Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành quả vô cùng to lớn, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng phát triển
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành quả
vô cùng to lớn, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,khoa học- kĩ thuật ngày càng phát triển Riêng trong lĩnh vực kinh tế, nước ta đã đạt đượcnhiều thắng lợi to lớn như: nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển về chất và lượng,tham gia các tổ chức quốc tế về kinh tế như WTO, tham gia giao dịch với nhiều quốc giatrên thế giới, mở rộng giao thương trên quy mô toàn cầu.Từ đó nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế, nâng cao sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam Trong những nămgần đây, Nhà nước ta đã đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức
sở hữu, đa hình thức kinh doanh Với các thuộc tính: tự do, năng động, sáng tạo, nhạy béncủa nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội, nhiều nguồn lợi cũng như thách thứccho cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh, tham gia vào hoạt động của nền kinh tế thịtrường đó
Ngân sách nhà nước là nguồn vật chất quan trọng quyết định mọi hoạt động nhằm quản
lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế nước nhà Một trong những nguồn thuchính của ngân sách nhà nước là thuế Mà trên lĩnh vực kinh tế thì các loại thuế là nguồnđóng góp vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước, các loại thuế này do các cá nhân, tổ chứckinh doanh đóng góp Từ những đóng góp thuế trên không chỉ ngân sách nhà nước đượctăng cường mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại nhiều nguồn lợi cho cả Nhà nước vànhân dân Một trong những loại thuế trong lĩnh vực kinh tế có lợi ích cho ngân sách nhànước, có tính kính thích mở rộng sản xuất kinh tế Đó là thuế giá trị gia tăng
Sau vài năm thực hiện luật thuế giá trị gia tăng đã đi vào cuộc sống, được đa số cácdoanh nghiệp thực hiện Với những ưu điểm của thuế giá trị gia tăng như: kích thích hoạtđộng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, bảo vệ hàng hoá trong nước, thulợi cho ngân sách nhà nước, loại bỏ những bất cập sơ hở của Thuế doanh thu, thuế giá trịgia tăng khi được áp dụng vẫn không làm tăng giá cả hàng hoá đã mang lại nhiều lợi ích rấtthiết thực cho đất nước Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong quá trình thựchiện thuế giá trị gia tăng nói chung và chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng đã vàđang bộc lộ những khoảng hở lớn mà một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng nhằm chiếmđoạt tiền ngân sách nhà nước Lợi dụng những vấn đề còn chưa được chặt chẽ của luật thuếgiá trị gia tăng, cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng cũng như trong công tác kiểm tra, giám sátcủa các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp đã khai khống hồ sơ, hóa đơn chứng từ,rút tiền ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng Như vậy, có thể thấy rằng ngày càng xuất hiệnnhiều loại tội phạm liên quan đến vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng Nhưng trong luật phápnước ta vẫn chưa có một điều luật nào qui định rõ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoànthuế giá trị gia tăng, từ đó chưa tạo được cơ sơ pháp lý trong việc xử lý loại tội phạm này
Trang 2Với đặc điểm của một thành phố lớn, thành phố Hồ Chí Minh thu hút một lượng lớnđầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp Bên cạnh những mặt ưu thế do phát triển kinh tế thìviệc quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn Tội phạm
về hoàn thuế giá trị gia tăng cũng là một trong những vấn đề phức tạp tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh Từ vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, tội phạm về hoàn thuế giá trị gia tăngngày càng phát triển, thủ đoạn lừa đảo để rút tiền ngân sách nhà nước ngày càng tinh vi,phức tạp, khó lường Pháp luật điều chỉnh lại chưa rõ ràng, đầy đủ, hợp lý và chưa đủ sứcrăn đe Loại tội phạm trong lĩnh vực này lại có hiểu biết rất rõ về qui định của pháp luật,tội phạm lại tính tổ chức cao, có sự tiếp tay của một số cán bộ, công chức trong cơ quannhà nước Vì vậy công tác phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn đối với loại tộiphạm này đang gặp nhiều khó khăn Là một thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh cũngđang gặp phải những vấn đề vô cùng nan giải, khó khăn trong công tác đấu tranh với loạitội phạm này
Với tính chất nóng bỏng, thời sự của vấn đề tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trịgia tăng ở nước ta nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tác giả mạnh dạn nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu công tác phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnhvực hoàn thuế giá trị gia tăng
3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng
- trên cơ sở vấn đề lý luận, làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoànthuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấutranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố HồChí Minh
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trịgia tăng
- Về không gian: trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Về thời gian: từ năm 2000 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích-tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê-so sánh
Trang 36 Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm hai chương:
Chương 1: Thực trạng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật tronglĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Dự báo và một số giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vựchoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Chương 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Nhận thức chung về thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng
1.1.1 Lịch sử hình thành và một số đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1 Lịch sử hình thành của thuế giá trị gia tăng
Có thể thấy rằng mọi hoạt động của Bộ máy Nhà nước đều dựa trên nguồn kinh phíchính đó là Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước đảm bảo cung cấp cho các hoạtđộng nhằm đảm bảo các hoạt động từ việc duy trì hoạt động của các cơ quan, cá nhân trong
Bộ máy Nhà nước như: trả lương, chi phí đi lại, hoạt động…cho đến sử dụng vào việc đầu
tư, kích thích những ngành nghề, địa điểm, khu vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội
Và thuế chính là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Có thể nói rằng Ngânsách Nhà nước tồn tại là quyết định ở việc thu thế Thu thuế là việc làm nhằm đảm bảo choviệc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Vấn đề thuế và thu thuế ở nước ta luônđược Nhà nước quan tâm trong mọi thời kì Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề đưa ra cácloại thuế sao cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy pháttriển đất nước
Trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã qui định: “ Các cơ sở sản xuất kinh doanh, thuộc mọi thành phần kinh tế phảithực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tàisản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đượcliên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo qui định củapháp luật” Từ đó có thể thấy, đóng thuế là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức khi tham giahoạt động kinh tế Khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì các tổ chức, cá nhânđược Nhà nước bảo hộ, và các tổ chức, cá nhân đó có quyền bình đẳng
