Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợicho hoạt động kinh doanh phát triển Việt Nam luôn được các nước trên thếgiới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và được nhiều tập đoàn kinh tế lớntrên thế giới dành sự quan tâm đầu tư, có được sự quan tâm đó là do nước
ta có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 84 triệu người, là thị trường tiêu thụtiềm năng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định ( trên 8%).Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và
là một trong các thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vựcnhư: APEC, ASEAN Điều này, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhàkinh doanh cả trong và ngoài nước Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việcquyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư cóđược hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mởrộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nóivới thị trường là điều rất được quan tâm Với sự phát triển mạnh mẽ củathương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều phương thức kinhdoanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao chonhững người hoạt động kinh doanh Một trong những phương thức hiệuquả được nhiều thương nhân lựa chọn đó là phương thức “nhượng quyềnthương mại”, tiếng Anh là “Franchise”
Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh tiên tiến,được nhiều doanh nhân lựa chọn để kinh doanh và nó đang là phương thứcmang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nhân Đặc biệt, với sự hộinhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể từ khi Việt Nam gianhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ýcủa nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn củanước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này,
Trang 2cũng như có một số thương hiệu đã nhượng quyền thành công trong nước
và nước ngoài Điều đó đang từng ngày từng giờ góp phần vào công cuộcphát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và góp phần làm thayđổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu về quản lý vàthúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụthể về NQTM như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành Các văn bản này đã được áp dụng tại ViệtNam và bước đầu đã mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phầnthay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước
Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc,khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước vàcác chủ thể tham gia quan hệ NQTM tại Việt Nam Bởi vì một số nội dungtrong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triểnthực tế của hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sựthống nhất giữa các đạo luật liên quan khi quy định về NQTM Cụ thể như:Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp khi áp dụngcho “hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực” và “hợp đồng nhượngquyền thương mại hai cấp”; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM
và cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về NQTM chưa
cụ thể; quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới dừng lại ở mức địnhkhung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn
Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức NQTM tại Việt Nam hiệntại và tương lai rất cần có sự điều chỉnh một cách khoa học và đầy đủ của
hệ thống pháp luật trong nước Việc điều chỉnh một cách khoa học và đầy
đủ một mặt đáp ứng được nhu cầu hoạt động nhượng quyền thương mạiđồng thời phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về NQTM Chính vìvậy việc tìm hiểu về phương thức NQTM thông qua các quy định phápluật và qua đó thấy được những vướng mắc, bất cập khi áp dụng trongthực tiễn để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về
Trang 3NQTM là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật
nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các qui định của pháp luật về NQTM được qui địnhtrong Luật thương mại, các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004,Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao côngnghệ 2006, Nghị định 35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về nhượngquyền thương mại trong quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển hoạt độngNQTM tại Việt Nam
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Về lý luận: Đề tài này nghiên cứu về quy định của pháp luật về
NQTM được quy định tại Luật thương mại và các văn bản liên quan như:Luật cạnh tranh 2004; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao côngnghệ 2006; Nghị định 35/2006/NĐ-CP
2.2.2 Về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động NQTM Trên cơ
sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quyđịnh của pháp luật về NQTM để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả áp dụng các quy định về NQTM
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm:
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về NQTM trên cơ
sở các quy định của Luật thương mại và các văn bản liên quan về NQTM
- Đưa ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
Trang 4luật về NQTM.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quyđịnh pháp luật về NQTM
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tập hợp các quy định của pháp luật về NQTM
- Nghiên cứu cơ sở lý luận NQTM được quy định trong Luật thươngmại và các văn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004, Luật sở hữu trí tuệ
2005, Bộ Luật dân sự 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định35/2006/NĐ - CP, Thông tư số 09/2006/BTM
- Thu thập các số liệu về tình hình hoạt động NQTM ở nước ta trongnhững năm gần đây
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NQTM
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các quy định phápluật về NQTM chưa mang lại hiệu quả cao; từ đó có những kiến nghị cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về NQTM
4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiêncứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cácphương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lýluận cơ bản về NQTM;
- Phương pháp thống kê để thấy được số lượng NQTM trong nềnkinh tế;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nắm bắt được những khókhăn vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện các quyđịnh về NQTM và những khó khăn từ phía các bên nhượng quyền và bênnhận quyền thương mại;
- Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật về NQTM
Trang 5theo Luật thương mại 2005 và các văn bản trước đây, các văn bản có liênquan khác.
5 Bố cục của đề tài
Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise)
và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” được chia làm 3 phần: phần mở đầu,
phần nội dung và phần kết luận Trong đó, phần nội dung gồm 2 chương:Chương 1: Khái quát về nhượng quyền thương mại và pháp luật vềnhượng quyền thương mại
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về nhượng quyềnthương mại tại Việt Nam
Ngoài ra, còn có Lời cảm ơn; Bảng viết tắt; Phụ lục; Mục lục và Danhmục tài liệu tham khảo
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VÀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về nhượng quyền thương mại
1.1.1 Lịch sử và các quan điểm về nhượng quyền thương mại
1.1.1.1 Lịch sử về nhượng quyền thương mại
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của phương thứckinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII tạiChâu Âu Tuy nhiên, hoạt động franchise được chính thức thừa nhận khởinguồn và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX, khi mà Nhà máySinger (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầutiên cho đối tác của mình
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khiThế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng,khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sựđồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản đểnhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này Từ nhữngnăm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thànhcông không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh,Pháp Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ vàmột số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thếgiới Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tạiChâu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thứcnhượng quyền [29, tr 1]
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiềuquốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise Hoa Kỳ là
Trang 7quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những
cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise Chính phủcác nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý cũng noi gươngHoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise,khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nướcngoài Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise củacác chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyênngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế
Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấytác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quantrọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giảipháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứngdụng và khuyến khích phát triển Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắtđầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền(Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanhnghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy vàphát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia Singapore, quốc gialáng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy,phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nhưđào tạo, y tế, du lịch, khách sạn, nhà hàng Gần đây nhất, kể từ thời điểmnăm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích,quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thịtrường nội địa và quốc tế
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệunước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's đồng thờiđây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á.Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng pháttriển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sangkhuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường
Trang 8quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạchđẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trongnhững động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng củaTrung Quốc.
Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển,
hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập Điển hình là Hộiđồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994,
có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia Ngoài ra, một tổchức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (InternationalFranchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thànhviên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise Thông qua các tổ chứcnày, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia
đã được thực hiện như: tổ chức các hội chợ franchise quốc tế; xây dựngniên giám franchise khu vực, và trên thế giới; hợp tác xuất bản các ấn phẩmchuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp quan tâm đến franchise
Ở Việt Nam, franchise được xem manh nha xuất hiện vào giữa thậpniên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê TrungNguyên trên khắp mọi miền đất nước Mặc dù, cách làm của Trung Nguyênlúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện đượcnhững đặc trưng cơ bản của phương thức franchise
Trong thời gian đó, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luậthóa Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghịđịnh 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến
cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là
franchise ”.
Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP vềchuyển giao công nghệ, trong đó có đề cập đến việc cấp phép đặc quyềnkinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điềuchỉnh của nghị định này
Trang 9Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằnghành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyểngiao công nghệ.
Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận.Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại Đồngthời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại,đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, Quyết định
số 106/2008/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sửdụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Đây chính lànhững căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạođiều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đãtiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn tại hơn 65
hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nướcngoài Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thếhiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước quacửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triểnnhư vũ bão
1.1.1.2 Các quan điểm về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiềunước trên thế giới áp dụng Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiềutrường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các đối tượng có nhucầu thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đạt hiệu quả Tuy nhiên
vì sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữacác quốc gia nên các khái niệm có sự khác nhau
Trang 10Vậy thực chất thuật ngữ nhượng quyền thương mại “Franchise” cónghĩa là gì? Theo Từ điển của Viện Ngôn Ngữ học thì Franchise là: “chophép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ởmột khu vực cụ thể nào đó” Còn Từ điển Webster của Anh thì định nghĩa
“franchise là một đặc quyền được trao cho một người để phân phối hay bánsản phẩm của chủ thương hiệu” Qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy cảhai định nghĩa đều nêu ra nội dung cơ bản của NQTM nhưng quá ngắn gọn,chưa lột tả hết nội dung của từ “Franchise” Để tìm hiểu kỹ hơn về kháiniệm NQTM, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm khác về NQTM:
- Khái niệm NQTM theo quan điểm của một số nước trên thế giới
Thứ nhất, theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (The International Franchise Association), là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế
giới đã nêu ra khái niệm NQTM như sau: “Nhượng quyền thương mại làmối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bêngiao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp củaBên nhận trên các khía cạnh như: Bí quyết kinh doanh (know-how), đàotạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức,phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhậnđang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng cácnguồn lực của mình"
Thứ hai, theo Uỷ Ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương
mại là hợp đồng theo đó Bên giao: “Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong
việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điềuhành doanh nghiệp của Bên nhận Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phânphối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và yêucầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu”
Thứ ba, theo quan điểm của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): “Khái niệm quyền thương mại là một tập hợp
những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu
Trang 11hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểudáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bánsản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng” Nhượngquyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh đượcnêu ở khái niệm trên.
Thứ tư, khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhicô: Luật sở
hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ tháng 6 năm 1991 quy định:
“Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sửdụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm,hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operativemethods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủthương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng(prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dướithương hiệu đó”
Thứ năm, khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga: Chương 54,
Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của “sự nhượng quyềnthương mại” như sau: “Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên(Bên có quyền) phải cấp cho bên kia (Bên sử dụng) với một khoản thù lao,theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạtđộng kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền củabên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyềnđối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối vớicác đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ ” [26, tr 2]
- Khái niệm nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm NQTM đã được quy định tại các văn bản như:Luật thương mại 2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006 tại mục 8, điều 284 đã đềcập đến khái niệm nhượng quyền thương mại và các điều 284, 286, 287,
288, 289, 290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động
Trang 12nhượng quyền thương mại Điều 284 qui định: “Nhượng quyền thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ theo các điều kiện sau đây:
1 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượngquyền thương mại, chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộthương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng kýhoạt động nhượng quyền thương mại Có thể thấy, những cơ sở pháp lý trênđây đã cung cấp một cách khá đầy đủ khái niệm, các nguyên tắc và hướngdẫn cho việc tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
1.1.2 Các hình thức nhượng quyền thương mại
Hoạt động NQTM phát triển rất đa dạng và phong phú qua các thời
kỳ, bao gồm nhiều hình thức khác nhau Các học giả ở nhiều nước pháttriển trên thế giới, căn cứ vào nhiều loại tiêu chí khác nhau, đã đưa ra nhiềucách phân loại khác nhau, như sau:
Thứ nhất, Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh có hai hình thứcnhượng quyền là: nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyềnphương thức kinh doanh:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):
là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền cungcấp cho bên nhận quyền nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, logo của mình, dịch
vụ quảng cáo trên phạm vi quốc gia và quan trọng nhất là sản phẩm Bên
Trang 13nhượng quyền không cung cấp cho bên nhận quyền cách thức điều hànhkinh doanh.
- Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise):
là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền có thểcung cấp cho bên nhận quyền rất nhiều dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hànghóa, dịch vụ, logo, cũng như phương thức kinh doanh Bên nhượng quyền
sẽ hỗ trợ bên nhận quyền trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, cáchthiết kế và bài trí nội thất, thuê và đào tạo nhân công, quảng cáo và tiếp thị,cung cấp sản phẩm… Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phổ biếnnhất hiện nay [4, tr 15]
Thứ hai, Căn cứ vào cách thức tiến hành nhượng quyền
Có thể chia NQTM thành 2 hình thức: nhượng quyền cho từng cơ sở(single-unit franchise) và nhượng quyền đa cơ sở (multiple-unit franchise)
- Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise):
Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở là cách thức nhượng quyềnthương mại trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực tiếpcho từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh Đây là hình thứcnhượng quyền thương mại đơn giản nhất và phổ biến nhất
- Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): Đây là
cách thức nhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một
cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại [5, tr 9]
Thứ ba, Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Có hai loại nhượng quyền là nhượng quyền thương mại trong nước vànhượng quyền thương mại quốc tế
- Nhượng quyền thương mại trong nước là quan hệ nhượng quyền
thương mại trong phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh
- Nhượng quyền thương mại quốc tế là quan hệ nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tậpquán quốc tế điều chỉnh
Trang 141.1.3 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, về chủ thể
Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhậnquyền Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trongnước hoặc người nước ngoài Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan
hệ NQTM là thương nhân Tuy nhiên, cũng có khi họ không phải là thươngnhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong các lĩnh vực như nông nghiệp,thủ công và hành nghề tự do (ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhânđược thực hiện bởi một bên nhận quyền) Có thể có hai bên hoặc nhiều bêntham gia vào quan hệ NQTM Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tưcách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi rotrong hoạt động kinh doanh của mình
Thứ hai, về đối tượng
Đối tượng của NQTM là quyền thương mại Nội dung của khái niệmquyền thương mại phát triển rất phong phú và có mối liên hệ đặc biệt vớicác đối tượng sở hữu trí tuệ Nội dung của quyền thương mại có thể khácnhau tuỳ thuộc vào từng loại hình NQTM và thoả thuận giữa các bên Nó
có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãnhiệu hàng hoá, dịch vụ, bí mật kinh doanh… và quyền kinh doanh theo môhình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượngquyền… Quyền thương mại là một sự kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạonên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phânbiệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh Sự lựa chọn vàcách sử dụng các yếu tố này cấu thành một khía cạnh cơ bản của chính sáchchung của doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cạnh tranh
Thứ ba, về bản chất
Trong hoạt động NQTM, bên nhượng quyền và các bên nhận quyềncùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại.Điều đó tạo ra một hệ thống thống nhất, tính thống nhất thể hiện:
Trang 15- Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhậnquyền Các thành viên trong hệ thống NQTM phải thống nhất về mọi hànhđộng nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy trì chất lượng đặc trưng củasản phẩm, dịch vụ.
- Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền.Lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền có mối quan hệ mậtthiết với nhau Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kỳmột thành viên nào trong hệ thống NQTM đều có thể làm tăng hay giảm uytín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đếnlợi ích của các thành viên còn lại
Như vậy, mặc dù độc lập với nhau về tư cách pháp lý, bên nhượngquyền và bên nhận quyền vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau Để đảmbảo tính thống nhất trong hệ thống NQTM, đảm bảo bên nhận quyền sẽ làmột “bản sao” hoàn hảo của mình, bên nhượng quyền phải có sự hỗ trợ và
sự kiểm soát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình kinh doanh củabên nhận quyền Bởi vì nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sởkinh doanh mà là một cách thức kinh doanh.[25, tr 46]
1.1.4 Những ưu điểm và hạn chế của hình thức NQTM
1.1.4.1 Những ưu điểm của NQTM
Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh rất tiêntiến, mới mẻ và đang là sự lựa chọn hàng đầu của giới kinh doanh Vậythực chất sức hấp dẫn của phương thức này nằm ở đâu? Xin trả lời rằng sứchấp dẫn nằm ngay trong những ưu điểm “riêng biệt”, mà chỉ có thể tìm thấy
ở NQTM, đó là:
Thứ nhất, đối với bên nhận quyền (Franchisees)
Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro.Những nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ thành công của các cửa hàng,
cơ sở kinh doanh mới đều kết luận rằng: việc mở cửa hàng, cơ sở kinhdoanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao
Trang 16Theo con số thống kê tại Mỹ thì trung bình chỉ có 23% doanh nghiệpnhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi con
số này đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo NQTM là 92%.[22, tr 19]
Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những ngườimới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian choviệc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh Nếu khôngthể cạnh tranh với thị trường, cơ sở kinh doanh sẽ rất dễ rơi vào sự phá sản.Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấnluyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành côngcủa các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũyđược từ những lần thất bại Do đó, loại hình kinh doanh bằng nhượngquyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vàohoạt động kinh doanh
Ngoài ra còn có một lợi ích khác không kém phần quan trọng đó chính
là việc bên nhận quyền được sử dụng các giá trị thương hiệu của bênnhượng quyền Khi chủ thương hiệu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu rồi thìbên nhận quyền không phải tốn chi phí này và khi có ai đó vi phạm bảnquyền thì sẽ được chủ thương hiệu hỗ trợ trong việc khiếu kiện (điều này
đã được chứng minh trong trường hợp công ty Vinagame tại Việt Nam đầunăm 2006)
Khi hệ thống nhượng quyền càng mạnh, càng có nhiều cửa hàng được
mở ra Thương hiệu ngày càng trở nên nổi tiếng vì mọi người có thể nhìnthấy nó ở khắp mọi nơi Đây cũng chính là một chiến dịch quảng bá thươnghiệu rất hiệu quả góp phần làm tăng doanh số bán ra Hơn nữa, bên nhậnquyền còn được mua khối lượng lớn sản phẩm hoặc nguyên liệu của bênnhượng quyền với tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn Giá của các sản phẩm,nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn đảmbảo cho sự thành công của bên nhận quyền khi tham gia vào hệ thốngnhượng quyền
Trang 17Do xác suất thành công cao hơn, nên các ngân hàng thường tin tưởnghơn trong việc xét duyệt cho các doanh nghiệp nhận nhượng quyền vaytiền Nói đúng ra hầu như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượngquyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng
hộ các đối tác nhận nhượng quyền của mình bằng cách cho vay với lãi suấtthấp Người nhận nhượng quyền trong trường hợp này chỉ phải bỏ ra 30%tiền vốn đầu tư
Cơ hội để giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng thành công là những
gì mà một nhà kinh doanh khôn ngoan không thể bỏ qua Những ưu điểmnày là động lực để thúc đẩy họ tham gia vào hệ thống nhượng quyền
Thứ hai, đối với bên nhượng quyền (Franchisors)
Vốn luôn là một vấn đề lo ngại lớn nhất khi mở rộng sản xuất kinhdoanh Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộnghoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền Điều này giúp cho bênnhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốncủa người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường Đồng thờiviệc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đầy bên nhận quyền phải cốgắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bênnhượng quyền
Ngày nay trên thị trường có những thay đổi hết sức mạnh mẽ và một
lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thịtrường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt Những cơ hội kinhdoanh cũng sẽ trôi qua tầm tay Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúpbạn mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơimột cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước màkhông một hình thức kinh doanh nào có thể làm được
Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo rađược những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình
Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa
Trang 18hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng,cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ Điều nàygiúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn, vàđây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năngvượt qua Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về thương hiệu,hình ảnh về sản phẩm càng được nâng cao, giá trị vô hình của doanhnghiệp càng lớn mạnh mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sửdụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền Vì vậy cả bên nhượngquyền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc ápdụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.
Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuêthương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bênnhượng quyền Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệucủa bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thunhập của mình
Chính vì lẽ đó một điều đáng lý thú là nếu như bạn muốn mở rộnghoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận thì nhượng quyền là giải pháptối ưu mà bạn nên nghĩ đến
1.1.4.2 Những hạn chế của nhượng quyền thương mại
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên của phương thức NQTM, đãtạo ra niềm tin và sức hấp dẫn cho các bên tham gia vào quan hệ NQTM,tạo điều kiện cho phương thức này phát triển Thì nội tại của NQTM cũngcòn tồn tại không ít nhược điểm, hạn chế cần phải nghiên cứu và đánh gía,
đó là:
- Về kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là một công việc hết sức quan trọng, nó là mộttrong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một “thương hiệu”
Vì vậy việc kiểm soát chất lượng luôn được các doanh nghiệp, nhà sản xuất
Trang 19chú trọng và trong NQTM cũng không ngoại lệ Bởi vì nền tảng của thỏathuận nhượng quyền là thương hiệu nổi tiếng của công ty và chất lượng sảnphẩm Trong nhượng quyền, bên nhận quyền có thể không quan tâm vềchất lượng như bên nhượng quyền đề nghị và kết quả là chất lượng kém,doanh thu thấp làm giảm uy tín của công ty trên toàn cầu Để vượt qua bấtlợi này bên nhượng quyền cần soạn thảo hợp đồng nhượng quyền một cáchchặt chẽ, cụ thể và rõ ràng Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh hiệu quả hoạt độngcủa hệ thống nhượng quyền khiến họ không muốn tách rời khỏi hệ thốngnhượng quyền.
- Điều hành quản lý hệ thống
Trong hệ thống NQTM, số lượng cửa hàng có thể lên tới con số hàngtrăm, do đó vấn đề về quản lý hệ thống hoạt động một cách thống nhất vàhiệu quả là hết sức khó khăn Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xâydựng cho mình một đội ngũ nhân viên đủ mạnh để quản lý hệ thốngnhượng quyền là hoàn toàn cần thiết Bằng tiềm lực kinh tế mạnh, qui môlớn của một số doanh nghiệp cộng với sự nỗ lực to lớn, thì có thể dễ ràngxây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi giúp cho hệ thống nhượng quyềnhoạt động thành công Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏtiến hành mở rộng được hệ thống nhượng quyền nhưng việc kiểm soát,điều hành quản lý hệ thông NQTM một cách có hiệu quả như các doanhnghiệp trên lại là một vấn đề không phải doanh nghiệp nào cũng làm được
- Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền
Tồn tại những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế giữa bên nhậnquyền và bên nhượng quyền đang là một trong những nhược điểm gâynhiều tranh luận trong phương thức nhượng quyền Nếu bên nhận quyềnhoạt động có hiệu quả, làm ăn phát đạt, thu được nhiều lợi nhuận thì mọichuyện sẽ rất tốt và không có gì để nói Nhưng nếu họ làm ăn thua lỗ thìmâu thuẫn sẽ nảy sinh Nếu không lường trước được việc này và có nhữnggiải pháp thỏa đáng, bên nhận quyền có thể kiện bên nhượng quyền đã
Trang 20không huấn luyện, hỗ trợ chặt chẽ cho bên nhận quyền trong việc quản lýđiều hành kinh doanh.
Với điều kiện pháp lý như hiện nay, các điều khoản về nhượng quyềncòn sơ sài thì việc kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian Do đó, cách tốt nhất
để tránh xa mâu thuẫn và kiện tụng thì bên nhượng quyền phải làm mọicách có thể để hỗ trợ hệ thống nhượng quyền hoạt động thành công Cónhư vậy mới đảm bảo cho hệ thống tồn tại và phát triển, như thế cả haibên đều có lợi
1.2 Pháp luật nhượng quyền thương mại
1.2.1 Pháp luật NQTM của một số nước trên thế giới
Để quản lý và điều hành hoạt động NQTM (Franchise) phát triển mộtcách có hệ thống và phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia, thì việc xây dựng cho mình những quy định cụ thể về NQTM là mộtnhu cầu tất yếu Hiện nay, ở các quốc gia có hoạt động NQTM phát triểnnhư: Mỹ; Australia; Nga; Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản đều đã cónhững quy định về nhượng quyền thương mại Nhìn chung Luật nhượngquyền thương mại được các nước trên thế giới xây dựng chủ yếu nghiêng
về phía người mua Franchise (Bên nhận quyền), hay nói cách khác là đểbảo vệ người mua Franchise không bị thiệt thòi với người bán Franchise(Bên nhượng quyền) Trong phạm vi đề tài này, tác giả xin khái quát một
số điểm chính về pháp luật NQTM của một số nước trên thế giới:
Thứ nhất, pháp luật nhượng quyền thương mại của Mỹ
Ở nước Mỹ chỉ có một số tiểu bang có luật riêng về Franchise(Franchise investment law) như: Bang California; Hawaii; Illinois; Indiana;Maryland; Michigan; Minnesota; New York; Washington Nhìn chung,luật nhượng quyền ở các Bang này, quy định rất rõ về hợp đồng nhượngquyền và đòi hỏi công ty nhượng quyền phải thông báo đầy đủ, chính xác
về mức doanh thu, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, các vụ kiệntụng tranh chấp, thông tin liên lạc với các đơn vị đại lý hiện tại,…Theo quy
Trang 21định thì bên bán Franchise (Bên nhượng quyền) bắt buộc phải cung cấp chobên mua franchise (Bên nhận quyền), một tài liệu được gọi là UFOC haycòn gọi là bản giới thiệu về NQTM Tài liệu này phải chuyển cho bên muafranchise ngay từ lần gặp đầu tiên hoặc chậm nhất là 10 ngày trước khi kýhợp đồng hay trả phí franchise Nếu việc này không được thực hiện đúngtheo quy định thì chủ thương hiệu hay người bán franchise có nguy cơ bịthưa kiện bởi đối tác mua franchise Ngoài ra theo quy định, thì trước khicông bố tài liệu UFOC người bán phải đăng ký và trình duyệt tài liệu nàyvới chính quyền bang sở tại Còn nếu người bán franchise mà cố tình đưasai lệch các thông tin - dù đã đăng ký hoặc không đăng ký, thì đều phảichịu trách nhiệm trước pháp luật (dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ saiphạm) [23,tr 71].
Thứ hai, Pháp luật nhượng quyền thương mại của Australia
Ở Australia nhượng quyền thương mại được thực hiện theo các quyđịnh về nhượng quyền thương mại theo mã số (Code of Conduct), một sốvùng điều này là bắt buộc được quy định trong Đạo luật thực tiễn thươngmại năm 1974 Theo mã số thì chủ thương hiệu nhượng quyền phải công
bố tài liệu về NQTM cho phía nhận quyền ít nhất 14 ngày trước khi hợpđồng NQTM được ký kết Mã số nhượng quyền cũng quy định rất rõ cácnội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, như: các quy định liênquan đến ngân quỹ tiếp thị, cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh bằnghình thức trọng tài [30]
Thứ ba, Pháp luật nhượng quyền thương mại của Ka-dắc-xtan
Cho đến năm 2002, quy định nhượng quyền thương mại tại xtan cũng đã được qui định tại Chương 45 của Bộ luật Dân sự Kazakh (CC)
Ka-dắc-Áp dụng các biện pháp hỗ trợ của nhà nước nhượng quyền thương mại thôngthường được đề cập trong chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Ápdụng các biện pháp để thúc đẩy nhượng quyền thương mại đã được quy địnhtại Khoản 2.4.1 của nhà nước hỗ trợ cho các chương trình phát triển doanh
Trang 22nghiệp nhỏ giai đoạn 1999-2000 Các quy định của Chương 45, cũng nhưcác quy tắc chính phủ về nhượng quyền chi tiết Nhìn chung, các điều khoản
về cung cấp thông tin NQTM, hợp đồng NQTM có điểm tương đồng vớipháp luật của các nước khác như Mỹ, Úc [31]
1.2.2 Pháp luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam
Phương thức kinh doanh NQTM đã có những bước phát triển mạnh
mẽ trong thời gian vừa qua và đang là sự lựa chọn đáng tin cậy cho cácdoanh nhân Việt Nam Cùng với sự phát triển của NQTM thì hệ thống cácquy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng được xây dựng và hoànthiện dần trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử NQTM Thể hiện ở sự
ra đời của hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhượng quyềnthương mại, điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối vớiphương thức kinh doanh này Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý hết sứcquan trọng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt độngNQTM Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến nhượngquyền thương mại như sau:
- Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của Bộkhoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyểngiao công nghệ
- Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quyđịnh chi tiết về chuyển giao công nghệ
- Bộ luật dân sự 2005
- Luật cạnh tranh 2004
- Luật Thương mại 2005
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Luật chuyển giao công nghệ 2006
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính Phủ quyđịnh chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
Trang 23- Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương Mạihướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ TàiChính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phíđăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Ngoài ra, do tính chất đặc thù của mình, hoạt động NQTM còn chịu sựđiều chỉnh của các quy định pháp luật khác có liên quan như: pháp luật vềdịch vụ phân phối, pháp luật về thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật
về đầu tư, pháp luật phá sản, pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáochào bán quyền thương mại, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự,…Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật trên, một khungpháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đã hìnhthành, bước đầu tạo cơ sở cho sự phát triển NQTM và góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam
Chúng ta sẽ tìm hiểu một số nội dung cơ bản về NQTM, được quyđịnh trong các văn bản pháp luật chủ yếu như sau:
Thứ nhất, về hợp đồng NQTM
Hợp đồng NQTM là nội dung quan trọng của NQTM, thông qua hợpđồng này quan hệ giữa các bên được xác lập Khi tìm hiểu về hợp đồngNQTM, chúng ta cần lưu ý các nội dung:
Một là, điều kiện trở thành chủ thể hợp đồng NQTM
Pháp luật quy định khá rõ về điều kiện trở thành chủ thể hợp đồngNQTM, từ đó góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các bên.Tại Điều 5, 6, 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, chủ thể tham gia hợpđồng NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền Bên nhượngquyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượngquyền thứ nhất (bên nhượng quyền sơ cấp) và bên nhượng lại quyền (bênnhượng quyền thứ cấp) Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyềnthương mại để khai thác, kinh doanh gồm cả bên nhận quyền sơ cấp và bên
Trang 24nhận quyền thứ cấp Bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải đảm bảonhững điều kiện nhất định về chủ thể tham quan hệ NQTM được pháp luậtquy định như:
Bên nhượng quyền, được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng 3
điều kiện sau:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạtđộng ít nhất 01 năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền
sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phảikinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ởViệt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại
- Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thươngmại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấmkinh doanh Trường hợp danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạnchế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện,doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấpGiấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiệnkinh doanh
Bên nhận quyền, pháp luật quy định bên nhận quyền phải là thương
nhân có đủ khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyềnkinh doanh của bên nhượng quyền Cụ thể là bên nhận quyền phải có đăng
ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại
Hai là, hình thức hợp đồng NQTM
Theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại 2005, hợp đồng NQTMphải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lýtương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hìnhthức khác theo quy định của pháp luật Việc quy định như vậy nhằm đảmbảo tính minh bạch, rõ ràng của hợp đồng NQTM, tạo căn cứ vững chắccho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và tạo
Trang 25thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.
