện mình về tư tưởng, đạo đức và hành vi trong học tập và trong cuộc sống
Trang 52 Cơ sở nhận thức
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng sự phản ánh này không phải giản đơn, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể Nhưng không phải con người nào cũng đều là chủ thể của nhận thức Con người trở thành chủ thể khi nó tham gia vào hoạt động xã hội nhằm biến đổi và nhận thức khách thể Trong nhà trường HS chính là chủ thể của hoạt động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm của nền văn minh nhân loại Theo cơ sở triết học: con người tự làm ra mình bằng chính hoạt động của mình nhưng cái quan trọng là làm ra cái đó như thế nào và bằng cách nào?
Đối với môn Ngữ văn HS đến trường để học tập thực chất là để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị của tác phẩm văn chương Vì mục đích ấy, HS tự đọc lấy tác phẩm, tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm, nắm bắt được cái hồn của tác phẩm
GV chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo cho HS những hướng tiếp cận tác phẩm sao cho có hiệu quả nhất, HS từ đó mà tự chiếm lĩnh tác phẩm Đồng thời cùng với
sự chiếm lĩnh tác phẩm ấy, HS dưới những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của GV mà trình bày những suy nghĩ, cách hiểu của mình về vấn đề đặt ra trong tác phẩm
Chính vì những vấn đề đó mà rất cần có một giờ học vấn đáp để qua giờ học ấy HS có thể khẳng định họ thật sự là những chủ thể sáng tạo trong quá trình nhận thức bằng chính hoạt động của mình
3 Cơ sở văn học.
Nếu hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; âm nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu, âm thanh thì hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ Do lấy ngôn từ làm chất liệu cho nên hình tượng văn học chỉ tác động vào trí tuệ, tâm hồn, tình cảm gợi nên sự liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc Nhờ liên tưởng và tưởng tượng
Trang 6trên những nét tương đồng giữa thế giới âm thanh và hình ảnh, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình trở thành hiện hình qua phương tiện ngôn ngữ
Thực chất của vấn đề phát huy chủ thể HS trong giờ Ngữ văn là khêu gợi, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở HS nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng, tính cách nhân vật Và cũng qua đó việc học tác phẩm văn học thực sự trở thành một hoạt động cá thể hoá sâu sắc đi từ nhận thức khách quan hình tượng đến chỗ tự nhận thức; do đó có khát vọng sống và hành động theo nhân vật lí tưởng Chính vì vậy trong giờ học văn rất cần có sự trao đổi giữa GV và HS, giữa HS và GV để qua giờ học ấy thu được kết quả cao hơn và cũng qua giờ học ấy HS có dịp bộc lộ mình, tự khẳng định mình, đồng thời GV cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của HS
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình dạy học, kinh nghiệm của bản thân, quá trình dự giờ của đồng
nghiệp , tôi nhân thấy :
- Một số GV chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp dạy học truyền thống:
GV sử dụng các phương pháp diễn giảng truyền thụ toàn bộ những kiến thức
một chiều ; còn HS là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của GV Giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí căng thẳng, HS tham gia học bài một cách chiếu
lệ Rõ ràng điều đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả giờ học không cao
- Còn một số GV có vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giờ học song chưa hiệu quả, còn hình thức Chẳng hạn vận dụng phương pháp vấn đáp : GV đặt ra những câu hỏi yêu cầu HS trả lời song chưa tạo ra được không khí tranh luận sôi nổi giữa HS với nhau hay giữa HS với GV
- Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là một số GV nhận thức chưa rõ bản chất của việc dạy học văn Dạy học văn trong nhà trường không đơn thuần là giảng văn, phân tích văn học mà là dạy đọc văn bản, đó là quá trình đối thoại giữa HS, GV và tác giả đằng sau văn bản Đó là hình thức
Trang 7giao tiếp, đối thoại vượt thời gian, không gian, không phải là truyền thụ một chiều Bên cạnh đó một số GV vẫn còn nhiều ngộ nhận về lí thuyết và lúng túng trong biện pháp thực thi việc cải cách, đổi mới phương pháp dạy học vấn đáp Chẳng hạn các phương pháp đổi mới là gì ? Khi đổi mới phương pháp dạy học thì vai trò của người thầy có bị hạ thấp không ? Câu hỏi như thế nào là đổi mới? Bao nhiêu câu hỏi là vừa ?
- Ngoài ra, GV chuẩn bị bài dạy chưa thật kĩ, đặc biệt là chưa xây dựng được hế thống câu hỏi phù hợp với bài dạy, chưa chú ý tới việc chuẩn bị bài học của HS, chưa phân loại đối tượng HS trong từng lớp GV chưa ý thức rõ về dạng câu hỏi, mức độ yêu cầu của câu hỏi dẫn đến khâu tổ chức dạy học tìm hiểu bài học thiếu tính khoa học, tình trạng GV hỏi một đằng HS trả lời một nẻo hoặc trả lời không đúng trọng tâm yêu cầu
Chính vì vậy, vần đề vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học văn càng được quan tâm hơn bao giờ hết đặc biệt là phương pháp vấn đáp Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học văn không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp các phương pháp hiện đại
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DẠY HỌC VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI).
I QUAN NIỆM VỀ DẠY HỌC VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI).