Mỗi loại thuế ra đời đều dựa trên yêu cầu khách quan của thực tế, đều mang lại lợi íchcho Nhà nước và nhân dân Thuế giá trị gia tăng ra đời đã có hiệu quả góp phần thúc đẩysản xuất, mở rộng lưu thông buôn bán hàng hóa và các ngành dịch vụ, đóng góp một phầnkhông nhỏ vào Ngân sách Nhà nước
Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc Hội khóa IX thông qua tại khóa họp thứ XI, Chủtịch nước công bố theo lệnh số 57/LCTN ngày 22/05/1997 và có hiệu lực thi hành ngày01/01/1999 Ngày 14/11/1998, Bộ Chính Trị (khóa VIII) đã có Chỉ thị số 44/CT-TW vềviệc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Luật thuế mới
Luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta ra đời là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu,xem xét của Nhà nước cũng như là kết quả của quá trình kế thừa luật thuế của các nước
Trang 5tiên tiến trên thế giới Thuế giá trị gia tăng trên thế giới có quá trình lịch sử hình thành vàphát triển khá lâu dài
Thuế giá trị gia tăng được hình thành vào khoảng giữa những thập niên 40-50 của thế
kỷ XIX ở các nước Châu Âu Qua quá trình phát triển thuế giá trị gia tăng đã được nhiềuquốc gia trên thế giới áp dụng bởi sự khoa học và những kết quả đạt được rất cao từ việclàm này Hiện nay trên thế giới có trên 100 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng
Quá trình hình thành thuế giá trị gia tăng diễn ra ở các nước Châu Âu mà cụ thể là cácnước như Anh, Pháp, Đức ở những thập niên 40-50 của thế kỷ XIX, tuy các nước này đã
có hệ thống pháp luật về thuế khá đầy đủ nhưng vẫn chưa hoàn thiện Những loại thuế mà
họ đưa ra trong thời gian này vẫn còn những khuyết điểm, thiếu sót, bất cập Bất cập trongviệc thu thuế của họ thể hiện ở chỗ pháp luật về thuế của các quốc gia đã không thể theokịp sự phát triển của kinh tế - xã hội Các quốc gia ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức trongthời kỳ đó đã có sự phát triển cao về kinh tế, nhiều hoạt động thương mại, tổ chức, phươngpháp hoạt động sản xuất, kinh doanh ra đời đã làm cho hệ thống pháp luật về thuế của cácnước này không thể đáp ứng các yêu cầu như trước Yêu cầu tất yếu ở đây là phải có mộtloại thuế mới ra đời để khắc phục các hạn chế này Thuế giá trị gia tăng ra đời đã giảiquyết được những yêu cầu khách quan ấy Một trong những hạn chế rất lớn của hệ thốngcác thuế trước là có một số tổ chức kinh doanh bị đánh thuế trùng lặp dẫn tới sự bất bìnhđẳng giữa các đối tượng chịu thuế Thuế giá trị gia tăng ra đời đã loại bỏ được vấn đề này,đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các đối tượng chịu thuế có thể hoạt động một cáchthoải mái trong sự quản lý của các cơ quan chức năng
Ở nước ta, luật thuế giá trị gia tăng được ban hành năm 1997 là một loại thuế mới, đápứng các yêu cầu đó là góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ,khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêudùng vào ngân sách Nhà nước
Có thể thấy rằng thuế giá trị gia tăng là loại thuế được hình thành có tính tất yếu do sựthiếu sót, bất cập của các loại thuế trước đó Thuế giá trị gia tăng được hình thành vàokhoảng thập niên 40-50 thế kỷ XIX ở một số nước ở Châu Âu và được phát triển rộng rãitrên các nước trên thế giới nhờ tính khoa học và loại bỏ được các hạn chế của các loại thuếtrước đó Và cũng chính vì lí do đó mà nước ta đã ban hành luật thuế giá trị gia tăng năm
1997 để thúc đẩy phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa
1.1.1.2 Một số đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng được áp dụng đã mang lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước cũng nhưcác tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế Qua quá trình áp dụng thuế giá trị giatăng vào trong đời sống có thể rút ra một số đặc điểm của loại thuế này như sau:
Trang 6Một là, thuế giá trị gia tăng khắc phục được các hạn chế của một số loại thuế khác như
thuế doanh thu, việc đánh thuế trùng lặp không còn diễn ra Chính vì vậy việc sản xuấthàng hóa, kinh doanh, dịch vụ được phát triển
Trước khi có thuế giá trị gia tăng ra đời thì việc áp dụng thuế doanh thu đối với các tổchức, cá nhân tham gia hoạt động kinh tế có tình trạng là thu thuế trùng lặp, từ đó làm choviệc hoạt động kinh doanh của các chủ thể đó gặp khó khăn và tạo sự không đồng tình từphía các chủ thể đó Các chủ thể kinh doanh bị đánh thuế trùng lặp bị thiệt hại về vật chất
do phải chịu thuế nhiều lần và từ đó cũng cho thấy sự không chặt chẽ trong công việc thuthuế của cơ quan có chức năng Để khắc phục tình trạng đó thì thuế giá trị gia tăng ra đời
Và chính việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã làm cho các doanh nghiệp trong các thànhphần kinh tế hoạt động theo qui định của hệ thống kế toán, tài chính Nhà nước, thực hiệntốt việc ghi hóa đơn mua bán hàng hóa, lập sổ sách đầy đủ giúp cho việc quản lý của Nhànước được tốt hơn, bên cạnh đó cũng thúc đẩy lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh
tế đất nước
Hai là, thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước
với những ưu đãi về thuế, từ đó thúc đẩy việc đầu tư của các doanh nghiệp trong nướctăng Các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới côngnghệ hiện đại Đối với việc mua sắm các tài sản cố định nhằm vào việc sản xuất hàng hóathì các doanh nghiệp được cho khấu trừ hoặc hoàn lại thuế giá trị gia tăng đã đóng khi muahàng hóa đó Đây là một điều kiện quan trọng nhằm thúc đẩy, khuyến khích các doanhnghiệp mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng nhưcho nền kinh tế
Ba là, thuế giá trị gia tăng ra đời nhưng không làm tăng giá cả hàng hóa, đó là một
trong những ưu điểm mà các thuế khác không làm được Thuế giá trị gia tăng ra đời thaythế thuế doanh thu đã được kết cấu trong giá thành sản phẩm Do đó thuế giá trị gia tăngkhông làm mất ổn định giá cả thị trường mà nó có tác dụng làm bình ổn giá cả thị trường
Bốn là, tại Điều 8 khoản 1 Luật thuế giá trị gia tăng qui định mức thuế xuất đối với
hàng hóa xuất khẩu là 0% và đối với hàng hóa xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăngđầu vào Chính từ qui định nay đã khuyến khích được các doanh nghiệp trong nước xuấtkhẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tăng cường việc sản xuất hàng hóaxuất khẩu Việc thúc đẩy xuất khẩu giúp cho hàng hóa trong nước được tiêu thụ và có thểcạnh tranh với các hàng hóa của các quốc gia khác Khi có thuận lợi trong việc xuất khẩuthì các doanh nghiệp sẽ thu được các nguồn lợi lớn và cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chấtlượng hàng hóa của mình, từ đó công nghệ sản xuất sẽ được coi trọng, phát triển Do vậychất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao, sức cạnh tranh ngày càng cao Và như thế
đã tăng cường sự phát triển của nền kinh tế Đồng thời thuế giá trị gia tăng cũng bảo hộcho hàng hóa trong nước do việc thu thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu Đây là một việc
Trang 7làm tốt để thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước, bảo hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏhoạt động.
