phát huy được vai trò của mình trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước về hải quan và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hoạt động không thể thiếu, và được hiểu là: quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể tham gia hoạt động hải quan nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan đảm bảo ổn định an ninh kinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước.
1.1.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hải quan trong lĩnh vực hải quan
Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có những đặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung, bên cạnh đó lại có những đặc điểm riêng do đặc thù của hoạt động của hải quan và pháp luật hải quan.
Đặc điểm chung:
Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có những đặc điểm của thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm hành chính nói chung. Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu ngay từ khi pháp luật xuất hiện và có một số đặc điểm chung sau:
+ Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Tất cả các nhà nước để có thể tổ chức và quản lý được xã hội đều bắt buộc phải tiến hành xây dùng (ban hành) pháp luật. Khi ban hành pháp luật nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ lợi Ých và mục đích của nhà nước và xã hội. Điều đó chỉ có thể đạt được khi pháp luật được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, đối với các nhà nước vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành thật nhiều các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phải tổ chức thật tốt để chúng được thực hiện trong thực tế, làm cho các yêu cầu, quy định của pháp luật trở thành hiện thực.
+ Thực hiện pháp pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người, nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi pháp luật của con người. Hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của các cá nhân, các tổ chức mà phù hợp với các quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp nên nó không trái pháp luật, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, luôn phù hợp với các quy định của pháp luật.
+ Thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật, một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã phải ban hành pháp luật, mặt khác, còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng nh cho các cá nhân.
+ Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bắt buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Vì vậy, thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… Pháp luật lại gồm rất nhiều các loại quy phạm pháp luật khác nhau, do vậy đối với mỗi loại quy phạm pháp luật thì những cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau: có thể đó là xử sự chủ động nhằm đạt được một lợi Ých hay cái gì đó như sử dụng quyền hoặc làm nghĩa vụ pháp lý, có thể là xử sự thụ động, kiềm chế không làm những điều mà pháp luật cấm như không trộm cắp tài sản của người khác…
+ Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc ý chí của mỗi chủ thể trong trường hợp các quy phạm tùy nghi, nhưng chủ yếu là phụ thuộc ý chí của nhà nước. Hành vi thực hiện pháp luật có thể được chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và tự giác thực hiện. Cũng có thể hành vi thực hiện pháp luật được chủ thể tiến hành do ảnh hưởng của những người khác, do bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó. Một số quy phạm pháp luật mà việc thực hiện có thể được tiến hành thông qua những quy định giản đơn như chủ thể pháp luật nhận thức, xác định những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật rồi lựa chọn phương
án thực hiện, chỉ đạo hành vi thực tế của mình để thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định. Song cũng có nhiều quy phạm pháp luật để thực hiện được còn đòi hỏi phải thông qua những quy trình hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định (thông qua cơ chế thực hiện, áp dụng pháp luật). Chẳng hạn, có những quy phạm pháp luật để thực hiện được còn đòi hỏi đòi hỏi phải có sự tham gia của các văn bản quy định chi tiết, văn bản hướng dẫn thi hành hoặc văn bản giải thích chính thức; sự tham gia của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau.
Trên cơ sở những đặc điểm chung trên, có thể rót ra những đặc điểm riêng trong thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính sau:
+ Đặc điểm thứ nhất, thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính chủ yếu là sử dụng hình thức áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính bởi xuất phát từ đặc thù của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính mang tính quyền lực của nhà nước, chỉ thuộc về các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước được nhà nước trao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, và được ghi rõ trong các văn bản pháp luật. Việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính có tác dụng điều chỉnh hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức vi phạm tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước nhà nước về những hành vi mà mình gây ra, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính.
Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là hoạt động phải tuân theo những quy định chặt chẽ của pháp luật về cả hình thức và thủ tục để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng cụ thể là: chỉ có những hành vi nào xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng
lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý mới bị áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là hình thức thực hiện pháp luật mà nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính.
+ Đặc điểm thứ hai, chủ thể thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, gồm:
Mét là, các chủ thể được nhà nước trao cho thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và được ghi rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việc xử lý vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyến xử lý vi phạm hành chÝnh thuộc về các cơ quan sau:
Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan công an nhân dân; bộ đội biên phòng; cơ quan cảnh sát biển; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm lâm; cơ quan thuế; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan thanh tra chuyên ngành; giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không; tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
Đồng thời, pháp luật còn quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể của mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này tại Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40.
Hai là, các chủ thể áp dụng pháp luật hành chính có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp
luật hành chính. Ngoài ra, các chủ thể áp dụng pháp luật hành chính còn là các cá nhân tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các chủ thể được thực hiện các hành vi mà pháp luật xử lý vi phạm hành chính không quy định hành vi đó là hành vi vi phạm. Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện. Các chủ thể có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ các lợi Ých nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của mình.
+ Đặc điểm thứ ba, kết quả của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, các biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức cá nhân vi phạm hành chính. Việc quyết định các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân vi phạm hành chính, qua đó giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung.
Do đặc thù của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà việc thực hiện lại có những đặc điểm riêng, đó là:
Mét là, vÒ hình thức thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chủ yếu sử dụng hình thức áp dụng pháp luật.
Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chủ yếu là hình thức áp dụng pháp luật vì Nhà nước thông qua các cơ quan, cán bộ, công chức hải quan, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể tham gia hoạt động hải quan thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Khi có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xảy ra
thì các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước quy định ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật, hay nói một cách cụ thể là các chủ thể được nhà nước trao cho thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan đó theo đúng quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể bị áp dụng. Đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Do đó, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan các chủ thể có thẩm quyền xử lý cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
Việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cần phải dựa trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (nh đã trình bày ở phần 1.1.1.2.) Các chủ thể được nhà nước trao cho thẩm quyền áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải áp dụng đúng các quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng trình tự thủ tục và được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành khi cần thiết cụ thể:
Do tính đặc thù trong lĩnh vực hải quan nên pháp luật xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện hành có quy định một số trường hợp cụ thể không xử phạt vi phạm hành chính hay được áp dụng riêng một số nguyên tắc xử phạt. Ví dụ, trường hợp hành vi vi phạm nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai báo hải quan về số lượng, trọng lượng mà trị giá tang vật không vượt quá mức quy định cụ thể của Nghị định 138/2004/NĐ-CP thì không bị xử phạt... Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập khẩu ngoại tệ theo hành khách xuất nhập cảnh, hành vi vi phạm của đối tượng là cư dân biên giới thì được áp dụng nguyên tắc phạt theo trị giá của tang vật vi phạm.
Trong lĩnh vực hải quan, do vi phạm hành chính được xác lập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, có thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan. Do vậy, nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phạt được áp
dụng thường xuyên trong xử phạt, mặc dù nguyên tắc này không được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể:
Trong trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản được ban hành sau cùng.
Trong trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan khác không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Hai là, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể tại Chương V, Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc