Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan

108 484 0
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Sở Thuế quan và Thuế gián thu (tên gọi đầu tiên của Hải quan Việt Nam ngày nay) được thành lập bởi Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch nước ký, với nhiệm vụ "đảm bảo công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các sở thương chÝnh Bắc, Trung và Nam Bé" [5]. Cho đến nay, đã 60 năm trôi qua, Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới hoạt động hải quan có tác động rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, đến môi trường đầu tư nước ngoài, đến hoạt động du lịch; ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo hộ lợi Ých người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới kinh tế, chủ động hội nhập của Đảng. Trong điều kiện mới, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, ngành Hải quan cần phải làm là đảm bảo thực hiện tốt pháp luật hải quan, trong đó có việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bên cạnh những ưu điểm đã béc lộ nhiều bất cập, như có nhiều qui định pháp luật còn chồng chéo, không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi. Hoạt động giải thích pháp luật vi phạm hành chính đã triển khai song hiệu quả chưa cao dẫn đến việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhiều nơi còn tùy tiện hoặc dung túng bao che, không xử lý hoặc xử lý không 1 kịp thời… Những điều đó làm nảy sinh tâm lý coi thường kỷ cương phép nước. Trong khi đó, việc tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn hạn chế, chưa được tiến hành thường xuyên. Người dân còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết rất hạn chế pháp luật ở lĩnh vực này. Hơn nữa các cơ quan có nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu; công chức thực hiện nhiệm vụ này chưa được đào tạo chuyên sâu, đa số kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác. Về mặt lý luận, đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đặt ra nhiều vấn đề nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Một số công trình được công bố chỉ nghiên cứu chung về pháp luật hải quan và xử phạt vi phạm hành chính, những vấn đề như: chất lượng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia hoạt động hải quan; bộ máy tổ chức và nhân sự; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng; phương tiện vật chất kỹ thuật và môi trường xã héi cũng như dư luận xã hội chưa thực sự được tiến hành trên cơ sở khoa học. Rõ ràng, cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để đề xuất và luận chứng các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật đó nghiêm minh, chính xác, kịp thời là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm trước thời kỳ đổi mới hầu nh chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật hải quan. Theo đường lối đổi mới và nhất là nhằm thực hiện chủ trương "quản lý đất nước bằng pháp luật", việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật, về cơ chế thực hiện pháp luật nói chung, pháp 2 luật hải quan nói riêng đã có sự phát triển mạnh. Có thể kể đến một số công trình sau: - Luận án Tiến sĩ Luật học: "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan trong điều kiện hiện nay ở nước ta" của Vũ Ngọc Anh, 1999. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về kiểm tra giám sát hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Hoàng Anh Công, 2001. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Trần Văn Dũng, 2001. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía bắc ở nước ta hiện nay - thực trạng và các phương hướng, giải pháp" của Lê Thanh Bình, 2002. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Bùi Văn Thịnh, 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay" của Đặng Thanh Sơn, 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý "của Lê Nguyễn Nam Ninh, 2004. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay" của Bùi Văn Hải, 2005. - Đề tài nghiên cứu cấp ngành: "Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan" của Viện Nghiên cứu Hải quan, 2003. 3 - Đề tài khoa học cấp ngành: "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế " của Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan, 2005. Ngoài ra, còn có một sè bài viết của các cán bộ chuyên gia trong và ngoài ngành hải quan liên quan đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí như bài viết của Tiến sĩ Lê Vương Long và thạc sĩ Hoàng Văn Sao đăng trên Tạp chí Luật học - đặc san về xử lý vi phạm hành chính. Một số các bài viết trên trang web Hải quan Việt Nam về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bài viết trên trang tin điện tử Bé Tài chính về "một số vướng mắc cần sớm tháo gỡ trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan"; một số bài viết về những vướng mắc khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở các Cục Hải quan địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể… Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề về hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hải quan, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan, một số lĩnh vực công tác cụ thể của ngành hải quan, chưa có đề tài trực tiếp nghiên cứu việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Luận văn trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiÔn liên quan đến đề tài để đề xuất và luận chứng các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vô: Luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: 4 - Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, như khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, từ đó tìm hiểu khái niệm và yêu cầu đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - ĐÒ xuất và luận chứng các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của việc bảo đảm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, và về thời gian, chỉ nghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ sau đổi mới (1986) đÕn nay, đồng thời có tham khảo các quy định pháp luật trước đó khi phân tích các vấn đề mang tính lịch sử. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật. Luận văn dựa trên cơ 5 sở lý luận trực tiếp của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật của khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nh phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của một số bộ môn khoa học khác, nh phương pháp luật học so sánh, phương pháp xã hội học (điều tra, khảo sát). 6. Những đóng góp mới của luận văn Điểm mới nhất của luận văn là ở chỗ không chỉ nghiên cứu thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà là nghiên cứu làm sáng tỏ các yêu cầu, các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Từ đó, các giải pháp đề xuất mang tính toàn diện, không chỉ có ý nghĩa đối với thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, mà còn có ý nghĩa trong nghiên cứu đảm bảo thực hiện pháp luật nói chung, góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dùng hệ thống các khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện, đảm bảo thực hiện và các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và thực 6 hiện pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện nay theo các hướng của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam qui định tại Nghị quyết 48-NQ/ TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX). 