1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌC

34 718 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 203,5 KB

Nội dung

VANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌCVANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌCVANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌCVANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌCVANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌCVANBỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Sống và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp là bản chất của con người. Nhưng cuộc sống vốn đa dạng và phức tạp. Mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến hoá vô cùng giữa thực- hư, đẹp- xấu, cao cả- thấp hèn…Biết bao cái xấu xa, thấp hèn nhưng lại núp trong cái đẹp, nguỵ trang bằng hình dáng lộng lẫy bề ngoài. Do đó, cái khó là làm sao hướng dẫn và phát triển đúng đắn con đường đi đến cái đẹp đích thực, giúp con người có khả năng lựa chọn và đánh giá đặc biệt nhạy cảm, chính xác trước cái đẹp, từ đó biết sáng tạo ra cái đẹp muôn màu trong mọi hoạt động sống của mình. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng cho thanh thiếu niên một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường. 1.2. Với tính chất hai mặt: vừa là một môn học, vừa là một môn nghệ thuật, môn Văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thẩm mỹ nói chung, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ nói riêng cho học sinh. Tuy nhiên, việc dạy học Văn trong nhà trường hiện nay chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này. Các tài liệu hướng dẫn dạy học cũng như giáo án của giáo viên chưa hề đề cập đến vấn đề bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường chưa có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh 1.3.Thơ lãng mạn 1930-1945 là thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại, đã “mở ra một thời đại trong thi ca” và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của thơ ca giai đoạn tiếp sau. Bộ phận văn học này là một kho tàng thẩm mỹ phong phú nên có nhiều khả năng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Hơn nữa, theo cấu trúc đồng tâm, học sinh được học thơ lãng mạn ở cả cấp học THCS và THPT. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành mục đích giáo dục, bồi dưỡng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thơ lãng mạn chưa đề cập đến vấn đề này. 1 1.4. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay đang hướng vào mục đích: phát huy vai trò chủ thể của người học. Tuy nhiên, những thành tựu thu được còn quá ít ỏi, hầu như mới dừng lại ở lý thuyết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945” chính là một giải pháp nhằm đưa lý luận vào thực tiễn sinh động, đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học Văn. - Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học tác phẩm văn chương nói chung, thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Văn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Văn. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945. - Học sinh lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu khả năng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh của các tác phẩm văn chương. - Thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945, chủ yếu là thơ của các tác giả tiêu biểu được tuyển chọn vào chương trình Văn THPT. - Các biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra khảo sát và phân tích số liệu thống kê. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌC THƠ LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 1.1. Thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ. 1.1.1. Thị hiếu: Thị hiếu được hiểu theo nghĩa gốc là sự ngon miệng, sự ham thích (Schmecken). Ở những cá nhân khác nhau, thị hiếu lại biểu hiện muôn hình vạn trạng, nó khiến người ta lựa chọn những đối tượng khác nhau, phù hợp với sở thích của mình. Sự lựa chọn này mang tính phổ biến và ổn định thành một xu hướng, một kiểu, một lối, một thói quen riêng của từng người trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội. 1.1.2. Thị hiếu thẩm mỹ: 1.1.2.1. Định nghĩa: Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành năng lực thẩm mỹ, là sở thích, khát vọng của con người hướng tới cái đẹp, tới các phạm trù thẩm mỹ. Nó giúp con người tiến sâu vào thế giới thẩm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt và đạt 3 tới những thói quen trong thưởng thức và sáng tạo.Thị hiếu thẩm mỹ thường được hình thành, bồi dưỡng dưới tác động của nghệ thuật. 