Năm là, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế do vậy nó đóng góp vào trong Ngân sách
Nhà nước, hay nói một cách khác là thuế giá trị gia tăng đóng vào Ngân sách Nhà nướchằng năm Thuế là nguồn đóng góp chính vào ngân sách nhà nước, do vậy thực hiện thuthuế giá trị gia tăng thì tổng ngân sách nhà nước hàng năm sẽ được tăng Và cũng chính từviệc thu ngân sách nhà nước như vậy sẽ giúp cho việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa cơquan thuế và cơ quan nhà nước khác như: Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trườngđược tăng cường từ đó phát hiện, đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại
Tóm lại, thuế giá trị gia tăng với những đặc điểm của mình đã thực hiện được nhữngyêu cầu mà Nhà nước ta đã đề ra là: thúc đẩy đầu tư từ phía các doanh nghiệp trong nước,tăng cường sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bảo hộ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước
và hàng hóa trong nước, khắc phục các hạn chế tồn tại của các thuế trước như thuế doanhthu… Chính vì vậy đã phát triển được nền kinh tế trong nước đồng thời mở rộng giao lưumua bán hàng hóa với các thị trường trên thế giới, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ta có vịtrí và sức cạnh tranh trên thế giới
Nhưng thuế giá trị gia tăng ra đời không chỉ có các ưu điểm mà nó cũng mang một sốhạn chế, bất cập Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế thì việc thu thuế và hoàn thuếgiá trị gia tăng đang có nhiều bất cập, xuất hiện nhiều vi phạm pháp luật trong việc thựchiện thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng Trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị giatăng thì đã và đang có nhiều vi phạm pháp luật làm thiệt hại hàng tỷ đồng ngân sách nhànước do chính sách kiểm tra, giám sát và thực hiện việc hoàn thuế giá trị gia tăng còn chưachặt chẽ, còn nhiều kẽ hở để một số kẻ lợi dụng rút tiền từ ngân sách nhà nước
1.1.2 Quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Theo qui định của Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng thì: “ Thuế giá trị gia tăng là thuếtính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sảnxuất, lưu thông đến tiêu dùng” Đây là một loại thuế được tính trên khoảng giá trị tăngthêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nên doanhnghiệp đóng thuế giá trị gia tăng chỉ phải đóng thuế một lần, tránh tình trạng hàng hóa bịthu thuế nhiều lần từ đó doanh nghiệp đóng thuế nhiều lần và giá cả của hàng hóa tăng do
lí do đó
Và theo luật thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế là: Hàng hóa, dịch vụ dùng chosản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừcác đối tượng quy định tại Điều 4 của Luật thuế giá trị gia tăng
Qui định tại Điều 4 của Luật thuế giá trị gia tăng đó là đối tượng không thuộc diện chịuthuế giá trị gia tăng Luật thuế giá trị gia tăng ban hành năm 1997 đã được sửa đổi bổ sungnăm 2003 quy định tại Điều 4 các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng
Trang 8Vậy các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì đó là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế qui địnhtại điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2003
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sởkinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là ngườinhập khẩu) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Những qui định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng được qui định trong luậtthuế giá trị gia tăng năm1997, sửa đổi, bổ sung năm 2003 đó là:
Có thể hiểu rằng hoàn thuế giá trị gia tăng là việc nhà nước hoàn trả lại tiền thuế giá trịgia tăng cho các doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Đây là khái niệm được rút ra từcác qui định của pháp luật Việt Nam về thuế giá trị gia tăng
Chỉ có các trường hợp nêu trong điều 16 Luật thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệpmới được hoàn thuế giá trị gia tăng Để có thể tìm hiểu về hoàn thuế giá trị gia tăng thì cầnlàm rõ các vấn đề thu thuế giá trị gia tăng
Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
- Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất Đối với giá tính thuế giátrị gia tăng được qui định trong điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi năm 2003:
“ Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
1 Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng;
2 Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu;
3 Đối sinh các hoạt động này;
4 Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ;
5 Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa, tính theogiá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ;
6 Đối với gia công hàng hóa là giá gia công;
7 Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định;
8 Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ởkhâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa cóthuế giá trị gia tăng; ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu(nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm
cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổingoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế”
Và thuế suất được quy định rõ trong Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổinăm 2003 như sau : “Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Trang 91 Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng hóa, dịch vụkhông thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: vận tải quốctế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nướcngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩmxuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định
2 Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều
4 của Luật này;
b) Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăngtrưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế; thuốc chữa bệnh, thuốc phòngbệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòngbệnh;
d) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;
đ) In các loại sản phẩm quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật này, trừ in tiền;
e) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luậtnày; băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình;
g) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến, trừ đối tượngquy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này;
h) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và đối tượng quyđịnh tại khoản 1 Điều 4 của Luật này;
i) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
k) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
l) Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
m) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
n) Dịch vụ khoa học - kỹ thuật;
o) Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
p) Than đá, đất, đá, cát, sỏi;
q) Hóa chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; khuôn đúc các loại; vật liệu nổ;
đá mài; giấy in báo; bình bơm thuốc trừ sâu; mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; ván épnhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông,cọc bê tông, cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông, hộp bê tông các loại, pa-nen và cácloại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn, bê tông thương phẩm; lốp và bộ sămlốp cỡ từ 900-20 trở lên; ống thuỷ tinh trung tính; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánhcá;
r) Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhậpkhẩu quy định tại khoản 25 Điều 4 của Luật này;
Trang 10s) Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy;
t) Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 15 Điều 4 của Luật này;
u) Vận tải, bốc xếp; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứuhộ;
v) Phát hành và chiếu phim vi-đi-ô, trừ phát hành và chiếu phim vi-đi-ô tài liệu quyđịnh tại khoản 10 Điều 4 của Luật này
3 Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
b) Điện thương phẩm;
c) Sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí tiêu dùng, đồ điện;
d) Hóa chất, mỹ phẩm;
đ) Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;
e) Giấy và sản phẩm bằng giấy, trừ giấy in báo quy định tại điểm q khoản 2 Điều này; g) Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác;
h) Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa; gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch,ngói và vật liệu xây dựng khác;
i) Dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, trừ dịch vụ bưu chính, viễn thông vàInternet phổ cập theo chương trình của Chính phủ quy định tại khoản 24 Điều 4 của Luậtnày;
k) Cho thuê nhà, kho, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;l) Dịch vụ tư vấn pháp luật;
m) Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay vi-đi-ô; saochụp;
t) Hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Từ quy định trên cho thấy đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau thì có mứcthuế suất khác nhau, phù hợp với đặc điểm của loại hàng hóa Việc quy định như vậy chothấy sự khuyến khích, cũng như tạo điều kiện cho phát triển các hàng hóa thiết yếu choviệc tiêu dùng bằng việc quy định mức thuế suất thấp đối với các mặt hàng này Còn đốivới các hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa, dịch vụ giải trí, trang sức…thì có mức thuếsuất cao hơn
Trang 11Việc hoàn thuế giá trị gia tăng phải dựa trên các qui định về thu thuế giá trị gia tăng,khi thu thuế giá trị gia tăng một số trường hợp nhà nước hoàn thuế để thúc đẩy, hỗ trợdoanh nghiệp trong việc có thêm vốn để mở rộng sản xuất Để xác định việc doanh nghiệp
có được hoàn thuế hay không phải xem xét vấn đề doanh nghiệp đó nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế hay phương pháp tính trực tiếp trên giá trị và đạt một số tiêu chuẩn doluật định hay không
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: gồm phương pháp khấu trừ thuế và phươngpháp tính trực tiếp trên giá trị
- Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu ra – thuế giá trị gia tăng đầu vào
Trong đó, thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ranhân với thuế suất Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanhtoán được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuếgiá trị gia tăng
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế phải nộp =( giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ) X (thuế suất giá trị gia tăng)Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán củahàng hóa, dịch vụ tương ứng Và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ ápdụng trong một số trường hợp: Một là, cá nhân sản xuất kinh doanh và tổ chức, cá nhânnước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chưathực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để là căn cứ tính thuế theophương pháp khấu trừ Hai là, cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý
Theo điều 16 Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi năm 2003 thì: “ Việc hoàn thuếgiá trị gia tăng chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:
1 Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đượcxét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn
số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định theo điểm c khoản 1 Điều
10 của Luật này;
2 Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa;
3 Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
và các trường hợp hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập.”
Từ qui định tại điều 16 và một số văn bản hướng dẫn khác có thể rút ra các đối tượng
và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của pháp luật nước ta như sau:
Một là, đối với các cơ sơ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế Nếu cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kếtoán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết thì số thuế được được hoàn là số thuế đầu
Trang 12vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế Áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh
có đầu tư mới và đầu tư chiều sâu Nếu cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụxuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong thángchưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.Trường hợp trong tháng thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cảthuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào thuế được hoàntrong tháng
Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoànthuế là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu Còn đối vớitrường hợp gia công ủy thác thì đối tượng hoàn thuế là cơ sở trực tiếp gia công hàng hóaxuất khẩu
Hai là, đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng kí kinh doanh, đăng kí nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưaphát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế giá trị giatăng đầu vào theo từng năm Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn
có giá trị lớn hơn 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý Trong trường hợpthuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp cóthể đề nghị hoàn thuế từng tháng
Ba là, đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạtđộng, chưa đăng kí kinh doanh, đăng kí nộp thuế có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa,dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn theo quý Cơ sởkinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư
Bốn là, cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá
sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có thuế giá trịgia tăng nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết
Năm là, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật
Sáu là, việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như
sau:
+ Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay hoặc vốnODA hỗn hợp thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đầu tư không hoàn trả toàn bộhoặc một phần được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho
dự án Số thuế giá trị gia tăng được hoàn là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trịgia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào
+ Trường hợp chủ dự án nêu trên không được Ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng
để thanh toán tiền thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án;
Trang 13chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ thuế cung cấp các hàng hóa, dịch vụ theo giá không có thuế giá trịgia tăng, thì nhà thầu được tính khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóadịch vụ cung cấp cho dự án.
