Tính cấp thiết của đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Ở nước ta, giải quyết việc làm cho lao động là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và giải quyết. Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Tuy vậy thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở nước ta, thực tế dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đối cao gần 75% lao động sống và làm việc ở nông thôn. Trong quá trình CNH-HĐH, tình trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa đã chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất quy hoạch các cụm công nghiệp… Đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số khu vực nông thôn. Hàng năm số lao động bổ sung không ngừng tăng lên. Thêm đó tính mùa vụ trong thời gian nông nhàn cho người lao động. Điều này làm cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn càng trở nên khó khăn. Huyện Thường Tín, là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Huyện phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra về vấn đề lao động – việc làm của Huyện thì người trong độ tuổi lao động hàng năm của Huyện bổ sung hơn 10000 người, diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Xã hội ngày càng phát triển mạnh nhưng ở Thường Tín vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm nông thôn, xuất phát từ những lí do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
- -nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Hà nội – 2013
Trang 2nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS TS Nguyễn tiến dũng
Hà nội - 2013
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Thường Tín thành phố Hà Nội” công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Phương
Trang 4Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội, Chi Cục Thống kê huyện Thường Tín, Phòng Kinh tế huyện Thường Tín đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tham gia và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu
đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn đồng môn cũng như toàn thể bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn, hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Phương
Trang 5TÔI XIN CAM ĐOAN LUẬN VĂN: “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÔI, CÁC SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NÊU TRONG LUẬN VĂN LÀ TRUNG THỰC VÀ CHƯA TỪNG ĐƯỢC AI
CÔNG BỐ TRONG BẤT KỲ CÔNG TRÌNH NÀO KHÁC 3
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 3
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 3
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG 3
LỜI CẢM ƠN 4
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 4
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 4
3.3.1 Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất 75
3.3.2 Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn 79
Trang 6CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
NLN : Nông – Lâm – Nghiệp
CN – XD : Công nghiệp – Xây dựng
TM – DV : Thương mại – Dịch vụ
GQVL : Giải quyết việc làm
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
VL : Việc làm
ĐU – HĐND – UBND : Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dânKHKT : Khoa học kỹ thuật
HTX : Hợp tác xã
Trang 7BẢNG BIỂU
TÔI XIN CAM ĐOAN LUẬN VĂN: “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÔI, CÁC SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NÊU TRONG LUẬN VĂN LÀ TRUNG THỰC VÀ CHƯA TỪNG ĐƯỢC AI
CÔNG BỐ TRONG BẤT KỲ CÔNG TRÌNH NÀO KHÁC 3
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 3
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 3
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG 3
LỜI CẢM ƠN 4
HÀ NỘI, NGÀY THÁNG NĂM 2013 4
TÁC GIẢ LUẬN VĂN 4
3.3.1 Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất 75
3.3.2 Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn 79
Trang 8nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hà nội - 2013
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Ngày nay, quan niệm về phát triểnđược hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phảixoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp Ở nước ta, giải quyết việc làm cho laođộng là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và giảiquyết Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nôngthôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảngcộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết địnhphát huy yếu tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đápứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân” Trong những năm qua, Đảng và nhànước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động,với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hộiviệc làm mới cho người lao động Tuy vậy thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽdiễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước Vìvậy, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từngngành, địa phương và từng gia đình Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm,một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệuquả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọnggiữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thựchiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Ở nước ta, thực tế dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tương đốicao gần 75% lao động sống và làm việc ở nông thôn Trong quá trình CNH-HĐH,tình trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa đãchuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất quy hoạch các cụm công nghiệp… Điđôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số khu vực nông thôn Hàng năm số laođộng bổ sung không ngừng tăng lên Thêm đó tính mùa vụ trong thời gian nông
Trang 10nhàn cho người lao động Điều này làm cho việc giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn càng trở nên khó khăn.
Huyện Thường Tín, là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội Huyệnphần lớn là sản xuất nông nghiệp Theo điều tra về vấn đề lao động – việc làm củaHuyện thì người trong độ tuổi lao động hàng năm của Huyện bổ sung hơn 10000người, diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp Xã hội ngày càng pháttriển mạnh nhưng ở Thường Tín vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề việc làm nông thôn Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài : "Giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết
cung cấp cho các nhà hoạch định kinh tế cơ sở lý luận và phương hướng giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thờigian tới
“Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”
“Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn Do đó lao động nông thôn bao gồm lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn”
- Đặc điểm của lao động nông thôn: Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế
kém phát triển, mức sống thấp Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động vàtrình độ phát triển kinh tế Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếpcận thị trường thấp Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự giải quyết việclàm của lao động Lao động nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lýtiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động Tất
cả những đặc điểm trên cần được xem xét kỹ khi đưa ra giải pháp giải quyết việclàm cho lao động nông thôn
Rõ ràng tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm hơnđiều đó gắn với quá trình phát triển xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng của conngười, biết phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội thêm.Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là rất cần thiết không
những mang tầm quốc gia mà vượt đến bên ngoài thế giới “Giải quyết việc làm là
Trang 11một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của
cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu
phát triển đất nước” Cơ chế giải quyết việc làm cần có sự tham gia của cả người sử
dụng lao động, người lao động và nhà nước để tạo ra ngày càng nhiều việc làm vớichất lượng cao
Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm của lao động nông thôn
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá việc làm cho lao động nông thôn
+ Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
+ Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của lao động
+ Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn
+ Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề
+ Tỷ suất sử dụng thời gian lao động
+ Thu nhập bình quân/1 lao động
Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
• Các nhân tố tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Điều kiện về đất đai, địa hình
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
* Các nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm của lao động nôngthôn bao gồm:Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Trình
độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất
là yếu tố quan trọng
* Các nhân tố thựôc về cơ chế chính sách.
Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động nôngthôn Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn Họ cóquyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quyđịnh của pháp luật
Trang 12“Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”
* Đặc điểm về lao động huyện Thường Tín
- Qui mô dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh: Năm 2008, số người trong
độ tuổi lao động tại huyện Thường Tín là 116.435 người, chiếm tỷ trọng là 54,16%trong tổng dân số Tới năm 2012 số người trong độ tuổi lao động là 145.025 người
đã chiếm tới 62,81% tổng dân số Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi bình quân trong
cả giai đoạn rất cao: 8,55%/năm Mỗi năm dân số trong độ tuổi lao động tăng lêngần 12.000 người, cộng với số lao động đang thất nghiệp, thì hàng năm huyệnThường Tín cần giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 người lao động
- Trình độ học vấn lao động huyện Thường Tín Năm 2008 số lao động trong
độ tuổi chưa đi học bao giờ chiếm 1,63% thì đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn rất ít0,39% Số tốt nghiệp trung học Phổ thông năm 2008 chiếm 22,11% năm 2012chiếm 27,20% Như vậy có thể thấy rõ trình độ học vấn của lực lượng lao độnghuyện Thường Tín ngày càng được nâng lên Đây là điều kiện thuận lợi để ngườilao động học một nghề để tìm việc làm
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện Thường Tín
Từ năm 2008 đến năm 2012 số lượng lao động được đào tạo và nâng cao trình
độ chuyên môn ngày càng cao Tính đến năm 2012 có 55 % người lao động chưaqua đào tạo, do vậy nguồn lao động ở huyện chủ yếu là lao động phổ thông dẫn tớitình trạng hiện nay là thiếu lao động có CMKT, thừa lao động chưa qua đào tạo.Lao động qua đào tạo trong giai đoạn 2008-2012 gồm cả lao động qua đào tạo nghềvào lao động qua đào tạo chuyên nghiệp không ngừng tăng lên Trong đó lao độngqua đào tạo nghề năm 2008 chỉ có 25.149 người chiếm 21,6% nguồn lao động, đếnnăm 2012 là 46.378 người tương đương với 31,98% so với nguồn lao động, tăng21.229 người tăng gần 84,41% trong vòng 5 năm, sự tăng nhanh như vậy đã tạođiều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các chương trình giải quyết việc làm ởđịa phương
* Thực trạng lao động có việc làm
Trang 13- Lao động có việc làm theo ngành kinh tế
Tình hình lao động được phân bổ chủ yếu ở 3 lĩnh vực: Công nghiệp - xâydựng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp Cụ thể đến năm 2012 số lao động cóviệc làm trong các khu vực kinh tế như sau: Số lao động trong lĩnh vực CN-XDchiếm 34,49%, Nông nghiệp chiếm 38,5 % và thương mại dịch vụ chiếm 27,01%
- Thực trạng việc làm khu vực thành thị
Thường Tín là một huyện nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn Sốngười sống ở thành thị chỉ có 6.869 người, chiếm 2,98% Ngoài lực lượng laođộng tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vàocác khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chếchế thị trường Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiềudạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nôngnghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm… Đó là lực lượngđáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị
- Thực trạng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn
Hiện nay, dân cư nông thôn Thường Tín có 223.692 người chiếm 97,01% dân
số cả huyện, lao động nông thôn có 104.418 người chiếm 72% lực lượng lao độnghuyện Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ, do đó người dân có lúcrất bận rộn, có lúc lại nhàn rỗi Bình quân diện tích đất canh tác thấp 0,057ha/laođộng nên ngày công nong nghiệp trong năm của người dân rất ít, không tới 240ngày/năm, bình quân mỗi ngày làm 6-7 giờ/ngày
Một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu việc làm
Thứ nhất: Chất lượng của lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm
và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, khả năngcạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập
Thứ hai: Do cung lao động vượt quá cầu lao động trên thị trường, vì thế thất
nghiệp và thiếu việc làm là tất yếu không tránh khỏi đối với huyện Thường Tín Sốlượng việc làm được tạo ra còn chưa nhiều, nên mới giải quyết được phần nào tìnhtrạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở người lao động
Trang 14Thứ ba: Cơ cấu lực lượng lao động hiện có với cơ cấu lao động theo yêu cầu
của phát triển kinh tế, sản xuất – kinh doanh không phù hợp dẫn đến có những vị trícông việc không tuyển chọn được người, người dự tuyển không có trình độ nănglực đáp ứng được nhu cầu và trởi thành thất nghiệp
Thứ tư: Qúa trình CNH, Đô thị hóa nhanh một bộ phận lao động bị mất đất
chuyển sang khu vực công nghiệp gây áp lực đến giải quyết việc làm, an sinh xã hội
* Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyệnThường Tín Qua bảng 2.13, ta thấy ngành CN – XD và ngành DV có mốt sốlượng lớn việc làm mới được tạo ra và có xu hướng tăng lên qua các năm Cụ thể:Năm 2008, ngành CN-XD có 1.051 chỗ làm mới được tạo ra, và đều tăng qua cácnăm Ngành dịch vụ có bình quân là 35 chỗ làm mới tạo thêm ra hàng năm Cònngành NLN thì số việc làm được tạo ra có xu hướng không đều qua các năm, cónăm thì số việc làm mới trong ngành này tăng lên, nhưng có năm lại giảm đi
+ Thực trạng Giải quyết việc làm cho trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cáclàng nghề truyền thống
