Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 44)

2.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan

Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật song cho đến nay hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian dài, hệ thống pháp luật của ta, nhất là pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong sản xuất, kinh doanh nói riêng luôn ở trong tình trạng vừa thiếu, vừa không đồng bộ, vừa chồng chéo, đã tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện.

Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế, các quan hệ sản xuất, kinh doanh diễn ra hết sức sôi động và đa dạng, đòi hỏi rất bức thiết phải xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật kinh tế. Do vậy, cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thật sự tạo được hành lang an toàn cho các hoạt động kinh tế, để mọi tổ chức kinh tế, mọi người an tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh; xây dựng được kỷ cương cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiết lập một trật tự quản lý, chống mọi sự kinh doanh hỗn độn, trốn thuế, lừa đảo, chiếm dụng vốn lẫn nhau, chiếm đoạt hoặc làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Với ý nghĩa là công cụ của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm về kinh tế, pháp luật hình sự của Nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng tạo ra một cơ chế điều chỉnh có tính năng động, phù hợp với cơ chế kinh tế mới và pháp luật hình sự phải góp phần củng cố những ưu thế và giải quyết những hạn chế của nền kinh tế thị trường. Luật Hình sự hiện nay mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, song trước những biến động của xã hội, nhất là sự sôi động của nền kinh tế thị trường nên nhiều quy định vẫn còn phải bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình mới.

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế thường ở dạng vi phạm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ở đây là tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, là tài sản của Nhà nước; hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép; lập hồ sơ khống…Những hành vi này trong luật hình sự có hành vi cấu thành tội phạm cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự và có một số hành vi chưa được qui định rõ nên khi áp dụng gặp các vấn đề khó khăn.

Chính vì thế trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt công tác xử lý người phạm tội trước pháp luật thì cần bổ sung thêm một số tội phạm mới khi thực hiện các hành vi gây nguy hại cho xã hội mà trong lĩnh vực hoàn thuế đang diễn ra. Cộng với việc bổ sung thêm một số quy phạm để xử lý vi phạm hành chính, dân sự liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Hệ thống pháp luật có đầy đủ, chặt chẽ thì công tác quản lý nhà nước cũng như đấu tranh với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế mới có hiệu quả.

Về vấn đề ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các tội phạm kinh tế, trước hết cần xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tạo ra khung pháp lý trong quản lý kinh tế hoàn chỉnh, tránh tình trạng hiện nay vẫn còn thiếu các văn bản điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Trên cơ sở các văn bản chuyên ngành được ban hành, Bộ luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đạt được sự phù hợp, đồng bộ với các quy định của luật chuyên ngành. Các văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành luật cần được ban hành kịp thời, tránh tình trạng ban hành chậm trễ, chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Thuế giá trị gia tăng được thể hiện tại ba văn bản Luật khác nhau là Luật Thuế giá trị gia tăng năm 1997, Luật sửa đổi, một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005. Mặt khác, năm 2006, Luật Quản lý thuế (có hiệu lực từ 1/7/2007) được Quốc hội thông qua đã bãi bỏ các quy định về quản lý thuế như đăng ký, kê khai, nộp thuế, xử lý vi

phạm...của các luật, pháp lệnh thuế hiện hành trong đó có Luật thuế giá trị gia tăng. Với nhiều văn bản Luật cùng quy định về thuế giá trị gia tăng nên chưa tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật.

Đây cũng là một trong những vấn đề gây khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan áp dụng pháp luật và tạo ra sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Thuế nói chung, Thuế giá trị gia tăng nói riêng. Nhanh chóng khắc phục vấn đề trên là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong các giải pháp về hoàn thiện văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động hoàn thuế giá trị gia tăng.

Việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi nhằm đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của hội nhập của Việt Nam trong những năm tới; đồng thời đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế và đồng bộ với Luật Quản lý thuế; và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Vì vậy, trong thời gian tới cần phải nhanh chóng xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), và luật này ra đời có tính thống nhất và thay thế cho toàn bộ các văn bản luật trước. Chính việc thực hiện được yêu cầu này sẽ giúp cho việc hiểu và áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng được thống nhất, dễ dàng hơn, mang tính chính xác và khoa học hơn so với việc sử dụng các loại văn bản như hiện nay.

Việc thực hiện xây dựng dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi có thể giao cho Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi). Bộ Tài chính sẽ thành lập Ban soạn thảo đã xây dựng Dự án Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) để xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội, các hiệp hội, phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đăng trên website của Chính phủ, Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân tham gia vào Dự án Luật. Từ đó hiệu quả của công tác xây dựng luật được nâng cao và thu nhận được nhiều ý kiến hay trong việc xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng.

Các văn bản hướng dẫn thi hành Thuế giá trị gia tăng không phù hợp với quy định của văn bản luật hoặc nội dung các văn bản này vượt quá thẩm quyền của cơ quan ban hành. Nội dung hướng dẫn cũng chỉ là giải pháp tình thế, chắp vá mà không được nghiên cứu, không dựa trên một cơ sở lý luận nào làm cho thuế giá trị gia tăng dần dần bị nhào nặn bóp méo là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định của thuế giá trị gia tăng. Và cũng từ đó sẽ là những cơ sở để phát sinh vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Nhằm khắc phục những yếu kém này thì trong quá trình xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Thuế giá trị gia tăng phải do cơ quan chuyên trách thực hiện, hay nói

cách khác là phải lập ra các ban chuyên trách soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành các vấn đề liên quan đến Thuế giá trị gia tăng. Cơ quan này phải có kiến thức chuyên môn về Thuế giá trị gia tăng và các vấn đề thực tế liên quan cũng như kiến thức về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. Chỉ có như vậy mới giải quyết được yêu cầu cần có văn bản hướng dẫn thi hành vừa chính xác, hợp lý và phải thống nhất, đúng qui định về cách thức xây dựng văn bản pháp luật.

Cơ chế áp dụng, thực hiện pháp luật thuế giá trị gia tăng còn nhiều yếu kém, chưa tạo dựng được một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và thật khoa học để chuyển tải pháp luật thuế giá trị gia tăng như là một sắc thuế đơn giản và tiên tiến vào cuộc sống. Với những chủ trương đổi mới theo hướng thông thoáng hơn trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, song các cơ quan nhà nước lại bị bó tay, vô hiệu hóa trước những hành vi lạm dụng sự thông thoáng đó để trục lợi trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Nguyên nhân của việc này là do qui định của pháp luật còn sơ hở, thiếu sót.

Để có thể khắc phục được các yếu kém trong cơ chế áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp để hoạt động vi phạm pháp luật thì cần phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật ở những điểm sau: cần có các văn bản qui định rõ ràng và nghiêm ngặt hơn về các điều kiện của người đăng kí kinh doanh; có văn bản qui định tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cá nhân đăng kí kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp đó; xây dựng văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng như phân công, phân cấp quản lý rõ ràng và qui định các hình thức xử lý đối với các cá nhân, tổ chức cố ý làm trái qui định về cơ chế thực thi Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Thiếu vắng một cơ chế giám sát kiểm tra thật hữu hiệu quy trình đăng ký nộp thuế, kê khai, khấu trừ hoàn thuế. Đây là vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần xây dựng hệ thống văn bản qui định rõ ràng, khoa học nhằm nâng cao công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động nộp thuê, kê khai, khấu trừ hoàn thuế. Thông qua việc xây dựng hệ thống văn bản như thế sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp cho cơ quan chức năng thực hiện đúng chức năng kiểm tra, giám sát của mình từ đó nhanh chóng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Để có thể răn đe một cách nghiêm khắc nhất đối với các vi phạm pháp luật thì phải sử dụng đến sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật hình sự. Nhưng khó định tội danh với vi phạm Luật Thuế giá trị gia tăng.

