Thực trạng thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 71)

trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Từ năm 2002 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã có 15.523 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan chiếm 43,95% số biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của toàn ngành. Cụ thể:

Năm 2002, đã lập 4.023 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Năm 2003, đã lập 3.920 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Năm 2004, đã lập 3.820 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Năm 2005, đã lập 3.760 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Quá trình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan – một khâu hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

Mét là, do hệ thống pháp luật quy định rõ ràng tại Chương III của Luật Hải quan và được cụ thể tại Nghị định 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cùng với sự tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng… nên cả người áp dụng luật và người sử dụng luật đều am hiểu và thực hiện tốt, làm cho các vô vi phạm hành chính về kiểm tra, giám sát hải quan giảm đáng kể. Từ đó giảm được thời gian là thủ tục hải quan cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu từ 20 đến 30 phút và do đó, cũng

giảm bớt được các chi phí hành chính cho các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, đã khuyến khích được các các chủ thể tham gia hoạt động hải quan thực hiện tốt pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan bởi các quy định cụ thể tại Luật Hải quan và Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:

1) Áp dụng phương thức kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra xác suất thực tế hàng hóa không quá không quá từ 3% đến 5% đối với hàng xuất khẩu, từ 5% đến 10% đối với hàng nhập khẩu và chỉ áp dụng kiểm tra thực tế hàng hóa 100% khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan trong thời hạn 2 năm;

2) Áp dụng một trong các hình thức kiểm tra thực tế "lô" hàng hóa được xác định dực trên cơ sở quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan (chủ hàng hóa xuất nhập khẩu);

3) Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng trong trường hợp: chủ hàng có quá trình xuất khẩu hàng hóa 1 năm hoặc quá trình 2 năm nhập khẩu hàng hóa chưa bị xử lý vi phạm hành chính hải quan với hình thức phạt tiền theo thẩm quyền của Chi cục trưởng hải quan. Số liệu thực tiễn phản ánh qua 3 tháng thực hiện Luật Hải quan đã có 73,4% hàng hóa xuất khẩu không phải kiểm tra hải quan, chỉ có 4% phải kiểm tra 100%, số còn lại miễn kiểm tra. Thời gian thông quan đối với một lô hàng xuất khẩu khoảng 30 phót, đối với một lô hàng nhập khẩu là 2 tiếng.

Ba là, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã phát huy tốt chức năng của mình góp phần đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cụ thể là phát hiện được số thuế phải truy thu trên 40 tỷ đồng (đã truy thu được gần 10 tỷ đồng) phát hiện số thuế phải truy hoàn gần 500 triệu đồng (đã truy hoàn được 126 triệu đồng).

Bèn là, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan đã phần nào ngăn chặn sự thâm nhập văn hóa phẩm độc hại, phản động, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức người Việt Nam, đồng thời tạo điền kiện thuận lợi để thu hót tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng khoa hoặc công nghệ tiên tiến, hiện đại đẩy mạnh,nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và, bảo vệ nguyên tác chủ quyền quốc gia, phù hợp với luật, lệ quốc tế về ngoại giao, lãnh sự theo đó "túi ngoại giao, túi lãnh sự được miÔn khai, miÔn kiểm tra hải quan": "hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và hành lý, phương tiện của các đối tượng đặc biệt khác được miễn kiểm tra hải quan; kiên quyết xử lý các trường hợp "túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng", vi phạm điều ước quốc tế về quan hệ ngoại gia, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, đồng thời cũng xử lý kiên quyết trường hợp "trong hành lý, phương tiện vận tải có đồ cấm xuất khẩu, nhập khẩu, đồ vật không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật".

Năm là, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan góp phần ngăn chặn các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm lưu hành để phá hoại an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn an ninh tiền tệ, đảm bảo sự bình đẳng pháp lý về quyền, lợi Ých hợp pháp, nghĩa vụ, trách nhiệm của các pháp nhân, cá nhân, công dân khi xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; phòng, chống nhập lậu hàng hóa hàng hóa có giá rẻ từ nước ngoài vào để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo hộ ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa; bảo hộ người tiêu dùng về hàng hóa có ảnh hưởng tới sức khỏe và giá trị sử dụng.

Bên cạnh những ưu điểm trên việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan còn tồn tại một số yếu kém:

Công tác cải cách, hiện đại hóa thu thập dữ liệu, xử lý rủi ro liên quan đến đối tượng làm thủ tục hải quan, cũng như việc phân loại doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp vi phạm để có cơ sở quyết định các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đủ tin cậy; tỷ lệ hàng hóa áp dụng kiểm tra thực tế 100% vẫn còn nhiều.

Việc kiểm tra, giám sát chủ yếu vẫn là hình thức thủ công, vẫn phải kiểm tra bằng "mắt", bằng "tay", kết quả vẫn dựa vào cảm quan, "võ đoán", vì cán bộ kiểm hóa không thể trang bị được kiến thức thương phẩm học của hàng chục nghìn mặt hàng nên nhiều khi không thể phát hiện hết được các vi phạm.

Cán bộ kiểm hóa vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với "người khai hải quan", nên không tránh khỏi có sự "mặc cả", tiêu cực, làm tha hóa một sè cán bộ, công chức hải quan bá qua vi phạm dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, kỷ cương phép nước.

Việc triển khai dữ liệu nối mạng điện tử giữa hải quan địa phương với các cơ quan nhà nước chức năng để trao đổi, cung cấp thông tin về thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa được tiến hành.

Hoạt động sau thông quan còn chưa thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra về đội ngũ cán bộ nhất là ở các cục hải quan địa phương, một số đơn vị chưa thành lập hoặc đã thành lập nhưng chưa bố trí đủ biên chế hoặc bố trí biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Công tác tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đến các khu vực cửa khẩu vùng xa có cư dân biên giới chủ yếu

là người dân tộc thiểu số, trình độ thấp, bị các chủ đầu nậu lợi dụng vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Chính từ những tồn tại yếu kém trên nên vẫn còn một số vô vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về kiểm tra, giám sát hải quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w