+ Thực trạng giải quyết việc làm trong ngành thương mại và dịch vụ
* Các chính sách giải quyết việc làm nông thôn ở huyện Thường Tín
+ Các chương trình Quốc gia
Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (CT 120)
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ:
Quỹ xoá đói giảm nghèo
+ Chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Thường Tín
Chương trình khuyến công
Thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua xuất khẩu lao động
Trang 15Trong những năm qua công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thônhuyện Thường Tín đã đạt được một số kết quả khả quan như:
Thứ nhất: Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã thay đổi.Người lao động tự chủ, chủ động trong việc tự giải quyết việc làm cho mình
Thứ hai: Phát triển đa dạng hóa các hình thức kinh doanh giải quyết việc làmmới cho người lao động, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
Thứ ba: Công tác giải quyết việc làm đã gắn vói việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động tăng tỷ trọng trong công nghiệp- xây dựng và dịch vụ giảmdần tỷ trọng trong nông nghiệp
Thứ tư: Các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề qua trung tâm dịch vụ việc làm,trung tâm học tập cộng đồng đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho thịtrường, đào tạo các ngành nghề thời gian ngắn giúp họ tự giải quyết việc làm và tìmkiếm việc làm phù hợp
Thứ năm: Công tác đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ sản xuất kinh giúpcác hộ ổn định, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm vàgiải quyết việc làm mới cho người lao động
Thứ sáu:Hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các chương trình khuyến công, dạynghề Các hình thức dạy nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đãdần được nâng cao
Những hạn chế và tồn tại trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín
Thứ nhất: Người lao động chưa chủ động giải quyết việc làm cho mình trongmôi trường pháp luật cho phép
Thứ hai: Ban chỉ đạo giải quyết việc làm chưa nắm chắc nguồn lao độngnông thôn, lực lượng lao động nông thôn tăng giảm trên địa bàn và thực trạng vềlao động – việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là đối với những địa phương đangchuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Thứ ba: Phát triển kinh tế nông thôn còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn chiếm tỷtrọng lớn, trong nội bộ ngành nông nghiệp thì chăn nuôi chiếm tỷ trọng mất cân đối vớitrồng trọt phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có
Trang 16Thứ tư: Còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huyđộng mọi nguồn lực, phát triển các thị trường (nhất là thị trường lao động) để tăngtrưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
“Định hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín”
Những căn cứ chủ yếu để giải quyết việc làm cho người lao động nông thônhuyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời gian tới
- Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong nước, Thành phố Hà Nội, của
huyện Thường Tín
- Dự báo lao động và quá trình đô thị hóa huyện Thường Tín
Thực hiện theo nghị quyết HĐND của huyện Thường Tín là trong những nămtới với quá trình đô thị hoá nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thường Tíntheo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng 55,3% -34,19% -16,6% vào năm 2015 Vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Thường Tínngày càng đặt ra bức xúc Theo mục tiêu của HĐND những năm tới, huyện ThườngTín cần phải giải quyết việc làm cho 1.200-1.600 lao động theo chương trình chovay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, tạo việc làm mới từ 7.000 đến 8.000 laođộng.Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt từ 13,5 triệu đồng năm 2012đến năm
2020 đạt 42 triệu đồng trở lên Đặc biệt chú trọng đến những vùng bị chuyển đổimục đích sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác như các xã Quất Động,Thắng Lợi, Hà Hồi, Vạn Điểm, Liên Phương, Văn Bình, Duyên Thái Đó là những
xã có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp Nhằm đáp ứng những mục tiêu đề
ra trong công tác giải quyết việc làm trên địa bàn Huyện, Huyện Thường Tín có chỉđạo nhiệm vụ những định hướng trước mắt cũng như lâu dài nhằm khai thác và pháthuy thế mạnh của địa phương
Một là: Phát huy mọi tiềm lực từ các thành phần kinh tế trong việc mở rộng
sản xuất, thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọngcông nghiệp – xây dựng, thương mại giảm tỷ trọng nông nghiệp
Hai là: Thực hiện đồng bộ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Thành phố.
Ba là: Tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập của người lao động
Trang 17Bốn là: Thực hiện kiểm kê, rà soát lao động
Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đến năm 2020
* Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất
- Ngành công nghiệp, xây dựng
- Ngành nông nghiệp
- Ngành thương mại - dịch vụ
* Nhóm giải pháp về đào tạo nghề lao động nông thôn
- Tiếp tục thực hiện chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
- Phát triển mạng lưới dạy nghề gắn với nâng cao chất lượng dạy nghề, giải quyết việc làm và thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề:
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn nguồn nhân lực
- Tổ chức hướng dẫn, phổ biến cách thức làm ăn mới.
* Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
* Hoàn thiện hệ thống công tác tuyên truyền thông tin nhu cầu và tuyển dụngviệc làm
* Tăng cường lồng ghép các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm
* Phát triển các làng nghề truyền thống
Trang 18nguyễn thị lan phơng
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
huyện thờng tín - thành phố hà nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS TS Nguyễn tiến dũng
Hà nội - 2013
Trang 19MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu,
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Ngày nay, quan niệm về phát triểnđược hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phảixoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp Ở nước ta, giải quyết việc làm cho laođộng là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và giảiquyết Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nôngthôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảngcộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết địnhphát huy yếu tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đápứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân” Trong những năm qua, Đảng và nhànước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động,với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hộiviệc làm mới cho người lao động Tuy vậy thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽdiễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước Vìvậy, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từngngành, địa phương và từng gia đình Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm,một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệuquả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọnggiữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thựchiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Ở nước ta, thực tế dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ tươngđối cao gần 75% lao động sống và làm việc ở nông thôn Trong quá trình CNH-HĐH, tình trạng đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa
đã chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất quy hoạch các cụm công nghiệp…
Đi đôi với vấn đề này là sự tăng nhanh dân số khu vực nông thôn Hàng năm số lao
Trang 20động bổ sung không ngừng tăng lên Thêm đó tính mùa vụ trong thời gian nôngnhàn cho người lao động Điều này làm cho việc giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn càng trở nên khó khăn.
Huyện Thường Tín, là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội Huyệnphần lớn là sản xuất nông nghiệp Theo điều tra về vấn đề lao động – việc làm củaHuyện thì người trong độ tuổi lao động hàng năm của Huyện bổ sung hơn 10000người, diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp Xã hội ngày càng pháttriển mạnh nhưng ở Thường Tín vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề việc làm nông thôn, xuất phát từ những lí do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội"
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến việclàm và giải quyết việc làm cho lao động được công bố trong và ngoài nước
- Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp của PGS Nguyễn QuangHiền, Nxb Thống Kê, 1995;
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS Nguyễn HữuDũng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997;
- Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làmtrong quá trình CNH-HĐH đất nước, đề tài cấp bộ do PGS, TS Trần Văn Chử làmchủ biên, Hà Nội năm 2001
Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và thất nghiệp, giảiquyết việc làm, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu, đã đưa ra cách tiếp cận vềchính sách việc làm, hệ thống hóa những khái niệm về lao đông, việc làm, đánh giáchung thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam, đề xuất quan điểm và phươnghướng giải quyết việc làm và khiến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể vềviệc trong thời kỳ CNH-HĐH, hợp tác kinh tế toàn cầu ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những công trình mang tính chuyên khảo, cũng đã có nhiều bàibáo công bố trên các trang tạp chí về đề tài việc làm của lao động nông thôn nước
ta như sau:
Trang 21- “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giaiđoạn 2001-2005”, của Bùi Văn Quán, trên tạp chí Lao động-Xã hội, số chuyên đề
- “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết việc làm quantrọng trong hội nhập”, của TS Bùi Thị Lý – Đại học Ngoại thương Hà Nội, đăngtrên Tạp chí cộng sản số 807, 7/2009
Ngoài ra cũng có một số luận văn Thạc sĩ viết về vấn đề việc làm ở cáchuyện như Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… với những cách tiếpcận khác nhau Song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn huyện Thường Tín, nhất là khí được sát nhập từhuyện Hà Tây cũ về thủ đô Hà Nội Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa
ra những giải pháp cần thiết là công việc có ý nghĩa
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của lao động nông thônhuyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, sẽ thấy có những ưu điểm, những tồn tại vàtiềm năng về lao động và việc làm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyếtnhu cầu việc làm để nâng cao chất lượng cuộc sống con người lao động nông thôncủa huyện, góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và nhucầu việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói riêng
Trang 22- Phân tích đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địabàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của lao độngnông thôn trên địa bàn huyệnThường Tín, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về nhu cầu việc làm và giải quyết việc làmcủa người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng việc làmcủa lao động nông thôn của huyện Thường Tín
- Về không gian nghiên cứu trên địa bàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội
- Về thời gian nghiên cứu thực trạng huyện Thường Tín từ năm 2008đến năm 2012, số liệu sơ cấp được thu thập ở các hộ nông dân năm 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu
- Một là, thực trạng lao động việc làm của huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Hai là, làm thế nào giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thônhuyện Thường Tín?
5.2 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
5.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện cả vềđiều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện Từ 29 xã, thị trấntrong toàn huyện chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương đó là xãThư Phú ở vùng Đông, xã Quất Động ở vùng Nam, xã Khánh Hà ở vùng Tây Bắc,những xã này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện cho toàn huyện
Xã Thư Phú là một xã nằm ở phía Đông huyện Thường Tín Với số nhânkhẩu là 5990 người, Năm 2011: Nông nghiệp 24,08% (giảm 17,55%); CN-TTCN-
Trang 23XD 10,84% (tăng 3,23%); Thương mại, dịch vụ, du lịch 65,08% (tăng 14,31%) Sảnphẩm chủ yếu là rau xanh.
Xã Quất Động ở phía Nam huyện với tổng số nhân khẩu là 7328 người, có 2148
hộ, là một xã làng nghề truyền thống thêu Số lao động trong khu vực nông thôn vẫncòn khá đông chiếm 65% tổng số dân toàn xã Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch mạh
mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống nông dân được cải thiện
Xã Khánh Hà là một xã nằm phía Tây Bắc của huyện ThườngTín, có 2912
hộ, có 7328 người Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 6.271 người,trong đó: lao động trong ngành nông nghiệp 1.467 người (23,4%); lao động trongcác ngành CN – TTCN – Xây dựng là 2.149 người (34,3%) còn lại là ngành Dịch
vụ, thương mại với tổng số là 2.655 người chiếm tỷ lệ 42,3%
Bảng 1.1 Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2012
Cơ cấu (%)
Số hộ (hộ)
Cơ cấu (%)
Số hộ (hộ)
Cơ cấu (%)
Xã Thư Phú 3 20 11 73,33 1 6,67 15
Xã Quất Động 3 20 11 73,33 1 6,67 15
Xã Khánh Hà 3 20 11 73,33 1 6,67 15
(Nguồn: Dựa theo kết quả điều tra câu hỏi 1.2)
5.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) ở các vùng củaHuyện Thường Tín và lấy ra 3 địa phương mang tính đại diện cao Mỗi địaphương chọn ra 15 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: n gành nghề nông – lâmnghiệp, ngành nghề dịch vụ tương ứng với tỷ lệ chung của Huyện Thường Tín,việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từngnhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu
5.3 Các phương pháp nghiên cứu
Trang 24Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân,đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực
tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tínhthực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp
* Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu liên quan các yếu tố về
việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa và tư tưởng,nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộnông dân ở Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Dùng phương pháp so sánh (theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc,theo cơ cấu kinh tế) để xem xét xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêuphân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, phân tích tài liệu khoahọc, khách quan, phản ánh đúng nội dung việc làm của người lao động nông thôn,kết hợp với so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi lao động, theo
cơ cấu lao động…
- Phương pháp thống kê
Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệuđiều tra được, những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiệntượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán, nghiên cứu các chỉtiêu đúng đắn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúphuyện Thường Tín thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhânlực, thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảmnghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn
7 Bố cục của Luận văn
Trang 25Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm của người lao động
nông thôn
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện
Thường Tín
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn huyện Thường Tín
Trang 26CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về lao động
1.1.1 Khái niệm về lao động và lao động nông thôn
+ Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt conngười với con vật và xã hội loài người và xã hội loài vật, bởi vì: Khác với con vật,lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới
tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầuđời sống của con người Theo C.Mác “Lao động trước hết là một quá trình diễn ragiữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chínhmình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tựnhiên” [24,tr.230]
Ph.Ăng ghen viết: “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải Lao độngđúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho laođộng đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn laohơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loàingười, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói:Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người” [24,tr.641]
Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của conngười, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trongthân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao độngnhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình Nói cách khác, trong bất kỳnền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và pháttriển của xã hội
+ Nguồn lao động và lực lượng lao động.
Trang 27Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩaquan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việc làm trong xã hội.Theo giáo trình kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) đưa
ra khái niệm “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quyđịnh của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trongcác ngành kinh tế quốc dân” [ 5,tr.167]
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc quy định độ tuổi lao động là khácnhau, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước Điều đó tuỳ thuộc vàotrình độ phát triển kinh tế Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao động (2002),
độ tuổi lao động đối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là từ 15-55 tuổi Nguồn laođộng luôn được xem xét trên hai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng
Số lượng lao động: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổilao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm côngviệc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tìnhtrạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định)
Chất lượng lao động: Cơ bản đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí
lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động
Lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế
(ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo thực tế đang có việc làm vànhững người thất nghiệp
Theo giáo trình Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội(2005), ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: “Lực lượng lao động là
bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp”[5,tr.168] Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân sốhoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao độngcủa xã hội
1.1.2 Thị trường lao động
Trang 28Theo giáo trình của Khoa kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tếquốc dân Hà Nội cũng đưa ra một số khái niệm về thị trường lao động như sau:
Là một không gian trao đổi tiến tới thoả thuận giữa người sở hữu sức laođộng và người cần có sức lao động để sử dụng
Là mối quan hệ xã hội giữa người lao động có thể tìm được việc làm để cóthu nhập và người sử dụng lao động để thuê được công nhân bằng cách trả công đểtiến hành sản xuất kinh doanh
Là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiển (1995), trong tác phẩm Thị trường lao động
thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội: “Thị trường lao động là
toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động Đốitượng tham gia thị gười cần bán sức lao động, người cần mua sức lao động, giá cảsức lao động và những ràng buộc giữa các bên về nội dung này, và cũng từ nhữngquan điểm đó, thị trường lao động được hiểu là: Biểu hiện quan hệ lao động diễn
ra giữa một bên là người lao trường lao động bao gồm những người làm thuê vàđang sử dụng sức lao động của mình để được nhận một khoản tiền công” [7,tr.9]
Theo ILO: Thị Trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ laođộng được mua và bán thông qua một quá trình để xác định mức độ có việc làmcủa lao động cũng như mức độ tiền lương và tiền công
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đềuthống nhất với nhau về nội dung cơ bản để hình thành nên thị trường laođộng, đó là: Không gian, người lao động và một bên là người sử dụng lao động,dựa trên nguyên tắc thoả thuận, thông qua các hợp đồng lao động
Các yếu tố cấu thành thị trường lao động có thể khái quát thành 4 nhómgồm: Cung lao động; cầu lao động; giá cả sức lao động (tiền lương,tiền công); thể chế; tổ chức và hệ thống công cụ của thị trường lao động
+ Cung về lao động: Là lực lượng lao động xã hội, là toàn bộ những
Trang 29người trong và ngoài độ tuổi lao động.