1 Thế nào là phương pháp vấn đáp?
Phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó GV đặt ra các câu hỏi để
HS trả lời , hoặc tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học Phương pháp vấn đáp, đàm thoại khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người học, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi
Trang 8của người dạy đề xuất Các câu hỏi này được tổ chức thành một hệ thống phù hợp với nội dung bài học, đối tượng HS
2 Mục đích và yêu cầu của phương pháp vấn đáp
Mục đích của phương pháp vấn đáp là nâng cao chất lượng giờ học bằng
cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS lĩnh
tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể Muốn thực hiện điều đó, đòi hỏi GV phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi , các yếu tố kết nối hệ thống câu hỏi Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của HS và phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể tùy hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống, đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt HS thâm nhập và cắt nghĩa văn bản Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống buộc HS phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình Ngoài ra người GV cần dự án các phương án trả lời của HS để có thể thay đổi hình thức, cách thức mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu nhàm chán, nặng nề bế tắc; tạo hứng thú học tập cho HS và tăng hấp dẫn của giờ học
3 Các nhân vật tham gia trong giờ học vấn đáp.
a Giáo viên trong giờ học vấn đáp.
Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài trước khi cải cách giáo dục người
ta đã từng quan niệm học văn là một quá trình thầy đọc, giảng, cảm thụ còn trò chỉ là những cỗ máy ghi chép Theo cách dạy học truyền thống, người giáo viên trong giờ học là người quyết định một cách toàn diện chất lượng dạy học và được coi là chủ thể của hoạt động dạy Thế nhưng, trước yêu cầu ngày càng cao
Trang 9của xã hội và sự bùng nổ về tri thức, thông tin đã đặt người học trước một nhiệm
vụ mới khó khăn hơn Bản chất của sự học ngày nay đã thay đổi Học bao giờ
cũng phải đi đôi với hành “học và hành phải kết hợp chặt chẽ…phải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm
lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Điều này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mời có thể thực hiện bài
lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong
các hoạt động tìm tòi tranh luận của HS GV phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm mới có thể tổ chức hướng dẫn các hoạt động của HS Với giờ đọc - hiểu văn bản Ngữ văn, GV là người điều khiển, hướng dẫn để
HS tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học Người GV phải chuẩn bị kĩ nội dung bài học như xác định rõ mục tiêu bài học, tiến trình tổ chức dạy học Đặc biệt là quá trình tổ chức hướng dẫn dạy - học bài mới GV phải xây đựng được một hệ thống câu hỏi vấn đáp phù hợp với nội dung bài học Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của HS và phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể tùy hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống, đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt HS thâm nhập và cắt nghĩa văn bản Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt,
có tình huống buộc HS phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình
Có thể nói xây dựng được hệ thống câu hỏi vấn đáp có chất lượng có tác dụng gợi dẫn HS thâm nhập khám phá tác phẩm là một nghệ thuật đòi hỏi sự công phu và tài năng thực sự của GV
Theo kinh nghiệm của tôi, đối với mỗi câu hỏi, người GV phải xác định được mức độ, mục đích, nội dung và hình thức câu hỏi, cũng như tính hệ thống, dẫn dắt của môĩ câu hỏi Cũng phải lưu ý một điều là tùy vào tình huống thực tế, vào
Trang 10đối tượng HS mà người GV có thể thay câu hỏi hoặc bổ sung các câu hỏi cho phù hợp với tình huống, đối tượng HS và mục tiêu bài học Chẳng hạn, đứng trước một vấn đề mà HS khó phát hiện cũng như khó trả lời, người GV cần có câu hỏi gợi mở để từ đó giúp HS có sự định hướng và trả lời
b Học sinh trong giờ học vấn đáp.
Trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa GV và HS là mối liên hệ giữa người giảng với người nghe, người truyền thụ với người tiếp thu, người đưa thông tin với người tiếp nhận, người trình bày với người ghi nhớ Như vậy những năng lực chủ quan của bản thân HS không được phát huy Trong giờ học văn, HS chỉ có nhiệm vụ, nghe nhớ, và lặp lại điều đã nhớ được qua lời giảng của GV HS được xem như là khách thể, một đối tượng thụ động chịu sự tác động của GV, của tài liệu, của tiến trình giảng dạy mà không thấy rõ HS cũng là chủ thể năng động trong tiến trình tổ chức dạy học
Tư tưởng đổi mới dạy học văn hiện nay là coi trọng, chú trọng đến người học, là phát huy cao độ tiềm năng sáng tạo của người học Do đó, khi dạy một bài Ngữ văn, GV không chỉ chú trọng đến văn bản, đến việc dạy cái gì và cách dạy như thế nào mà còn phải chú ý tới người học sẽ học như thế nào Sai lầm lâu nay của cách dạy học cũ là GV chỉ say mê khám phá văn bản và khổ công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý HS học bài đó như thế nào Xác định đúng đắn vai trò của HS như là một chủ thể cảm thụ trong giờ dạy học văn sẽ đưa đến những đổi mới cơ bản trong phương pháp dạy học văn Trong giờ đọc hiểu văn bản, khi GV vận dụng phương pháp vấn đáp gợi
mở dẫn dắt, HS không chỉ tự cảm thụ, rung cảm, cảm xúc trước cái hay, cái đẹp
mà còn được trao đổi, thảo luận với bạn bè, được tiếp thu tri thức mới và được
tự do phát biểu những suy nghĩ, sáng kiến của mình Với hệ thống câu hỏi phát vấn trong giờ học Văn, GV có thể phát huy những năng lực tư duy và phẩm chất