8. Kết cấu của luận văn Ngoàiphần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 1.1. PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1.1. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Để hiểu được khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm liên quan: - Khái niệm vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến hàng ngày trong đời sống xã hội, kinh tế, từ những hành vi nhỏ như vứt rác không đúng nơi, đúng chỗ, đến những hành vi có tính chất, mức độ lớn hơn như điều khiển môtô, xe máy đi vào đường một chiều, vượt đèn đỏ, hoặc những hành vi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như tiến hành kinh doanh mà không đăng ký theo quy định của pháp luật, trốn thuế, thay đổi trụ sở của doanh nghiệp mà không thông báo, hay những hành vi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không đúng theo quy định về bảo vệ môi trường; những hành vi trong lĩnh vực thương mại như xuất nhập khẩu hàng hóa không đúng giấy phép hoặc không làm đúng thủ tục hải quan trong lĩnh vực hải quan. Tóm lại, những hành vi vi phạm pháp luật trên thể hiện rất đa dạng, phong phó, ở hầu 8 hết các lĩnh vực của quản lý nhà nước, song đều có chung một số đặc điểm sau: Một là, vi phạm hành chính đều là những hành vi xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước, phá vỡ trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tính chất và mức độ xâm hại của hành vi vi phạm hành chính mặc dù nguy hiểm cho xã hội song chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sù. Hai là, chủ thể của hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với tổ chức, thì hành vi này được thực hiện bởi cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức giao, phân công hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức đó). Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định. Người từ độ tuổi 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Người đủ từ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp (vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị trực thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập có quy định khác. Như vậy, chủ thể của vi phạm hành chính có cơ cấu rộng hơn rất nhiều so với cơ cấu chủ thể của vi phạm hình sự. 9 Trách nhiệm pháp lý hành chính phát sinh như một tất yếu khách quan, có nghĩa là khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức phải chịu những hình thức xử lý do pháp luật quy định. Trách nhiệm hành chính tồn tại dưới hình thức các chế tài hành chính, thông thường là phạt tiền, cảnh cáo và có thể đồng thời còn áp dụng các biện pháp hành chính khác. So với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính phong phú hơn, song Ýt nghiêm khắc hơn. Ba là, vi phạm hành chính còng nh mọi hành vi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, khách thể của vi phạm hành chính là quan hệ xã hội về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bị hành vi vi phạm xâm hại. Khách thể của vi phạm pháp luật chính là yếu tố quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật loại này. Do các quan hệ trong quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú nên khách thể của hành vi vi phạm pháp luật hành chính cũng rất phong phó, đa dạng trên mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước. được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Xử phạt hành chính thực chất là một loại hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đã là loại hoạt động đặc biệt và rất phức tạp bao gồm một loạt các hành vi cụ thể liên quan mật thiết với nhau như phân tích, đánh giá tính chất, mức độ của vi phạm hành chính, xác định thẩm quyền xử phạt, đối 10 [...]... biện pháp xử lý hành chính khác trong lĩnh vực hải quan 20 1.1.1.2 Nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - Các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo qui định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan) Vi phạm. .. vi phạm pháp luật hải quan; góp phần hoàn thiện pháp luật, bộ máy cán bộ công chức hải quan 1.1.2 Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Để hiểu được thế nào là thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm liên quan. .. về lĩnh vực hải quan Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính về hải quan bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính 28 khác trong lĩnh vực hải quan Nh vậy, Nhà nước sử dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh. .. phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1.3 Vai trò của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Với tư cách là một yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội Điều này được thể hiện cụ thể đối với pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đó là: + Đảm bảo giữ vững kỷ cương pháp chế trong. .. hóa); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và áp dông các biện pháp xử lý khác Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hoạt động do cơ quan hải quan tiến... định nghĩa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một bộ phận của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, và là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi vi phạm hành chính về hải quan, bao gồm các quy phạm quy định hình thức xử phạt vi phạm và một... cơ quan nhà nước được pháp luật qui định) đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý 16 nhà nước trong lĩnh vực hải quan có lỗi cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm theo các qui định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Xuất phát từ khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở trên cho thấy, ngoài các đặc điểm chung của xử phạt vi phạm. .. xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 21 - Các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng tư liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện (khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan) Vi phạm hành chính về kiểm tra hải quan là các hành vi sau: + Không đưa... xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ công chức cũng như các đối tượng tham gia hoạt động hải quan bởi với các quy định chặt chẽ các chủ thể buộc phải tự giác chấp hành nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật 29 Đồng thời, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còng là các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các hành... nhà nước đối với các đối tượng nói trên cũng như các quy trình thủ tục được đảm bảo tuân thủ Trên thực tế hoạt động Hải quan luôn có những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm các quy định của Nhà Nước đối với các chế độ quản lý, các quy trình thủ tục hay việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan Các vi phạm đó chính là các vi phạm pháp luật hải quan, xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về hải quan và . của Bùi Văn Hải, 2005. - Đề tài nghiên cứu cấp ngành: " ;Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan& quot;. LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1.1. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Để. phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và áp dông các

Ngày đăng: 16/05/2015, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan