Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chútrọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí,bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình,
Trang 1A MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các nhà phương pháp học nổi tiếng khi nghiên cứu về những phươngpháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phươg pháp trực quan tích cựchơn phương pháp thuyết giảng truyền thống Trong giảng dạy địa lí có thể sửdụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bàihọc Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiếp thu kiến thức của họcsinh
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chútrọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí,bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, sốliệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat …
Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phươngpháp giảng dạy mới Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoahọc như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình…giúp cho việcgiảng dạy nâng cao hiệu quả Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đềtuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh
và đem lại hiệu quả cao Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thứctheo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao
Trang 2Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảngdạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vaitrò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp
Đối với học sinh lớp 12 việc sử dụng Atlat để học tập là việc làm rất quantrọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em Đồngthời làm giảm tâm lí phải học thuộc lòng, giúp các em học tập và làm bàikiểm tra có hiệu quả hơn, đặc biệt trong những kì thi tốt nghiệp THPT
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu vàthực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quảkhả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạnđồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quảcao hơn
II MỤC Đ ÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm năng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một tiếthọc có hiệu quả của giáo viên địa lí
Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên
cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bịdạy học trong một tiết học
III PHẠM VI Đ ỐI T Ư ỢNG NGHIÊN CỨU
1.Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này được thực hiện trên cơ sở sử dụng Atlát trong dạy học địa lí lớp12
Trang 3- Giới hạn trong việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học cóhiệu quả của giáo viên.
2 Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là họcsinh lớp 12 THPT
3 Giá trị sử dụng của đề tài
-Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên ôn thi tốt nghiệpTHPT
- Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập và làm bài kiểm tra có hiệu quảhơn
IV PH ƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm vàkinh nghiệm hơn 4 năm thực hiện chương trình đổi mới SGK cấp THPT.Phương pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp củacác đồng nghiệp
-Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 12A1,12A3, 12T1, 12D, 12T2
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I C Ơ SỞ LÍ LUẬN CHUNG CỦA Đ Ề TÀI
1.Quan niệm về sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần dạy học tích cực
Trang 4Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vaitrò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội MônĐịa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết vềthiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tếcủa con người Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phácấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xãhội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.…
Riêng ở trường THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cầncác phương pháp giảng dạy thích hợp Môn Địa lí đã xác định phương phápđặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học Song việcgiảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mớiđược chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vậndụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc sửdụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhậnbiết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho họcsinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu Đồng thời tránhđược phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mêhọc tập môn Địa lí cho học sinh
2 Một số thiết bị dạy học Địa lí cơ bản
2.1.Bản đồ: Bản đồ, Atlát là nguồn tri thức quan trọng, được coi là quyển sáchgiáo khoa địa lí thư hai của học sinh Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu kĩ càngnội dung chứa đựng trong bản đồ, từ đó giúp học sinh lực chọn bản đồ phù
Trang 5hợp với nội dung bài học Trên cơ sở đó mà chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩnăng sử dụng bản đồ.
2.2 Máy tính cá nhân: Giúp HS tính toán xử lí số liệu trong Átlát
2.3 Những thiết bị kĩ thuật hiện đại
2.3.1 Băng (đĩa) hình: Là một loại phương tiện có tác dụng cung cấp thôngntin bằng hình ảnh
2.3.2.Máy vi tính : Máy vi tính được sử dụng trong dạy học có thể giải quyếtđược các vấn đề cơ bản của quá trình dạy học như: truyền thụ kiến thức, pháttriển tư duy, hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng…
2.3.3 Mạng Internet: Là kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng giúp giáoviên và học sinh tra cứu thông tin bổ sung thêm vào nguồn tri thức của mình.Ngoài ra còn một số phần mềm và các tài liệu khác như sơ đồ, biểu đồ, bảng
số liệu thống kê, phiếu học tập
II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Thiết bị dạy học là phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy và đổimới phương pháp dạy và học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của họcsinh Cơ sở vật chất của nhà trường đã phần nào đáp ứng đầy đủ các danhmục và thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh khi dạy và học Giờ dạynếu có sử dụng các thiêt bị dạy học thì chất lượng giờ dạy và học nhìn chung
là có hiệu quả cao
Trang 6Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cho thấy một điều rằng: khi giáo viên có sửdụng thiết bị dạy học thì hiệu quả dạy và học cao hơn nhiều so với dạy chaykhông sử dụng thiết bị.
