Vai trò của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 27 - 29)

phạm hành chính tùy theo mức độ hành vi có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 20.000.000 đồng bị theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

1.1.1.3. Vai trò của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan vực hải quan

Với tư cách là một yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Điều này được thể hiện cụ thể đối với pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đó là:

+ Đảm bảo giữ vững kỷ cương pháp chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính về hải quan bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính

khác trong lĩnh vực hải quan. Nh vậy, Nhà nước sử dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nh một phương tiện đÓ thực hiện quyền lực của mình trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các đối tượng tham gia hoạt động hải quan. Nhờ có sự quy định chặt chẽ của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà các đối tượng tham gia hoạt động hải quan thực hiện một cách nghiêm túc đảm bảo thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt cải cách hành chính nhà nước, giảm phiền hà, tiêu cực trong hoạt động hải quan đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế theo đúng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc mở cửa nền kinh tế, gắn kết nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới thành một thể thống nhất. Hội nhập kinh tế đòi hỏi phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời đưa hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đến với thị trường các nước. Pháp luật quản lý nhà nước về hải quan phải gắn liền với pháp luật xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện và đi đôi với nó là các quy định bắt buộc phải thực hiện, các quy định cấm, các thủ tục phải tuân theo. Điều này đồng nghĩa với việc nếu vi phạm các quy định này đều bị xử phạt hành chính. Hội nhập kinh tế đòi hỏi phải giảm thiểu hàng rào phi thuế quan, tăng cường tạo thuận lợi cho thương mại, du lịch và đầu tư quốc tế, đòi hỏi pháp luật phải thông thoáng, công khai, minh bạch, chính xác… Như thế pháp luật đó dễ áp dụng dễ thực hiện và giảm các vi phạm hành chính xảy ra góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ công chức cũng như các đối tượng tham gia hoạt động hải quan bởi với các quy định chặt chẽ các chủ thể buộc phải tự giác chấp hành nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 27 - 29)