Bảy là, tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ
chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam để viện trợ thì được hoàn lại tiềnthuế giá trị gia tăng đã ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng
Điều kiện để các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế nêu trênphải là đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép đầu tư) cócon dấu, lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ quy định và có tài khoản tiền gửi tạingân hàng
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế, thì không được kếtchuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sauthời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế Trong trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ
sơ có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế giá trị gia tăng nộpthừa vào số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn trong kỳ, trường hợp cơ sở có số thuế nộpthiếu thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trước khi được hoàn thuế
Tám là, đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh ưu đãi miễn
trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đãghi trên hóa đơn giá trị gia tăng Cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ chocác đối tượng này khi lập hóa đơn giá trị gia tăng vẫn phải tính thuế giá trị gia tăng Đốitượng, hàng hóa, dịch vụ, thủ tục, hồ sơ hoàn thuế cho đối tượng này theo hướng dẫn tạiThông tư số 08/2003/TT- BTC ngày 15/1/2003
1.2 Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Một số dạng vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng ban hành năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2003, vớinhững ưu điểm của mình thuế giá trị gia tăng đã đi vào đời sống, tạo nhiều lợi ích cho cánhân, tổ chức tham gia kinh doanh cũng như mang lại lợi ích cho Nhà nước ta Những ưuđiểm đó thể hiện rõ trong việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước; thúc đẩy, khuyến khíchxuất khẩu trong nước, bảo hộ hàng trong nước, thay thế thuế doanh thu…Từ đó mang lạilợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Sau 11 năm thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng, bêncạnh những ưu điểm mà nó mang lại thì khuyết điểm, hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế xãhội do việc vi phạm trong việc thực hiện thuế giá trị gia tăng cũng phát sinh và ngày càngtăng Khi thực hiện các qui định của thuế giá trị gia tăng thì có một số doanh nghiệp thựchiện một cách nghiêm túc, đóng thuế và thực hiện các nghĩa vụ, quyền đúng theo qui địnhnhưng cũng có một số doanh nghiệp đã lợi dụng một số sơ hở trong qui định của luật từ đó
Trang 14thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng Trong đó việc lợi dụngnhững qui định thông thoáng của Luật doanh nghiệp trong việc đăng ký, quản lý, kiểm soátdoanh nghiệp để thành lập các công ty “ma” ; mua bán hóa đơn giá trị gia tăng; ghi khốnggiá mua bán trên hóa đơn giá trị gia tăng…Từ đó chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
từ ngân sách nhà nước theo qui định của thuế giá trị gia tăng đang nổi lên một cách nghiêmtrọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của nước
ta, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn Trong những năm gần đây thành phố đang pháttriển mạnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thế sự thu hút các doanh nghiệp trong vàngoài nước đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng Có thể nói, hằngnăm thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, dịch vụ,đóng thuế và hoàn thuế lớn nhất cả nước Là một thành phố có diện tích lớn, nhiều quận,huyện nên công tác quản lý các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố đang có nhiều vấn
đề bất cập, hay nói một cách khác công tác quản lý đối với các doanh nghiệp là rất phứctạp Và cũng chính do nguyên nhân này mà hoạt động vi phạm pháp luật trong việc thựchiện thuế giá trị gia tăng, đặc biệt là hoàn thuế giá trị gia tăng ngày càng tăng mà chưa thểkiểm soát một cách chặt chẽ Chính từ vấn đề trên, có thể khẳng định rằng thành phố HồChí Minh là điểm nóng trong việc thực hiện thuế giá trị gia tăng, trong đó việc hoàn thuếgiá trị gia tăng là vấn đề đáng chú ý
Qua quá trình nghiên cứu về các hoạt động vi phạm pháp luật trong việc hoàn thuế giátrị gia tăng có thể rút ra một số dạng vi phạm như sau:
1.2.1.1 Thành lập doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
Pháp luật nước ta về doanh nghiệp qui định các điều kiện để thành lập doanh nghiệp rấtthuận lợi cho các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp Và đi kèm với đó là việc gia tăngtình trạng doanh nghiệp lừa đảo hoàn thuế
Liên tiếp nhiều vụ việc mua bán hoá đơn giá trị gia tăng, lừa đảo hoàn thuế của doanhnghiệp bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, xử lý đã cho thấy tình hìnhđang gia tăng theo chiều hướng phức tạp
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án “Cố ýlàm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lưuhành giấy tờ có giá giả”, xảy ra tại Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 Theo kết luậnđiều tra, trong quá trình nhận hàng hóa từ cảng và sân bay về kho bãi của mình, ngoàinhững khoản chi chính thức có hóa đơn, chứng từ, lãnh đạo Công ty còn cho phép nhânviên giao nhận chi các khoản sai quy định như: bồi dưỡng bốc xếp, nâng hàng, cẩu hàng,trà nước cho nhân viên hải quan (còn gọi là phí bôi trơn), với tổng số tiền gần 1,8 tỷ đồng
Để hợp thức hóa các khoản chi bất hợp lý này, Hoàng Thế Tân (Tổng giám đốc) và LêTất Tuận (Kế toán trưởng) Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 đã cho phép nhân
Trang 15viên mua hóa đơn giá trị gia tăng khống và kê thêm tiền vào hóa đơn giá trị gia tăng vậnchuyển của Công ty Dịch vụ Vận tải Tiến Hưng và Doanh nghiệp Tư nhân Khả Di Cụ thể,hai Doanh nghiệp vận tải này đã xuất cho Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 tất cả
440 tờ hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị thanh toán gần 3 tỷ đồng
Không những thế, Hoàng Thế Tân còn trực tiếp chỉ đạo các nhân viên mua khống hóađơn giá trị gia tăng để rút khoảng 288 triệu đồng tiền của Nhà nước và chỉ đạo Lê Tất Tuậnchi sai nguyên tắc số tiền nói trên; cho phép nhân viên cấp dưới kê thêm 1,9 tỷ đồng vàohoá đơn giá trị gia tăng để hợp thức hóa một khoản tiền lớn đã chi ngoài sổ sách Ngoài ra,ông Tân còn cố ý làm trái trong việc theo dõi thực hiện hợp đồng làm dịch vụ thuê đất làmkho bãi, gây thiệt hại cho Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 số tiền 280 triệu đồng.Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bắt tạmgiam đối với Lê Hoàng Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Tân Gia Hào về hành vi mua bán hoá đơn giá trị gia tăng khống Theo đó,trong quá trình điều hành doanh nghiệp, ông Minh đã mua tổng cộng 123 hoá đơn giá trịgia tăng của các công ty đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó gồm: Công tyTrách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương Mại Huỳnh Xuân và Công ty Trách nhiệm hữuhạn Xuất nhập khẩu Hà Xuân Hải (quận 3), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Ngọc Khánh
và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Trường (quận Bình Thạnh) và Doanh nghiệp tưnhân Cẩm Vân (quận Tân Bình)