1.1.2.2. Đặc điểm của thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mặt khác, thị hiếu thẩm mỹ còn là sự thống nhất hài hoà giữa hai mặt cá nhân và xã hội. Thị hiếu thẩm mỹ có nhiều mức độ phát triển khác nhau: thị hiếu thẩm mỹ tốt, thị hiếu thẩm mỹ kém phát triển và thị hiếu thẩm mỹ xấu. 1.1.3. Ý nghĩa của vấn đề bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ gắn bó với đạo đức, hệ tư tưởng và những vấn đề chính trị to lớn của thời đại. Xét cho cùng, thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng chứa đựng những khát vọng tương đối toàn diện của một thời đại lịch sử. Không có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh thì không có cuộc sống đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ trở thành động lực quan trọng của phẩm chất văn hoá và là nội dung sâu sắc của cá tính cao đẹp. Hiện nay, quá trình đổi mới đem lại những thay đổi kỳ diệu cho nước ta đồng thời tác động sâu sắc đến cuộc sống của mỗi người dân. Trình độ dân trí nâng cao, sự giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới, sự phát triển của các phương tiện truyền thông đã làm cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người ngày càng tăng. Trong bối cảnh ấy, thị hiếu thẩm mỹ cũng được nâng cao và phát triển phong phú, đa dạng hơn, có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế. Trong lĩnh vực nghệ thuật, điều này được thể hiện rất rõ. Con người Việt Nam hiện nay không chỉ yêu thích các loại hình nghệ thuật dân tộc mà còn tiếp thu nhanh chóng nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại của thế giới. Bên cạnh ảnh hưởng tích cực đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với sự du nhập của lối sống phương Tây đã ít nhiều tác động đến thước đo giá trị. Đã có lúc, nhiều giá trị dường như bị đảo lộn nghiêm trọng, có nơi cái đẹp bị đối xử như một kẻ xa lạ, thậm chí như cái lố bịch. Hành động quên mình vì 4 lý tưởng, lối sống giản dị, trong sạch không dựa vào địa vị, chức vụ để kiếm chác, mưu lợi riêng bị cho là “tẩm”, là “âm lịch”. Trong thị hiếu thẩm mỹ đã xuất hiện tâm lý của xã hội tiêu thụ- tâm lý thực dụng. Đồ vật không còn là phương tiện phục vụ cho cuộc sống mà biến thành “thước đo giá trị và uy tín của một con người”. Những biểu hiện tầm thường hoá trong thị hiếu thẩm mỹ như thói học đòi, khoe khoang, sùng ngoại một cách vô lối, bất chấp giá trị đích thực của nó ra sao đã xuất hiện ở một bộ phận dân cư giàu có mới phất lên, muốn sống theo kiểu “trưởng giả học làm sang”. Do trình độ văn hoá hạn chế, nhiều người cổ vũ cho loại hình nghệ thuật hình thức chủ nghĩa hoặc tự nhiên chủ nghĩa. Những tác phẩm nghệ thuật độc hại, kích thích hành vi tính dục và bạo lực xuất hiện tràn lan và được nhiều người ưa chuộng như một thứ mốt thời thượng. Việc lựa chọn những tác phẩm thuần giải trí thay cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ngày càng trở thành một xu hướng ổn định và có chiều hướng gia tăng trong xã hội. Bên cạnh đó, những nét thị hiếu thẩm mỹ mang tính dân tộc có nguy cơ bị mất đi. Tình hình này tác động không nhỏ đến thanh thiếu niên- lứa tuổi vốn nhạy cảm với cái mới, cái lạ, thích khẳng định cá tính riêng nhưng vốn kinh nghiệm thẩm mỹ còn ít ỏi khiến các em ít nhiều có những biểu hiện lệch lạc, thiếu lành mạnh trong thị hiếu thẩm mỹ như thái độ lúng túng, sa đà, mất phương hướng trước những xu hướng thẩm mỹ khác nhau. Ảnh hưởng của thứ thẩm mỹ lai căng, rẻ tiền, thiên về giá trị vật chất tác động đến các em ngày càng lớn. Do vậy, vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng không kém phần phức tạp của xã hội và nhà trường. 1.2. Thị hiếu thẩm mỹ trong hoạt động tiếp nhận văn học của bạn đọc- học sinh: 1.2.1. Thị hiếu thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn học của bạn đọc- học sinh: 5 Trước hết, thị hiếu thẩm mỹ giúp người đọc phát hiện ra chiều sâu, giá trị nội tại của tác phẩm văn chương. Không chỉ vậy, thị hiếu thẩm mỹ còn giúp người đọc tiếp nhận đúng đắn các tác động của tác phẩm văn chương đồng thời giúp bạn đọc khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm văn chương và bạn đọc cũng như nâng cao tầm đón nhận, mở rộng vốn ngôn ngữ cho bạn đọc. 1.2.2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng thị hiếu thầm mỹ cho học sinh khi dạy học Văn: Quá trình bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học Văn phải chú trọng bồi dưỡng cho các em năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng cảm xúc, đánh giá hết cái hay, cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm. Nhưng mặt khác, giáo