Tổng quan về pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

MỤC LỤC

Các hình thức nhượng quyền thương mại

Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận quyền trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, cách thiết kế và bài trí nội thất, thuê và đào tạo nhân công, quảng cáo và tiếp thị, cung cấp sản phẩm… Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất hiện nay [4, tr 15]. - Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): Đây là cách thức nhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại [5, tr 9].

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại Thứ nhất, về chủ thể

Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, bí mật kinh doanh… và quyền kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền… Quyền thương mại là một sự kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phân biệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kỳ một thành viên nào trong hệ thống NQTM đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên còn lại.

Những ưu điểm và hạn chế của hình thức NQTM 1. Những ưu điểm của NQTM

Khi chủ thương hiệu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu rồi thì bên nhận quyền không phải tốn chi phí này và khi có ai đó vi phạm bản quyền thì sẽ được chủ thương hiệu hỗ trợ trong việc khiếu kiện (điều này đã được chứng minh trong trường hợp công ty Vinagame tại Việt Nam đầu năm 2006). Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành mở rộng được hệ thống nhượng quyền nhưng việc kiểm soát, điều hành quản lý hệ thông NQTM một cách có hiệu quả như các doanh nghiệp trên lại là một vấn đề không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Pháp luật nhượng quyền thương mại

Đi đôi với quyền, bên nhượng quyền cũng có những nghĩa vụ nhất định, đó là: thứ nhất, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận quyền; thứ hai, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống NQTM; thứ ba, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền; thứ tư, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng NQTM; thứ năm, đối xử bình đẳng với các bên nhận quyền trong hệ thống NQTM. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động NQTM của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, bao gồm: kinh doanh NQTM khi chưa đủ điều kiện quy định; NQTM đối với những hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động NQTM; thông tin trong bản giới thiệu về NQTM có nội dung không trung thực; vi phạm về đăng ký hoạt động NQTM; vi phạm về quy định thông báo trong hoạt động NQTM; không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra; vi phạm các quy định khác của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục được giải quyết có hiệu quả. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn [11, tr 2].

Những tiền đề này thực sự là cơ sở khá thuận lợi cho các hình thức kinh doanh phát triển, đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường..Một trong những hình thức có được điều kiện thuận lợi này để phát triển, đó là “nhượng quyền thương mại” (Franchise). Nhượng quyền thương mại được xem như là một hình thức “Kinh doanh thời khủng hoảng”.

Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong hoạt động NQTM tại Việt Nam

Đặc biệt, Luật, các Nghị định, Thông tư quy định về NQTM còn quá chung chung, chưa đưa ra được những chuẩn mực, khuôn mẫu chặt chẽ buộc các cơ quan nhà nước và các chủ thể của quan hệ NQTM phải thực hiện. Nếu nhìn nhận một cách khách quan và trung thực, có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến những bất cập trong hoạt động áp dụng pháp luật về NQTM là do từ phía cơ quan thực thi pháp luật. Chỳng ta cú thể thấy rừ điều này qua một thực tế là “ cho đến nay Bộ khoa học và công nghệ vẫn chưa xử lý hết các hồ sơ yêu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nói chung hay hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh nói riêng”.

Đây là một trong những công cụ truyền tải tốt nhất những quy định của pháp luật về NQTM đến mọi người; trong môi trường giáo dục vẫn chưa xây dựng được khung chương trình đào tạo về franchise một cách khoa học và chuyên nghiệp. Chính từ thực trạng này đã làm cho việc quản lý và điều hành hoạt động NQTM trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn, làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường NQTM ở Việt Nam, mặc dù rất có tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó lại có một số đối tượng thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về NQTM của Việt Nam, lợi dụng sự sơ hở và thiếu sót của các quy định về NQTM để “lách luật” hoạt động với mục đích xấu.

PHẦN KẾT LUẬN

Các quy định về cung cấp thông tin về hệ thống NQTM, các quy định về đăng ký hoạt động NQTM, về cơ bản là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, là công cụ đảm bảo an toàn trong hoạt động NQTM cho các bên với nhau và với cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, các quy định về cung cấp thông tin về hệ thống NQTM cần được cân nhắc thêm cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các quy định về đăng ký hoạt động NQTM còn một số thiếu sót cần sớm được bổ sung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động NQTM và cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Trên cơ sở đó, để đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của NQTM ổn định trong tương lai thì việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về NQTM là rất cần thiết. Cần phải giải quyết một cách triệt để mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh bằng một văn bản riêng đó là Luật nhượng quyền thương mại Việt Nam; hoàn thiện các quy định về cung cấp thông tin đặc biệt là quy định về nghĩa vụ của bên nhượng quyền; bổ sung các quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, hậu quả pháp lý của hành vi này và cần quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động NQTM một cách cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để áp dụng xử lý trong thực tiễn..Bên cạnh đó phải thực hiện các giải pháp về mặt thực tế: tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về NQTM; xây dựng khung chương trình đào tạo chính quy về NQTM trong môi trường giáo dục Việt Nam;. Những thay đổi trên sẽ đảm bảo cho NQTM có điều kiện phát triển ở Việt Nam và góp phần hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại, đáp ứng xu thế hội nhập của thế giới.