Theo cơ quan điều tra, các công ty trên cùng với 14 doanh nghiệp khác đóng trên địabàn đã xuất khống hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Gia Hàovới tổng giá trị thanh toán hơn 17 tỷ đồng Nhưng hiện các công ty này đã giải tán, vì mụcđích chính của việc thành lập các pháp nhân này cũng chỉ để… mua bán hoá đơn giá trị giatăng khống
Còn sau đây là một số trường hợp lập hồ sơ giả để được hoàn thuế Công ty Tráchnhiệm hữu hạn Tân Hải Phát (quận Bình Thạnh) do Nguyễn Thị Thịnh và Phạm Văn Diễn
sử dụng tên giả để thành lập, chỉ với mục đích mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, ghi khốngnội dung bán hàng trên 287 tờ hóa đơn giá trị gia tăng với tổng trị giá hơn 65,9 tỷ đồng(thuế giá trị gia tăng hơn 4 tỷ đồng) xuất bán cho nhiều đơn vị, cá nhân Để hợp thức hóađầu vào cho các hóa đơn khống này, công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hải Phát đã sửdụng 158 hóa đơn giá trị gia tăng của 22 công ty khác nhau, đồng thời Nguyễn Thị Thịnh
và Phạm Văn Diễn đã ký lập hàng loạt hồ sơ báo cáo thuế giả tạo, nhằm hợp thức hóa hành
vi sai phạm của mình
Ngoài ra, ông Diễn và bà Thịnh còn cung cấp cho Huỳnh Đức Huy (Giám đốc) và VõHữu Phương (Kế toán trưởng) Công ty Thương mại - Sản xuất May mặc Nguyễn HữuHoàng tất cả 12 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống, để Công ty này hợp thức hóa hàng muatrôi nổi nhằm đưa vào kê khai khấu trừ thuế và trốn thuế hơn 733 triệu đồng; giúp Trần Thị
Trang 16Thu Huyền (Trưởng chi nhánh Doanh nghiệp Tư nhân Ngọc Thảo) sử dụng 46 tờ hóa đơngiá trị gia tăng ghi khống có trị giá hơn 12 tỷ đồng để kê khai trốn thuế gần 922 triệu đồng
và nhiều vụ việc khác
Đáng chú ý, trong thời gian qua, tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí minh đã xuất hiệnviệc một số doanh nghiệp lập hồ sơ xuất khẩu khống để được hoàn thuế Điển hình làtrường hợp của Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) do Phạm Đại Tự làm giám đốc vàCông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại Tuấn Thành (do Đặng Văn Lĩnh làmgiám đốc) Hai công ty này đã phối hợp với một số đối tượng khác để lập hợp đồng bánhàng, bill tàu, packing list… “ma”, đồng thời sử dụng các bộ hồ sơ đã xuất hàng may mặc
đi Nga, Ba Lan của một số doanh nghiệp khác, nhằm hợp thức hóa hồ sơ cho mình Sau
đó, Navico xuất hoá đơn bán hàng theo hợp đồng ngoại thương để làm hồ sơ đầu ra
Theo thỏa thuận, các hợp đồng xuất hàng khống sau khi đã hoàn thành, Navico có tráchnhiệm lập hồ sơ hoàn thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, số tiền hoàn thuế nhậnđược sẽ chia theo tỷ lệ 4/6, trong đó Navico được hưởng 40% và Công ty Tuấn Thànhđược 60% Để hoàn tất các bộ hồ sơ xuất khẩu giả này, Phạm Đại Tự và Đặng Văn Lĩnh đãnhờ Nguyễn Văn Dũng (ngụ tại 38/2A khu phố 3, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, thànhphố Hồ Chí Minh) đứng tên giả mạo 2 công ty nước ngoài để ký các hợp đồng ngoạithương, mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản này Cứ sau mỗihợp đồng thực hiện xong, Nguyễn Văn Dũng sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển khoản “thanhtoán tiền mua hàng” cho Navico
Với “thủ thuật' nêu trên, Phạm Đại Tự, Đặng Văn Lĩnh và Nguyễn Văn Dũng đã cùngnhau lập ra được 4 hợp đồng xuất khẩu khống, với nội dung xuất hàng hóa sang Nga và BaLan, có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 8 tỷ đồng và đã xin hoàn thuế trót lọt với sốtiền hơn 766 triệu đồng để chia nhau Nhưng đến bộ hồ sơ xin hoàn thuế gần đây thìNavico và các “đối tác” của mình đã bị cơ quan thuế phát hiện và bị cơ quan chức năngthành phố Hồ Chí Minh… “sờ gáy”
Theo một quan chức của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, hành vi vi phạm pháp luật
về thuế của các đối tượng nêu trên ngày càng liều lĩnh và tinh vi Đơn cử là trường hợp củaPhạm Đại Tự và Đặng Văn Lĩnh, thủ đoạn của hai bị cáo này đã khiến cơ quan thuế phảimất gần một năm mới nhận diện được dấu hiệu vi phạm, sau đó cơ quan điều tra cũng phảimất thêm 3 năm mới có kết luận cuối cùng Qua vụ việc này cho thấy, cơ quan thuế cũngcần được tăng cường lực lượng và nghiệp vụ để đủ khả năng đấu tranh phòng, chống cáchành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
Theo nghiên cứu các vụ án ở trên thì bằng thủ đoạn tinh vi một số cá nhân đã lợi dụng
sự thông thoáng của pháp luật về doanh nghiệp nhằm thành lập các doanh nghiệp nhằm có
cơ sở cho việc mua bán hoá đơn giá trị gia tăng Với đặc điểm hoạt động rất tinh vi, trốn
Trang 17tránh sự quản lý của cơ quan chức năng nên các doanh nghiệp này đã nhiều lần thực hiệncác hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Đó là một số trường hợp diễn ra trong thời gian vừa qua về tình trạng thành lập doanhnghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh đã bị phát hiện và xử lý trước pháp luật
1.2.1.2 Tình trạng mua, bán hóa đơn giá trị gia tăng, kê khống hàng hóa xuất khẩu xảy ra
ở nhiều doanh nghiệp
Từ sau khi Luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng, xuất hiện loại tội phạm chiếm đoạttiền của Nhà nước qua việc hoàn thuế Một trong những thủ đoạn để moi tiền Nhà nước làviệc thành lập doanh nghiệp để… mua bán hóa đơn
Sáu tháng đầu năm 2001, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) đã phát hiện, điều tra,khởi tố 97 vụ lập khống hồ sơ hoàn thuế với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng Hiện tượngchiếm đoạt tiền hoàn thuế xuất hiện tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, BắcNinh, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh có cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa
Thời gian vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục ra cácquyết định truy tố nhiều nhóm tội phạm chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăngcủa Nhà nước Đây là loại tội phạm hoạt động có tổ chức trên nhiều địa phương, với nhữngthủ đoạn tinh vi
Gần đây nhất, cơ quan chức năng đã truy tố doanh nghiệp tư nhân Kiều Phương vì đãlợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng
Với tư cách là Phó giám đốc của Kiều Phương, Dương Quang Trí đã móc nối với PhạmMinh Nhật (cán bộ Phòng Xuất nhập khẩu Sài Gòn Coop) và Hoàng Văn Vinh (Trưởngphòng kế hoạch kinh doanh Công ty Bách hóa điện máy) để “làm ăn” Hai bên thoả thuận,Trí và Nhật “gom” hàng “quý hiếm” như cá ngựa, nấm linh chi, bạch tuộc khô , phíaCông ty Bách hóa điện máy lo thủ tục xuất khẩu
Nhóm tội phạm này thiết lập quan hệ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để làm thủtục xuất hàng Trên giấy tờ, với 10 hợp đồng kèm 71 tờ khai hải quan ở các cửa khẩu phíaBắc, cùng với 81 hóa đơn giá trị gia tăng, Công ty Bách hóa điện máy đã xuất bán cho 3doanh nghiệp Trung Quốc 1.022 tấn hàng quý hiếm Về hồ sơ đầu vào, nhóm này móc nốivới 19 doanh nghiệp trong nước cấp hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng để cân bằng lượnghàng thu mua và lượng hàng xuất Từ đây, chúng lập hồ sơ đề nghị và được Cục thuế thànhphố Hồ Chí Minh hoàn 8,05 tỷ đồng
Trước đó, Dương Quang Trí cùng vợ là Phạm Thị Kiều Phương cũng liên kết với một
số cán bộ tại Công ty Xuất nhập khẩu Hà Nội (Simex) xuất khống 14 hóa đơn giá trị giatăng chứng nhận là đã bán 352 tấn mực khô cho Công ty Simex Sau đó, vợ chồng Trí kêkhai khống tiền khấu trừ thuế đầu vào và chiếm đoạt trên 2,5 tỷ đồng Với hành vi trên, vợ
Trang 18chồng Trí bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Toà án Nhân dân thành phố Hồ ChíMinh đã phạt Trí 15 năm, Phương 9 năm tù giam.
