Khái niệm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 29 - 32)

là các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; góp phần hoàn thiện pháp luật, bộ máy cán bộ công chức hải quan.

1.1.2 Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan vực hải quan

1.1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hải quan trong lĩnh vực hải quan

Để hiểu được thế nào là thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm liên quan.

- Khái niệm thực hiện pháp luật.

Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện.

Xây dựng những quy phạm pháp luật nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội đáp ứng lợi Ých của nhân dân và tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi pháp luật được các chủ thể nghiêm chỉnh thực hiện trong đời sống xã hội. Pháp luật với tầm quan trọng của nó không chỉ dừng lại bằng các đạo luật, vì đó chỉ là pháp luật ở trạng thái "tĩnh", vấn đề quan trọng là "pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế, được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; trở thành phương thức quản lý xã hội, cho tổ chức đời sống xã hội".

Thực hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý. Quá trình hoạt động thực hiện pháp luật được diễn ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nhà nước. Thực hiện pháp luật là

trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức (kể cả các cơ quan nhà nước) và mọi công dân Việt Nam và các tổ chức, công dân nước ngoài làm việc, sinh sống trên đất Việt Nam. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và có trách nhiệm thực hiện pháp luật đúng với nguyên tắc do Hiến pháp quy định (Điều 12 Hiến pháp năm 1992):

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi Ých của nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý theo pháp luật [19].

Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con người trong hoạt động thực hiện pháp luật vừa mang tính chất xã hội,vừa mang tính pháp lý. Vì vậy, thực hiện pháp luật bao hàm các hành vi (hành động hay không hành động) của các cá nhân, các tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật.

Nh vậy, ta có thể hiểu, thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật khoa học pháp lý phân chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức sau:

Tuân thủ pháp luật: Đây là một dạng thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không tiến hành những hoạt động mà

pháp luật cấm. Việc các chủ thể pháp luật tự kiềm chế là những xử sự thụ động, tự ghép mình vào tập thể, vào xã hội, đặt lợi Ých quốc gia, lợi Ých cộng đồng, tập thể lên trên lợi Ých cá nhân lợi Ých bộ phận cục bộ. Pháp luật quy định mọi tổ chức và công dân không được thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không được xâm phạm đến quyền và lợi Ých hợp pháp của người khác. Đó là những điều pháp luật cấm. Đồng thời, vì lợi Ých chung, tùy theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật bắt buộc tổ chức, công dân phải làm một việc nào đó.

Chấp hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình với các hành động tích cực. Khác với việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mang tính đương nhiên của công dân, của cán bộ, của công chức nhà nước; là bổn phận và trách nhiệm mà các chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng khuyến khích hoạt động có hiệu quả cao. Hoạt động chấp hành pháp luật là cơ sở pháp lý để đánh giá công trạng, thành tích và danh dự, phẩm giá tốt đẹp của công dân và tổ chức cũng nh của cán bộ, công chức nhà nước.

Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó, các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi Ých hợp pháp khác của mình. Song nếu các chủ thể không sử dụng quyền của mình thì pháp luật cũng không bắt buộc. Nói một cách khác, các quyền chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện theo ý chí của chủ thể. Trong một chế độ pháp luật dân chủ, chủ thể pháp luật có nhiều quyền năng pháp lý như: quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền đình công, quyền bãi khóa, biểu tình, thị uy... các chủ thể pháp luật được định các quyền này để bảo vệ các lợi Ých nhà nước, lợi Ých tập thể, quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân. Khi công dân thực hiện các quyền này, phải thực hiện theo qui định của pháp luật.

Áp dụng pháp luật: Đây là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có thẩm

quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những qui định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể.

- Khái niệm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực cụ thể trong xã hội có hành vi vi phạm hành chính. Nói cách khác, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính là quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan quản lý nhà nước làm cho những quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính đi vào đời sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật xử lý vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật hành chính.

- Khái niệm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan (Trang 29 - 32)