Công tác quản lý cán bộ, công chức hải quan còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, đó là:
1) Một bộ phận cán bộ công chức hải quan chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao, chưa đủ sức để góp phần tích cực vào việc chống lại thách thức được Đảng chỉ ra khi hội nhập quốc tế, nhận thức còn "nông cạn", lệch lạc, thiếu sâu sắc, chưa đầy đủ về nhiệm vụ chính trị nhất là: về vai trò "gác cửa" an ninh chính trị, chủ quyền, an ninh kinh tế, bảo vệ lợi Ých dân tộc, chống vận chuyển hàng cấm, ma túy, chống buôn lậu, gian lận thương mại, cải cách thủ tục hải quan, thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu; 2) chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, ý thức hiểu biết pháp luật, trình độ nghiệp vụ không đồng đều, có mặt còn hạn chế, non yếu, chưa phù hợp chức danh, tiêu chuẩn; một số chưa được đào tạo nghiệp vụ, chính trị tư tưởng hoặc kiến thức đã bị lạc hậu, năng lực tổ chức thi hành pháp luật chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; một số vào ngành với động cơ không đúng đắn, cơ hội vụ lợi, tiêu cực, tham nhũng…; đồng lương chưa đảm bảo cuộc sống nên đã bị sa sút về chính trị,tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, sa ngã trước tiền, hàng hoặc móc nối, tiếp tay với chủ hàng xấu để tham nhũng, trốn thuế, gian lận, tiêu cực, buôn lậu, chiếm đoạt tiền, ngân sách của Nhà nước, làm giảm tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo ra hình ảnh xấu trong dư luận xã hội và đối ngoại; 3) những biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức hải quan chưa được kịp thời chấn chỉnh; các hành vi tham nhòng, vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh; vẫn còn tình trạng cố tình gây phiền hà, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Việc bổ nhiệm luân chuyển còn chưa tuân thủ triệt
để các nguyên tắc bổ nhiệm, luân chuyển; còn mang nặng tính chất cảm tính, chưa có chiến lược về xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức [22, tr. 21-29].
Đây là giải pháp hết sức quan trọng bởi chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức được bố trí sắp xếp hợp lý, có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực mình được phân công thì khi đó mới thực hiện công việc một cách có hiệu quả, tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia hoạt động hải quan và họ tự giác tuân thủ, chấp hành một cách tích cực pháp luật hải quan nói chung, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Vậy chúng ta phải có biện pháp gì?
- Sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức phải hợp lý: quán triệt nghiêm túc quy định về luân chuyển cán bộ, công chức để tạo điều kiện phát huy tài năng, quy hoạch sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức hải quan phù hợp giai đoạn mới. Cán bộ, công chức làm công tác xử lý có thể cũng phải luân chuyển theo quy định chung nhưng cũng phải chú trọng, xem xét về đặc thù đào tạo của mỗi cán bộ, công chức cho phù hợp. Thực tế cho thấy, nếu luân chuyển cán bộ không hợp lý có khi sẽ trở thành tai hại, hiệu quả công tác bị giảm sút có ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của cán bộ gây nên những hậu quả khó lường. Nếu đưa một cán bộ công chức được đào tạo chuyên ngành luật đi xử lý các vô vi phạm về thuế, liên quan đến tài chính thì sẽ gặp khó khăn vướng mắc và phải mất rất nhiều thời gian, công sức thì công chức đó mới thích nghi. Hoặc nÕu điều chuyển một cán bộ được đào tạo lĩnh vực tài chính sang làm công tác tham mưu xử lý thì cũng gặp không Ýt khó khăn … Vì vậy, trường hợp cần phải luân chuyển số cán bộ công chức này thì trước khi luân chuyển, bắt buộc cán bộ cũ phải có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ mới (người kế cận thay thế công việc của mình). Chỉ khi nào người kế cận thực sự đảm bảo được công việc được giao, thì người cũ mới
được luân chuyển. Và nên bố trí từ hai cán bộ làm công tác tham mưu xử lý trở lên ở một đơn vị một, chuyên sâu về thuế, tài chính; một, chuyên sâu về luật để bổ sung cho nhau khi thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Phải năng cao trình độ nhận thức của người làm công tác quản lý, người đứng đầu các đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là một trong những công việc quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Chú trọng công tác giáo dục và bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt là công chức làm công tác tham mưu xử lý, về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc. Để họ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về công việc xử lý vi phạm hành chính, bên cạnh những tiêu chuẩn chung cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và phải đào tạo cho họ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Tăng cường tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho các công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ về các kỹ nag phát hiện hành vi vi phạm, kỹ năng lập biên bản, điều tra xác minh làm rõ hành vi vi phạm, thiết lập hồ sơ làm căn cứ xử lý, xác định các hành vi vi phạm, khả năng và kiến thức pháp luật thực hiện tố tụng hành chính tại tòa hành chính…
- Từng Cục Hhải quan địa phương rà soát, xây dùng phương án bố trí hệ thống tổ chức lực lượng chuyên trách về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Cần quan tâm hơn về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính đặc biệt là những người có nhiều thành tích xuất sắc. Bên cạnh việc thực hiện chính sách tài chính theo quy định, cần có sự động viên khích lệ bằng vật chất cụ thể dưới các hình thức
khác theo tinh thần của quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn từ 2001-2010, đó là: thực hiện chế độ tiền thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức (phần III, mục 3.2), đồng thời phải có đầu tư thích đáng cho việc hoàn thiện, nâng cao trình độ pháp luật, trình độ về các lĩnh vực khác có liên quan của những người làm công tác xử lý.