Cũng với cách “làm ăn” trên, chủ cơ sở kinh doanh nông hải sản Việt Hưng và NamHưng, Đặng Văn Tỷ Em đã “bắt tay” với một số giám đốc, phó giám đốc các đơn vị như:Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đông Huy, Chi nhánh Công ty Thiết bị Vật tư Du lịch tạithành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Thiết kế Tạomẫu S.T.A để hợp thức hóa các chứng từ khống trong việc mua bán hàng hải sản chiếmđoạt của Nhà nước gần 3 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách hoànthuế là cần thiết nhưng còn tràn lan về đối tượng và mặt hàng, cơ chế tổ chức thiếu chặtchẽ, dễ bị lợi dụng nhất là trong khâu thuế và hải quan
Năm 1999, lợi dụng chính sách của Nhà nước, Lê Thị Thuý Vinh đã bàn bạc vớiNguyễn Hùng Phong thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh Phong do Phongđứng tên làm giám đốc Mục đích là mua bán hoá đơn giá trị gia tăng ghi khống giá trịhàng hóa để thu lợi Theo đó, hoá đơn giá trị gia tăng ghi khống bán cho các doanh nghiệp
và cá nhân nếu có thuế xuất 10%, "bộ đôi" này thu 5%, nếu thuế xuất 5% thì phí 2,5% trêngiá trị hoá đơn Để tạo hoá đơn đầu vào, Phong và Vinh còn thành lập nhiều công ty khácnhư: Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Khánh, Hà Anh, Vinh Phong và thuê người làmgiám đốc, ký giấy tờ, trả lương 600 ngàn/tháng
Từ tháng 4/1999 đến tháng 5/2002, Phong và Vinh đã ghi khống 1.192 tờ hoá đơn cótổng giá trị hàng hoá trên 80 tỉ đồng, bán cho các khách hàng có nhu cầu và xuất cho cáccông ty nội bộ hợp thức hoá đầu vào Họ đã thu lợi gần 830 triệu đồng mỗi người
Đóng vai trò giúp sức là các "mối" tiêu thụ hoá đơn cho Phong, Vinh gồm có Lâm PhátTài (hành nghề mua bán) đã mua 30 tờ hoá đơn ghi khống hàng hoá trên 1,9 tỉ đồng để hợpthức hoá hàng hoá mua trôi nổi cung cấp cho Công ty Bột mỳ Bình Đông, hưởng lợi trên
31 triệu đồng Dương Kim Phát (tự A lỉn, nguyên Giám đốc công ty Viễn Thông LiênPhát) cũng đã mua của chuỗi công ty ma này 124 tờ hoá đơn Nguyễn Thị Hương Giang
“tiêu thụ” 150 tờ hoá đơn để hợp thức hoá hàng mua trôi nổi cung cấp cho 8 doanh nghiệptrong thành phố và các tỉnh
Các trường hợp nêu trên đã cho thấy được tình trạng mua bán hóa đơn giá trị gia tăngdiễn ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hết sức phức tạp Đây chỉ là các trường hợp đã
bị phát hiện, còn nhiều vụ việc khác chưa bị phát hiện và xử lý trước pháp luật
1.2.1.3 Ghi giá mua, bán trên hóa đơn giá trị gia tăng không đúng với giá thực tế ( gian lận qua giá)
Theo tình hình hiện nay qua các vụ việc đã phát hiện, điều tra cho thấy phần lớn sốhàng hóa mua bán đều được ghi tăng giá trị lên nhiều lần, thậm chí có những mặt hàngđược ghi tăng giá lên hàng chục lần so với giá mua bán trên thị trường nhằm khai tăng giá
Trang 19trị đầu vào của hàng hóa để được hoàn thuế nhiều hơn Ví dụ 150 USD/ 1kg mực khô; 80cent/ 1 quả dừa, 20.000 đồng/ 1kg thanh long…
Bằng những cách thức như trên doanh nghiệp đã làm tăng số giá trị hàng hóa đầu vàocủa doanh nghiệp mình khi thu mua hàng hóa Và như thế khi tính toán các hồ sơ hoànthuế thì lượng tiền chênh lệch so với thực tế sẽ thuộc về doanh nghiệp Đây là một trong badạng vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Trên cơ sở nghiên cứu các vụ án bị phát hiện trong thời gian vừa qua thấy rằng, đây làmột số dạng vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Đểhiểu rõ hơn hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, cần thiếtphải tìm hiểu thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này
1.2.2 Một số thủ đoạn hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Đứng trước diễn biến tình hình ngày càng phức tạp về những hành vi vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, các cơ quan chức năng đã có nhiều cuộc điều tra,nghiên cứu, nắm tình hình thực tế về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng và những vấn đềkhác có liên quan Hiện nay việc vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh
về số lượng cũng như tính chất phương thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh
vi, phức tạp, xảo quyệt Để qua mặt các cơ quan thuế một số cá nhân, tổ chức trong doanhnghiệp đã lợi dụng những sơ hở trong việc quản lý, kiểm tra việc tính toán, lập hồ sơ hoànthuế giá trị gia tăng để khai khống, lập hồ sơ giả cũng như nhiều cách thức khác có đượccác hóa đơn chứng từ và các giấy tờ có liên quan khác trong hồ sơ xin hoàn thuế giá trị giatăng, từ đó rút từ ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng
Theo kết quả công tác nắm tình hình và thực tế điều tra các vụ án trong lĩnh vực hoànthuế trong thời gian qua xảy ra ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêngthì thủ đoạn chủ yếu là lập hồ sơ chứng từ khống hàng nông, hải sản xuất khẩu Đây là mộttrong những loại hàng hóa có thuế suất là 0% và công tác kiểm tra việc thu mua các loạihàng hóa này là rất khó khăn cho các ngành chức năng Lợi dụng việc thuế suất khi xuấtkhẩu là 0% nên các đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế Đó làđiểm rất có lợi cho các doanh nghiệp “ma” khi thành lập chỉ trên giấy tờ, không có vốnhoặc lượng vốn (ảo) thấp Các doanh nghiệp này chỉ việc khai báo trong hồ sơ xin hoànthuế là hàng hóa xuất khẩu ở đây là hàng nông, lâm, hải sản thì sẽ được miễn việc nộp thuếcho cơ quan thuế khi xuất khẩu
Bên cạnh đó cơ quan chức năng lại rất khó khăn trong việc kiểm tra nguồn gốc của cácloại hàng hóa nông, lâm, hải sản xuất khẩu như thế này Các doanh nghiệp thông qua việctạo ra một lượng hàng hóa ảo mà không thông qua mua bán có hóa đơn, hay nói cách khác
là mua bán hàng hóa không có hóa đơn hoặc hóa đơn chợ “đen” từ đó các doanh nghiệp viphạm đã có được một lượng hàng hóa và hóa đơn chứng từ giả toàn bộ về việc mua bán
Trang 20hàng hóa xuất khẩu mà trong đó là hàng nông, lâm, hải sản nhưng số hồ sơ đó lại được coi
là hợp lệ
Từ những kẽ hở trong qui định của Thuế giá trị gia tăng cộng với công tác quản lý vềviệc hoạt động mua bán của các doanh nghiệp nói riêng và cả công tác quản lý doanhnghiệp hoạt động còn chưa chặt chẽ hay nói cách khác là còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng, thêmvào đó với đặc điểm của loại mặt hàng nông, lâm, hải sản là dễ thu mua, khó xác định chấtlượng nguồn gốc nên các cá nhân, tổ chức xấu trong doanh nghiệp thường nhắm vào cácmặt hàng này để thực hiện các hoạt động xấu nhằm rút tiền từ ngân sách nhà nước
Việc thu mua, lập hồ sơ khống về hàng hóa là nông, lâm, hải sản xuất khẩu có nhiềumức độ khác nhau như:
+ Khống hoàn toàn: ở đây là không có hàng hóa, hàng hóa chỉ có trên giấy tờ, cácdoanh nghiệp chỉ hợp thức hóa các hóa đơn chứng từ để có được các giấy tờ nhằm chứngminh trước cơ quan chức năng là có một số lượng hàng hóa như vậy nhưng thực tế thìchẳng có hàng hóa nào hết
+ Hàng hóa ít và để lẫn với các hàng hóa khác nhằm làm tăng khối lượng hàng hóathuộc loại được hoàn thuế giá trị gia tăng: ở đây thì có một lượng hàng hóa thật nhưng đểđược hoàn thuế cao hơn thì các doanh nghiệp vi phạm đã để lẫn các hàng hóa thật đấy vớicác hàng hóa khác, có khi còn là nước hoặc đất, cát để làm tăng khối lượng hàng hóa trongdiện hoàn thuế, từ đó sẽ tăng được số tiền nhà nước hoàn thuế
Qua việc điều tra các vụ án thì cơ quan điều tra đã rút ra một số thủ đoạn vi phạm củacác cá nhân, tổ chức xấu trong doanh nghiệp vi phạm pháp luật đã thực hiện trong thờigian vừa qua như sau:
Thứ nhất, trước tiên để lập một hồ sơ “khống” thì các cá nhân, tổ chức trong doanh