viên cũng cần ý thức được hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường là hoạt động có tính đặc thù của môi trường sư phạm để tổ chức tốt các hoạt động dạy học. Trước hết, tính đặc thù được thể hiện ở đối tượng được tiếp nhận. Tác phẩm văn chương được học trong chương trình đều là những tác phẩm ưu tú của dân tộc và nhân loại, đã được thay đổi ít nhiều về dung lượng, quy mô, về yêu cầu chức năng, thậm chí về vị trí trong lịch sử văn học để phù hợp với mục đích giáo dục- đào tạo. Mặt khác, việc tiếp nhận văn chương trong nhà trường có tính tập thể và có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Không chỉ vậy, tính đặc thù của hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường còn được thể hiện ở chủ thể tiếp nhận. Đó là học sinh trong cùng một lớp, cùng một độ tuổi, có đặc điểm tâm sinh lý giống nhau đồng thời khá đồng đều về trình độ, về vốn sống và vốn kinh nghiệm thẩm mỹ. Đây là cơ sở để giáo viên xây dựng các biện pháp dạy học nhằm khắc phục khoảng cách tiếp nhận giữa học sinh và tác phẩm, rút ngắn quá trình tiếp nhận những giá trị đích thực của tác phẩm, từ đó từng bước bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho các em. Mặt khác, trong quá trình dạy học giáo viên vừa phải lựa chọn những nội dung tác phẩm phù hợp với mục đích giáo dục thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ cho các em, vừa phải phát huy cá tính của thị hiếu thẩm mỹ bằng những biện pháp phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể. 6 1.3. Thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945- nơi hội tụ những thị hiếu thẩm mỹ mới mẻ của các thi nhân và nơi khơi dậy những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho bạn đọc- học sinh. 1.3.1. Vài nét về thơ lãng mạn: Thơ lãng mạn là tiếng nói của bản thân cái tôi- cá nhân chủ quan, cụ thể. Đọc thơ lãng mạn, điều ta cảm nhận được trước tiên và chủ yếu nhất, ấy là tâm hồn của nhà thơ. Cùng với việc đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, nhà thơ lãng mạn để ngỏ lòng mình để đón nhận hương sắc của cuộc đời. Cái tôi trở thành xuất phát điểm, trở thành điểm tựa để nhìn ra và phản ánh toàn bộ thế giới. Nó thấy ý nghĩa tồn tại của mình trong cảm giác về thế giới. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng cái tôi cá nhân, câu thơ lãng mạn là câu thơ thổ lộ, giãi bày, câu thơ điệu nói. 1.3.2. Thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 có nhiều khả năng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho bạn đọc- học sinh: 1.3.2.1. Tính đa dạng mà thống nhất của thị hiếu thẩm mỹ trong thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945: Thơ lãng mạn đã thay thế tiếng nói của cái tôi “vô ngã”, cái tôi vũ trụ bằng tiếng nói của cái tôi cá nhân tràn đầy cảm xúc, tâm trạng, đòi giải phóng cá tính sáng tạo. Không chấp nhận cái đẹp vĩnh hằng, bất biến, mang tính quy phạm, ước lệ trong thơ cổ điển, các nhà thơ lãng mạn tìm đến cái đẹp muôn hình, muôn vẻ của thế giới này, cái đẹp được phát hiện từ góc độ cá nhân, cá thể với nhiều tưởng tượng, liên tưởng mới lạ, kỳ thú. Trên cái nền chung có tính ổn định của thời đại, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi một nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1930-1945 lại có những đặc điểm riêng. Nếu Thế Lữ đưa ta phiêu du vào tiên cảnh, Lưu Trọng Lư đắm mình trong cõi mộng và Chế Lan Viên quay về với quá khứ xa xăm, khóc thương cho dân tộc Chàm 7 xấu số thì Xuân Diệu xây dựng vườn địa đàng ngay chốn trần gian với những nguyện ước thật mãnh liệt, chân thành: Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất. (Thanh niên) Là bạn thơ thân thiết của Xuân Diệu nhưng ngọn lửa thơ trong thơ Huy Cận không nồng nàn, mãnh liệt mà âm ỉ cháy bởi chất chứa nỗi sầu vô tận: "Một chiếc linh hồn nhỏ. Mang mang thiên cổ sầu". Giữa lúc các nhà thơ lãng mạn say sưa với cái đẹp mới mẻ từ trời Tây đưa lại, Nguyễn Bính vẫn nặng lòng với “hồn xưa đất nước”. Thi sĩ đến với ta bằng tiếng thơ “chân quê”, phảng phất phong vị ca dao, dân ca. Hồn thơ ấy chỉ “ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê” : Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư) Như vậy, qua việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của các nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1930-1945, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định rằng thị hiếu thẩm mỹ là một nhân tố đã tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, tạo nên cá tính độc đáo của các thi sĩ. Tính thống nhất mà đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ đã góp phần tạo nên những giá trị thẩm mỹ tốt đẹp, có nhiều khả năng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT. 1.3.2.2. Thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ có khả năng bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho bạn đọc- học sinh: Về phương diện nội dung, thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 là một kho tàng thẩm mỹ phong phú. 8 Thưởng thức các tác phẩm văn học này, trước hết, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu quê hương đất nước- một truyền thống lớn của thơ ca dân tộc. Chưa bao giờ, phong cảnh thiên nhiên đất nước lại được thể hiện cụ thể, gần gũi, sinh động và mỹ lệ như thế. Người ta có thể tìm thấy vẻ đẹp riêng của nhiều miền quê khác nhau. Một xứ Huế thơ mộng, đằm thắm trong thơ Hàn Mặc Tử, một làng chài mặn nồng hương vị biển trong thơ Tế Hanh, một đồng quê xứ Bắc bình dị mà chứa chan thi vị trong thơ Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ. Bên cạnh đó, thơ lãng mạn giai đoạn này còn là quá trình tìm về với những giá trị văn hoá truyền thống, những phong tục tốt đẹp của dân tộc để nâng niu và gìn giữ. Cũng có khi, lòng yêu nước được biểu hiện kín đáo qua nỗi buồn non nước. Nhưng có lẽ, biểu hiện tập trung nhất của tình yêu nước trong thơ lãng mạn 1930-1945 chính là tình yêu tiếng Việt- thứ tiếng mang hồn dân tộc giờ đây trong chế độ thuộc địa bị hắt hủi như một kẻ ngoại lai. Yêu tiếng Việt, các nhà thơ lãng mạn bảo vệ tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp hơn. Không chấp nhận cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt, các nhà thơ lãng mạn luôn hướng tới một lý tưởng cao đẹp, có phần phi thường. Mặc dù ước mơ của họ còn mơ hồ, phi thực tế nhưng ít nhất cũng đánh thức khát vọng sống của con người. Thơ lãng mạn giai đoạn này khắc hoạ vẻ đẹp của những đấng trượng phu sẵn sàng lên đường, gạt tình riêng vì nghĩa lớn: Ly khách! Ly khách con đường nhỏ Chí nhớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong (Tống biệt hành- Thâm Tâm) Tuy có lúc đau buồn, sầu mộng nhưng nhìn chung, thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết. Thơ Hàn Mặc Tử là tinh hoa của một tâm hồn khát khao được sống, được hoà nhập với cuộc đời, với con người nhưng lại gặp một chuỗi đau thương, bất hạnh. 9 Tiếng thơ sầu đau “ảo não” của Huy Cận cũng chẳng qua “là trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống”. Thành tựu nổi bật nhất của thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 về phương diện hình thức nghệ thuật là sự cải tạo lại một cách căn bản “thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ “điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói”. Đọc thơ lãng mạn, ta được tiếp xúc với vẻ đẹp của hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, hấp dẫn. Do huy động nhiều giác quan và hoà trộn các giác quan trong cảm nhận thế giới, các nhà thơ lãng mạn sáng tạo ra nhiều hình ảnh thơ tân kì: Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn (Huyền diệu- Xuân Diệu) Mặt khác, thơ lãng mạn 1930-1945 rất giàu có về nhạc điệu. Nhạc điệu trong thơ lãng mạn là nhạc điệu của cảm xúc, của ngữ điệu người, giọng điệu người. Chính điều này đã phá vỡ cấu trúc câu thông thường của thơ cổ điển. Mỗi dòng thơ không còn là một đơn vị cú pháp độc lập mà chảy tràn sang nhau bởi hiện tượng vắt dòng hoặc đột ngột bị tách làm đôi: Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt (Lời kỹ nữ- Xuân Diệu) Kiểu câu cũng rất đa dạng: xuất hiện nhiều câu hỏi, câu cảm thán, câu hỏi tu từ, câu nghị luận, câu nghi vấn, câu cầu khiến… Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? (Tiếng thu- Lưu Trọng Lư) Các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ, điệp câu cũng được khai thác để tạo ra tính nhạc: Em phải nói, phải nói và phải nói Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày Bằng nét vui bằng vẻ thẹn, chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết… (Phải nói- Xuân Diệu) 10 [...]... còn sản xuất ra chủ thể cho đối tượng” (Nhiều tác giả -Lý luận văn học NXB Đại học sư phạm 2002) 12 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌC THƠ LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 2.1 Khảo sát thị hiếu thẩm mỹ của học sinh THPT khi học thơ lãng mạn 1930-1945 2.1.1 Mục đích khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thị hiếu của học sinh THPT khi học thơ lãng mạn 1930-1945... 