Bên nhượng quyền, có ba quyền cơ bản là: thứ nhất, nhận tiền
nhượng quyền; thứ hai, tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM; thứ ba,
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảođảm sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn định về chất lượng hànghoá, dịch vụ
Đi đôi với quyền, bên nhượng quyền cũng có những nghĩa vụ nhất
định, đó là: thứ nhất, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận quyền; thứ hai, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật
thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ
thống NQTM; thứ ba, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch
vụ bằng chi phí của bên nhận quyền; thứ tư, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng NQTM; thứ năm, đối xử bình
đẳng với các bên nhận quyền trong hệ thống NQTM
Bên nhận quyền, có hai quyền: thứ nhất, yêu cầu bên nhượng quyền
cung cấp đầy đủ sự trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống NQTM; thứ
hai, yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng giữa các bên nhận quyền
trong hệ thống NQTM
Bên nhận quyền được sử dụng, khai thác quyền thương mại thuộc sởhữu của bên nhượng quyền, do đó phải chịu nhiều ràng buộc từ phía bênnhượng quyền và các nghĩa vụ đặt ra đối với bên nhận quyền cũng nhiều
hơn, bao gồm bảy nghĩa vụ: thứ nhất, trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM; thứ hai, đầu tư đủ cơ sở vật chất,
Trang 26nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền mà bên nhượng quyền
chuyển giao; thứ ba, chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của
bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán
hàng, cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền; thứ tư, giữ bí mật về bí
quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng NQTM
kết thúc hoặc chấm dứt; thứ năm, ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sởhữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc
hoặc chấm dứt hợp đồng NQTM; thứ sáu, điều hành hoạt động phù hợp với
hệ thống NQTM; thứ bảy, không được nhượng quyền lại trong trường hợp
không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền
Bốn là, quy định về những trường hợp được chấm dứt hợp đồng NQTM trước thời hạn
Tại khoản 2 Điều 13 và Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP có quyđịnh rất rõ những điều kiện để bên nhượng quyền và bên nhận quyền đượcđơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Theo quy định đó thì cácbên chỉ được chấm dứt hợp đồng khi có những lý do chính đáng, đồng thờicho phép bên nhận quyền được sửa chữa những sai phạm khi vi phạm cácnghĩa vụ không cơ bản trong hợp đồng Các quy định này đã bao quát cáctrường hợp có thể xảy ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng chocác bên khi tham gia hợp đồng NQTM
Chúng ta có thể thấy pháp luật của các nước rất quan tâm đến vấn đềchấm dứt hợp đồng NQTM trong trường hợp này Nhìn chung các quy địnhpháp luật thường được xây dựng theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên nhậnquyền thông qua việc đảm bảo rằng bên nhượng quyền có lý do hợp lý đểchấm dứt hợp đồng hoặc bằng cách trao cho bên nhận quyền được sửa chữa
vi phạm hợp đồng [21, tr182-183]
Tại Mỹ có 14 Bang yêu cầu lý do chính đáng cho việc chấm dứt hợpđồng, có 8 Bang cho phép sửa chữa sai phạm là lý do chấm dứt hợp đồng
Trang 27Còn theo pháp luật của Australia, Malaysia cũng yêu cầu thông báo trướckhi chấm dứt hợp đồng và cho phép khắc phục vi phạm hợp đồng là lý doyêu cầu chấm dứt [4, tr 24].
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 4 Điều 289 Luật thương mại 2005,
sự ràng buộc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vẫn tiếp tục ngay
cả sau khi hợp đồng đã chấm dứt Theo đó bên nhận quyền phải giữ bí mật
về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền sau khi hợp đồng NQTMkết thúc hoặc chấm dứt Một khi tham gia vào quan hệ NQTM thể hiệnbằng hợp đồng thì bên nhượng quyền phải chuyển giao cho bên nhận quyềncông nghệ, bí quyết kinh doanh, có thể nói đây là một trong những tiền đềlàm cơ sở cho những thành công vững chắc đối với bên nhận quyền.Và khihợp đồng NQTM kết thúc, công việc kinh doanh của bên nhương quyền cóthể gặp rủi ro nếu có một bên không có lợi ích liên quan (bên nhận quyềncũ) biết được bí quyết kinh doanh của mình Vì vậy đây là quy định cầnthiết để bảo vệ lợi ích chính đáng cho bên nhượng quyền, đem lại sự an tâmcho bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Tóm lại, những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng; về chấm dứt hợp đồng NQTM trước thờihạn đã tương đồng với pháp luật của các nước trên thế giới
Thứ hai, quy định về việc cung cấp thông tin về hệ thống NQTM
Cung cấp thông tin về hệ thống nhượng quyền thương mại có vai trò
và tầm quan trọng hết sức to lớn trong hoạt động NQTM Quy định củapháp luật Việt Nam về vấn đề này về cơ bản đã tương đồng, phù hợp vớiluật pháp của các nước, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (Luật mẫu vềthông tin NQTM năm 2002 của UNIDROIT)
Theo quy định tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP cụ thể là tại Điều 8thì ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng, bên nhượngquyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng NQTM mẫu và bản giớithiệu về NQTM của mình cho bên dự kiến nhận quyền, nếu các bên không
Trang 28có thỏa thuận khác.
Có thể nói đây là khoảng thời gian phù hợp để bên dự kiến nhậnquyền có thể xem xét và cân nhắc về việc có tham gia vào hệ thống nhượngquyền hay không Việc quy định thời hạn 15 ngày trước khi ký hợp đồng làkhá tương đồng với pháp luật của các nước trên thế giới Ví dụ như quyđịnh của Trung Quốc về thời hạn này là 20 ngày trước khi ký hợp đồng [7];theo pháp luật của Mỹ thì bên nhượng quyền phải cung cấp bản công khaithông tin 14 ngày trước khi ký hợp đồng hoặc trước khi bên nhận quyền trảphí cho bên nhượng quyền [6, tr 7]
Ngoài ra nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền còn đượcđặt ra sau khi hợp đồng đã được ký kết, trong suốt quá trình kinh doanh,nếu như bên nhượng quyền có những thay đổi quan trọng trong hệ thốngNQTM mà có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phươngthức NQTM của bên nhận quyền
Nội dung bản giới thiệu về NQTM có vai trò hết sức quan trọng đốivới bên dự kiến nhận quyền, trong việc đi đến quyết định có tham gia vào
hệ thống NQTM của bên nhượng quyền hay không Chính vì lý do đó mànội dung của bản giới thiệu được pháp luật quan tâm điều chỉnh và đã đượcquy định hết sức chi tiết Theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM, thì bản giớithiệu về NQTM phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàbao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Thông tin chung về bên nhượng quyền, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ
và quyền sở hữu trí tuệ;
- Thông tin cụ thể về bên nhượng quyền có liên quan đến hoạt độngNQTM; các loại phí và nghĩa vụ tài chính khác của bên nhận quyền; đầu tưban đầu của bên nhận quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhậnquyền; mô tả thị trường của hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh theophương thức NQTM; hợp đồng NQTM mẫu; báo cáo tài chính của bênnhượng quyền; phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần
Trang 29phải tham gia [xem phụ lục 2].
Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có bổ sung thêmnghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền thứ cấp cho bên dự kiếnnhận quyền thứ cấp trong trường hợp quyền thương mại đã cấp là quyềnthương mại chung Theo đó ngoài những thông tin trên, bên nhượng quyềnthứ cấp còn phải cung cấp thêm thông tin về về bên nhượng quyền đã cấpquyền thương mại cho mình; nội dung của hợp đồng NQTM chung; cách
xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợpchấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
Các quy định của pháp luật Việt Nam về thông tin NQTM có thể coi
là một trong những công cụ để tạo ra môi trường pháp luật an toàn cho tất
cả các bên tham gia hợp đồng NQTM và cho mối quan hệ giữa họ với các
cơ quan có thẩm quyền
Thứ ba, quy định về đăng ký hoạt động NQTM
Đăng ký là một hoạt động bắt buộc đối với thương nhân để tiến hànhhoạt động NQTM Thông qua việc đăng ký, nhà nước làm cơ sở để quản lý,kiểm tra, giám sát hoạt động NQTM, đánh giá thương nhân có đủ điều kiệnkinh doanh NQTM hay không, quyền thương mại có hợp pháp hay không.Cái ưu điểm lớn nhất của nhóm quy định này là các quy định về đăng kýhoạt động nhượng quyền thương mại trong pháp luật Việt Nam là tươngđối đơn giản và minh bạch
Theo Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM đãquy định rất cụ thể về hồ sơ đăng ký, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thời hạn trảlời của cơ quan tiến hành đăng ký, thủ tục tiến hành đăng ký vào sổ đăng
ký hoạt động NQTM, thủ tục đăng ký lại khi thương nhân chuyển địa chỉtrụ sở chính sang tỉnh khác, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký trong hoạtđộng NQTM, thủ tục xóa đăng ký hoạt động NQTM Nhìn chung nhữngquy định của pháp luật về thủ tục đăng ký hoạt động NQTM là tương đối
Trang 30đơn giản và minh bạch theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạothuận lợi cho các thương nhân, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhànước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động NQTM
Pháp luật Việt Nam đã quy định những hành vi bị coi là hành vi viphạm pháp luật hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại vàchế tài xử lý đối với chúng, nhằm đảm bảo một môi trường lành mạnh chohoạt động NQTM phát triển Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định cáchành vi vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động NQTM của cả bênnhượng quyền và bên nhận quyền, bao gồm: kinh doanh NQTM khi chưa
đủ điều kiện quy định; NQTM đối với những hàng hóa, dịch vụ cấm kinhdoanh; vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động NQTM; thôngtin trong bản giới thiệu về NQTM có nội dung không trung thực; vi phạm
về đăng ký hoạt động NQTM; vi phạm về quy định thông báo trong hoạtđộng NQTM; không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đếnmức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; không chấp hành các yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra; vi phạmcác quy định khác của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
Tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà có các biện pháp chếtài áp dụng cụ thể, bao gồm xử phạt vi phạm hành chính theo quy định củapháp luật xử lý vi phạm hành chính; phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi
vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác
Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định rằng: khung pháp lý cơ bản chohoạt động NQTM đã được hình thành, mặc dù còn sơ sài nhưng đã tạo cơ
sở cho NQTM phát triển tại Việt Nam trong thời gian qua
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
Việt Nam với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và xã hội đangtừng ngày, từng giờ khẳng định được vai trò và vị trí của mình trên trườngquốc tế Nếu như, trước năm 1986 Việt Nam chỉ quan hệ buôn bán và giaolưu với các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, ĐôngÂu nền kinh tế xã hội không có sự phát triển rõ nét Thì bước sang thời
kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điềutiết của nhà nước, đã mang lại nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế và ổn định xã hội Việt Nam đã khẳng định được vị thế củamình trên trường quốc tế, quan hệ ngoại giao và lãnh sự được mở rộngkhông còn gói gọn trong phạm vi các nước XHCN như trước Hiện naynước ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với hơn 168 quốc gia vàvùng lãnh thổ thuộc tất cả các Châu lục trên thế giới Việt Nam cũng làthành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ thương mại với hơn 165nước và vùng lãnh thổ
Đặc biệt, trong những năm gần đây Việt Nam đã thu hút được mộtlượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, với các hạng mục côngtrình mang tầm cỡ quốc tế Các nhà đầu tư trong nước cũng có những cơhội đầu tư mới, hấp dẫn hơn
Nhưng bên cạnh những cơ hội thuận lợi đó, xu thế hội nhập ngày càngcao cũng đặt ra cho kinh tế xã hội Việt Nam nói riêng và kinh tế xã hôi thếgiới nói chung những khó khăn, thách thức như: sự cạnh tranh ngày cànggay gắt; tình trạng lạm phát; suy thoái kinh tế; việc làm; nạn thất nghiệp;các vấn đề an sinh xã hội; y tế; giáo dục
Trang 32Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩntrương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đếnphát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-
TW ngày 04/4/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày17/4/2008 của Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững;Kết luận số 25/KL-TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh
tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuốinăm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2008;Nghị quyết số 20/2008/QH12 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế-xã hộinăm 2008 trong tình hình mới
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội,Chính phủ; sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ,Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và củatoàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 từng bước vượt qua khókhăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế,
an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục đượcgiải quyết có hiệu quả
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khuvực dịch vụ tăng 7,2% Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế,khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; côngnghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9điểm phần trăm Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấphơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh làtăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tếcủa nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tươngđối cao như trên là một cố gắng rất lớn [11, tr 2]
Trang 33Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Đóng góp của mỗi khuvực vào tăng trưởng
2008 (Điểm phầntrăm)
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 của Chính Phủ)
Những tiền đề này thực sự là cơ sở khá thuận lợi cho các hình thứckinh doanh phát triển, đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả về sửdụng vốn, phát triển nhanh thị trường Một trong những hình thức cóđược điều kiện thuận lợi này để phát triển, đó là “nhượng quyền thươngmại” (Franchise) Hình thức này đang ngày càng phát huy vai trò và tầmquan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp.Nhượng quyền thương mại được xem như là một hình thức “Kinh doanhthời khủng hoảng”
2.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
2.2.1 Kết quả đã đạt được
Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ
những năm 1990, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoàinước Các hoạt động này đã mang lại doanh thu 1,5 triệu USD vào năm
1996 và trên 4 triệu USD vào năm 1998, từ đó đến nay liên tục phát triển
Trang 34với tốc độ tăng trưởng dự báo từ 15 - 20%/ năm [27, tr 2] Mặc dù được coi
là mới du nhập vào Việt Nam, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phương thứcnày đã được áp dụng ở hơn 80 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khácnhau Nắm bắt được những thay đổi to lớn mà hình thức kinh doanh này tácđộng đến nền kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã có những quy định bước đầu
về NQTM khá cụ thể trong hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thihành Đó là sự ra đời của Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005,Luật cạnh tranh 2004, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định số35/2006/NĐ-CP, Thông tư số 09/2006/TT-BTM, Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC như vậy, một khung pháp lý cho hoạt động NQTM tại ViệtNam đã hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả Đó là cơ sở pháp lýchính thức, đánh dấu sự thừa nhận của Nhà nước về một phương thức kinhdoanh mới : kinh doanh theo lối nhượng quyền (Fanchise)
Các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM có thể xem là mộtkết quả hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho việc áp dụng các quy định NQTMvào thực tiễn hoạt động ở Việt Nam Sự phù hợp của những quy định này
đã làm “khởi sắc” hoạt động NQTM ở nước ta trong những năm gần đây;biểu hiện là trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các thươnghiệu nổi tiếng thông qua hoạt động NQTM như: các hệ thống nhượngquyền kinh doanh toàn cầu Kentucky Fired Chicken, Burger Khan, FiveStar Chicken, Carvel, 7 -eleven…; trong đó, KFC là hãng nước ngoài đượcđánh giá là thành công nhất với sản phẩm gà rán tại TP Hồ Chí Minh Cáchãng nổi tiếng khác như Dunkin Donuts, Mc Donald’s cũng đã góp mặt tạithị trường Việt Nam Chúng ta có thể thấy, những thương hiệu nước ngoàitronh lĩnh vực nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ngày càng tăng,theo thống kê chưa đầy đủ năm 2008 có tới 32 thương hiệu nước ngoàinhượng quyền tại Việt Nam [xem phụ lục 4]
Không chỉ có các hệ thống nhượng quyền thương mại nổi tiếng nướcngoài phát triển tại Việt Nam, mà còn có các hệ thống nhượng quyền mang
Trang 35thương hiệu “Việt” cũng có bước phát triển vượt bậc như : Trung Nguyên,Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomax, T&T, Thế giới di động, Hoa hướngdương Theo thống kê sơ bộ của tác giả tính đến hết năm 2008 Việt Nam có
19 thương hiệu đã và đang chuẩn bị tiến hành NQTM [xem phụ lục 4]
Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự điều chỉnh tương đối phù hợptrong một số quy định của pháp luật về NQTM với thực tiễn hoạt độngkinh doanh hiện nay ở Việt Nam Để thấy rõ điều này, tác giả xin được đisâu phân tích hai hệ thống nhượng quyền thương mại đã đạt được nhiềuthành công từ phương thức này, đó là hệ thống NQTM của cà phê TrungNguyên và Phở 24
Thứ nhất, hệ thống NQTM của cà phê Trung Nguyên
Trung nguyên được xem là nhà tiên phong với sự khởi đầu khá sớm,ngày 19/6/1996 hãng cà phê Trung Nguyên chính thức thành lập tại Buôn
Ma Thuột (Đaklak) và bắt đầu nhượng quyền từ năm 1998 Tháng 8/2001Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội và đến năm 2002, TrungNguyên bắt đầu vươn ra quốc tế nhượng quyền thành công tại Nhật Bản,
Mỹ, Singapore, Thái Lan…Đến đây, hệ thống nhượng quyền cà phê TrungNguyên đã trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công
mô hình NQTM tại Việt Nam
Thời gian đầu Trung nguyên được xem như một “hiện tượng” bởi hệthống các quán cà phê nhượng quyền có mặt ở khắp mọi nơi, trải dài từNam đến Bắc với hơn 500 đại lý nhương quyền và thực sự là một thế lựccủa cà phê Việt Nam đối với khu vực và trên thế giới [24, tr 240]
Bên cạnh những thành công đó thì bên trong hoạt động NQTM của càphê Trung Nguyên cũng tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn Do bắtđầu nhượng quyền từ rất sớm (1998) lúc này NQTM chưa được ghi nhậnmột cách cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lúc bất giờ chỉ có mộtquy định duy nhất có liên quan đến NQTM đó là nội dung quy định tại Mục
Trang 364.1.1 Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 đã đề cập đến
“hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise” Nhưngquy định này lại chưa thật sự rõ ràng và cụ thể, điều này gây ra rất nhiềukhó khăn về mặt lựa chọn pháp luật để áp dụng Vì vậy Trung Nguyênđành phải dựa trên những quy định đi vay mượn từ việc nghiên cứu các hệthống nhượng quyền nước ngoài để áp dụng cho mình Chính vì sự thiếucác quy định pháp luật về NQTM, nên vào thời điểm đó chúng ta có thểthấy rất nhiều quán cà phê mang tên Trung Nguyên, nhưng trong số đó lại
có rất ít quán là bên nhận quyền thực sự từ Trung Nguyên, mà chủ yếu làcác quán kinh doanh tự lấy tên là Trung Nguyên Sự thiếu nhất quán trongcách bài trí, trang phục, nhân viên, diện tích quán, cơ sở vật chất, nguyênliệu, việc chấp thuận cho các nhà nhận quyền tham gia hệ thống quá dễdàng, chưa có công cụ sàng lọc, hồ sơ nhượng quyền quá sơ sài do thiếuquy định của pháp luật đã làm khựng lại sự phát triển của Trung Nguyên
từ năm 2003 trở đi
Các cơ quan nhà nước và chủ doanh nghiệp thì bất lực vì thiếu cơ sởpháp luật để xử lý các hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế Mãi đến khiLuật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định vềNQTM thì Trung Nguyên mới thực sự lập lại trật tự của hệ thống, tênthương hiệu được bảo hộ, các trường hợp vi phạm về NQTM được xử lý,thanh lọc được những thành viên trong hệ thống NQTM Trung Nguyên…Hiện nay, tuy sức mạnh ấy đã giảm sút nhưng trường hợp NQTM củaTrung Nguyên cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạtđộng NQTM ở nước ta, nhất là vai trò tiên phong của pháp luật
Thứ hai, hệ thống NQTM của Phở 24
Nói đến nhượng quyền thương mại bài bản của thương hiệu Việt, thìngoài cà phê Trung Nguyên ra còn phải kể đến một cái tên khác nữa, đó làPhở 24 Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở cao cấp thuộc Nam An Group thành
Trang 37lập vào năm 2000 tại TP Hồ Chí Minh Tháng 6/2003 cửa hàng phở 24 đầutiên được thành lập tại TP Hồ Chí Minh Tháng 12/2004 Phở 24 đượcnhượng quyền thành công tại Hà Nội và liên tiếp sau đó được NQTM thànhcông ở các tỉnh như : Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương…Đến tháng 7/2005 nhượng quyền thành công tại Jakarta (Indonexia) ; tháng6/2004 Phở 24 có mặt tại Philippine…Tại diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu(Singapore) Phở 24 đã lọt vào vòng chung khảo “Giải thưởng quốc tế vềnhượng quyền’’ do Hiệp hội nhượng quyền Châu Á - FLA tổ chức cùngvới 7 thương hiệu hàng đầu thế giới [24, tr 265].