nghiệp vi phạm pháp luật phải tạo ra một lượng hàng hóa khống là hàng hóa nằm trongdiện được hoàn thuế giá trị gia tăng Chỉ có thực hiện việc này thành công thì hồ sơ hoànthuế mới qua mặt được các cơ quan chức năng
Các doanh nghiệp vi phạm đã tạo dựng nguồn hàng hóa khống bằng cách kê khainhững điểm mua bán hàng hóa không có thật, không rõ địa chỉ Đây là “động tác” nhằmtránh sự quản lý của các cơ quan có chức năng kiểm tra quản lý, kiểm duyệt các hồ sơ,chứng từ để giải quyết hoàn thuế Không chỉ bằng việc kê khai điểm mua bán hàng hóakhông có thật mà các doanh nghiệp đã kê khai mua hàng hóa ở các trung tâm thương mạihoặc mua trôi nổi ở các chợ hoặc đã sử dụng các hóa đơn mua ở chợ “đen” nhằm khaikhống lượng hàng hóa thu mua của doanh nghiệp
Để làm khống hồ sơ về hàng hóa thì một phương thức được sử dụng và đạt hiệu quảkhác đó là các doanh nghiệp lập các hợp đồng mua bán nội địa khống với các phương ánthanh toán trực tiếp, không qua ngân hàng để tránh bị phát hiện Việc lập hồ sơ này đã có
sự thoả thuận trước giữa các doanh nghiệp mà thông thường là các doanh nghiệp “ma” và
Trang 21lượng hàng hóa mua bán trong hợp đồng chỉ “ở” trên giấy tờ Để gây khó khăn cho việckiểm tra của cơ quan chức năng thì ngoài việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa nội địakhống với các phương thức thanh toán trực tiếp thì các doanh nghiệp vi phạm này còn hợpthức hóa việc mua bán hàng hóa nội địa khống bằng cách ký hợp đồng mua bán giả vớinhiều cung đoạn, nhiều doanh nghiệp khác Đây là điểm gây khó khăn cho cơ quan chứcnăng quản lý, kiểm tra Hàng hóa khống cứ được mua bán qua nhiều doanh nghiệp, muabán vòng vèo, địa điểm mua bán ở nhiều nơi, hàng hóa được vận chuyển nhiều lần nênviệc kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn Từ đó doanh nghiệp vi phạm đã có thể tạo
ra một lượng hàng hóa chỉ có trên giấy tờ mà cơ quan chức năng không phát hiện ra Đểlàm cho việc mua bán hàng hóa trước khi xuất khẩu được đúng theo qui định cũng như đểtránh bị phát hiện thì doanh nghiệp trong những lần làm giả hóa đơn mua bán đã làm giảphiếu nhập kho, xuất kho, chế biến, vận chuyển…Thậm chí đã đóng cho cơ quan thuế mộtphần thuế để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng
Thứ hai, sau khi lập ra một lượng hàng hóa khống thì doanh nghiệp để hợp thức hóa
việc mua bán hàng hóa của mình, cũng như để tránh bị phát hiện đã tìm cách tạo ra mộtlượng tiền mua hàng hóa xuất khẩu nhưng thực chất thì không dùng vào mục đích đó, đôikhi lượng tiền đó cũng chỉ là có trên giấy tờ
Việc tạo ra nguồn tiền này giúp cho việc mua bán hàng hóa của doanh nghiệp đượchợp lý và có thể qua mắt các cơ quan chức năng Khi mua bán các loại hàng hóa để xuấtkhẩu thì doanh nghiệp đó phải chứng minh được nguồn tiền nhằm thu mua được lượnghàng hóa đã nêu ra trong các giấy tờ Để thực hiện việc này thì các doanh nghiệp vi phạm
đã lập ra các hợp đồng vay tiền khống, có trả tiền lãi hoặc lập danh sách đóng góp vốn vàphương án kinh doanh, chia lãi…Nhưng tất cả đều là hợp đồng giả, địa chỉ giả; vẫn cótrường hợp để đối phó với các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng
sử dụng vào mục đích khác nhưng giải trình với các cơ quan chức năng là sử dụng vào việcthu mua hàng nông, lâm, hải sản để xuất khẩu
Trong việc tạo dựng nguồn tiền để thu mua hàng hóa xuất khẩu thì các doanh nghiệp
đã tạo cho mình một lý do nhằm chứng minh cho việc thu mua hàng hóa xuất khẩu củamình là có thật Chính vì sự hợp lý trong việc thể hiện việc vay tiền để mua hàng hóa xuấtkhẩu mà các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “ma” đã che giấu được việc mua hànghóa của doanh nghiệp mình là có thật Các doanh nghiệp “ma” được đăng kí và hoạt độngtrên giấy tờ nên bằng việc tạo ra nguồn tiền để mua hàng hóa nhằm xuất khẩu đã tích cựctạo điều kiện cho việc che giấu việc không hoạt động trên thực tế của các doanh nghiệp
“ma” nêu trên Chính từ kết quả đạt được trong hoạt động này mà các doanh nghiệp viphạm luôn chú trọng cho việc tạo nguồn tiền để mua hàng hóa, mà ở đây nguồn tiền trênđều là giả
Trang 22Và cũng chính từ việc tạo nguồn tiền như thế mà cơ quan chức năng rất khó quản lý vàđiều tra về nguồn tiền này Do phương thức vay tiền là trực tiếp, trong một số trường hợpvay cả vốn ngân hàng để tránh bị phát hiện nên việc kiểm tra của các cơ quan chức năngthường không đạt kết quả Ở đây đã cho thấy sự tinh vi, xảo quyệt trong hoạt động của cácdoanh nghiệp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thứ ba, sau khi mua hàng hóa để xuất khẩu và chứng minh được doanh nghiệp đã vay
vốn để mua lượng hàng hóa thì các doanh nghiệp vi phạm đã thực hiện một số “động tác”khác nhằm làm hợp lý trong quá trình lập hồ sơ khống của mình để tránh việc bị phát hiện
từ phía cơ quan chức năng ở các giai đoạn sau trong quá trình lừa đảo chiếm đoạt tiền hoànthuế của nhà nước Lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua để xuất khẩu được vận chuyểntrong nội địa rồi tới các cửa khẩu để xuất khẩu Để chứng minh lượng hàng hóa đó đã đượcvận chuyển đến các cửa khẩu thì các doanh nghiệp vi phạm đã làm giả các hợp đồng vậnchuyển, thanh toán cước vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu nhằm chứngminh cho mình sẽ xuất khẩu
Việc làm giả các hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu đã giúpcho doanh nghiệp làm rõ việc mua bán, xuất khẩu lượng hàng hóa như trong giấy tờ đãthực sự diễn ra Từ đó chứng minh là doanh nghiệp đã thu mua hàng hóa, vận chuyển hànghóa đó từ các điểm thu mua đến cửa khẩu để thực hiện việc xuất khẩu Sau khi thực hiệnxong công đoạn đó, doanh nghiệp tạo ra các hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toántrực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài Nhưng ở đây cả hợp đồng mua bán ngoạithương và các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ấy đều là giả Một số trường hợp việcthanh toán được xác nhận thanh toán khống qua ngân hàng, trong đó phần lớn là các doanhnghiệp không rõ địa chỉ ở Trung Quốc, Lào làm giả hồ sơ xuất khẩu
Thông qua việc thực hiện các hợp đồng giả với các doanh nghiệp ở nước ngoài nhưngkhông rõ địa chỉ và thông thường là các doanh nghiệp ở các nước láng giềng như TrungQuốc, Lào…Thì doanh nghiệp vi phạm đã tạo cho mình được các hồ sơ, chứng từ cho việcxuất khẩu số lượng hàng hóa khống trên Việc lập hồ sơ này có nhiều điểm thuận lợi chodoanh nghiệp vi phạm đồng thời lại gây ra sự khó khăn cho các cơ quan nhà nước trongviệc tìm ra các sai phạm của doanh nghiệp
Trong một số trường hợp khác doanh nghiệp vi phạm trong việc hoàn thuế có ký kếthợp đồng ngoại thương nhưng không thực hiện mà mục đích chỉ dùng để làm thủ tục đổihàng và để được hoàn thuế giá trị gia tăng
Thứ tư, với một lượng hàng hóa đã được doanh nghiệp mua để làm hàng xuất khẩu thì
khi xuất sang nước ngoài, các doanh nghiệp đã quay vòng hàng nông sản hay thực chất làxuất một ít hàng sang Trung Quốc, sau đó lượng hàng hóa này được quay về Việt Nambằng nhiều đường khác nhau để xuất được nhiều lần
Trang 23Đây là một thủ đoạn rất xảo quyệt của các doanh nghiệp vi phạm trong hoàn thuế giátrị gia tăng Việc tạo ra lượng hàng hóa khống để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tốn côngsức để tạo các hóa đơn, chứng từ nhằm hợp thức hóa số hàng trên Sau đó hàng hóa đượcxuất ra nước ngoài từ đó các doanh nghiệp được hoàn thuế Bằng cách đưa lượng hàng đóquay lại Việt Nam qua các đường khác nhau mà thường là buôn lậu thì doanh nghiệp sẽ cótiếp một lượng hàng hóa để tiếp tục thực hiện các giai đoạn trước như khai khống, làm cácgiấy tờ giả khác tiếp tục rút tiền từ ngân sách nhà nước.