2.3.1 Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua hoạt động đọc: 19 Đọc văn là con đường duy nhất để hiểu văn, để tiếp nhận văn học Đặc biệt, đọc văn còn là "thể cách phát huy trực cảm" Vì thế, việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc văn khi dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học thơ nói riêng chính là hình thức bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học, từ đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. .. nhà trường của chúng ta chưa chú ý định hướng, bồi dưỡng cho các em một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh Vì thế, đứng trước những tác động của hoàn cảnh kinh tế thị trường, nhiều em có sự lệch lạc về thị hiếu Việc khảo sát thị hiếu thẩm mỹ của học sinh khi học bộ phận thơ ca này đã cho thấy trình độ non kém về thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận không nhỏ học sinh THPT, những người sắp góp phần dựng xây và cải... đó, việc nghiên cứu và đề xuất những biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy thơ lãng mạn 1930-1945 cũng như dạy tác phẩm văn chương nói chung trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp bách 3 Các biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 được đề xuất trên đây nhằm đưa lý luận vào thực tiễn sinh động, đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực... khác, phải xây dựng các biện pháp để bồi dưỡng cho học sinh một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, phát triển Trước khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc sau: 2.2 Những nguyên tắc của việc xác lập các biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945 2.2.1 Phải phát huy vai trò chủ thể học sinh- chủ thể thưởng thức thẩm mỹ: Để thực hiện nguyên tắc này,... tộc- giai cấp và thời đại khi tiến hành bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh: Khi dạy một tác phẩm văn học, chúng ta cần phải xác định những thị hiếu thẩm mỹ có tính ổn định lịch sử nào là hay, là đẹp để giáo dục, bồi dưỡng Mặt khác, cần phải đặt tác phẩm vào xu thế vận động của cuộc sống hôm nay, trong sự tranh luận, đánh giá của học sinh để phát hiện những giá trị thẩm mỹ hiện đại đồng thời mạnh... xây dựng cho các em một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, phát triển, trong đó có sự cân đối, hài hòa một cách hợp lý giữa ba yếu tố: dân tộc- giai cấp- thời đại 2.2.4 Phải kết hợp hài hòa giữa việc phát triển cảm xúc và phát triển trí tuệ khi tiến hành bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho chủ thể học sinh: Các biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ vừa phải chú ý phát triển những rung động, cảm xúc thẩm mỹ vừa phải... tư duy văn học cho học sinh Mặt khác, các biện pháp bồi dưỡng có thể tiến hành ở nhiều khâu của quá trình tiếp nhận văn học của học sinh: từ việc chuẩn bị bài, việc tham gia vào các hoạt động phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm trên lớp đến việc làm các bài tập thu hoạch ở nhà có sự nhận xét, đánh giá của giáo viên 2.3 Các biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng... nhất định về thị hiếu thẩm mỹ Nếu chúng ta có biện pháp giáo dục phù hợp thì chẳng những góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của các em mà còn thúc đẩy quá trình bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ nhanh đi đến đích bởi các em đó sẽ là những tấm gương cho các em khác học tập và giúp đỡ chúng ta trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng Bên cạnh đó, số học sinh chưa yêu thích hoặc cảm thấy bình thường khi học thơ lãng... sự say mê, rạo rực, háo hức của một người đang tìm tòi, khám phá vẻ đẹp rất đặc trưng của mùa thu đất kinh thành 2.3.3 Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua hoạt động so sánh, đối chiếu: So sánh văn học là một phương cách hữu hiệu để rèn luyện, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh So sánh được dùng để làm nổi bật một vài chi tiết nào đó của tác phẩm đồng thời để thấy chỗ giống nhau, khác nhau . và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học Văn. - Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh khi dạy học tác phẩm văn chương nói. SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH THPT KHI DẠY HỌC THƠ LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 1.1. Thị hiếu và thị hiếu thẩm mỹ. 1.1.1. Thị hiếu: Thị hiếu được hiểu theo nghĩa. hội. Thị hiếu thẩm mỹ có nhiều mức độ phát triển khác nhau: thị hiếu thẩm mỹ tốt, thị hiếu thẩm mỹ kém phát triển và thị hiếu thẩm mỹ xấu. 1.1.3. Ý nghĩa của vấn đề bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ: Thị

Ngày đăng: 19/12/2014, 14:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w