Một số hình thức phạm pháp xuất hiện ngay sau khi đạo luật này được áp dụng, đầu năm 1999, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn còn ý kiến khác nhau về định tội danh. Đây là

nguyên nhân khiến số vụ phạm pháp bị phát hiện tới hàng trăm, nhưng mới có bốn vụ được đưa ra tòa xử, tính đến hết năm 2002.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Phó phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế (Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết cơ quan pháp luật thành phố lúng túng trước việc xác định tội danh của hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp. "Đây là loại tội phạm mới nên chúng tôi tạm thời xem như là hành vi mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước", ông nói. Tội danh này chỉ áp dụng với trường hợp người bán không rõ mục đích của người mua, còn nếu biết hóa đơn sẽ được sử dụng để gian lận thuế thì người đó phải bị xử lý về tội lừa đảo, với vai trò đồng phạm. Nhưng để xử được như vậy, các cơ quan pháp luật trung ương cũng cần có văn bản hướng dẫn liên ngành, đưa hóa đơn giá trị gia tăng vào danh mục tài liệu của cơ quan nhà nước.

Nhưng ông Lê Xuân Nam, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) lại cho rằng hóa đơn không phải là tài liệu của cơ quan nhà nước, nên khởi tố người bán theo Điều 268 Bộ luật Hình sự về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là chưa thỏa đáng. "Luật hiện hành chưa định danh hành vi này, do đó Bộ luật Hình sự cần được bổ sung thêm tội vi phạm chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn", chuyên gia luật ngành công an giải thích thêm.

Lập hợp đồng mua bán khống, xuất hàng khống, và kèm theo là lập bộ hóa đơn chứng từ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng là vi phạm chính của loại tội phạm thuế hiện nay. Các cơ quan pháp luật thường xếp vi phạm này vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Nhưng sẽ khó định danh khi cắt khúc riêng hành vi lập hóa đơn chứng từ khống. Như trường hợp lập khống nhưng chưa xuất tiền hoàn thuế thì có phải lừa đảo không? Ông Sáng cho rằng đang có 2 ý kiến trái ngược: chưa rút tiền mà đã bị phát hiện thì không phải lừa đảo, bởi nhà nước chưa mất tiền; và ngược lại, vẫn là lừa đảo, dưới dạng tội phạm chưa hoàn thành.

Các cơ quan pháp luật còn lúng túng khi phân biệt tội trốn thuế và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Cục phó Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là thành viên Đoàn Luật sư thành phố, cho rằng cần phải phân biệt là thuế trực thu hay gián thu. Nếu trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân... (thuế trực thu) thì xử lý theo Điều 161 Bộ luật Hình sự về tội trốn thuế. Còn nếu trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng... (thuế gián thu) mà người tiêu dùng đã chi trả thì là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước theo Điều 139.

Do những khó khăn trong việc định tội như vậy cần có sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Hình Sự năm 1999. Cần bổ sung thêm tội danh mua, bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng. Tội phạm về hoá đơn có thể chịu hình phạt ở khung cao nhất. Từ việc qui định như vậy sẽ giúp cho việc định tội danh liên quan đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị

gia tăng được dễ dàng và có hiệu quả hơn trong việc răn đe, hạn chế vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội đến mức được xem là tội phạm.

Còn đối với hành vi thành lập công ty “ma” nhằm hợp thức hoá để mua, bán hoá đơn giá trị gia tăng thì cần xử lý với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xử lý ở các khung hình phạt cao nhằm xử lý một cách nghiêm khắc với các tội phạm này.

Công cuộc xây dựng đất nước trong thời gian tới đặt ra yêu cầu cấp thiết là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy để thực hiện tốt công tác xây dựng đất nước nói chung, đấu tranh chống tội phạm kinh tế nói riêng thì phải làm tốt công tác xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chặt chẽ và điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách phù hợp, khoa học. Và trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật đó xây dựng hệ thống văn bản pháp luật là vấn đề quan trọng. Để đấu tranh tốt với tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w