Thứ năm, doanh nghiệp đã móc nối với một số cán bộ Hải quan cửa khẩu xác nhận
khống bộ hồ sơ xuất khẩu Để có được một bộ hồ sơ hoàn thuế thì có thể bằng cách thôngqua việc móc nối với một số cán bộ Hải quan để xác nhận việc xuất khẩu của doanh nghiệptrong khi chẳng hề có hàng hóa xuất, các doanh nghiệp chỉ hợp thức hóa các hóa đơnchứng từ thông qua việc lấy xác nhận của Cơ quan Hải quan là đã có xuất khẩu một lượnghàng hóa trong diện được hoàn thuế giá trị gia tăng và từ đó việc doanh nghiệp đã xuấtkhẩu được xác nhận và được hoàn thuế theo qui định
Ở đây cho thấy việc quản lý về xuất nhập khẩu vẫn còn những kẽ hở và các doanhnghiệp đã lợi dụng việc tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong Cơ quan HảiQuan để có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, mà ở đây chính là vi phạm tronglĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Không chỉ xác nhận khống việc xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, một số Cán bộHải quan còn tiếp tay để doanh nghiệp khai khống trong hồ sơ hoàn thuế như: khai tăng giá
và khối lượng, giá trị hàng xuất khẩu, bố trí hàng thật trên hàng giả: hai lít tinh dầu trênmỗi phi nước lã, một ít mực khô trong các bao cát, cỏ hoặc chỉ xuất một xe hàng nhưng có5-7 doanh nghiệp đều cho là hàng của doanh nghiệp mình…
Việc trốn tránh sự phát hiện từ phía cơ quan chức năng theo phương thức này rất nguyhiểm vì có sự tiếp tay từ “bên trong” hay nói rõ hơn là từ phía cán bộ, công chức nhà nước.Chính một số cán bộ làm việc tại cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm duyệt, quản
lý mà tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, rút tiền từ ngânsách nhà nước Đây là một điểm đáng chú ý
Thứ sáu, hình thành các đường dây gồm một số cá nhân, các chi nhánh, các văn phòng
hoặc các doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ hoàn thuế bằng hồ sơ giả với tỷ lệ ăn chia 40% tùy thoả thuận, khi bị phát hiện thì giải tán công ty, đốt sổ sách…Những đối tượngnày đôi khi thực hiện theo qui trình ngược lại,sau khi được Hải quan xác nhận bộ hồ sơxuất khẩu khống mới tổ chức hợp thức hóa đầu vào bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
60%-Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu các thủ đoạn của các doanh nghiệp vi phạm trongviệc hoàn thuế giá trị gia tăng đối phó với việc kiểm tra, quản lý của các cơ quan nhà nướctrong việc giải quyết các thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng có thể rút ra một số vấn đề nhưsau:
Trang 24Thủ đoạn của các doanh nghiệp này rất xảo quyệt, tinh vi và có cả sự tiếp tay của một
số cán bộ trong cơ quan nhà nước Có thể nói rằng để hợp thức hóa một bộ hồ sơ hoàn thuếgiá trị gia tăng doanh nghiệp đã phải hợp thức hóa rất nhiều hóa đơn chứng từ trong đó từviệc khai khống hàng hóa thu mua, tạo nguồn tiền vốn giả để thu mua hàng hóa ảo, tiếpđến là làm giả hồ sơ vận chuyển, kho bãi đến nơi tập kết hàng hóa để xuất khẩu ở các cửakhẩu, làm hồ sơ xuất khẩu khống bằng việc móc nối với một số cán bộ thoái hóa, biến chấttrong Cơ quan Hải quan Từ những phương thức, thủ đoạn nhằm thực hiện được các yêucầu trên có thể thấy rằng, việc am hiểu pháp luật của các doanh nghiệp là rất cao cho nênviệc các doanh nghiệp lợi dụng những sơ hở trong pháp luật để thu lợi cũng rất tinh vi.Không chỉ thực hiện các thủ đoạn ấy để rút tiền một lần, các doanh nghiệp đó còn bằngcác thủ đoạn tinh vi khác để có thể sử dụng chỉ một lượng hàng để có thể tạo được nhiều
hồ sơ hoàn thuế
Thực trạng của việc vi phạm pháp luật trong hoàn thuế diễn ra ngày càng phức tạp, tínhchất chuyên nghiệp trong việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở lĩnh vực hoàn thuế giá trị giatăng đã thể hiện rõ qua việc đã có rất nhiều doanh nghiệp “ma” được thành lập và “hoạtđộng” chỉ nhằm mua bán hóa đơn giá trị gia tăng cũng như làm hồ sơ giả để nhận tiền hoànthuế giá trị gia tăng
Bằng các thủ đoạn đã nêu trên, cộng với sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, quản lýcông việc hoàn thuế giá trị gia tăng, hàng ngàn tỷ đồng của ngân sách nhà nước đã lọt vàotúi một số cá nhân xấu Nghiên cứu nắm được các thủ đoạn này giúp cho cơ quan chứcnăng có thể phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh cũng như phòng chống các thủ đoạn nhằm rúttiền nhà nước của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng Và cũngthông qua việc nắm rõ các thủ đoạn ấy,các nhà làm luật có cơ sở để đưa ra phương hướngsửa đổi pháp luật cho chặt chẽ hơn cũng như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra trongviệc thực thi chính sách thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế giá trị gia tăng đạt hiệu quả
1.2.3 Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
Nguyên nhân của thực trạng vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng như trên
là do:
Một là, cơ chế chính sách về hoàn thuế chưa phù hợp, chưa chặt chẽ dẫn đến vi phạm
của các doanh nghiệp Xuất phát từ qui định việc thực hiện các hoạt động để hoàn thuế chocác doanh nghiệp trong diện đáng được hoàn thuế để hỗ trợ cho việc kinh doanh, thúc đẩyphát triển kinh tế trong nước chưa phù hợp, chưa chặt chẽ nên mới tạo điều kiện để doanhnghiệp lợi dụng vi phạm Trước hết lỗi một phần là do từ phía cơ quan nhà nước có chứcnăng đưa ra chính sánh, cơ chế để thực thi Luật Thuế giá trị gia tăng
Công tác quản lý Nhà nước của các ngành chức năng còn nhiều tồn tại, sơ hở, thiếu sót,nhất là trong các văn bản hướng dẫn thi hành và trong công tác kiểm tra, kiểm soát Chính