Có được điều này là do việc xây dựng hệ thống, tổ chức nhượngquyền được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản, quy định cụ thểcủa pháp luật về hoạt động NQTM, được quy định trong Luật thương mại
2005 và các văn bản liên quan, biểu hiện như : nhượng quyền có thời hạn,
có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra,giám sát cụ thể, việc công bố thông tin cho bên nhận quyền theo đúng quyđịnh của pháp luật Mặt khác, hoạt động quảng bá của Phở 24 được thựchiện khá tốt và bài bản Như vậy nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ
và vững chắc này là ở chỗ hoạt động NQTM của Phở 24 được thực hiệnvào thời điểm đã có những quy định khá cụ thể về NQTM Hơn nữa chínhviệc am hiểu pháp luật của chủ doanh nghiệp phở 24 (TS Lý Quí Trung)
về pháp luật NQTM, cộng với sự chuẩn bị chu đáo đã tạo cơ sở cho sựthành công này Trường hợp của Phở 24 có điểm khác biệt rất lơn so với hệthống NQTM của cà phê Trung Nguyên, đó là có cơ sở pháp luật vànguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động NQTM đã góp phần pháttriển thương hiệu Phở 24 cả trong và ngoài nước
Qua việc phân tích hai hệ thống NQTM trên chúng ta có thể thấy rằng,với sự ra đời và điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và các văn bản liênquan điều chỉnh về NQTM ở nước ta trong thời gian qua, đã tạo ra cơ sởpháp lý thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển một cách mạnh mẽ, gặt hái
Trang 38được những thành công nhất định Tạo được niềm tin cho cơ quan quản lýnhà nước về NQTM và cho các chủ thể tham gia quan hệ NQTM ở ViệtNam Nhưng bên cạnh đó trong các quy định của pháp luật về hoạt độngNQTM cũng còn tồn tại không ít những hạn chế, thiếu sót Gây nên nhữngtrở ngại, khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý cũng như các chủthể tham gia NQTM trong việc nghiên cứu và áp dụng các quy định nàytrong thực tiễn NQTM.
2.2.2 Những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật NQTM
Với sự ra đời của Luật Thương mại 2005, Nghị định số
35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, nhìnchung hệ thống văn bản pháp luật quản lý, hướng dẫn hoạt động NQTM đãđược hoàn chỉnh Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, một số vướng mắc đãphát sinh do một số nội dung trong các văn bản pháp luật này chưa thực sựphù hợp với tình hình phát triển hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam,cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể liên thông
do gặp phải các hạn chế mang tính kỹ thuật lập pháp, những hạn chế đó là:
- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, có sự mâuthuẫn và thiếu nhất quán;
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTMChỉ mới dừng lại ở việc mang tính chất định khung, chưa cụ thể, chưalường trước và giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh;
- Quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn chưa bao quát đượchết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn áp dụng;
- Quy định về nội dung thông tin cần cung cấp chưa đầy đủ;
- Quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mạicòn một số điểm thiếu sót, có thể gây khó khăn cho việc áp dụng;
- Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượngquyền thương mại chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ cụ thể để áp dụng
Trang 39trong thực tiễn.
Thứ nhất, Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, có sự mâu thuẫn và thiếu nhất quán
Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được
hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối
tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật Tuy
nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày
01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng
giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự Mặt khác, theo quyđịnh tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việcchuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phầnchuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồngnhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữucông nghiệp Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử
dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 141
LSHTT
Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật,đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào đểnối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giaocông nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa cácvăn bản pháp luật có liên quan Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuếhiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể trong việc xác định các khoản chi phí,khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán,tính thuế cho doanh nghiệp
Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thươngmại mới chỉ hình thành và đang phát triển ở bước đầu Những quy định còn
ở mức mang tính định khung, trong nội dung của các quy định còn có một
Trang 40số vấn đề mâu thuẫn và thiếu nhất quán và còn nhiều vấn đề chưa được đềcập tới Những hạn chế này làm cho thị trường NQTM ở Việt Nam bị ảnhhưởng rất nhiều, sự hấp dẫn bị giảm sút và các chủ thể tham gia hoạt độngNQTM cảm thấy “e ngại” khi tìm hiểu thị trường Việt, mặc dù rất nhiềutiềm năng Trong thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục công tác sửa đổi,hoàn thiện pháp luật, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quyđịnh về NQTM, tạo “sức nóng” cho hoạt động NQTM phát triển và đem lạilợi ích cho nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Thứ hai, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM
Chỉ mới dừng lại ở việc mang tính chất định khung, chưa cụ thể, chưalường trước và giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh.Nếu như pháp luật của các nước phát triển đã có những bước đi sớm vớinhững quy định triển khai cụ thể, chi tiết các quyền và nghĩa vụ của cácbên trong hợp đồng NQTM, thì pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ởnhững quy định mang tính chất khung, định hướng cho các bên Vì vậy trênthực tế việc xác định cụ thể và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này như thếnào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng
Trên thực tế, từ cách hiểu về việc thực hiện như thế nào cho đúngnghĩa vụ của các bên rất dễ dẫn đến bất đồng và làm nảy sinh tranh chấphoặc cũng có thể dẫn đến việc không đảm bảo được quyền và lợi ích chínhđáng của các bên
Hợp đồng NQTM ngoài những nội dung cơ bản của một hợp đồng dân
sự hay thương mại, cụ thể như các quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạnhợp đồng còn có các nội dung khác như: quy định về các khoản thanhtoán hợp đồng NQTM; nội dung quyền thương mại được chuyển nhượng;địa điểm kinh doanh; đào tạo; duy trì tính thống nhất của hệ thống NQTM;bảo hiểm; bồi thường; quyền sử dụng nhãn hiệu; nghĩa vụ nộp thuế; tênthương mại và bí mật thương mại; cạnh tranh; trọng tài; chấm dứt hợp