Số lượng cung lao động có thể xem xét qua 2 khía cạnh:
Cung thực tế lao động: Bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao
động đang làm việc và những người thất nghiệp, cung thực tế về lao độngchính là lực lượng lao động xã hội hay dân số hoạt động kinh tế
Cung tiềm năng về lao động: Bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao
động và những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khảnăng lao động đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình mìnhhoặc không có nhu cầu làm việc
+ Cầu về lao động: Là khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao
động với các mức tiền lương, tiền công tương ứng
Cầu cũng như cung, cầu về lao động cũng phải được xem xét trên hai khíacạnh: Cầu thực tế và cầu tiềm năng
Cầu thực tế về lao động: “Là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một
thời điểm nhất định” [25,tr.8]
Cầu thực tế
về lao động =
Chỗ việc làm cũđược duy trì
+ Chỗ việc làm
bị trống +
Chỗ việclàm mới
+ Quan hệ cung, cầu lao động:
Thể hiện trên 3 trạng thái: Trạng thái cân bằng cung - cầu lao động,trạng thái rối loạn cân bằng cung cầu lao động và trạng thái cân bằng mới.Trong thị trường sức lao động quy luật cầu-cung thể hiện khá rõ Nếu mức tiềncông quá cao (xem đồ thị 1.1) U1P1 thì có hiện tượng cung lao động lớn hơn vềcầu lao động Nghĩa là số người muốn đi làm việc sẽ lớn hơn số người tìm đượcviệc làm ở mức tiền công này
Đoạn D1S1 là số người bị thất nghiệp trên thị trường lao động Ngược lại, khimức tiền công thấp U2P2 thì khả năng thu hút lao động sẽ lớn hơn và xuấthiện cầu vềlao động lớn hơn cung, đoạn S2D2 là sự thiếu hụt về lao động
Như vậy, theo quy luật của thị trường lao động thì giá cả tiền công luôn có xu
Trang 30hướng trở về U0P0 để cung và cầu về lao động được cân bằng.
OL: Lao động OUP: Tiền công
SL: Cung lao động DL: Cầu lao động
UP: Tiền lương
Cầu, cung lao động là hai vế của thị trường lao động, sử dụng nguồn laođộng có hiệu quả, hoặc tận dụng nguồn lao động chỉ có thể đạt được khi cân bằngcung-cầu lao động được duy trì ở một mức độ nhất định Mỗi vế cầu cung lao độngluôn luôn biến đổi theo những nguyên nhân riêng của chúng và do tác động tương
Trang 31Hình 1.2 Tương quan cầu cung lao động và các nhân tố tác động
1.1.3 Lao động nông thôn
+ Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạtđộng trong hệ thống kinh tế nông thôn Do đó lao động nông thôn bao gồm laođộng trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn
- Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp
Đặc điểm nhân khẩu học
của nguồn lao động (dân
số, cơ cấu giới, tuổi, tình
trạng sức khoẻ, biến động
tự nhiên, cơ học dân số
và nguồn lao động)
Đặc điểm chất lượng nguồn lao động(văn hoá, chuyên môn, KT…)
Tương quan cầu – cung lao động
Sự phát triển kinh tế kéo theo sự phân công sử
Theo thành
ph ần kinh tế
Theo dạng việc làm
Các ch ính s ách (dân
số , y t ế , giáo dục, di dân, k ế
hoạch hoá gia đình….)
Hệ thống đòn b ẩy kinh tế kích thích lao động
( tiền lương, thuế, giá….)
Luật lệ, quy chế lao động
Bảo trợ xã hội đối với
Trang 32Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và trình độ phát triển kinh tế
+ Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trườngthấp Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự giải quyết việc làm của lao động
+ Lao động nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểunông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động
Tất cả những đặc điểm trên cần được xem xét kỹ khi đưa ra giải pháp giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2 Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm
1.2.1 Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp
Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cáchchính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tếthị trường
* Khái niệm việc làm
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữasức lao dộng với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đíchcủa con người
Theo Bộ Luật lao động ở nước ta, được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại điều 13 đã quy định “Mọi hoạt động tạo ra nguồn
thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:
- Là hoạt động lao động của con ngoài
- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm
Theo giáo trình kinh tế lao động của khoa KTLĐ – Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội, khái niệm việc làm được hiểu là: “Việc làm là trạng thái phù hợp
về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trường”.
Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để chỉ
Trang 33trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện đểsản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Theo quan điểm này việc làm cócác đặc trưng sau:
Một là, việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động (V) và
tư liệu sản xuất (C )
Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội
Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuấthoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện hoạt động Sự phù hợp được
thể hiện ở cả hai mặt số lượng và chất lượng Trạng thái phù hợp này có thể được
biểu hiện bằng mối quan hệ: C/V
(thường biểu hiện ở chỉ tiêu suất đầu tư cho một chỗ làm việc) Tỷ lệ phù thuộc vào
từng ngành nghề, từng nơi làm việc Mặt khác trạng thái phù hợp giữa sức lao động
và tư liệu sản xuất chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộkhoa học kỹ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn
vị lao động sống sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số lao động vật hóa Khi chuyển
từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớtchi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
Như vậy có thể thấy sự phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất đượcthể hiện ở một số dạng như:
- Dạng tối ưu : Sử dụng triệt để tiềm năng về lao động và các điều kiện vậtchất Sự phù hợp này sẽ dẫn đến việc làm hợp lý, hiệu quả nhất
- Dạng chấp nhận được: Trong trường hợp này chủ yếu mới chỉ sử dụng hếtthời gian lao động mà chưa tính đến hiệu quả của việc làm (việc làm trong trường
Trang 34hợp này còn gọi là việc làm đầy đủ).
Sự không phù hợp giữa hai yếu tố này được biểu hiện dưới các dạng:
- Một bộ phận người lao động bị tách khỏi quy trình sản xuất trở thành người
không có việc làm hoặc thất nghiệp hữu hình (Không có việc làm hay thất nghiệp
hữu hình là sự tồn tại một bộ lực lượng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm).
- Một bộ phận thời gian lao động không được sử dụng hết và người lao độngtrở thành thiếu việc làm hoặt thất nghiệp trá hình (Thiếu việc làm hay thất nghiệptrá hình là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn Thiếu việc làm
hay thất nghiệp trá hình được biểu hiện dưới hai dạng: Một là, người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần hoặc tháng Hai là, làm
những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làmviệc thêm để có thu nhập)
Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp là những phạm trù gắn liền với người
có khả năng lao động Vậy, thế nào là người có việc làm, người thiếu việc làm vàngười thất nghiệp? Những khái niệm này được hiểu như sau:
Người có việc làm:
Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 các nhà thống kê về lao động của tổ chứclao động ILO đưa ra quan niệm về người có việc làm như sau:
- Người có việc làm: là người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi
nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự giảiquyết việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận tiền công hay hiện vật
Còn theo tài liệu điều tra lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH thì khái niệmngười có việc làm được hiểu như sau:
- Người có việc làm: là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra được xác định trên các yếu tố sau:
+ Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận bằng tiềnhay hiện vật
+ Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận
Trang 35trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình.
+ Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời khônglàm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc
Thiếu việc làm
+ Thiếu việc làm
Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờlàm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu thêmviệc làm
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mứclương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm
Từ khái niệm người thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau: Ngườithiếu việc làm là người lao động đang có việc làm nhưng họ làm việc không hếtthời gian theo pháp luật quy định hoặc làm những công việc mà tiền lương thấpkhông đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sungthu nhập
ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm hữuhình (Dạng nhìn thấy được) và dạng người thiếu việc làm vô hình (khó xácđịnh)
Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao
động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếmthêm việc làm và sẵn sàng để làm việc
Tình trạng việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời gianlao động như sau:
Số giờ làm việc thực tế
K = X 100% (Tính theo ngày, tháng, năm)
Số giờ quy định
Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian
thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp, nguyên
Trang 36nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấpkhông sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chức laođộng kém Thước đo khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơnmức lương tối thiểu.
Nguyên nhân thiếu việc làm:
Do nền kinh tế chậm phát triển, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầungười thấp và giảm dần do đô thị hoá
Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗ làm việc mớitạo ra quá ít, do trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người lao động cònthấp kém
Do tính chất thời vụ, thời tiết khí hậu, do chính sách đầu tư chưa hợp lý,sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được
Thất nghiệp
Theo khái niệm của tổ chức lao động Quốc Tế (ILO), thất nghiệp (Theo nghĩachung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn cóviệc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm [7,tr.177]
Theo quan niệm trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giábằng chỉ tiêu “ Tỷ lệ thất nghiệp” Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa sốngười thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi”
Như vây, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao độnghay dân số hoạt động kinh tế Một người thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn:
- Đang mong muốn và tìm việc làm
- Có khả năng làm việc
- Hiện đang chưa có việc làm
Với cách hiểu như thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưngchưa làm việc đều được coi là thất nghiệp Do đó một tiêu thức quan trọng để xem
Trang 37xét một người được coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có muốn đilàm hay không Bởi lẽ, trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề nghiệp songkhông có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừacủa bố mẹ, nguồn tài trợ.