III CÁCH SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN Đ ỊA LÍ
1 Có kế hoạch chuẩn bị trước những thiết bị cần thiết cho từng bài giảng.Nghiên cứu kĩ các thiết bị để hiểu rõ nội dung, tính năng, tác dụng của thiết
bị, tránh tình trạng khi lên lớp mới tiếp xúc với thiết bị và mày mò sử dụngthiết bị
2 Cần lựa chọn thiết bị thiết thực nhất với nội dung bài học
3 Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần xây dựng được hệ thốngcâu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng để học sinh làm việc với cácthiết bị hiệu quả nhất nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năngđược tốt
4 Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với thiết
bị dạy học để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy họcsinh
IV.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12.
Trang 71.1 Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009 có thể khái quát như sau:
a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoángsản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số
b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâmnghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại,
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
* Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP sovới cả nước
* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
- Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinhvật…
Trang 8- Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùngkinh tế.
* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau
- Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồbiểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, côngnghiệp…
- Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạtđộng văn hoá…
1.2 Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam :
+ Do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc giảng dạy mônĐịa lí đạt hiệu quả:
- Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kỹ năng
sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nộidung bài giảng Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụthể và rất phong phú, mang đặc trưng của bộ môn
- Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho cácbài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8; lớp 9 và cả các lớp của THPT.Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giốngnhau Đối với học sinh lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlát phải thành thạo
và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học
Trang 9Trong chương trình Địa lí lớp 12 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồtrong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau,song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài Vì vậy khi giảngdạy Địa lí lớp 12 ta nên tích cực rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat
để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rấtcần thiết để các em vận dụng lâu dài sau này
2.CÁC PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH.
2.1 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểucác ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng Trong Atlat ngôn ngữ đượcdùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ củabản đồ Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho họcsinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh,đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nàophải đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó
Trang 10- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trênbản đồ, biểu đồ trong Atlat Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tựnhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
2.2 Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc
b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy từ bài 16-17 SGK) rút
ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta:
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên)
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến
Trang 11nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người Năm 1989 có 64,41 triệu người Năm 1999 có 76,3 triệu người Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm
2007 có khoảng 85,97 triệu người)
+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sảnchiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp
2.3 Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta.
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông
nghiệp của nước ta
+ Bản đồ trang 11 (Dạy bài 21): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu:Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền Duyên hải MiềnTrung để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su,
hồ tiêu… Đồng thời phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng Bên cạnh đó có thể tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều đầm hồ
Trang 12+ Atlát trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng mưa, nhiệt độ) phân hoá từ Bắc vào Nam Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước ta.
+ Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 (Dạy bài 21): Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tổng sảnlượng
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản
Nhìn bảng số liệu học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành qua các năm đó
+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện:
- Ngành trồng trọt : Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản
đồ
Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, không phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà
có thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn
Trang 13- Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm 2000, 2005,2007.
Ví dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm
nghiệp ( các loại rừng) và thuỷ sản của nước ta (Bài 14 - SGK Địa lí CB12).
Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat Cụ thể là:
+Tổng diện tích rừng nước ta qua các năm 2000,2005, 2007 và giá trị sản xuấtlâm nghiệp của các tỉnh năm 2007
+ Sự phát triển của ngành thuỷ sản:
- Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007
Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố
tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta (Bài 28 – SGK Địa lí CB12)
+ Atlát trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của nước ta để phát triển công nghiệp
+ Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như sau:
- Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích
Trang 14- Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước ta như thế nào?
+ Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức được:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉ đồng (2000) lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007)
- Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội
+ Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành côngnghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện kim, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thựcphẩm…
Ví dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành
dịch vụ nước ta:
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân
bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:
Trang 15- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.
Giao thông đường bộ ngày càng phát triển
Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hoá cao Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển
- Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinh doanh, hàng hoá bán lẻ qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặthàng xuất khẩu giữa công nghiệp – nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu so với xuất khẩu)
- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007 Cơ cấu khách du lịch quốc tế với Việt Nam năm 1995, năm 2007
Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền
thống…
+ Phân tích bản đồ trang 26 học sinh nắm được:
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc
Trang 16- Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khucông nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Các ngành công nghiệp trọng điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
- Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng vàgiải thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
* Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh
tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn
Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở
đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, mầu sắc, kích thước làm cho học sinh say mê học môn Địa lí hơn.
2.4 Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các Vùng kinh tế nước ta.