Lão Tử phác họa ở chương 80 là "nước nhỏ, dân Ýt". Dù có khí cụ gấp chục, gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều cói sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có thuyền xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày... Chỉ lo sống đạm bạc, ăn no, mặc Êm, sống vui, ghét xa xỉ. Các
nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà, tiếng chó của nước kia, mà nhân dân nước Êy đến già chết cũng không qua lại với nhau.
Lý tưởng đó là trở về chế độ bộ lạc, tự túc, tự lập thời thượng cổ. Mọi người sống theo tự nhiên. Các nước không xâm phạm lẫn nhau. Xã hội đó sống giản dị, đạm bạc, thuần phác, tránh xa những cái hại, hậu quả của văn minh chưa không phải là xã hội mông muội, dã man.
5. Nhận xét đánh giá
Tư tưởng chính trị của Lão Tử có yếu tố tích cực và tiêu cực. Trước hết, quan điểm chính trị của ông bảo vệ nhân dân, bênh vực nhân dân, chống lại giai cấp thống trị tàn bạo, ức hiếp nhân dân, làm trái với đạo tự nhiên. Ông chủ trương người cai trị phải thương yêu dân, chăm lo cho dân được yên ổn, Êm no, hạnh phúc, hy sinh phục vụ dân, có tâm vì dân, vì nước. Ông chống lại sự cai trị hà khắc, chống lại thói xa xỉ, tham lam, hưởng lạc của người cầm quyền. Khuyên nhà cầm quyền phải hết lòng vì dân, có lòng nhân ái, khiêm hạ, đức hy sinh, không kiêu căng, tự phụ, cậy công.
Ông có tư tưởng bình đẳng (trọng người thấp hè, yêu người đần độn, yêu phụ nữ), tự do (ít can thiệp vào đời sống của dân) và công bằng xã hội, thương người nghèo (bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu). Ông còn có tư tưởng yêu hòa bình, không tranh giành gây hấn với nhau mà nhường nhịn nhau với tấm lòng khoan dung, tôn trọng tự do của nhau, khuyên người ta sống tự nhiên, giản dị, thanh tĩnh, giảm bớt dục vọng,xảo trá, mưu mô. Đó là những giá trị nhân văn, nhân bản cao cả mà mọi người đều hướng tới. Ngoài ra, tư tưởng của Lão Tử về một chính phủ và bộ máy chính quyền gọn nhẹ, thông suốt, quản lý và điều hành xã hội có hiệu lực, hiệu quả cũng đáng để chúng ta nghiên cứu và học tập.
Tư tưởng triết học của Lão Tử là thứ triết học vô thần và mang nhiều yếu tố biện chứng sơ khai. Nó góp phần chống lại triết học duy tâm siêu hình thời cổ đại. Tuy nhiên, tư tưởng chính trị của ông có nhiều yếu tố
tiêu cực, ảo tưởng. Ông đề cao lối cai trị "vô vi", đề cao lối sống tự do quá mức, hạ tập sự can thiệp và điều hành của chính quyền để hướng tới xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ tức là ông phủ nhận tiến bộ, trở về "mông muội", sơ khai. Đó là ảo tưởng, cản trở sự phát triển của xã hội. Cái "phác" của người xưa có điểm tốt, nhưng bảo như thế là đáng quý hơn người văn mình, rồi bảo phải bỏ hết nhân nghĩa, lễ, trí, tín, bỏ học, bỏ văn tự thì rất vô lý và kéo lùi lịch sử. Lịch sử tiến hóa của loài người phải mất hàng trăm triệu năm mới trở thành văn minh, vậy mà ông lại muốn trở về thời sơ khai. Ông đề cao tự nhiên, đối lập nó với "nhân vi" nhưng ông không biết rằng chính "nhân vi", chính sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng là quy luật của tự nhiên. Bởi ông kéo lùi sự phát triển theo quy luật của xã hội, vả lại đã là tự nhiên thì con người phải ăn lông ở lỗ chứ không thể có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi. Loài người khác động vật là muốn cải thiện đời sống của mình và có khả năng làm điều đó. Hành vi Êy là tự nhiên, chứ không trái quy luật. Loài người có nhu cầu ngày càng lớn, không chỉ ăn no, mặc Êm mà tiến tới ăn ngon, mặc đẹp, hiểu biết thêm, sáng tạo không ngừng... Khuyên người ta an phận giản dị, chất phác, bằng lòng với sự nghèo khổ, ngu dốt để thanh thản, rồi bảo người ta cai trị chỉ cần làm cho dân "lòng ưu tĩnh, bụng thì yên, tâm chí thì yếu, xương cốt thì mảnh", làm cho dân "không biết, không muốn". Điều đó là phi lý, không hiểu nhân tình, thậm chí là phản động.
Triết lý khiêm nhu, bất tranh của ông là có hại, đưa tới sự diệt thân và diệt chủng. Nó trái với tự nhiên, với bản năng của cong người. Muốn hoàn toàn theo tự nhiên, theo "đạo" thì lẽ ra phải tán thành sự tự do cạnh tranh, vì luật cạnh tranh sinh tồn là một luật của tự nhiên.
Về kinh tế, ông đề cao nông nghiệp, coi nhẹ công thương nghiệp, chủ trương trao đổi hiện vật là sai lầm và kéo lùi lịch sử.
Về quân sự, ông chủ trương không giao tranh với địch mà lại thắng được; từ ái, điềm đạm, chịu nhường địch, không dùng binh khí (chương 80). Điều đó là ảo tưởng, phi lý và ngụy biện. Ngoài ra, học thuyết của ông còn nhiều điểm mâu thuẫn nhau.
Tóm lại, học thuyết chính trị của Lão Tử có nhiều điểm rất tiến bộ nhưng tiêu cực nhiều hơn. Tuy nhiên, ông đã để lại những giá trị triết học, tư tưởng sâu sắc và đóng góp vào kho tàng lý luận chung của nhân loại.