Các tỷ lệ người có việc làm, người thiếu việc làm, người thất nghiệp theothống kê sử dụng trong luận văn được tính dựa vào các số liệu điều tra thực trạnglao động việc làm hàng năm Các thước đo này được hiểu như sau:
- Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm so với
lực lượng lao động
- Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người thiếu việc làm
so với lực lượng lao động
- Tỷ lệ người thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với
lực lượng lao động
1.2.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Theo định nghĩa việc làm ở phần trên, việc làm là những hoạt động màkhông bị pháp luật cấm, hay nói cách khác là cho phép
Rõ ràng tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm hơnđiều đó gắn với quá trình phát triển xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng của conngười, biết phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội thêm.Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là rất cần thiết khôngnhững mang tầm quốc gia mà vượt đến bên ngoài thế giới Tùy thuộc vào các cáchthức tiếp cận và nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra khái niệm về giải quyếtviệc làm:
Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗlàm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làmchất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động,đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước
Trang 38Với khái niệm trên, việc giải quyết việc làm là không chỉ có nhiệm vụ chứcnăng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả xã hội, của người sử dụng laođộng Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công
ăn việc làm cho người lao động thông qua cụ thể các văn bản luật, các chính sách
hỗ trợ cho các tới các hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc Chính vì vậy,chính sách Nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làmcủa người lao động như khuyến khích mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhưgiảm thuế tiền sử dụng đất thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điệnđường trường trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất Chính các chínhsách Nhà nước tác động một cách rộng tới toàn bộ trong khu vực Tuy nhiên, bêncạnh đó, các đường lối phát triển của các doanh nghiệp, các hoạt động cụ thể tácđộng tới việc làm là trực tiếp giúp cho người lao động có được việc làm ổn địnhhoặc lâu dài như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp laođộng cho phù hợp
Trong khái niệm trên, giải quyết việc làm còn có một ý nghĩa là tạo thêm đượccông ăn việc làm mới cho người lao động Ở đây là tạo thêm công ăn việc làm mới chongười lao động mang tính chất là người lao động đang không có việc làm nay lại cóđược việc làm chứ không phải là người lao động có thêm được việc làm khác nữa Vớikhái niệm như vậy, theo cách hiểu trên thì giải quyết việc làm là tạo thêm công ăn việclàm mới hoàn toàn từ các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như tuyển dụng thêmcủa doanh nghiệp
Ngoài ra, hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tưliệu sản xuất Ở đó thông qua cơ chế chính sách khuyến khích thu hút của Nhànước, thông qua sự hoạt động đầu tư của nhà sản xuất nhằm tạo thêm nơi làm việc
mà người lao động có thể vận dụng sức lao động của mình mà sản xuất của cải cho
xã hội
Trang 39Có thể khái quát khái niệm việc làm và giải quyết việc làm theo sơ đồ sau:
Hình 1.3 Sơ đồ khái quát khái niệm việc làm và giải quyết việc làm
Như vậy để tạo ra việc làm thì cần có sự tham gia của cả người sử dụng laođộng, người lao động và nhà nước
Về phía người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trongnước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong cơ chế giải quyết việclàm, người sử dụng lao động có vai trò quan trong trong việc đầu tư sản xuất kinhdoanh, tạo chỗ làm việc Để tạo chỗ làm việc cho người lao động cần phải có vốn,nắm bắt công nghệ, có kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phải cóthị trường Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần để giải quyết việc làm Để giảiquyết việc làm, người sử dụng lao động cần phải đến thị trường lao động để thuêlao động Do đó, trong cơ chế giải quyết việc làm thì còn cần có sự tham gia của
Sự phù
ổn định việc làm
(3) Tạo môi trường kết hợp của hai yếu tố
Trang 40người lao động.
Về phía người lao động:
Người lao động muốn có việc làm (kiếm được việc làm) thì phải có sứckhỏe, kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu của côngviệc Do vậy, người lao động muốn có việc làm phải đầu tư cho chính bản thân họ
Sự đầu tư của người lao động cho bản thân thể hiện ở sự đầu tư nâng cao sức khỏe,đầu tư vào học tập nghề, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp Ngườilao động phải chủ động và tìm kiếm việc làm
Tuy nhiên nếu chỉ có vốn, có sức lao động mà không có môi trường, điềukiện thuận lợi thì việc làm cũng không thể tạo ra hoặc có được tạo ra nhưng khôngduy trì được Do đó, trong cơ chế giải quyết việc làm cũng cần có sự tham gia củanhà nước trong việc tạo ra môi trường để kết hợp giữa sức lao động (V) và tư liệusản xuất (C) Cụ thể:
Về phía nhà nước:
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm Vai trò của nhànước thể hiện trong việc tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển,tạo ra môi trường thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động phát huykhả năng của họ, đưa ra các chính sách liên quan đến người lao động, người sửdụng lao động như chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách khuyếnkhích các nhà đầu tư nước ngoài…Bên cạnh đó là các chính sách về giáo dục - đàotạo, sức khỏe, y tế, xã hội Nhà nước cần đảm bảo phân bố các nguồn nhân lực hợp lýnhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, tạo ra môi trường kinh doanh lànhmạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh giải quyết việc làm
Tóm lại, cơ chế giải quyết việc làm cần có sự tham gia của cả người sử dụnglao động, người lao động và nhà nước để tạo ra ngày càng nhiều việc làm với chấtlượng cao
1.2.3 Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá việc làm cho lao động nông thôn
- Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.
Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm được tính bằng số